Giáo án Tuần 34 - Buổi sáng - Lớp 3

Giáo án Tuần 34 - Buổi sáng - Lớp 3

Tiết 2 + 3 :Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 91-92: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. Mục đích yêu cầu

A. Tập đọc

 - Đọc đúng, rừ ràng, rành mạch bài văn, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấucâuvà giữa các cụm từ dài.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK)

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 34 - Buổi sáng - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 
Thứ năm ngày 02 tháng 5 năm 2013
( Học bài thứ hai)
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Tập trung toàn trường
Tiết 2 + 3 :Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 91-92: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu
A. Tập đọc
 - Đọc đúng, rừ ràng, rành mạch bài văn, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấucâuvà giữa các cụm từ dài. 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
B. Kể chuyện: 
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK)
* HSKT: Luyện đọc 1-2 câu, 1 đoạn theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: tranh minh họa truyện, bảng phụ
 - Hs: SGK, vở
 - Hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp, nhóm.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
 - 2 HS đọc bài: Mặt trời xanh của tôi
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu: 
2.2. Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu.
- Giáo viên đọc mẫu
 b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
* Đọc từng câu 
*Đọc từng đoạn trước lớp 
- Bài chia thành mấy đoạn?
+ Đọc lần 1: Hướng dẫn đọc câu dài
+ Đọc lần 2: Hướng dẫn giải nghĩa từ khó trong SGK
* Đọc từng đoạn trong nhóm 
*Đọc đồng thanh 
 2.3.Tìm hiểu bài:
* Đọc lại bài và trả lời câu hỏi
- Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
- Chú Cuội dùng cây thuốc quý vào việc gì ?
- Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội ?
- Vì sao chú Cuội phải lên cung trăng ?
- Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào ?
- Nếu cuộc sống ở một nơi sung sướng nhưng xa người thân, không được làm việc mình yêu thích, em có thấy sung sướng không ?
- Nêu nội dung của bài?
2.4. Luyện đọc lại: 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Chia nhóm 
 * Tổ chức thi đọc
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn
- 1 HS đọc toàn bộ bài 
2.5.Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu: Yêu cầu HS đọc phần kể chuyện trang 132
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý nội dung truyện. 
- Đoạn 1 gồm có những nội dung gì ?
- Đoạn 2 gồm có những chi tiết nào?
- Đoạn 3 gồm có những nội dung gì ?
- Từng cặp HS kể
- Kể trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
 - Học sinh lắng nghe
- Mỗi HS đọc tiếp nối mỗi em đọc 1 câu 
- Bài chia thành 3 đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài 
 - Từ khi có cây thuốc quý,/ Cuội cứu sống được rất nhiều người.// Một lần Cuội cứu sống được con một phú ông, / được phú ông gả cô gái ấy cho. // 
- Đọc trong nhóm 3
- Cả lớp đọc bài 
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng cây thuốc nên Cuội phát hiện ra cây thuốc cây thuốc quý 
 - Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người. Trong đó có con gái của phú ông, và Cuội được phú ông gả cho
- Vợ cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên Cuội nặn 1 bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống từ đó nhưng mắc chứng hay quên
 - Vợ Cuội quên lời chồng dặn nên đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây thuốc lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên đưa Cuội đến tận cung trăng
a, Sống trên cung trăng chú Cuội rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranh chú Cuội ngồi bó gối vẻ mặt rầu rĩ
b, Chú Cuội sống trên cung trăng rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng khác trái đất. Chú cảm thấy cô đơn vì nhớ trái đất
- HS tự do phát biểu 
* Nội dung : Tình nghĩa thủy chung , tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.Giải thích các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm và mơ ước bay lêm mặt trăng của loài người.
- HS đọc bài trong nhóm 3
- 3 HS đọc 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- Cây thuốc quý
- Chàng tiều phu gặp hổ phát hiện ra cây thuốc quý
- Vợ chồng chú Cuội
+ Cứu người, lấy vợ, tai nạn bất ngờ
+ Theo cây thuốc lên trời
+ Chú Cuội ngồi bên gốc cây 
 HS kể trong nhóm đôi
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất 
- 3 HS nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn truyện trước lớp
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chú ý theo dõi.
__________________________________________
Tiết 4 : Toán
Tiết 166: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (T3)
I. Mục tiêu: 
 - Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100000
 - Giải được bài toán bằng hai phép tính. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: Phiếu bài tập + Bảng nhóm
 - Hs: vở, bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- HS lên bảng: Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất: 
 7000 + 8000 + 3000 + 2000 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu: 
2.2. Luyện tập:
* Hoạt động 1: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia nhẩm
Bài 1: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- Bài yêu cầu gì ?
- Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động 2: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia viết
Bài 2: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- Bài yêu cầu gì ?
 - Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động 3: Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính
Bài 3:Bảng lớp + Phiếu bài tập
- HS đọc đề, phân tích, tóm tắt và giải
 +Bước 1: Tìm số lít dầu đã bán
 +Bước 2: Tìm số dầu còn lại
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS nêu cách tìm chữ số còn thiếu trong thành phần của phép nhân
- HSK- G làm thêm cột 3,4
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
- Tính nhẩm
a, 3000 + 2000 x 2 = 3000 + 4000
 = 7000
(3000 + 2000) x 2 = 5000 x 2 
 = 10000
b, 14000 - 8000 : 2 = 14000 - 4000
 = 10000
(14000 - 8000) : 2 = 6000 : 2 
 = 3000
- Đặt tính rồi tính
- HS làm bảng con 
10712 4
 27 2678
29999 5
 5999 
 31
 32
 49
 49
 0
 4
Tóm tắt:
 6450l
 Đã bán còn ? l
Giải
Số lít dầu đã bán là
6450 : 3 = 2150 (l)
Số lít dầu còn lại là
6450 - 2150 = 4300 (l)
 Đáp số: 4300l
2
1
3
7
 26 21 689 4 7
x 3 4 x x 3
2
1
1
4
8
 978 44 823 8
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
_____________________________________________
	Thứ sáu ngày 03 tháng 5 năm 2013
	( Học bài thứ ba)
Tiết 1: Tự nhiê và xa hội
Tiết 67: BỀ MẶT LỤC ĐỊA
Giáo viên dạy: Trần Thi Huề
_______________________________________________
Tiết 2: Âm nhac
Tiết 34: ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT
Giáo viên dạy: Trần Đức Tiên
________________________________________________
Tiết 3: Toán
Tiết 167: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Mục tiêu
 - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đó học(độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam.)
 - Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đó học
* HSKT: Luyện làm bài tập 1,2 theo sự gúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: Đồng hồ
 - Hs: Bảng ,vở 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 
2. Bài mới
 2.1. Giới thiệu: 
2.2. Hướng dẫn ôn tập: 
Bài 1: Bảng nhóm + Phiếu bài tập 
 - Đọc yêu cầu
- HS đọc đề và tự làm
- Câu trả lời nào đúng ?
- Tại sao câu B đúng ?
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Miệng 
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc bài và làm nháp 
- Gọi HS đọc bài của mình (giải thích cách làm) 
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: bảng nhóm + Phiếu bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài hoặc dán kim phút vào đồng hồ đã có kim chỉ giờ
- Nhận xét phần làm của HS
- Muốn biết Lan đì từ nhà đến trường hết bào nhiêu phút làm như thế nào ?
- Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động 4:Củng cố cách làm tính với đơn vị là tiền Việt Nam
 Bài 4:Bảng lớp + phiếu bài tập 
- Yêu cầu HS đọc đề tóm tắt và làm vào vở
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
- Học sinh lên chữa bài tập.
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
7m3cm = ?
