Giáo án Tuần 31 Lớp 3

Giáo án Tuần 31 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện: BÁC SĨ Y - ÉC - XANH.

YCCĐ: Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật . Đề cao lẽ sông cao đẹp của Y –éc – xanh nói lên sự gắn bó của Y- éc – xanh với mảnh đất Nha trang nói riêng và Việt Nam nói chung .

 Các hoạt động dạy chủ yếu:

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 31 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ 2 ngày 19 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: BÁC SĨ Y - ÉC - XANH.
YCCĐ: Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật . Đề cao lẽ sông cao đẹp của Y –éc – xanh nói lên sự gắn bó của Y- éc – xanh với mảnh đất Nha trang nói riêng và Việt Nam nói chung .
	 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ 
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp ĐD: SGK
-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi:
 + Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
-Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: Y-éc-xanh, vỡ vụn,...
+Đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo luận
ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ. Ảnh bác sĩ Y - éc - xanh.
HS quan sát ảnh Y-éc-xanh.
Đây là hình ảnh bác Y - éc - xanh. Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đà Lạt đều có đường mang tên ông. Vậy Y - éc - xanh là ai? Ông có công lao đối với nước ta như thế nào mà được lấy tên đặt cho đường phố thủ đô và nhiều thành phố lớn của nước ta? Học bài “Bác sĩ Y - éc - xanh”, các em sẽ rõ điều đó. 
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 19 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. 
	Luyện đọc từ khó: Y-éc-xanh, vỡ vụn,...
HS đọc cá nhân - đồng thanh
-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
-Bài có 4 đoạn , GV gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
-GV hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật: Lời khách thể hiện thái độ kính trọng. Lời Y-éc-xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
-HS hiểu nghĩa các từ: 
	Ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân Phần chú giải
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 2.
-Các nhóm thi đọc: 3-4 nhóm.
-Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh phần cuối bài: Cả lớp.
-Một HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Đề cao lẽ sống tươi đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK, tranh
-Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
 +Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y - éc - xanh?
 + Y - éc - xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà?
 +Vì sao bà khách nghĩ Y - éc - xanh quên nước Pháp?
 +Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y - éc - xanh?
 -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:
 +Theo em, vì sao bác sĩ Y - éc - xanh lại ở Nha Trang?
 -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt:
 + Y-éc-xanh là người Pháp gốc Thụy Sĩ, sinh năm 1863 ở Thụy Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang, Việt Nam...
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
PP: Học nhóm
ĐD: SGK
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 3. Luyện đọc theo các vai: Người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh.
-Thi đọc truyện theo vai: 3 nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
-GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.
- Rèn kĩ năng nghe.
PP: Học nhóm, thuyết trình
ĐD: Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời bà khách.
b.HS kể:
-HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh.
-GV lưu ý: Kể theo vai bà khách (đổi các từ khách, bà, bà khách thành tôi; đổi từ họ ở cuối bài thành chúng tôi hoặc ông và tôi...)
-HS tập kể theo nhóm 3.
-Thi kể giữa các nhóm: 3 nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, chọn nhóm kể hay nhất. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
-Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ:
 +Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
 +Chuẩn bị bài sau: Bài hát trồng cây.
Toán:
 NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
YCCĐ:Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không quá hai lần và nhớ không không liên tiếp ) 
 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-Cả lớp làm bảng con bài:
20 000 + 30 000
40 000 + 50 000
10 000 + 90 000
-Gv theo dõi, nhận xét, ghi điểm.
-Kiểm tra BT ở nhà của HS, nhận xét.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ
MT: biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. (Hai lần không nhớ liền nhau)
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
ĐD: Bảng phụ
Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
*Hướng dẫn Hs thực hiện phép nhân 14 273 x 3
-GV ghi bảng	14 273 x 3
-HS tự đặt tính rồi tính vào vở nháp dựa theo cách đặt tính và nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
 -GV theo dõi, gọi HS đọc kết quả và nêu cách làm. Gọi 1 em lên bảng làm.
-Yêu cầu HS viết theo hàng ngang:	14 273 x 3 = 42 819
Lưu ý: Nhân rồi mới cộng “phần nhớ” (nếu có) ở hàng liền trước.-Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
-HS nêu cách nhân: 4-5 em.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: 
Thực hành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
Bài 1: Cả lớp cùng làm vào vở nháp hoặc bảng con.
-GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng. VD:
	10 213
	 X 3
	30 639
-GV yêu cầu HS làm bài 2, 3 / 161 SGK vào vở ô li.
-HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi các em làm.
Bài 3: HS đọc bài toán, tự tóm tắt rồi giải. Có 2 cách giải:
 +Bước 1: Tính số thóc lần sau chuyển.
 +Bước 2: Tính số thóc cả 2 lần chuyển.
-HS nào làm xong, GV chấm, chữa (nếu sai).
Hoạt động 3: 
Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
-HS nêu cách nhân: 2 em.
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 74 vào VBT.
Đạo đức:
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (T2).
YCCĐ: Kể được một số ích lợi cây trồng vật nuôi đối với cuộc sông con người .Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi Biết làm những việc phù hợp với khả năng đểm chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình nhà trường .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
*.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (8/)
Báo cáo kết quả điều tra
MT: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi, ở nhà, ở trường.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
-HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau:
+Hãy kể tên các loại cây trồng mà em biết.
+Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào?
+Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết.
+Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?
-Đại diện từng nhóm HS trình bày kết quả điều tra. 
-GV nhận xét, khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
Hoạt động 2: (9/)
Đóng vai
MT: HS biết thực hiện một số hành vi bảo vệ chăm sóc cây trồng vật nuôi, thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Vở bài tập đạo đức. 
-Bảng phụ viết các tình huống.
Cách tiến hành: 
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 4 người. Mỗi nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau: Như BT 3 VBT.
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến và bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
c, GV kết luận: Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền bày ỏ ý kiến của trẻ em đến các vấn đề có liên quan.
Hoạt động 3: (8/)
MT: HS biết vẽ tranh, 
PP: động não, đàm thoại, quan sát ĐD: Giấy vẽ 
-HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Hoạt động 4: (7/)
Trò chơi Ai đúng, ai nhanh
MT: HS nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng vật nuôi. 
HS chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm là 1 tổ.
-GV phổ biến luật chơi: Trong thời gian 5 phút, các nhóm phải liệt kê hết các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Mỗi việc đúng tính 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc.. .GV kết luận 
Hoạt động 5: (2/)
 Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Hướng dẫn thực hành:Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. 
Tự nhiên và Xã hội:
TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI .
YCCĐ: Nêu được vị trí của trái đất trong hệ mặt trời . Từ mặt trời ra xa dần , Trái đất là hành tinh thứ ba trong hệ mặt trời .
	Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (16/)
Quan sát tranh theo cặp
MT: -Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
-Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
PP: Thảo luận nhóm, động não.
ĐD: -Các hình trong SGK trang 116, 117.
Phiếu giao việc 
 GV nêu mục tiêu của giờ học rồi ghi đề lên bảng.
*Cách tiến hành: 
*Bước 1: 
-HS hiểu: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. 
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1trong SGK trang 116 để trả lời với bạn các câu hỏi sau:
 +Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh?
 +Từ hệ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
 +Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?
*Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện 5 em lên trình bày kết quả. các nhóm khác bổ sung.
*GV kết luận: Trong hệ mặt trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
Hoạt động 2: (15/)
Thảo luận nhóm
MT: -Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là Hành Tinh có sự sống.
-Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
PP: Nhóm, trò chơi
ĐD: Phiếu học tập
*Cách tiến hành:
*Bước 1: HS trong nhóm thảo luận với nội dung: 
 +Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống? ... GK
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 2 và 3.
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Thực hành
MT:+Ôn luyện cách đặt câu hỏi bằng gì? Tìm bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì? trả lời đúng các câu hỏi bằng gì? Và thực hành trò chơi hỏi đáp có sử dụng câu hỏi bằng gì?
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Điền từ ngữ chỉ hoạt động nhân dân khắp thế giới cùng làm vào từng chỗ trống cho phù hợp:
 Chống chiến tranh, gìn gĩư hoà bình, bảo vệ môi trường.
............................................................................
