Tập đọc - Kể chuyện: GẶP GỠ Ở LÚC - XĂM - BUA.
YCCĐ: Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .Hiểu nội dung : Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị , thể hiện tình hữu nghị quốc tế của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường Tiểu học ở lúc – Xăm –Bua
Các hoạt động dạy chủ yếu:
TUẦN 30 Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện: GẶP GỠ Ở LÚC - XĂM - BUA. YCCĐ: Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .Hiểu nội dung : Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị , thể hiện tình hữu nghị quốc tế của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường Tiểu học ở lúc – Xăm –Bua Các hoạt động dạy chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức cũ -3 HS đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và trả lời câu hỏi:+ Em sẽ làm gì sau khi đọc lại Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Luyện đọc: MT: +Đọc đúng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, tơ-rưng, in-tơ-nét. +Đọc đúng câu kể, câu hỏi. +Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật +Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải:Lúc-xăm-bua, lớp 6, sưu tầm, đàn tơ-rưng, in-tơ-nét, tuyết, hoa lệ. PP: Hỏi đáp, thảo luận ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ *Truyện kể lại của đoàn cán bộ Việt nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua. a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe. -HS quan sát tranh. b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2. -Bài có 12 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn. -Luyện đoc từ khó: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, tơ-rưng, in-tơ-nét.HS đọc cá nhân - đồng thanh c.Luyện đọc đoạn: -Bài có 3 đoạn , 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc. -GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ Việt nam; sự bất ngờ, thú vị của đoàn cán bộ trước lòng mến khách, tình cảm nồng nhiệt của thiếu nhi Lúc-xăm-bua. VD: Đã đến lúc chia tay. / Dưới làn tuyết bay mù mịt, / các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, / cho đến khi xe của chúng tôi / khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập / của thành phố châu Âu hoa lệ, / mến khách. -HS hiểu nghĩa các từ: Lúc-xăm-bua, lớp 6, sưu tầm, đàn tơ-rưng, in-tơ-nét, tuyết, hoa lệ Phần chú giải -HS tập đặt câu với từ sưu tầm, hoa lệ. VD: Chúng tôi sưu tầm được rất nhiều tem thư . d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 2. -Các nhóm thi đọc: 2-3 nhóm. -Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm. đ.Đọc đồng thanh toàn bài: Cả lớp. -2 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm. Hoạt động 2: (14/) Tìm hiểu bài: MT: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bât ngờ cua đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hửu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. PP: Thảo luận, hỏi đáp ĐD: SGK, tranh -Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi: +Đến thăm một trường tiểu học Lúc - xăm - bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị? +Vì sao cán bộ lớp 6A nói được tiếng việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam. +Các bạn học sinh Lúc - xăm - bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam? -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH: +Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này ? -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung. GV chốt: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bât ngờ cua đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hửu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. Hoạt động 3: (17/) Luyện đọc lại MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật PP: Học nhóm ĐD: SGK -GV hướng dẫn HS đọc đoạn cuối của bài: Giọng đọc thể hiện cảm xúc lưu luyến. -Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 2. -Thi đọc đoạn văn: 4-5 em. -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. -GV động viên, ghi điểm. Hoạt động 4: (20/) Kể chuyện: MT: Dựa vào gợi ý HS kể lại đượoc câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung. PP: Học nhóm, thuyết trình ĐD: -Bảng phụ viết sẵn các gợi ý hướng dẫn HS kể chuyện.Tranh vẽ ở SGK a.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK, HS kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Yêu cầu kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung. b.HS kể: -Một HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo. -GV hỏi: +Câu chuyện được kể theo lời của ai? +Kể bằng lời của em là thế nào? -1 em xung phong kể mẫu, GV nhận xét. -2 HS kể nối tiếp đoạn 1, 2. -1 em kể toàn bộ câu chuyện. -Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 5: (3/) Tổng kết: -Nêu ý nghĩa câu chuyện? HS trả lời. -GV nhận xét tiết học. -Tuyên dương những em kể tốt. -GV giao nhiệm vụ: Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe. +Chuẩn bị bài sau: Một mái nhà chung. Toán: LUYỆN TẬP YCCĐ: Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ ) .Giải toán có đến năm phép tính và tính chu vi , diện tích hình chữ nhật . Các hoạt động dạy chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học PP: Thực hành, hỏi đáp ĐD: Bảng con, phấn -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp. -Chấm 5 bài, nhận xét, ghi điểm. -HS nêu cách cộng các số có 5 chữ số: 3 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (30/) Luyện tập - Thực hành MT: Củng cố về cộng các số có đến 5 chữ số. Củng cố về giải bài toán có đến 5 phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật. PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não ĐD: Vở toán GV ghi đề bài lên bảng. GV tổ chức cho HS tự làm bài: -Cả lớp cùng làm vở nháp bài: 17 563 + 21 019 + 30 125 = ? -GV theo dõi, nhận xét. -HS làm bài 1,(cột 2,3) 2, 3 / 156 SGK . -HS làm bài, GV theo dõi, động viên các em làm. Bài 1b: HS phải tính tổng của 3 số có đến năm chữ số. Dựa vào bài tính mẫu trên bảng, HS tính kết quả. Bài 2: Củng cố cho HS cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật: P = (d + r) x 2 S = d x r Bài 3: HS tự đặt đề toán và làm. VD: Con cân nặng 17 kg , mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả 2 mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Giải: Số ki-lô-gam con cân nặng là: 17 x 3 = 51 (kg) Số ki-lô-gam cả mẹ và con cân nặng là: 17 + 51 = 68 (kg) Đáp số: 68 ki-lô-gam. -HS nào làm xong, GV chấm. Bài nào HS hay sai, GV chữa. Hoạt động 2: Tổng kết (4/) MT: Củng cố các kiến thức đã học PP: Trò chơi ĐD: Phiếu học tập Nêu cách cộng các số có 5 chữ số: 3 em. -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, làm bài tốt. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 68 vào VBT. Đạo đức: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI. YCCĐ: Kể được một số ích lợi của cây trồng , vật nuôi đối với cuộc sống con người . Nêu được những vioệc cần làm phù hợp với lứa tuỏi để chăm sóc cây trồng , vật nuôi . Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Khởi động: (2/) 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (9/) Trò chơi Ai đoán đúng? MT: HS hiểu đúng cây trồng vật nuôi trong đời sống con người PP: Động não, đàm thoại, quan sát ĐD:-Vở bài tập đạo đức. Tình huống VBT Cả lớp chơi trò chơi -GV giới thiệu ghi đề lên bảng Cách tiến hành: -HS đếm theo số chẵn và số lẻ. -GV giao nhiệm vụ cho từng số: +Số chẵn: Vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. +Số lẻ: Vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm 1 cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó. -HS làm việc cá nhân. -Một số em lên trình bày, các HS khác phải đoán và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó. c,Kết luận: Hoạt động 2: (10/) Quan sát tranh ảnh MT: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. PP: Động não, đàm thoại, quan sát ĐD:-Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi. Cách tiến hành: -GV cho cả lớp xem tranh ảnh và yêu cầu HS đặt các câu hỏi về các bức tranh. -HS nêu câu hỏi, bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh. VD:+Các bạn trong tranh đang làm gì? +Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lại ích lợi gì? -Các HS khác trao đổi ý kiến và bổ sung. GV kết luận: Hoạt động 3: (10/) Đóng vai MT: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. PP: động não, đàm thoại, quan sát ĐD: Phiếu ghi nội dung lập dự án. -GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví dụ: +Một nhóm là chủ trại gà; +Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh; +Một nhóm là chủ vườn cây; -Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. -Đại diện các nhóm trình bày dự án sản xuất, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. -GV cùng cả lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi... Hoạt động 4: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, khen những em học chăm chỉ. -Hướng dẫn thực hành:+Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường và nơi em sống. +Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Tự nhiên và Xã hội: TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU. YCCĐ: Biết được trái đất rất lớn và có hình cầu .Biết cấu tạo của địa cầu . Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (10/) MT: Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian. PP: Thảo luận nhóm, động não. ĐD: -Các hình trong SGK trang 112, 113. Cách tiến hành: Bước 1: -GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 112 để trả lời các câu hỏi sau: +Quan sát hình 1, em thấy Trái Đất có hình gì? -HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung. Bước 2: Làm việc cả lớp -HS quan sát quả địa cầu, GV giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Quả địa cầu gồm các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. c,GV kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu. Hoạt động 2: (10/) Thực hành theo nhóm. MT: Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. -Biết tác dụng của quả địa cầu. PP: Nhóm, trò