 A. 73 cm 
 B. 703 cm
 C. 730cm
 D. 7003 cm
Câu B
Đổi: 7m3cm = 703cm nên khoanh chữ B
- Hơn kém nhau 10 lần
- Hs nêu yêu cầu
- 3 HS đọc nối tiếp kết quả, mỗi em đọc 1 phần 
a, Quả cam nặng bằng 2 quả cân và nặng 300g vì 200g +100g=300g
b, Quả đu đủ nặng bằng 2 quả cân và nặng 700g vì 500g + 200g = 700g
c, Quả đu đủ nặng hơn quả cam 
 500g - 100g = 400g 
hoặc 700g - 300g = 400g
a. 2 HS lên bảng, lớp vẽ thêm kim phút vào đồng hồ 
- Thực hiện phép nhân: 5 x 3 =15 phút vì lúc Lan ở nhà đi kim phút ở vạch ghi số 11 và lúc Lan đến trường kim phút ở vạch ghi số 2, có 3 khoảng mỗi khoảng là 5 phút nên thực hành phép nhân. Vậy thời gian Lan đi từ nhà đến trường là hết 15 phút 
- Hs đọc bài toán
Tóm tắt
Có: 2 tờ loại 2000 đồng
Mua hết: 2700 đồng
Còn lại: ? đồng
Bài giải
Sô tiền Bình có là
2000 x 2 = 4000 (đồng)
Số tiền Bình còn lại là 
4000 - 2700 = 1300 (đồng)
 Đáp số : 1300 đồng
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
________________________________
Tiết 3 : Chính tả (Nghe-viết)
Tiết 61: THÌ THẦM
I. Mục đích yêu cầu
 - Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
 - Đọc và viết đúng tên một số nước ở Đông Nam Á(BT2)
 - Làm đúng bài tập (3a) 
* HSKT: Luyện nghe – viết 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: Bảng phụ 
 - Hs: Vở , bảng con 
 - Hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp 
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: 
- 2 HS lên bảng viết: ngôi sao, lao xao, xen kẽ, hoa sen
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu: 
2.2.Hướng dẫn HS viết chính tả:
 a.Trao đổi về nội dung đoạn viết 
- GV đọc mẫu 
- Bài thơ nhắc đến những con vật, sự vật nào ?
- Các con vật, sự vật trò chuyện ra sao ?
c. Hướng dẫn trình bày
- Bài thơ có mấy khổ ? Cách trình bày ?
c. Viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn
- HS đọc và viết các từ vừa tìm được
d. Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết 
e. Soát lỗi chấm bài
- Giáo viên đọc lại bài viết , phân từ khó 
- GV chấm khoảng 5 đến 7 bài. 
- Nhận xét, chữa lỗi
2.3. Hướng dẫn làm bài
Bài 2: Bảng con + Bảng lớp
- Đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc tên các nước
- Lớp đọc đồng thanh
- Nêu cách viết ?
- Thái Lan là tên phiên âm Hán Việt nên viết giống tên Việt Nam.
- GV đọc tên các nước yêu cầu HS viết theo
- Nhận xét chữ viết của HS 
Bài 3a: Bảng lớp + vở
- Đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm
- Gọi HS chữa bài 
- Chốt lời giải đúng 
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc lại bài
- Bài thơ nhắc đến gió, lá cây, hoa, ong bướm, trời, sao
- Gió thì thầm với lá 
 - Hoa thì thầm  ...  hình chữ nhật nào ?
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4 : (HSK-G) 
- Hs tự làm bài
- Gv chữa bài.
- Có thể xếp 8 hình tam giác vuông như hình bên
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
- HS quan sát đếm số hình vuông
 Diên tích hình A là : 8cm2 
 Diện tích hình C là: 18cm2
 Diện tích hình B là: 10cm2 
 Diện tích hình D là : 8cm2
- Tính diện tích bằng cách đếm số ô vuông
- Hình A và hình D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều do 8 hình vuông có diện tích 1cm ghép lại
- 2 HS lên bảng giải
- Lớp làm bài vào vở
Bài giải
a. Chu vi hình chữ nhật là
(12 + 6) x 2 = 36 (cm)
Chu vi hình vuông là
9 x 4 = 36 (cm)
Chu vi hai hình bằng nhau
Đáp số: 36cm, 36cm
b.Diện tích hình chữ nhật là
12 x 6 = 72 (cm )
Diện tích hình vuông là
9 x 9 = 81 (cm )
Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật
 Đáp số: 72cm , 81cm
-1, 2 HS đọc yêu cầu của bài
- Bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABEG + CKHE hoặc bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG.
Cách 1: Diện tích hình ABGE + diện tích hình CKEH: 
 6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm )
 Đáp số: 45cm
C2: Diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG là:
 6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm )
 Đáp số: 45cm
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
__________________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 31: TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu
 - Nêu được một số từ ngữ núi về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.(BT1-2)
 - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn(BT3).
