Tập đọc - Kể chuyện:
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
A/ Mục đích, yêu cầu:
TĐ : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Rèn đọc đúng các từ như : dẫn bóng , ngần ngừ, sững lại, khuỵu xuống.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn . Phải tôn trọng luật giao thông , tôn trọng luật lệ , qui tắc chung của cộng đồng ( Trả lời được các CH trong SGK
KC: Kể lại được một đoạn văn của câu chuyện
HS khá , giỏi kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật
- GD HS chấp hành tốt luật lệ giao thông và những quy định chung của xã hội.
B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa sách giáo khoa.
TUẨN 7 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG A/ Mục đích, yêu cầu: TĐ : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . - Rèn đọc đúng các từ như : dẫn bóng , ngần ngừ, sững lại, khuỵu xuống... - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn . Phải tôn trọng luật giao thông , tôn trọng luật lệ , qui tắc chung của cộng đồng ( Trả lời được các CH trong SGK KC: Kể lại được một đoạn văn của câu chuyện HS khá , giỏi kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật - GD HS chấp hành tốt luật lệ giao thông và những quy định chung của xã hội. B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa sách giáo khoa. C/ Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ:4’ - Gọi 3 em đọc thuộc lòng một đoạn trong bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học “ + TLCH. - Giáo viên nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: Tập đọc a) Phần giới thiệu : b) HĐ1;20’Luyện dọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . - Đọc từng câu trước lớp, GV sửa sai. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng và giúp các em hiểu nghĩa của từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành... - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. - Mời 3HS nối tiếp thi đọc 3 đoạn của bài. - Yêu cầu cả lớp đọc ĐT cả bài. c)HĐ2: 10’ Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gọi 2HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và TLCH: + Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? + Vì sao trận bóng phải tạm dừng lại lần đầu ? - Mời 2em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, TLCH: + Vì sao mà trận bóng phải dừng hẳn? +Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3, TLCH: + Tìm các chi tiết cho biết Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn ? + Câu chuyện này muốn nói lên điều gì ? d) HĐ3: 10’ Luyện đọc lại : - GV đọc mẫu đoạn , hướng dẫn học sinh đọc đúng câu khó trong đoạn. - Mời 2 nhóm thi đọc phân vai. - Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất . * Kể chuyện :20’ 1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh kể chuyện . + Câu chuyện vốn kể theo lời ai ? +Ta có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào? - Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập nhập vai nhân vật để kể. - Gọi 1HS kể mẫu theo lời 1 nhân vật.. - Từng cặp học sinh tập kể . - Gọi 3HS thi kể. - Giáo viên cùng lớp bình chọn người kể hay nhất . - 3HS lên bảng đọc thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích và TLCH. - Cả lớp nghe GV giới thiệu bài. - Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ: cướp , dẫn bóng , bấm nhẹ khuỵu xuống , sững lại - Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ở mục chú giải. - Tự đặt câu với mỗi từ. - Luyện đọc theo nhóm. - 3HS thi đọc , lớp nhận xét tuyên dương. - Cả lớp đọc ĐT cả bài. - 2 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. + Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường. + Vì Long mãi đá bóng suýt tông vào xe máy. Bác đi xe nổi nóng khiến cả bọn chạy toán loạn . - 2em đọc lại đoạn 2,lớp đọc thầm và trả lời + Quang sút bóng chệch lên vỉa hè đập vào đầu một cụ già khiến cụ loạng choạng rồi khuỵu xuống . + Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy . - Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời: + Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang , sợ tái cả người , cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo “ Ông ơi cụ ơi Cháu xin lỗi !”