chơi ĐD: -Quả địa cầu. Phiếu học tập Cách tiến hành: Bước 1: Các nhóm HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Bước 2: HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Bước 3: Các nhóm lên chỉ. -GV và HS nhận xét về màu sắc trên quả địa cầu. c,GV kết luận: Quả đị ... Bài 1: Nối từ ở cột trái vơia từ ngữ thích hợp ở cột phải để tạo thành tên môt môn thể thao. Viết được các tên nối được vào chỗ trống. Thi vật nhảy xa đấu kiếm chạy tiếp sức .......................................................................... -HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở. -GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống tên những địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao. Sân vận động, nhà thi đấu..................................... ................................................................................. -HS làm, GV quan sát giúp đỡ. -HS đọc cả bài, GV nhận xét. Hoạt động 2: (15/) MT: Củng cố về cách dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận chỉ nguyên nhân hoặc mục đích với bộ phận đứng sau ở trong câu. PP: Thảo luận, hỏi đáp ĐD: SGK Bài 3: Ghi dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng. HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Câu 1: Có 1 dấu phẩy Câu 2: Có 2 dấu phẩy. Câu 3: Có 1 dấu phẩy Hoạt động 3: (5/) Củng cố, dặn dò: - Bài hôm nay em đã nắm được những gì? - HS trả lời. -GV nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Các hoạt động cụ thể 1.Hoạt động 1: (20/) MT: Đánh giá tuần trước PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát B1: Lớp sinh hoạt văn nghệ. B2: Lớp trưởng điều khiển - GV quan sát giúp đỡ. - GV nêu vấn đề để các tổ thực hiện: * Các tổ tự sinh hoạt phê bình, tuyên dương đánh giá các bạn các bạn trong tổ của mình theo 10 tiêu chí cơ bản sau. Mỗi tiêu chí được tính một điểm, nếu không thực hiện tốt tiêu chí nào thì trừ đi 1 điểm. 1. Học bài và làm bài tập đầy đủ. 2. Đi học đúng giờ. 3. Hăng say phát biểu xây dựng bài. 4. Không nói chuyện trong gìơ học. 5. Không ăn quà vặt. 6. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 7. Vệ sinh trường lớp chăm chỉ. 8. Chữ viết sạch đẹp. 9. Đoàn kết với bạn bè. 10. Đồ dùng học tập đầy đủ. B3: GV nhận xét chung: - GV dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá xếp loại thi đua của từng em trong tuần. Hoạt động 2: (15/) MT: Kế hoạch cho tuần tới. PP: Thuyết trình -Phát động phong trào thi đua học tập tốt để mừng Đảng mừng xuân. - Nói lời hay làm việc tốt - GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ. Về nhà nhớ học bài và làm bài tập. - Hoàn thành tốt các bài học trong ngày. - Chú ý trong giờ học: - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Chấp hành tốt nội quy của nhà trường. - Tiếp tục nộp các khoản tiều còn thiếu - Dặn tổ trực nhật tuần sau. Đạo đức: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Khởi động: (2/) 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (9/) Trò chơi Ai đoán đúng? MT: HS hiểu đúng cây trồng vật nuôi trong đời sống con người PP: Động não, đàm thoại, quan sát ĐD:-Vở bài tập đạo đức. Tình huống VBT Cả lớp chơi trò chơi -GV giới thiệu ghi đề lên bảng Cách tiến hành: -HS đếm theo số chẵn và số lẻ. -GV giao nhiệm vụ cho từng số: +Số chẵn: Vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. +Số lẻ: Vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm 1 cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó. -HS làm việc cá nhân. -Một số em lên trình bày, các HS khác phải đoán và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó. c,Kết luận: Hoạt động 2: (10/) Quan sát tranh ảnh MT: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. PP: Động não, đàm thoại, quan sát ĐD:-Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi. Cách tiến hành: -GV cho cả lớp xem tranh ảnh và yêu cầu HS đặt các câu hỏi về các bức tranh. -HS nêu câu hỏi, bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh. VD:+Các bạn trong tranh đang làm gì? +Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lại ích lợi gì? -Các HS khác trao đổi ý kiến và bổ sung. GV kết luận: Hoạt động 3: (10/) Đóng vai MT: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. PP: động não, đàm thoại, quan sát ĐD: Phiếu ghi nội dung lập dự án. Cách tiến hành: -GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví dụ: +Một nhóm là chủ trại gà; +Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh; +Một nhóm là chủ vườn cây; +Một nhóm là chủ trại bò; +Một nhóm là chủ trại ao cá; -Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. -Đại diện các nhóm trình bày dự án sản xuất, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. -GV cùng cả lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi... Hoạt động 4: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, khen những em học chăm chỉ. -Hướng dẫn thực hành:+Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường và nơi em sống. +Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Hoạt