* HSKT: Luyện làm bài tập 1, 2 theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: 1 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. Tranh ảnh về thiên nhiên
 - Hs: Vở 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS làm miệng bài tập 2 và 3 bài 31 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu của tiết học
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Bảng lớp + Phiếu bài tập 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài 
- Theo em thiên nhiên mang lại gì cho con người ? 
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2:Bảng lớp + Phiếu bài tập 
- HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn
- Con người phải làm gì cho thiên nhiên thêm đẹp thêm giàu ?
- Nhận xét, bổ sung
Bài 3: Bảng phụ + Vở 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
 - 1 HS lên bảng làm 
GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
- Lớp theo dõi, đọc thầm
 a. Trên mặt đất hoa lá, núi rừng muông thú, sông ngòi ao hồ, biển cả thực phẩm nuôi sống con người 
(gạo, lạc, đỗ, rau, quả ...)
b. Trong lòng đất : mỏ than, giầu mỏ,vàng bạc, mỏ đồng, kim cương, đá quí ...
- HS đọc yêu cầu của bài 
Lời giải 
- Con người xây dựng lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc.
 - Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ.
 - Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích.
 - Bệnh viên, trạm xá chữa bệnh cho con người
 - Gieo trồng cấy hái nuôi gia cầm, gia súc.
Bảo vệ môi trường trồng cây, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí .
- HS đọc yêu cầu của bài 
Lời giải 
Trái Đất và Mặt Trời
- Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần em hỏi bố: 
- Bố ơi, con nghe nói Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Có đúng thế không, bố.
- Đúng đấy, con ạ ! Bố Tuấn đáp.
- Thế thì ban đêm không có Mặt Trời thì sao ?
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
________________________________________________
Thứ ba ngày 07 tháng 5 năm 2013
(Học bài thứ sáu)
Tiết 1 : Toán
Tiết 170: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu 
 - Biết giải bài toán bằng hai phép tính. 
 - Rèn kĩ năng thực hiện tính biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: PBT, bảng phụ
 - Hs: bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Luyện tập:
* Hoạt động 1: Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính 
 Bài 1: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- Gọi HS đọc đề
 - Hướng dẫn hs phân tích, tóm tắt và giải toán
 * Bước 1: Tính số dân tăng sau 2 năm
 * Bước 2: Tính số dân năm nay
- Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động 2: Củng cố bài toán tìm 1 phần mấy của 1 số 
Bài 2: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- HS đọc bài phân tích tóm tắt và giải 
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- HS đọc bài, phân tích, tóm tắt và giải 
- Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động 3: Củng cố tính giá trị biểu thức
Bài 4(HSK-G)
- Hs tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
- Học sinh chữa bài tập.
Tóm tắt
 5236người 85 người 75người
? người
Giải
Số dân tăng sau 2 năm là: 
87 + 75 = 162 (người)
Số dân năm nay là
5236 + 162 = 5398 (người)
 Đáp số: 5398 người
Tóm tắt
 1245 cái áo
 Đã bán còn ? cái áo
Giải
Số cái áo cửa hàng đã bán là 
1245 : 3 = 415 (cái)
Số cái áo cửa hàng còn lại là
1245 - 415 = 830 (cái)
 Đáp số: 830 cái 
Tóm tắt
 20500 cây
 Đã bán Còn ? cây
Giải
Số cây đã trồng là
20500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là: 
20500 - 4100 = 16400 (cây)
 Đáp số: 16400 cây
- Điền đúng sai 
a, 96 : 4 x 2 = 24 x 2 = 48 Đ
b, 96 : 4 x 2 = 96 : 8 = 12 S
c, 96 : (4 x 2) = 96 : 8 = 12 Đ
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
_________________________________________
Tiết 2 : Thủ công
Tiết 34: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI ĐƠN GIẢN(T1)
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Mến
_____________________________________________
Tiết 3 : Tập viết
ÔN CHỮ HOA: A, M, N, V (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu
 - Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2) A, M (1 dòng), N, V (1 dòng) viết đúng tên riờng An Dương Vương (1 dòng) vàcâu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: Mẫu chữ viết hoa A, N, M, V (kiểu 2)
 Tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
 - Hs: Vở + Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra vở tập viết 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu: 
2.2. Hướng dẫn HS viết bảng con
a) Hướng dẫn HS viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Yêu cầu HS viết chữ hoa M, N, V 
 (kiểu 2) vào bảng con 
- Nêu cách viết các chữ đó ? 
b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
- Em biết gì về An Dương Vương?
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết: An Dương Vương
2.3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
-câuca dao muốn núi với chỳng ta điều gì?
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết: Tháp Mười, Việt Nam
2.4. Hướng dẫn HS viết vở tập viết 
 - Gv nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ A, M cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, N cỡ nhỏ
+ 1 dòng An Dương Vương cỡ nhỏ 
+ 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ
2.5. Chấm, chữa bài
- Thu chấm từ 5, 7 bài 
- Nhận xét, chữa lỗi
3. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
- Có các chữ hoa: A, N, M, V, D
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- 1, 2 HS nêu quy trình viết chữ hoa A, N, M 
- Hs đọc từ "An Dương Vương " 
- An Dương Vương là tên gọi của Thục Phán vua nước Âu Lạc sống cách đây 2000 năm. Ông là người đã xây thành Cổ Loa.
- - Chữ A, V, D, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li 
 - Bằng 1 con chữ o
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- HS đọc
- Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất
- Chữ T, M, N, V, B, H, g cao 2,5 li. Chữ p, đ cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. Chữ s cao 1,25 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
_______________________________________
Tiết 4 : Tập làm văn
Tiết 31: NGHE - KỂ : VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY
 I. Mục đích yêu cầu
 - Nghe và nói lại được thông tin trong bài: Vươn tới các vì sao.
 - Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được.
II. Đồ dùng dạy học
 - Gv: Tranh ảnh minh hoạ từng mục trong bài: Vươn tới các vì sao 
 - Hs: Vở
 - Hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp, nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: 
- 2, 3 HS lên bảng đọc trong sổ tay (hoặc vở) ghi chép những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2.Hướng dẫn làm bài:
Bài 1: Miệng 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Bài vươn tới các vì sao gồm mấy nội dung ?
- Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì ?
- Quốc gia nào đã phóng thành công con tàu này ? Họ đã phóng nó vào ngày, tháng, năm nào ?
- Ai là người đã bay trên con tàu đó ?
- Con tàu đã bay mấy vòng quanh trái đất ? 
- Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai ? Ông là người nước nào ?
- Am-xtơ-rông đặt chân lên mặt trăng vào ngày nào ?
- Con tàu nào đã đưa Am-xtơ-rông lên mặt trăng ?
- Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ ?
- Chuyến bay nào đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ ?
*Kể trong nhóm
- Yêu cầu thảo luận theo cặp 
* Kể trước lớp 
- Gọi 1 số HS nói lại từng mục trước lớp 
- GV nhận xét đánh giá 
Bài 2: Viết 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thực hành viết vào sổ tay 
- HS tiếp lời đọc trước lớp 
- Cả lớp, GV bình chọn bạn ghi chép sổ tay hay nhất. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau
 - Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
- Bài gồm 3 nội dung: 
 + Chuyến bay đầu tiên của con tàu vũ trụ
 + Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng 
 + Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
- Con tàu phóng thành công vào vũ trụ đầu tiên là tàu Phương Đông 1 của Liên Xô. 
- Liên Xô đã phóng thành công con tàu này vào ngày 12-4-1961
- Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin
- Con tàu đã bay 1 vòng quanh trái đất 
- Nhà du hành vũ trụ Mĩ Am-xtơ-rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. 
- Ngày 21-7-1964
- Tàu A-pô-lô
 - Đó là anh hùng Phạm Tuân.
- Đó là chuyến bay trên tàu liên hợp của Liên Xô vào năm 1980.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi 
- Một số HS nói trước lớp mỗi HS chỉ nói về 1 mục. 
- Cả lớp theo dõi để bổ xung 
- 2 HS đọc
- HS viết 
- Nhiều HS đọc
a) Người đầu tiên bay vào vũ trụ là Ga-ga-rin ngày 12-4-1961
b) Người đầu tiên lên mặt trăng là Am-xtơ-rông người Mĩ ngày 21-7-1969
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là anh hùng Phạm Tuân năm 1980. 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 34.doc