-HS đọc yêu cầu bài tập Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào phiếu.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Đặt cau hỏi cho mỗi bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a. Những ngôi nhà được làm bằng tranh tre.
b. Mẹ ru con bằng những điệu hát ru.
c. Nhân dân thế giới giữ gìn hoà bình bằng tình đoàn kết hữu nghị.
Bài 3: 
Điền tiếp vào chỗ trống bộ phận câu chỉ phương tiện trong mỗi câu sau:
a. Chúng em quét nhà bằng...
b. Chủ nhật trước em đi tham quan Bến Nhà Rồng bằng...
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15/)
Luyện tập
MT: Bước đầu cho HS nắm được cách dùng dấu hai chấm.
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 4: Điền dấu hai chấm vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau: Học sinh trường em đã làm nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước chung.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết: 	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (20/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
 B1: Lớp sinh hoạt văn nghệ.
 B2: Lớp trưởng điều khiển
- GV quan sát giúp đỡ.
- GV nêu vấn đề để các tổ thực hiện:
* Các tổ tự sinh hoạt phê bình, tuyên dương đánh giá các bạn các bạn trong tổ của mình theo 10 tiêu chí cơ bản sau. Mỗi tiêu chí được tính một điểm, nếu không thực hiện tốt tiêu chí nào thì trừ đi 1 điểm.
1. Học bài và làm bài tập đầy đủ.
2. Đi học đúng giờ.
3. Hăng say phát biểu xây dựng bài.
4. Không nói chuyện trong gìơ học.
5. Không ăn quà vặt.
6. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
7. Vệ sinh trường lớp chăm chỉ.
8. Chữ viết sạch đẹp.
9. Đoàn kết với bạn bè.
10. Đồ dùng học tập đầy đủ.
B3: GV nhận xét chung:
- GV dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá xếp loại thi đua của từng em trong tuần.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
- Nói lời hay làm việc tốt
- GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
- Hoàn thành tốt các bài học trong ngày.
- Chú ý trong giờ học: 
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
- Tiếp tục nộp các khoản tiều còn thiếu
- Dặn tổ trực nhật tuần sau.
Hoạt động ngoài giờ: 
 	HỘI VUI HỌC TẬP.
Tiết 	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (15/)
MT: HS vui chơi cac hát, đánh giá kết quả trong tháng.
PP: Thuyết trình, trò chơi
ĐD: Tranh, ảnh minh hoạ
*Bước 1: GV nêu nội dung yêu cầu.
-Lớp sinh hoạt văn nghệ.
*Bước 2: Các tổ báo cáo ttổng kết đợt thi đua học tập và lao động của tổ trong tháng vừa qua.
-Lớp bình chọn cá nhân và tổ có nhiều thành tích xuất sắc.
Hoạt động 2: (15/)
MT: giúp HS nhận thấy được những điểm tốt của bạn mình để cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm.
PP: Thảo luận quan sát
ĐD: tranh ảnh, chuyện về học tập.
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Các tổ tự sinh hoạt theo tổ của mình theo những nội dung sau.
 +HS trưng bày những quyển vở viết đẹp trong tổ cho các bạn cùng xem
 +Đọc những bài tập làm văn hay cho cả tổ cùng nghe.
 +Nêu bí quyết để học bài cũ nhanh thuộc.
 +Nêu bí quyết để khi làm bài luôn luôn đạt điểm cao.
 + Nêu bí quyết vì sao mình tiếp thu bài tốt.
 + Nêu những bí quyết để giúp mình học giỏi....
-HS trình bày như những bạn khác chú ý lắng nghe.
-Giáo viên theo dõi, nhắc nhở HS giữ trật tự.
*Bước 2: GV tuyên dương những cá nhân, đôi bạn biết giúp đỡ nhau trong học tập để cùng tiến bộ.
Hoạt động 4: (5/)
Củng cố dăn dò
-GV nhận xét tiết học.
-GV nhắc nhở HS rút kinh nghiệm để về nhà học tốt hơn, cùng giúp đỡ nhau để học tập cùng tiến bộ.
Đạo đức:	 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN, THƠ, BÀI HÁT, CA DAO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BÀI ĐẠO ĐỨC.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (16/)
Hoạt động cá nhân
MT: HS hiểu được nội dung các bài thơ, bài hát, ca dao, truyện có liên quan đến các bài đạo đức.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
Cách tiến hành: GV yêu cầu các em nhớ lại những câu chuyện, thơ, bài hát, ca dao có liên quan đến các bài đạo đức. 
 -HS xung phong đọc cho các bạn nghe. VD:
	Công cha như núi Thái Sơn
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
	Một lòng thờ mẹ kính cha
	Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
	*	Chị ngã em nâng
	*	Nước có nguồn, cây có gốc.
	Gia đình	
Nép mình trong chiếc lá 
Bắt gặp một ý thơ
Trốn vào trong giấc mơ
Thấy khoảng trời rộng mở.
	Con làm sao hiểu được
	Lòng mẹ cha bao la
	Những tình sâu nghĩa nặng
	Mênh mông như biển cả...-Thảo luận cả lớp:
 +Nêu nội dung của các câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao mà các bạn đã đọc.
 +Qua các câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao giúp các em hiểu thêm điều gì?
GV Kết luận. 
Hoạt động 2: (15/)
MT: Cho HS biết thêm một số truyện, thơ 
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Truyện, thơ, bài hát, ca dao có liên 
-GV đọc một vài bài thơ, bài hát, câu chuyện, ca dao có liên quan đến các bài đạo đức.
-HS lắng nghe và nhận xét về nội dung từng bài.
Hoạt động3: (3/)
 Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen những em học chăm
Hướng dẫn thực hành:
 +Về tiếp tục tìm thêm các câu chuyện, thơ, bài hát, ca dao có liên quan đến các bài đạo đức.
Đạo đức:	 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (T2).
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
*.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (8/)
Báo cáo kết quả điều tra
MT: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi, ở nhà, ở trường.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
Cách tiến hành: 
-HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau:
+Hãy kể tên các loại cây trồng mà em biết.
+Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào?
+Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết.
+Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?
-Đại diện từng nhóm HS trình bày kết quả điều tra. 
-GV nhận xét, khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
Hoạt động 2: (9/)
Đóng vai
MT: HS biết thực hiện một số hành vi bảo vệ chăm sóc cây trồng vật nuôi, thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Vở bài tập đạo đức. 
-Bảng phụ viết các tình huống.
Cách tiến hành: 
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 4 người. Mỗi nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau: Như BT 3 VBT.
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến và bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
c, GV kết luận: Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền bày ỏ ý kiến của trẻ em đến các vấn đề có liên quan.
Hoạt động 3: (8/)
MT: HS biết vẽ tranh, hát,.... 
PP: động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Giấy vẽ 
-HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Hoạt động 4: (7/)
Trò chơi Ai đúng, ai nhanh
MT: HS nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng vật nuôi. 
HS chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm là 1 tổ.
-GV phổ biến luật chơi: Trong thời gian 5 phút, các nhóm phải liệt kê hết các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Mỗi việc đúng tính 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc.
*Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. 
Hoạt động 5: (2/)
 Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Hướng dẫn thực hành:Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. 
Thủ công:
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T3).
YCCĐ: Biết cách làm quạt giáy tròn . làm được quạt giấy tròn .các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau .Quạt có thể chưa tròn .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (2/)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (5/)
 HS thực hành làm thành Đồng hồ để bàn hoàn chỉnh.
MT: HS nhớ lại các bước làm đồng hồ để bàn.
PP: Quan sát, nhận xét
ĐD: -Mẫu Đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công.
 -Đồng hồ để bàn.
-GV ghi đề lên bảng- vài HS đọc lại đề
-GV gọi HS thao tác các bước gấp đã hướng dẫn.
-HS trả lời: 3 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
-HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước gấp. 
 +Bước 1: Cắt giấy.
 +Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ)
 +Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: (24/) 
GV tổ chức cho các em thực hành.
MT: HS thực hành làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát
ĐD: Tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn.
-Giấy nháp, giấy thủ công.
-Bút màu, kéo thủ công, hồ dán.
-HS thực hành làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
-GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm đồng hồ. 
-Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
-GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng.
-GV giao nhiệm vụ:
 +Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
 +Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học bài gấ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31t.doc