động ngoài giờ: SƯU TẦM TRANH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA THIẾU NHI THẾ GIỚI. Tiết Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: (5’) MT: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. GV nêu mục tiêu yêu cầu của giờ học -GV yêu cầu học sinh đặt những tranh ảnh đã sưu tầm được lên bàn. - GV kiểm tra tuyên dương những cá nhân chuẩn bị tốt. Hoạt động 2: (20/) MT: HS trưng bày sản phẩm đã sưu tầm được vào giáy khổ to. PP: Thực hành ĐD: Phiếu, tranh ảnh đã sưu tầm... -Bước 1: Hoạt động theo nhóm. -GV chia nhóm 4. GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của mình vào giấy khổ to. *Cách trưng bày: -Tuỳ theo nội dung của từng tranh mà sắp xếp các tranh sao cho phù hợp và sáng tạo của nhóm mình. -GV theo dõi kiểm tra. Bước 2: Hết giờ các nhóm trình bày sản phẩm của mình trên bảng. -GV cùng lớp đánh giá tuyên dương những nhóm trình bày đẹp, khoa học và có nhiều sáng tạo. Hoạt động 3: (10/) MT: Đánh giá Hỏi: Bài học hôm nay cac sẽ nắm được điều gì? -GV nhận xét giờ học: tuyên dương những nhóm cá nhân có tinh thần tự gíac chuẩn bị chu đáo cho giờ học. Đạo đức: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (T2). Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể *.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (8/) Báo cáo kết quả điều tra MT: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi, ở nhà, ở trường. PP: Động não, đàm thoại, quan sát ĐD: Tình huống VBT -GV giới thiệu ghi đề lên bảng Cách tiến hành: -HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau: +Hãy kể tên các loại cây trồng mà em biết. +Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào? +Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết. +Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào? -Đại diện từng nhóm HS trình bày kết quả điều tra. -GV nhận xét, khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương. Hoạt động 2: (9/) Đóng vai MT: HS biết thực hiện một số hành vi bảo vệ chăm sóc cây trồng vật nuôi, thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em. PP: Động não, đàm thoại, quan sát ĐD: -Vở bài tập đạo đức. -Bảng phụ viết các tình huống. Cách tiến hành: -GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 4 người. Mỗi nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau: Như BT 3 VBT. -Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. -Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến và bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. c, GV kết luận: Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền bày ỏ ý kiến của trẻ em đến các vấn đề có liên quan. Hoạt động 3: (8/) MT: HS biết vẽ tranh, hát,.... PP: động não, đàm thoại, quan sát ĐD: Giấy vẽ -HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Hoạt động 4: (7/) Trò chơi Ai đúng, ai nhanh MT: HS nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng vật nuôi. HS chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm là 1 tổ. -GV phổ biến luật chơi: Trong thời gian 5 phút, các nhóm phải liệt kê hết các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Mỗi việc đúng tính 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc. *Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Hoạt động 5: (2/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Hướng dẫn thực hành:Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T2). Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (2/) -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS -Nhận xét 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (5/) HS thực hành làm Đồng hồ để bàn. MT: HS nhớ lại cách làm đồng hồ để bàn. PP: Quan sát, nhận xét ĐD: - Mẫu Đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. -Đồng hồ để bàn. -GV gọi HS nêu lại thao tác các bước làm Đồng hồ để bàn đã hướng dẫn. -HS trả lời: 2 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét. -HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước làm Đồng hồ để bàn. +Bước 1: Cắt giấy. +Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ) +Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. Hoạt động 2: (24/) GV tổ chức cho các em thực hành. MT: HS biết ứng dụng cách gấp cắt dán PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát ĐD: -Tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn. -Giấy nháp, giấy thủ công. -HS thực hành làm Đồng hồ để bàn ở bước 1, bước 2. -GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em làm các bộ phận của Đồng hồ để bàn chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. -HS trưng bày sản phẩm các bộ phận của Đồng hồ để bàn như: khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ. -Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. -GV đánh giá kết quả thực hành của HS Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng. -GV giao nhiệm vụ: +Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công. +Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học bài gấp
Tài liệu đính kèm: