A-TẬP ĐỌC.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác, chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B-KỂ CHUYỆN.
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Học sinh khá giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi (hoặc Mác).
- Giáo dục học sinh chăm ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
* KNS: Thể hiện sự cảm thông - Tự nhận thức bản thân
- Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tuần 23: Từ ngày 13 tháng 2 đến ngày 18 tháng 2 năm 2012 Thứ, Tiết Tiết Môn ngày, trong ppct (Phân môn) Tên bài dạy hay nội dung công việc tháng ngày Hai: 13/ 2 Sáng 1 HĐTT 2 67 Tập đọc – KC Nhà ảo thuật. 3 68 Tập đọc – KC Nhà ảo thuật. 4 111 Toán Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Tiếp theo). Chiều 1 13 Tiếng việt Ôn Tập làm văn Nói, viết về người lao động trí óc. 2 Anh Văn 3 23 Đạo đức Tôn trọng đám tang ( Tiết 1) (Cô Giang dạy) Ba: 14/ 2 Sáng 1 45 Thể dục Trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức” ( Thầy Nam dạy) 2 112 Toán Luyện tập. 3 69 Tập đọc Chương trình xiếc đặc sắc. 4 45 Chính tả Nghe-viết : Nghe nhạc. Chiều 1 9 HĐNG Tổ chức các hoạt động vì bạn nghèo, cố gắng học chăm, học giỏi, đôi bạn cùng tiến. 2 Anh Văn 3 9 Toán OÂn taäp Tư: 15 / 2 Sáng 1 45 TNXH Lá cây 2 23 LT và câu Nhân hoá - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? 3 113 Toán Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 4 23 Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước Chiều 1 23 Tập viết Ôn chữ hoa : Q 2 Anh Văn 3 14 Tiếng việt Ôn tập LT và câu: Nhân hoá - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? Năm: 16/ 2 Sáng 1 46 Thể dục Trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức” ( Thầy Nam dạy) 2 114 Toán Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( Tiếp theo) 3 46 Chính tả Nghe – viết : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam 4 23 Thủ công Đan nong đôi ( Tiết 1) ( Thầy Nam dạy) Chiều 1 15 Tiếng việt Ôn tập Chính tả: Nghe – viết : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam 2 Anh Văn 3 10 Toán OÂn taäp Sáu: 17/ 2 Sáng 1 23 Tập làm văn Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. 2 115 Toán Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số . 3 23 Âm nhạc Giới thiệu một số hình nốt nhạc. Bài đọc thêm: Du Bá Nha- Chung Tử Kì (Cô Giang dạy) 4 46 TNXH Khả năng kì diệu của lá cây. 5 23 HĐTT Sơ kết tuần Chiều 2 10 HĐNGLL Tổ chức các hoạt động vì bạn nghèo, cố gắng học chăm, học giỏi, đôi bạn cùng tiến. ( Thầy Nam dạy) Bảy: 18/ 2 Sáng + Ngày dạy: Thứ hai, ngày 13 /2 / 2012 Môn: Tập đọc - Kể chuyện. Tiết 67, 68 Bài: NHÀ ẢO THUẬT. TUẦN 23 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: A-TẬP ĐỌC. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác, chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) B-KỂ CHUYỆN. Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Học sinh khá giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi (hoặc Mác). Giáo dục học sinh chăm ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. * KNS: Thể hiện sự cảm thông - Tự nhận thức bản thân - Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa , bảng phụ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cu: 2 học sinh lên đọc bài Cái cầu và trả lời câu hỏi: - Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? - Bạn yêu cha, tự hào về cha. Giáo viên nhận xét – Ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Luyện đọc. Giáo viên đọc toàn bài. Gọi 1 học sinh đọc bài. Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và đọc thầm theo. Giáo viên nhận xét. Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : + Đọc từng đoạn. Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). Cho học sinh đặt câu với từ: tình cờ, chứng kiến, thán phục. Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. Cho các nhóm thi đọc tiếp sức. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Cho học sinh đọc thầm đoạn 1. * KNS: Thể hiện sự cảm thông - Tự nhận thức bản thân Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? Gọi một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm. Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào? Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp? Cho 1 học sinh đọc đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm. Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác? Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? Giáo viên giảng : Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cám ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn, lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp. Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. Luyện đọc lại. Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em đọc đúng 1 số câu, đoạn văn. Học sinh lắng nghe - đọc thầm. 1 học sinh đọc toàn bài. Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó. Học sinh sửa lỗi phát âm. Học sinh luyện đọc câu dài. Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). Đọc từ chú giải cuối bài. Học sinh đặt câu với từ: tình cờ, chứng kiến, thán phục. Hôm qua, em tình cờ gặp gặp lại cô giáo dạy em hồi mẫu giáo. Chúng em đã được chứng kiến cảnh nguyệt thực. Tất cả chúng em đều thán phục bạn Li. Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh). * KNS: Thể hiện sự cảm thông - Tự nhận thức bản thân Học sinh đọc thầm đoạn 1. Vì bố của các em đang nằm viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé. Một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm. Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn nhờ chú trả ơn. 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm. Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú. Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: Một cái bánh bỗng biến thành hai, các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra, một chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác. Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà. 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính. 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện. Lớp nhận xét chọn bạn đọc hay. KỂ CHUYỆN 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc của Mác) 2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Giáo viên yêu cầu học sinh khi nhập vai mình là Xô-phi (hay Mác) em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó. * KNS: - Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét. Giáo viên và cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay. Học sinh lắng nghe, theo dõi. Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh. Tranh 1: Hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc. Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến rạp hát. Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai chị em. Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà. * KNS: - Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét. 1 học sinh giỏi kể mẫu 1 đoạn của chuyện theo tranh: Ví dụ: Tranh 1: Lời Xô-phi: Hôm ấy khắp thành phố đâu đâu cũng dán những quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Trường tôi tổ chức cho học sinh đi xem. Riêng chị em tôi không đi vì chúng tôi không muốn xin tiền mẹ mua vé. Bố tôi ốm nằm viện. Mẹ tôi rất cần tiền để chữa bệnh cho bố. Ví dụ: Tranh 2: lời Mác: Chiều ấy trong khi tất cả các bạn học sinh trong trường đi xem xiếc thì chị em tôi ra phố mua sữa. Tình cờ chúng tôi gặp chính nhà ảo thuật nổi tiếng. Chú đang lúng túng giữa đường với bao đồ đạc lỉnh kỉnh. Tôi nhận ra chú ngay vì đã nhìn thấy ảnh chú trên quảng cáo. 4 học sinh tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác. 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 3. Củng cố: Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? (Yêu thương cha mẹ, ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp mọi người). Truyện khen ngợi hai chị em Xô-phi, truyện còn ca ngợi ai nữa? (Ca ngợi chú Lí -nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, yêu quý trẻ em). Qua câu chuyện giáo dục các em điều gì? Giáo dục học sinh chăm ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. 4. Dặn dò: Về nhà tập kể- kể cho người thân cùng nghe. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. ----------------------------------------0----------------------------------- Ngày dạy: Thứ hai, ngày 13 /2 / 2012 Môn: Toán Tiết 111 Bài: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo). TUẦN 23 I – MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). Vận dụng trong giải toán có lời văn. Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính nhân và giải toán. Học sinh cẩn thận khi làm tính và giải toán. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau : x x 1023 1810 3 5 3069 9050 Gọi 1 số học sinh nêu lại cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Giáo viên nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 Muốn thực hiện phép nhân được dễ dàng ta nên đặt tính như thế nào? cách tính ra sao? Bạn nào có thể thực hiện được phép nhân này? x 1427 3 4281 Viết theo hàng ngang. 1427 x 3 = 4281 Hướng dẫn học sinh thực hành. Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài. Nêu cách tính. Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và cách tính. Bài 3 : Cho học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. Cho cả lớp tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài 4: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Nêu cách tính chu vi hình vuông? Giáo viên và cả lớp nhận xét. Chấm bài - nhận xét. Đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện lần lượt từ phải sang trái. Học sinh phát biểu 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2. 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8. 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. Học sinh nhắc lại. Lần 1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10: Nhớ sang lần 2. Lần 2: Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm “phần nhớ”. Lần 3: Nhâ ... m, Tân, Lộc Linh, Nhi, Quang Anh, Kim Anh, Hậu. Phê bình: Đăng, Tuyên, Trường, Vinh, Chương, Quyền Linh. Hải, Xếp loại tổ : Nhất : Tổ 2 Nhì : Tổ 1 Ba : Tổ 3 3. Củng cố: Nêu cách đi bộ an toàn trên đường? - Học sinh trả lời. 4. Dặn dò: Về thực hiện theo bài học. Thực hiện tốt công tác tuần tới. Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở. -----------------------------------0------------------------------------ Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 251 m , chiều rộng 80 m . Tính chu vi mảnh đất đó ? - Gọi học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán nào ? - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? Gọi 2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải – Cho lớp làm vào vở. Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 3: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng 326 m , chiều dài gấp 3 chiều rộng . Hỏi chu vi khu vườn đó là bao nhiêu mét ? - Gọi học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán nào ? - Cho học sinh nêu các bước giải bài toán. Gọi 2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải – Cho lớp làm vào vở. Giáo viên nhận xét, chữa bài. - Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán: Tính chu vi hình chữ nhật. - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. - 2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải – Lớp làm bài vào vở. Nhận xét, chữa bài. Tóm tắt: Chiều dài : 251 m Chiều rộng : 80 m Chu vi : . m ? Giải Chu vi hình chữ nhật là : ( 251 + 80 ) x 2 = 662 ( m ) Đáp số: 662 mét. Bài 3: - Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán: Bài toán giải bằng 2 phép tính. Bước 1: Tính chiều dài khu vườn hình chữ nhật. Bước 2: Tính chu vi khu vườn hình chữ nhật. - 2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải – Lớp làm bài vào vở. Nhận xét, chữa bài. Tóm tắt: Chiều rộng: 326 m Chiều dài : gấp 3 Chu vi : . m ? Giải Chiều dài khu vườn hình chữ nhật là: 326 x 3 = 978 ( m ) Chu vi khu vườn hình chữ nhật là : ( 978 + 326 ) x 2 = 2608 ( m ) Đáp số: 2608 mét. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. TẬP VIẾT: (T23) ÔN CHỮ HOA : Q I. Mục đích yêu cầu : - Củng cố cách viết chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng : Quang Trung , câu ứng dụng : Quê em đồng lúa, nương dâu,/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang. - Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao. - Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học : Chữ mẫu Q bảng phụ, vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : ( Thương, Trung) - Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con chữ Phan Bội Châu ( 5 phút). - Giáo viên kiểm tra phần luyện viết thêm của học sinh. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 10 phút). - Cho học sinh tìm các chữ hoa trong bài. Q , T , B , - Giáo viên cho học sinh quan sát các chữ mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ Q, T . - Học sinh quan sát, nhận xét về độ cao, các nét. - Giáo viên viết mẫu chữ Q đồng thời nhắc lại quy trình viết các chữ hoa. - Chữ Q gồm 2 nét: + Nét 1: Giống chữ O. + Nét 2: Là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn. - Chữ T cao 2,5 ly. Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản – 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang. - Học sinh theo dõi. +Chữ B cao 2,5 li gồm 2 nét: - Nét 1 :Giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn. -Nét 2:là kết hợp 2 nét cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ. â Cách viết: -Nét 1: Bắt đầu trên đường kẻ 6, dừng bút trên đường kẻ 2. -Nét 2: lia nét bút trên đường kẻ 5 ,viết 2 nét cong liền nhau dừng bút ở đường kẻ 2 và đường kẻ 3. - Cho học sinh luyện viết chữ Q, T trên bảng con . - Học sinh viết bảng con chữ Q, T . - Giáo viên nhận xét, sửa sai. - Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng : Quang Trung - Học sinh quan sát. Giảng: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753-1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh. - Cho học sinh viết bảng con : Quang Trung - Học sinh viết bảng con : Quang Trung - Giáo viên nhận xét, sửa sai - Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng : Quê em đồng lúa, nương dâu Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang. H: Câu thơ nói lên điều gì? - Học sinh tự trả lời Giảng : Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của 1 miền quê. - Cho học sinh viết bảng con các chữ : Quê, Bên. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. - Học sinh viết bảng con : Quê, Bên. *Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết (15 phút). - Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh viết vào vở. - Cho học sinh viết bài vào vở. - Học sinh viết bài - Giáo viên theo dõi, uốn nắn. *Hoạt động 3 : Chấm, chữa bài (5 phút) - Giáo viên thu và chấm một số bài. - Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh và sửa sai. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại cách viết chữ hoa Q. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về viết bài phần luyện viết thêm. Môn : Thủ công Tiết 23 Bài : ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 1) TUẦN 23 I – MỤC TIÊU : Học sinh biết cách đan nong đôi. Bước đầu đan được nong đôi đúng quy trình. Rèn cho học sinh kỹ năng đan bằng giấy. Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan. II - CHUẨN BỊ : Giáo viên : Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa, tranh quy trình đan nong đôi , các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, mẫu tấm đan nong mốt. Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi, cho học sinh quan sát. Cho học sinh so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi. Hãy kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình được đan bằng tấm đan nong đôi . Để đan nong đôi người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu gì ? Giáo viên nêu : Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, tre, giang, mây, lá dừa để đan nong đôi , nong đôi làm đồ dùng trong gia đình. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình đan nong đôi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình đan nong đôi bằng hình vẽ minh họa. Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan. Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh). Bước 2: Đan nong đôi . Giáo viên hướng dẫn cách đan. Đan nan thứ nhất : Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Sau đó, nhấc các nan dọc 2,3,6,7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. Đan nan ngang thứ hai : Nhấc các nan dọc 3,4,7,8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất. Đan nan ngang thứ ba : Ngược với nan thứ nhất. Đan nan ngang thứ tư : Ngược với nan thứ hai. Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 7 7 6 5 4 3 2 1 Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan - Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. - Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi. - Giáo viên cho học sinh thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Học sinh quan sát, theo dõi. - Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau. - Rổ, rá, làn, - Bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa, Học sinh thực hành làm bài. Học sinh theo dõi. - 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi. - Học sinh thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp. 3.Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi. - Học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi (cách đan : nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề). 4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy màu ( bìa cứng) để tiết sau thực hành. - Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở. -----------------------------------------0------------------------------ Môn : Thể dục Tiết 46 Bài : TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC” TUẦN 23 I – MỤC TIÊU : Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. Học sinh học tự giác, nghiêm túc. II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : Sân trường, còi, dây nhảy, bóng. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phần Nội dung giảng dạy Định lượng Tổ chức lớp Mở đầu Cơ bản Kết thúc 1. Ổn định:- Lớp trưởng tập hợp lớp, giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn nhảy dây, chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. - Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân. - Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung. - Cho học sinh chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. 2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Giáo viên nhận xét - Đánh giá. 3. Bài mới: * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. - Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác. - Cho các nhóm thi nhảy. - Cho học sinh thi xem ai nhảy dây được nhiều nhất. * Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. - Giáo viên tập hợp học sinh thành hai hàng dọc, có số người bằng nhau. Giáo viên nêu tên trò chơi. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi. - Giáo viên nhận xét. 4. Củng cố: - Cho học sinh giậm chân tại chỗ theo nhịp. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. 1 - 2’ 1’ 1- 2’ 3’ 10 - 12’ 8- 10’ 1’ 1 - 2’ 1’ 1’ *LT ******************** * LT * * * * * * * * * * * * * * * * * * * LT Học sinh tập nhảy dây Học sinh chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” * LT
Tài liệu đính kèm: