Giáo án Tuần 6 Lớp 4

Giáo án Tuần 6 Lớp 4

TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I.Mục đích – yêu cầu:

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu ND: Nỗi dằn văt của An - đrây - ca thể hiện trong tình thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (Trả lời được các CH trong SGK)

* Giáo dục kĩ năng sống : - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

 - Thể hiện sự cảm thông.

 - Xác định giá trị.

II.Đồ dùng dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 6 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Thứ hai 
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I.Mục đích – yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn văt của An - đrây - ca thể hiện trong tình thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (Trả lời được các CH trong SGK)
* Giáo dục kĩ năng sống : - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
 - Thể hiện sự cảm thông.
 - Xác định giá trị.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa (sgk). 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc
III.Các hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ:Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi ở SGK
* GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài- ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- HS khá đọc cả bài
- Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài (3 lượt)ï
- Lượt 1 : GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS .
- Lượt 2 : Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ ở phần chú giải GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ.
- Lượt 3 : HS đọc nối tiếp, GV và HS theo dõi, nhận xét, sửa sai.
* GV theo dõi sửa sai.
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
+ Gọi HS đọc đoạn1
H: Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
H: Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào?
H: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
H: Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Ghi ý 1 lên bảng. 
 * Ý 1: An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
 * Gọi 1 em đọc đoạn 2.
H: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
H: Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
H: An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
H: Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
H: Nội dung của đoạn 2 nóiø gì? 
- Ghi ý 2 lên bảng 
 Ý 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- Gọi 1 em đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu nội dung chính của bài.
Đại ý:Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với bản thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
- Gọi 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn của bài. Cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ . GV đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- Nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố - Dăn dò:
- Gọi 1 em đọc lại toàn bài và nêu đại ý.
- NhËn xÐt tiÕt häc.
-1 HS đọc .
- HS lần lượt đọc nối tiếp mỗi HS đọc 1 đoạn.
- HS đọc nối đoạn 
- Sửa phát âm sai.- Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó
- Đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
+ 1HS đọc - cả lớp đọc thầm. Tham gia trả lời câu hỏi
- Nhắc lại ý đoạn 1
- 1HS đọc , cả lớp đọc thầm.
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm SGK
-Vài HS nêu.
- 2 em đọc cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc
HS lắng nghe.
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay
- HS phân vaiø đọc .
-lớp theo dõi –nhận xét
- 2HS nêu.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện.
 -----------------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
- BT cần làm 1, 2
II .Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài 3
III.Các hoạt động dạy – học:
1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm: 
Bài1: Viết 5 số tự nhiên: 
- Đều có 4 chữ số:1; 5; 9; 3 :1593; 1953; 5193; 5139,.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng giá trị các hàng của nó
45 789 = 40 000 + 5000 + 700 + 80 + 9
123 457 = 100 000 + 20 000 + 3000 + 400 + 50 + 7
- Nhận xét chấm điểm cho HS.
3.Bài mới :GV giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động dạy
Bài 1: 
Gọi 1 em đọc đề bài .
H: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
Bài 2: 
+ Yêu cầu HS quan sát biểu đồ SGK .
H: Biểu đồ biểu diễn gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét, cho điểm HS.
4.Củng cố - Dặn dò 
+ GV nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- Làm bài vàoVBT.
- Quan sát biểu đồvà trả lời câu hỏi.
-Nghe và thực hiện.
---------------------------------------------------------------------
LỊCH SỬ
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
I. Mục tiêu
