Giáo án Tuần 32 Lớp 3

Giáo án Tuần 32 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN.

YCCĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .Hiểu nội dung giết hại thú rừng là tội ác cần có ý thức bảo vệ môi trường .

 Các hoạt động dạy chủ yếu:

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1034Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 32 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN.
YCCĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .Hiểu nội dung giết hại thú rừng là tội ác cần có ý thức bảo vệ môi trường .
	Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ 
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
-3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ Bài hát trồng cây và TLCH: +Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong bài thơ? Cách lặp ấy có tác dụng gì?
-Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 MT:+Đọc đúng: giật phắt, vắt sữa, bẻ gãy nỏ,...
+Đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải.
PP: Hỏi đáp, thảo luận
ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ
Trái đất là ngôi nhà chung của loài người và muôn vật. Mỗi sinh vật trên trái đất, dù là một cái cây hay con vật, đều có cuộc sống riêng, chúng ta không thể vô cớ phá hoại. Truyện đọc “Người đi săn và con vượn” các em học hôm nay là một câu chuyện đau lòng và những điều tệ hại mà con người có thể gây ra thiếu hiểu biết. Chúng ta học câu chuyện này để rút ra cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường. GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 14 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
-Luyện từ khó đọc: giật phắt, vắt sữa, bẻ gãy nỏ,...
 HS đọc cá nhân - đồng thanh
-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
-4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc
-GV hướng dẫn HS cách đọc. VD:
 +Đoạn 1: Gọng kể khoan thai.
 +Đoạn 2: Giọng kể hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương. VD:
	Một hôm, / người đi săn xách nỏ vào rừng. // Bác thấy một con vượn lông xám / đang ngồi ôm con trên tảng đá. // Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn trúng vượn mẹ. //
	Vượn mẹ giật mình, / hết nhìn mũi tên / lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, / tay không rời con. // Máu ở vết thương rỉ ra / loang khắp ngực.//
 +Đoạn 3: giọng cảm động xót xa.
 +Đoạn 4: giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng năng nề, ân hận của bác thợ săn.
-HS hiểu nghĩa các từ: tận số, bùi nhùi, nỏ Phần chú giải
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 4.
-Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
-Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh đoạn : Cả lớp.
-3 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK, tranh
-Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời:
 +Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
 +Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
 +Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
 +Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
-Lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
-HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường.
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. PP: Học nhóm
-GV đọc mẫu đoạn 2 của bài.
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 2. 
-HS đọc đoạn 2.
-GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.
- Rèn kĩ năng nghe.
 PP: Học nhóm, thuyết trình
ĐD: Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ của 4 đoạn truyện, HS kể lại chuyện bằng lời của người thợ 
b.HS kể:
-HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh.
Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương.
Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn.
-Từng cặp HS tập kể theo tranh 1, 2. GV nhắc HS: Kể bằng lời bác thợ săn (Câu chuyện vốn được kể bằng lời người dẫn chuyện).
-HS nối tiếp nhau thi kể: 4 em.
-1 em kể toàn bộ câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có tiến bộ. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
-Câu chuyện trên muốn nói điều gì với chúng ta ? 
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện kể lại câu chuyện theo lời bác thợ săn.
-Chuẩn bị bài sau: Cuốn sổ tay.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG.
YCCĐ: Biết đặt tính và nhân chia số có năm chữ số với số có một chữ số .Biết giải toán có phép nhân chia .
Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành, hỏi đáp
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
-Chấm 5 bài, nhận xét, ghi điểm.
-Chữa bài (nếu HS làm sai).
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT:-Rèn kĩ năng thực hiện phép tính.
-Rèn luyện kĩ năng giải toán.
-Củng cố kiến thức đã học để làm bài tập
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não
ĐD: Vở toán
Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về kĩ năng thực hiện các phép tính nhân, chia các số có năm chữ số cho số có một chữ số và các bài toán có liên quan.
GV ghi đề bài lên bảng.
-Cả lớp làm bài 1, 2, 3, 4 / 165, 166 SGK 
-HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ các em làm.
Bài 1: HS phải đặt tính rồi tính.
-Gọi 3 em nêu cách làm 3 bài. 
Bài 2: HS suy nghĩ và tìm ra các bước giải:
	+Tìm số bánh nhà trường đã mua:
 x 105 = 420 (cái)
+Tìm số bạn được chia bánh:
 : 2 = 210 (bạn)
Lưu ý: Ở phép tính thứ nhất phải ghi 4 x 105, không viết 105 x 4 nhưng ở vở nháp thì đặt phép tính như sau:	105
	 X 6
	 420
Bài 4: Có thể minh hoạ bài toán bằng sơ đồ. Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
-Chủ nhật đầu tiên của tháng 3 là ngày 1.
-Chủ nhật thứ hai của tháng 3 là ngày 8 (vì 1 + 7 = 8).
-Chủ nhật thứ ba của tháng 3 là ngày 8 (vì 8 + 7 = 15)
-Chủ nhật thứ tư của tháng 3 là ngày 15 (vì 15 + 7 = 22)
-Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 22 (vì 22+7=29)
Vậy tháng 3 có 5 ngày chủ nhật.
-HS làm xong, GV chấm chữa, nhận xét và ghi điểm
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 79 vào VBT.
Đạo đức:
	 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN, THƠ, BÀI HÁT, CA DAO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BÀI ĐẠO ĐỨC.
YCCĐ: Hiểu được nội dung các bài thơ có liên quan đến bài hát bài thơ ,ca dao có liên quan đến bài đạo đức .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (16/)
Hoạt động cá nhân
MT: HS hiểu được nội dung các bài thơ, bài hát, ca dao, truyện có liên quan đến các bài đạo đức.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
Cách tiến hành: GV yêu cầu các em nhớ lại những câu chuyện, thơ, bài hát, ca dao có liên quan đến các bài đạo đức. 
 -HS xung phong đọc cho các bạn nghe. VD:
	Công cha như núi Thái Sơn
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
	Một lòng thờ mẹ kính cha
	Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
	*	Chị ngã em nâng
	*	Nước có nguồn, cây có gốc.
	Gia đình	
Nép mình trong chiếc lá 
Bắt gặp một ý thơ
Trốn vào trong giấc mơ
Thấy khoảng trời rộng mở.
	Con làm sao hiểu được
	Lòng mẹ cha bao la
	Những tình sâu nghĩa nặng
	Mênh mông như biển cả...-Thảo luận cả lớp:
 +Nêu nội dung của các câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao mà các bạn đã đọc.
 +Qua các câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao giúp các em hiểu thêm điều gì?
GV Kết luận. 
Hoạt động 2: (15/)
MT: Cho HS biết thêm một số truyện, thơ 
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Truyện, thơ, bài hát, ca dao có liên 
-GV đọc một vài bài thơ, bài hát, câu chuyện, ca dao có liên quan đến các bài đạo đức.
-HS lắng nghe và nhận xét về nội dung từng bài.
Hoạt động3: (3/)
 Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen những em học chăm
Hướng dẫn thực hành:
 +Về tiếp tục tìm thêm các câu chuyện, thơ, bài hát, ca dao có liên quan đến các bài đạo đức.
Tự nhiên và Xã hội:	NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT. 
YCCĐ: Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên trái đất . Biêt một ngày có 24 giờ .
	Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
 Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (10/)
Quan sát tranh theo cặp.
MT: Giải thích được vì sao có ngày và đêm.
PP: Thảo luận nhóm, động não.
ĐD: Phiếu giao việc
-Các hình trong SGK trang 120, 121.
-Đèn điện để bàn. 
 Bước 1: -HS quan sát các hình 1, 2 trong SGK trang 120, 121 để trả lời với bạn các câu hỏi sau:
 +Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu?
 +Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
 +Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
 +Tìm vị trí của Hà Nội và La Ha- ba-na trên quả địa cầu.
 +Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm? Vì sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp
-3 HS đại diện lên trả lời. 
GV kết luận: Khoảng thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. 
Hoạt động 2: (10/)
Thực hành theo nhóm
 MT: -Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
-Biết thực hành biễu diễn ngày và đêm.
PP: Nhóm, trò chơi
ĐD: Phiếu học tập
Bước 1: GV chia nhóm: mỗi dãy là 1 nhóm.
-3 nhóm lần lượt làm thực hành theo SGK.
Bước 2: 
-HS xung phong lên làm thực hành trước lớp.
-GV nhận xét.
GV kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
Hoạt động 3: (11/) 
Thảo luận cả lớp
MT: -Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.
-Biết một ngày có 24 giờ.
PP:Quan sát, thảo luận
ĐD: Hình vẽ SGK
 Cách tiến hành: 
-HS trả lời:
 +Một ngày có bao nhiêu giờ?
 +Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào?
-GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 4: (3/)
 Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương -GV giao nhiệm vụ:
 +Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. 
 +Chuẩn ... ¸c ho¹t ®éng D¹y- Häc chñ yÕu:
1. Ho¹t ®éng 1: æn ®inh tæ chøc líp(1phót) 
2. Ho¹t ®éng 2: KiÓm tra bµi cò(3phót) 
- Cho HS nghe giai ®iÖu cña mét trong c¸c bµi h¸t ®¶ «n ë tiÕt häc trưíc. Yªu cÇu HS nh¾c tªn bµi h¸t, t¸c gi¶ vµ h¸t «n l¹i ®ång thanh theo hưíng dÉn cña GV.
3. Ho¹t ®éng 3: Bµi míi(3phót)
Ho¹t ®éng d¹y cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng häc cña häc sinh
Néi dung 1: D¹y bµi h¸t Bôi phÊn
(3phót). 
- Giíi thiÖu bµi h¸t, néi dung, t¸c gi¶.- Cho HS nghe h¸t mÉu.
- Hưíng dÉn HS ®äc lêi ca ®ång thanh theo tiÕt tÊu.
- D¹y h¸t tõng c©u theo c¸ch nèi tiÕp cho ®Õn hÕt bµi.
- Cho HS h¸t l¹i nhiÒu lÇn ®Ó thuéc lêi ca, giai ®iÖu, chó ý söa sai.
- GV nhËn xÐt, söa sai.
Néi dung 2: H¸t kÕt hîp gâ ®Öm
- Híng dÉn HS h¸t gâ ®Öm theo 3 c¸ch: NhÞp, ph¸ch, tiÕt tÊu lêi ca.
Meo meo meo! Cã 2 chó mÌo, rñ 
 X x x x ...
 X x xx x x xx ...
 X x x x x x x x ...
- GV nhËn xÐt.
- L¾ng nghe GV giíi thiÖu bµi h¸t.
- Nghe GV h¸t mÉu.
- §äc lêi ca theo hưíng dÉn cña GV.
- TËp h¸t tõng c©u theo hưíng dÉn cña GV.
- Thùc hiÖn h¸t l¹i nhiÒu lÇn theo hưíng dÉn cña GV.
+ H¸t theo tæ, nhãm, c¸ nh©n.
- H¸t kÕt hîp gâ ®Öm theo nhÞp, ph¸ch, tiÕt tÊu lêi ca nh hưíng dÉn cña GV.
- L¾ng nghe GV nhËn xÐt.
4. Ho¹t ®éng 4: Cñng cè- DÆn dß (2phót) 
- HS nh¾c l¹i tªn bµi h¸t, t¸c gi¶ võa häc. 
- NhËn xÐt tiÕt häc nh¾c HS vÒ nhµ häc bµi. 
Luyện giải toán:
TỔNG HỢP 
YCCĐ: Biết làm các bài toán về nhân chia số có năm chữ số , tính chu vi và một số bài toán nâng cao .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ 
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-Gọi 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm vào vở nháp.
a.12080 : 5 b. 91232: 2 c. 35348: 4
-GV theo dõi kiểm tra 
-GV chữa bài và nhận xét.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Củng cố về nhân chia số có 5 chữ số với số có một chữ số và giải toán
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán 
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT
Bài 1: HS đặt tính rồi tính. Khi lấy số bị chia lần thứ hai và thứ bầm số bị chia bé hơn số chia thì phải nhớ viết không ở thương.
-GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm.
* Lưu ý bài 2: Hỏi: Bài toán cho biết gì?
 +Bài toán hỏi gì?
 +Muốn biết có bao nhiêu bạn được chia bánh ta phải đi tìm cái gì?
 + Muốn tìm số bánh ta làm thế nào?
Bài 3: HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật
-HS tự giải bài toán vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ.
-GV chấm 12 bài và chữa nếu HS làm sai.
Hoạt động 2: 
GV ra thêm bài tập (10/)
MT: Giúp đỡ HS yếu
Bôi dưỡng HS giỏi
PP: Động não, thực hành
ĐD: Vở, giấy nháp
Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a.3678 x 5 b. 43132 : 4 c. 14675: 5
Bài 2: Một hình vuông có chu vi 324cm. Tính diện tích của hình vuông đó?
Bài 3*: Tính nhanh 
a. 68256 + 1700 + 44
b. 784 + 359 + 216 + 641
-HS làm bài vào vở
-GV theo dõi giúp đỡ
-Chữa bài nếu HS làm sai
Hoạt động 3: (4/)
Tổng kết:
-GV nhận xét tiết học: Tuyên dương những em làm bài nhanh và đúng, trình bày đẹp
-Giao nhiệm vụ: 
 +Về nhà chữa lại những bài làm sai
 + Chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt : ( tự học )
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
YCCĐ: Biết thực hành các bài tập về chủ đề các nước . Biết đặt dấu phẩy thích hợp trong câu 
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 2 và 3.
-GV bổ sung, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT:
 +Tiếp tục mở rộng vốn từ về các nước trên thế giới: tên gọi, cách viết, vị trí trên bản đồ
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước tên các nước giáp với nước ta:
a. Nga b. Trung quốc c. lào
d.Thái lan e. Cam-pu-chia g. Xing-ga-po
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì? Trong mỗi câu sau:
a.Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác đẹp mắt.
b.Bác thợ mộc đã làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc.
c.Chị HIền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình bằng một động tác tung người hấp dẫn.
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Củng cố về dấu phẩy
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 3: Đặt hai câu có bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì? 
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
- Hỏi: Tiết luyện từ hôm nay các em đã nắm thêm được điều gì?
 HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học: Tuyên dương những em làm bài tập nhanh, trình bày bài đẹp.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết: 	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (20/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
 B1: Lớp sinh hoạt văn nghệ.
 B2: Lớp trưởng điều khiển
-GV quan sát giúp đỡ.
-GV nêu vấn đề để các tổ thực hiện:
*Các tổ tự sinh hoạt phê bình, tuyên dương đánh giá các bạn các bạn trong tổ của mình theo 10 tiêu chí cơ bản sau. Mỗi tiêu chí được tính một điểm, nếu không thực hiện tốt tiêu chí nào thì trừ đi 1 điểm.
1. Học bài và làm bài tập đầy đủ.
2. Đi học đúng giờ.
3. Hăng say phát biểu xây dựng bài.
4. Không nói chuyện trong gìơ học.
5. Không ăn quà vặt.
6. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
7. Vệ sinh trường lớp chăm chỉ.
8. Chữ viết sạch đẹp.
9. Đoàn kết với bạn bè.
10. Đồ dùng học tập đầy đủ.
B3: GV nhận xét chung:
-GV dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá xếp loại thi đua của từng em trong tuần.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
GV nhắc nhở HS ôn tập để chuẩn bị thi học kì.
Tiếp tục thực hiện các nề nếp của trường của lớp đề ra:
-Nói lời hay làm việc tốt
-GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
-Hoàn thành tốt các bài học trong ngày.
-Chú ý trong giờ học: 
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
-Tiếp tục nộp các khoản tiều còn thiếu
-Dặn tổ trực nhật tuần sau.
Đạo đức:	 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN TRONG LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM VIỆT NAM.
YCCĐ: Biết được các bài đạo đức có liên quan đến quyền trẻ em .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
*.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
 Hoạt động1 : (16/) 
MT: HS nắm được các bài đạo đức đã học có liên quan đến quyền của trẻ em.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV yêu cầu các em nêu tên những bài đạo đức đã học có liên quan đến quyền trẻ em.
-Thảo luận theo nhóm 4,đại diện từng nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung:
 +Bài 3: Tự làm lấy việc của mình.
 +Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 +Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
 +Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
 +Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài.
 +Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 +Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 +Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Kết luận: Tất cả ngững bài đạo đức trên đều có liên quan đến quyền trẻ em và kết hợp với giáo dục bổn phận của HS.
Hoạt động 2: (15/)
MT: HS nắm được các quyền của trẻ em thông qua các bài đạo đức trên.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Thẻ xanh, đỏ
Cách tiến hành: 
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Mỗi nhóm nêu một quyền trẻ em có trong bài.
-Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày: 
-Quyền được quyết định và thực hiện công việc 	
-Quyền được sống với gia đình, cha mẹ ; Quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc; Quyền được tự do giao kết bạn bè. -Quyền được đối xử bình đẳng.
-Quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
-Quyền được tham gia làm những côngviệc trường, lớp phù hợp với khả năng; Quyền được tự do giao kết bạn bè. -Quyền không bị phân biệt đối xử.
-Quyền được tiếp nhận thông tin
-Quyền được tôn trọng
-Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư.
-Quyền được sử dụng nước sạch
-Quyền được tham gia bảo vệ nguồn nước
-Quyền được cung cấp đủ chất dinh dưỡng
-Quyền được tham gia bảo vệ cây trồng vật nuôi.
c,GV kết luận: Từ các quyền này các em cần phải có những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học
-Hướng dẫn bài về nhà:Về xem lại bài.
Hoạt động ngoài giờ : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
Tiết 	Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
* Khởi động: (1/)
1.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (12/)
Thảo luận
MT: HS biết được sự ô nhiễm và ô nhiễm của rác thải đối với sức khỏe con người.
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD: Sưu tầm các tranh, ảnh về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải.
Vở nháp	
HS hát
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: nhóm 4.
-Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
 +Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
 +Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Trong loại rác, có những loại rác dễ bị thối rửa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,...thường sống ở các nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian gây bệnh cho người.
Hoạt động 2: (12/)
Làm việc theo cặp
MT: HS nói được những việc làm đúng và những việc sai trong thu gom rác thải.
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1: Từng cặp HS quan sát các tranh mình sưu tầm được để thảo luận với nội dung: 
 +Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
Bước 2: 3-4 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
-GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: (7/)
MT: HS tập thể hiện về vấn đề vệ sinh môi trường.
 +Chơi trò chơi vẽ một bức tranh về môi trường đó nhóm khác về nội dung của tranh.
 +Hoặc những hoạt cảnh ngắn để đóng vai.
Hoạt động 4: (2/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ:
 +Về nhà luôn thực hiện vệ sinh môi trường sạch sẽ.
 +Tuyên truyền vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32(4).doc