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trung (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do cầm thù giặc xâm lược, thi sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà)
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân t a.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ SGK
- Lược đồ diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
II. Các hoạt độnng dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gv gọi 3 HS lên bảng kiểm tra 3 câu hỏi ở cuối bài 3.
+ Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài
HĐ1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ GV yêu cầu HS đọc SGK từ: Đầu thế kỉ thứ 1trả thù nhà.
* GV giải thích các khái niệm:
+ Quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Trung Bộ chúng đặt là Quận Giao Chỉ
+ Thái Thú: Là một chức quan cai trị một quận thời Hán đô hộ nước ta.
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Gọi đại diện HS phát biểu ý kiến.
* GV nêu vấn đề: Khi có bạn cho rằng Hai Bà Trưng phất cờ kgởi nghĩa là do Tô định giết chết chồng bà trưng trắc là Thi Sách , có bạn lại cho rằng do căm thù giặc áp bức, bóc lột nhân dân ta đếân cùng cực. 
* GV kết luận: Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng . việc Tô Định giết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng càng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
HĐ2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng.
* GV treo lược đồ khu vực nổ ra cuộc khởi nghĩavà giới thiệu: năm 40, Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩ a nổ ra trên một khu vực rộng , mạnh mẽ.( GV chỉ trên lược đồ)
 * GV yêu cầu HS tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa.
 HĐ 3: Kết quả và ý nghĩa của Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
H: Khởi nghĩa Hai bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
H: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
H: Sự thắng lợi đó nói lên điều gì?
3. Củng cố – dặn dò:
+ GV yêu cầu HS đọc phần bài học.
+ Gv nhận xét tiết học và dặn HS học bài ở nhà.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi sau đó phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- 2HS thuật lại – lớp theo dõi.
- HS trả lời: 
- 3 em HS đọc lại ghi nhớ.
--------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
* Giáo dục kĩ năng sống : - Kĩ năng bày tỏ ý kiến ở gia đình và lớp học.
 - Kĩ năng lắng nghe người khác bày tỏ ý kiến.
 - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
 - Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi 5 tình huống .
III.Các hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên trả lời:
H: Đối với những việc co liên quan đến mình, các em có quyền gì? 
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em? 
3.Bài mới: GV giới thiệu bài –Ghi đề bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Trò chơi : “có - không”.
- Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm một miếng bìa 2 mặt xanh – đỏ
- GV sẽ lần lượt đọc các câu tình huống yêu cầu các nhóm nghe và thảo luận cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không.
1.GV nêu tình huống: Bạn Hà lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì? ( Có)
2. Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết (Không)
3. Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An. (Có)
4. Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không biết. (Không)
5. Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam. (Có)
6. Bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học tập ở trường khác mà không cho Mai biết . (không).
- GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm.
- Yêu cầu HS trả lời: Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào? - Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất- đảm bảo quyền được tham gia.
- Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái.
Hoạt động 2:Em sẽ nói như thế nào?.
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
TH1: Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
TH2: Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em vẫn muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào?
TH3: Bố mẹ cho em tiền để muamột chiếc cặp mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào?
TH4: Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói thế nào với bác tổ trưởng dân phố?
- GV tổ chức làm việc cả lớp
+ Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện . 
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi “Phỏng vấn”
Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi.
-Yêu cầu HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn 
+ Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi.
* Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiệnphát triển tốt nhất.
4. Củng cố - dặn dò:Về nhà học bài và thực hành tốt theo bài học .
- HS ngồi thành nhóm 6 em.
- HS sau nghe GV đọc tình huống phải thảo luận xem câu đó có hay không – sau hiệu lệnh sẽ giơ biển: mặt xanh: không. mặt đỏ: có
- Lần lượt HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm đóng vai.
Tình huống 1; 2; 3 vai bố mẹ  ... n phiếu đúng.
Hoạt động 3: Trò chơi “Em tập làm bác sĩ”
GV hướng dẫn HS tham gia chơi.Cho 3 HS tham gia 1 em vai bác sĩ, 1 em vai bệnh nhân, 1em vai người nhà bệnh nhân.
+ Vai bệnh nhân và người nhà nói dấu hiệu của bệnh, vai bác sĩ đọc tên bệnh
+ GV nhận xét ghi điểm cho HS.
+ Hoạt động cả lớp.
+ Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị .
- Nhận phiếu học tập.Hoàn thành phiếu học tập.
- HS chữa phiếu học tập.
Bổ sung , các em khác chữa phiếu của mình.
- HS tham gia đóng vai chơi trò chơi : 1 em làm bệnh nhân,1 em làm bác sĩ . Bác sĩ khám và chữa bệnh cho bệnh nhân bị bệnh bướu cổ.
-Các nhóm khác nhận xét
3.Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
I/ MỤC TIÊU :
Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của quả dạng hình cầu.
Biết cách vẽ quả dạng hình cầu
Vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ :
 - Chuẩn bị tranh ,ảnh về một số loịa quả dạng hình cầu .
HS yêu thiên nhiên ,biết chăm sóc và bảo vệ cây rừng .
HS : - SGK 
 Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
Bút chì ,tẩy ,màu vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦÛ YẾU 
GV
HS
1/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài : GV ghi tựa bài 
HOẠT ĐỘNG 1 :
QUAN SÁT NHẬN XÉT
- GV giới thiệu một số quả đã chuẩn bị và tranh ảnh về quả có dạng hình cầu hoặc hình 1 trang 16 SGK cho HS xem đồng thời đặt câu hỏi để gợi ý .
- GV tóm tắt : Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại ,rất đa dạng và phong phú .Trong đó mỗi loại đều co hình dáng ,đặc điểm ,màu sắc khác nhau và vẻ đẹp riêng .
HOẠT ĐỘNG 2
CÁCH VẼ QUẢ
- GV dùng hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ quả .
- GV hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy .
- GV nhac nhở HS có thể vẽ bằng chì đen hoặc bằng màu .
 HOẠT ĐỘNG 3
 THỰC HÀNH
 -GV có thể sắp xếp lại lớp học cho phù hợp với hoạt động thực hành .Có thể bày từ 2 đến 3 mẫu ,hoặc bày nhiều mẫu cho HS vẽ theo nhóm .Mẫu vẽ có thể là một hoặc hai quả .
- Nhắc HS quan sát kĩ để nhận ra đặc điểm vật mẫu trước khi vẽ .
- Gợi ý cho HS nhớ lại và vẽ theo các bước như đã hướng dẫn ,nhắc HS xác định khung hình và sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy 
- Trong khi HS vẽ ,GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn HS 
 HOẠT ĐỘNG 4
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 
- GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm ,nhược điểm rõ nét để nhận xét .
- GV cùng HS xếp loại các bài về bố cục và cách vẽ .
2/ Củng cố,dặn dò : NhËn xÐt tiÕt häc
HS lắng nghe 
HS lắng nghe 
HS lắng nghe và quan sát 
- HS lắng nghe và quan sát 
HS chú ý làm theo hướng dẫn 
HS thực hiện 
HS quan sát 
 HS vẽ theo trí nhớ 
HS cùng GV thực hiện 
HS thực hiện theo yêu cầu 
HS quan sát theo hướng dẫn 
 -HS lắng nghe 
 --------------------------------------------------------------- 
 Thứ sáu 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN 
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truỵên (BT1)
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT3)
II. Chuẩn bị : - GV : Tranh minh họa cho truyện trang 64 SGK
	 Bảng phụ. 
	 - HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ : 
- Cho HS nhắc lại bố cục của bài văn kể chuyện
- Gv bổ sung – nhận xét .
Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh kể chuyện theo tranh
- Chia nhóm cho HS kể chuyện.
- GV bổ sung và gợi ý cho các em kể đầy đủ.
- Cho HS kể nhiều lượt.
- Tổ chức trao đổi rút ra ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tính thật thà của một chàng trai nghèo làm nghề đốn củi.
* Hoạt động 2 : Tổ chức làm bài tập
- Cho HS nghiên cứu yêu cầu bài tập 2 ở SGK để làm bài vào vở.
- Tổ chức trình bày bài : Cho HS đứng tại chỗ nêu nội dung của bài mình cho cả lớp nghe.
- GV cho HS nhận xét và bổ sung thêm những thiếu sót của HS.
+ Chú ý cách dùng từ, diễn đạt phải trôi chảy, đúng với nội dung bài.
+ Đầy đủ ý ,không nên quá dài.
Củng cố – dặn dò : 
- Khắc sâu lại nội dung bài : Cách xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện
- Tuyên dương những học sinh xây dựng được đoạn văn hay có ý nghĩa.
- 3 em nhắc lại 
- HS kể theo nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- HS trao đổi theo nhóm bàn . Rút ra ý nghĩa câu chuyện
- HS làm bài cá nhân. Ghi chép các ý vào vở .
- HS trình bày bài.
- Lớp nhận xét.
HS l¾ng nghe
-----------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
PHÉP TRỪ
 I.Mục tiêu: 
 - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
 - Làm các bài tập : bài1; bài 2(dòng1); bài 3.
II. Đồ dùng dạy – học:
* Vẽ sẵn hình bài 4 trên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 3 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước và kiểm tra một số vở ở nhà của vài em khác.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
2 Dạy bài mới:
HĐ1: Củng cố kĩ năng làm tính trừ
+ GV viết lên bảng hai phép tính trừ:
865 279 – 450 237 và 647 253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính và tính.
+ GV và cả lớp nh âïn xét về cách đặt tính và kết quả tính.
H: Hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
+ GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính , sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính trong bài.
 987864	839084
 - 783251 - 246937 
 204613 592147
+ GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: (dòng 1)
+ GV yêu cầu HS tự làm vào vở , sau đó gọi HS lên bảng làm.
+ Gv theo dõi giúp HS còn yếu hoàn thành bài tập.
Bài 3: 
+ GV gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
+ GV yêu cầu HS làm bài.
+ Tổ chức sửa bài cho HS.
 Củng cố – Dặn dò:+ GV nhận xét tiết học.
- Lần lượt 3 HS lên thực hiện theo yêu cầu của GV 
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp rồi nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 647 253 – 285 749.
- 2HS lên bảng làm , acả lớp làm vào vở bài tập: 987 864 – 783 251) (trừ không nhớ ) và phép tính 839 084 – 246 937 (trừ có nhớ )
- 1 HS lên bảng làm, lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- HS đọc đề bài.
- HS xác định được nội dung bài tập: 
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS lắng nghe và ghi bài về nhà.
KĨ THUẬT
 KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG 
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Khâu ghép được hai mép mảnh vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Với học sinh khéo tay:
Khâu ghép được hai mép mảnh vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II . Đồ dùng dạy - học:
- Chuẩn bị như tiết 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1. Ổn định: Chuyển tiết.
 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Gọi 1 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải.
- GV nhận xét ghi bảng:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu lược.
+ Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- Yêu cầu Hs thực hành, GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải: Đường khâu cách đều mép vải.
+ Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định.
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét – Dặn dò:	
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
- 1 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Trưng bày sản phẩm thực hành.
- Đánh giá sản phẩm theocác tiêu chí GV đưa ra.
 ------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI - ĐỨNG LẠI
I- Mục tiêu :
 - Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại
 - Học trò chơi “ Ném bóng trúng đích”
II- Địa điểm, phương tiện: Tại sân trường. 
III -Nội dung và phương pháp lên lớp : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu : 
- GV ổn định lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục luyện tập : 
- Trò chơi làm theo khẩu lệnh: 
- Giậm chân tại chỗ:
* 2. Phần cơ bản : 
a) HS đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lai.
- GV làm mẫu động tác chậm, vừa làm động tác vừa giảng giải kĩ thuật động tác. 
b) Trò chơi :
- Trò chơi “Ném bóng trúng đích”. GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi.
3. Phần kết thúc : 
- GV tổ chức cho HS thực hiện 
- Hệ thống bài : 
-Dặn dò : Về nhà tập luyện các động tác
- GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe theo đội hình hàng ngang
- HS chơi do lớp trưởng tổ chức 
- HS giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 - 2.
- HS cả lớp thực hiện 2 lần
- HS thực hiện cán sự lớp hướng dẫn.
- HS quan sát và lắng nghe GV làm mẫu.
- HS tập hợp đội hình lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- HS cả lớp chạy đều nối tiếp nhau thành một vòng tròn. HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
 -------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt tuần 6
1. Mục đích yêu cầu: 
- Học sinh nắm được tình hình học tập, hoạt động trong tuần: ưu điểm, khuyết điểm.
- Biết đựợc kế hoạch phương hướng học tập, lao động, đạo đức tuần tới.
2. Các hoạt đông dạy học:
 Giáo viên đánh giá trong tuần qua:
 - Ưu điểm: .
 - Nhược điểm: .
.
.
- Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới : .
.
.
 Ký duyệt, ngày tháng năm 2012
 Phụ trách chuyên môn:
 Nguyễn Thái Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 4 Tuan 6 Chuong trinh 1 buoi ngay.doc