. + Không được chơi bóng dưới lòng đường. - Lắng nghe đọc mẫu. - 2 nhóm lên thi đọc . - Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất . - Người dẫn chuyện . - Kể đoạn 1 : Lời của Quang , Vũ Long , Bác lái xe ... -Tập kể theo sự nhập vai của từng nhân vật - Một em lên kể mẫu, lớp theo dõi. - Tập kể theo cặp. - Lần lượt từng em kể cho lớp nghe về một đoạn của câu chuyện . - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất IV. Củng cố dặn dò : 2’ + Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ? - Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới. ----------------------------------------------------------- Toán:tiết 31 BẢNG NHÂN 7 A/ Mục tiêu - Bước đầu thuộc bảng nhân 7 - Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán . - Bài tập: 1, 2, 3 - GD học sinh yêu thích học toán B/ Chuẩn bị : Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn . C/ Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ : - Gọi 3HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính: 30 : 5 34 : 6 20 : 3 - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) HĐ1:15’* H/dẫn HS lập bảng nhân 7 : * Một số nhân với 1 thì bằng chính số đó . - Giáo viên đưa tấm bìa lên và nêu : - 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn -7 được lấy một lần bằng 7 . Viết thành : 7 x 1= 7 đọc là 7 nhân 1 bằng 7. * Tìm kết quả phép nhân một số với một số khác a/ Hướng dẫn lập công thức : 7 x 1 = 7 ; 7 x 2 = 14 ; 7 x 3 = 21 - Cho quan sát một tấm bìa có 7 chấm tròn nêu câu hỏi : - 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy ? - Yêu cầu học sinh nhắc lại để giáo viên ghi bảng . - Tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi : -Có tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn , 7 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy? Ta viết phép nhân như thế nào ? - Gọi học sinh lên bảng viết lại 7 x 2 bằng bao nhiêu ? Vì sao 7 x 2 = 14 ? - Gọi vài học sinh nhắc lại . + Làm thế nào để tìm được 7 x 3 bằng bao nhiêu ? - Ghi bảng như hai công thức trên . - Cho HS tự lập các công thức còn lại của bảng nhân 7. - Gọi 1 số em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét. - Cho cả lớp HTL bảng nhân 7. c) Luyện tập: Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa . -Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi học sinh nêu miệng kết quả. - GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét , bổ sung. Bài 2 : -Yêu cầu học sinh đọc bài toán. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. - Mời một học sinh lên giải. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài 3 -Yêu cầu quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số. - Gọi HS đọc dãy số vừa điền. - Giáo viên nhận xét đánh giá. - 3 học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp theo dõi nhận xét. *Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Lớp lần lượt từng học sinh nhắc lại : - Quan sát tấm bìa để nhận xét . - Thực hành đọc kết quả chẳng hạn : 7 chấm tròn được lấy một lần thì bằng 7 chấm tròn. - Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 7 . - Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để nêu : - 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 - Có 7 chấm tròn được lấy 2 lần ta được 14 chấm tròn . - Ta có thể viết 7 x 2 = 14 - Đọc : Bảy nhân hai bằng mười bốn 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21. Vậy 7 x 3 = 21 - Tương tự học sinh hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 7 . - HS nêu kết quả. - Cả lớp HTL bảng nhân 7. * Dựa vào bảng nhân 7 vừa học để điền kết quả vào chỗ trống . - Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả. - 2 em đọc bài toán. - HS nêu kết quả - Lớp nhận xét, chữa bài - 2 em đọc bài toán. - Cả lớp làm bài vào vở bài tập . - Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài. - 1 Hs đọc - Quan sát và tự làm bài. - 3HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi bổ sung. D) Củng cố - Dặn dò:2’ - HS đọc bảng nhân 7 - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập ------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010 Chính tả: tiết 13 Tập chép: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I/ Mục tiêu: - Chép và trình bày đúng bài CT. Viết đúng 1 số từ khó: xích lô, xịch, quá quắt, mếu máo. - Làm đúng BT(2) b - Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3) - GD Hs tính chăm chỉ, chịu khó II/Đồ dùng * GV: Bảng lớp viết bài tập chép. Bảng phụ kẻ bảng chữ BT3. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 4’ 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1:20’ Hướng dẫn Hs nhìn - viết. - Gv đọc đoạn. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết. - Hỏi: + Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? + Lời của nhân vật được đặt sau dấu câu gì? HD viết từ khó. b/ Viết chính tả: Hs nhìn bảng viết bài vào vở. - Gv theo dõi, uốn nắn. - HS sữa lỗi. -Chấm tập. Nx, ghi điểm. Hoạt động 2: 10’Hướng dẫn Hs làm bài tập. + Bài tập 2: Chọn 2b) - Nx, td. + Bài tập 3 :Điền chữ và tên chữ - GV hướng dẫn cách điền chữ và tên chữ - GV theo dõi, nhận xét, chữa bài Hs lắng nghe. 2 – 3 Hs đọc lại. Những chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người. Dấu hai chấm, xuống dòng. Hs viết bảng con. Hs đọc yêu cầu của bài. HS làm nhóm, trình bày kết quả Lớp nhận xét, chữa bài Hs đọc yêu cầu của bài. 11Hs lên bảng điền. Lớp nhận xét, chữa bài Hs đọc 11 chữ cái. IV.Củng cố- dặn dò: 1’ -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài: Bận. ----------------------------------------------------- Toán: tiết 32 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán (bt1,2,3.4) - Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể (bt1b, bt 4) - GD học sinh tính chăm chỉ , chịu khó và yêu thích học toán - TCTV: HS nêu câu lời giải II/ Đồ dùng: Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy -học: 1. Bài cũ: 4’ 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1:15’làm bài 1, 2. Bài 1:Tính nhẩm + Phần a). - Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc kết quả phép tính trong phần a). + Phần b) - Yêu cầu Hs tiếp nối đọc kết quả phần 1b). - Sau đó yêu cầu cả lớp làm vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. Bài 2:Tính - Gọi 1 HS lên bảng làm mẫu: 7 x 5 + 15 - Yêu cầu Hs tự làm vào vở - Gv mời 4 Hs lên bảng làm. - Gv chốt lại: * Hoạt động 2:15’Làm bài 3, 4. Bài 3: + Mỗi lọ có bao nhiêu bông hoa? + Bài toán hỏi gì? + Vậy muốn biết 5 lọ có bao nhiêu bông hoa ta phải làm gì? - Yêu câu hs nêu câu lời giải - Gv yêu cầu Hs làm vào vở. 1 em làm bảng - Gv nhận xét, chốt lại. Bài 4: - GV vẽ hình chữ nhật có chia các ô vuông giống đề bài lên bảng. - Gv hướng dẫn Hs làm bài. - Gv mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng 2Hs đọc bảng nhân 7 Hs đọc yêu cầu đề bài, làm vào vở. Hs nối tiếp nhau đọc kết quả phần a). HS làm bài. Hs nối tiếp nhau đọc kết quả phần b)(môi em làm 1 cột) Vài HS nêu lại Hs đọc yêu cầu đề bài. 7 x 5 + 15 = 35+15 = 50 Bốn Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa. Ta tính 7 x ... àm bảng - Gv nhận xét, chốt lại: Bài 4: làm cá nhân. - Yêu cầu Hs vẽ đọan thẳng AB dài 6cm. - Yêu cầu Hs đọc phần b). - Muốn vẽ đoạn thẳng CD chúng ta phải biết được điều gì? - Hãy tính độ dài đoạn thẵng CD. - Yêu cầu Hs vẽ độ dài đoạn CD, - Gv mời 3 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs nêu. 1 số em lên bảng. Hs nhận xét. Có 6 bạn nam. Gấp 3 lần. Tính số bạn nữ. Ta lấy 6 x 3. HS nêu: số bạn nữ là 1 Hs làm bảng . Các em còn lại làm vào vở. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs vẽ độ dài đoạn CD. Hs đọc phần b) Biết độ dài đoạn CD. Độ dài đoạn CD là: 6 x 2 = 12 (cm) Hs lên bảng làm. Các em còn lại vẽ vào vở. Hs nhận xét. IV.Tổng kết – dặn dò: 1’ - Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. - GD học sinh có ý thức giữ gìn sức khỏe cộng đồng II/ Đồ dùng: Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 4’ 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. + Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay do tuỷ sống trực tiếp điều khiển? + Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì? + Theo bạn, não hay tủy sống đã điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định và không vứt đinh ra đường? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. => Khi bất ngờ giẫm phải đinh, chân ta co lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi rút đinh ra khỏi dép, nam vứt đinh vào thùng rác. Viêc làm này giúp cho người khác không giẫm phai đinh. Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến Nam không vứt đinh ra đường. * Hoạt động 2: Thảo luận. Bước 1 : Làm việc cá nhân. - Gv yêu cầu Hs đọc ví dụ hình 2 trang 31 SGK. -Mời HS nêu lại nội dung hình 2. - Mời Hs K-G suy nghĩ ra một ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc. Bước 2: Làm việc theo cặp. - Hai Hs quay mặt lại với nhau lần lượt nói về kết quả làm việc cá nhân, góp ý để cùng hoàn thiện những ví dụ của nhóm mình. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Gv gọi một số Hs xung phong trình bày trước lớp . - Gv đặt thêm câu hỏi: + Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học? - Gv chốt lại. => Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ. - Dựa theo cách phân tích “rụt tay lại khi sờ phải vật nóng”,các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình1 T 30 SGK. Và trả lời câu hỏi của GV Hs quan sát hình. Hs trả lời mỗi nhóm 1 câu. Nhóm khác bổ sung. HS kể lại được não điều khiển hoạt động viết chữ. Hs mỗi em suy nghĩ một ví dụ và phân tích. Hs làm việc theo cặp. Hs xung phong trình bày kết quả thảo luận. Hs nhận xét. IV.Củng cố-Dặn dò:1’ Nhận xét bài học. Về xem lại bài. --------------------------------------------------------------- Tập làm văn:Tiết 7 Nghe – kể KHÔNG NỠ NHÌN. TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I/ Mục tiêu: - Nghe- kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn (BT1) - Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GV gợi ý.(BT2) - GD HS cần có nếp sống văn minh nơi công cộng, bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái II/ Đồ dùng: Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: 4’ 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. - Kể lại câu chuyện “ Không nỡ nhìn”. - Gv mời Hs đọc yêu cầu và các câu hỏi cần trả lời. - Gv yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa. - Gv kể chuyện lần 1. - Gv hỏi: + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? + Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì? + Anh trả lời thế nào? + Em có nhận xét gì về anh thanh niên. - Gv kể lần hai. - Gv mời 1 Hs khá kể lại. - Gv mời từng cặp Hs kể. - Gv mời 3 – 4 hs thi kể trước lớp. - Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay. -Chốt ý:Anh thanh niên trên chuyến xe buýt không biết nhường chỗ cho người già và phu nữ , lại che mặt và giải thích rất buồn cười: “không nỡ nhìn người gìa và các phụ nữ phải đứng” -Liên hệ thực tế nhắc HS: * Hoạt động 2: Từng Hs làm việc. Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài. Gv mời 1 Hs đọc 5 bước tổ chức cuộc họp viết trên bảng. - Sau đó Gv cho từng tổ làm việc theo trình tự. + Chọn người đóng vai tổ trưởng. + Tổ trưởng chọn nội dung họp.( gợi ý: cần chọn nội dung mà cả tổ quan tâm.(theo gợi ý sgk hay vấn đề khác được gv đồng ý) + Họp tổ.(nhắc nhở HS nghiêm túc, hăng hái phát biểu, tổ trưởng phải nghiêm chỉnh, tránh cười giỡn trong khi họp. - Gv mời hai, ba tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tốt. Hs đọc. Anh ngồi hai tay ôm mặt. Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không? Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. Hs trả lời. Hs lắng nghe. 1 Hs kể lại. Từng cặp Hs kể. 3 – 4 Hs thi kể trước lớp. Hs nhận xét. HS lắng nghe Hs đọc yêu cầu đề bài. Lớp nhẩm đọc theo Từng tổ tiến hành cuộc họp. Hai tổ lên thi. Hs nhận xét. IV.Củng cố-dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------- Chính tả: Nghe- viết TIẾT 14 : BẬN I/ Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng các dòng thơ , khổ thơ 4 chữ. ViẾt đúng 1 số từ: bận, thổi nấu, hát thù... - Làm đúng BT điền tiếng có vần en/oen (BT2). - Làm đúng BT(3)b. - GD Hs tính chăm chỉ, cẩn thận II/ Đồ dùng: * Bảng phụ. II/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 4’ 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1:20’ Hướng dẫn Hs nghe-viết. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc một lần khổ thơ viết. Gv mời 2 HS đọc lại khổ thơ sẽ viết. - Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ: + Bài viết theo thể thơ gì? + Những chữ nào cần viết hoa? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? - Gv hướng dẫn các em viết bảng con những từ dễ viết sai. Gv đọc cho Hs viết bài vào vở. - Gv quan sát Hs viết. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: 10’Hướng dẫn Hs làm bài tập. + Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - GV nhận xét, chữa bài + Bài tập 3:Chọn 3 b) - Gv chia lớp thành nhóm cặp. Thảo luận tìm từ có thể ghép với:kiên/kiêng; tiến/tiếng. (HS K,G làm thêm cặp từ: miến/ miếng. - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. Thơ bốn chữ. Các chữ đầu mỗi dòng thơ. Viết lùi vào 2 ô. Hs viết :bận, thổi nấu, rộn vui, điều, góp... Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu của bài. Hs làm theo cặp HS trình bày kết quả Lớp nhận xét, bổ sung IV. Tổng kết – dặn dò. (2’) - Nhận xét tiết học. - Về xem và tập viết lại từ khó. - Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. ---------------------------------------------------------- Toán: tiết 35 BẢNG CHIA 7 I/ Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng chia 7. - Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn ( có một phép chia 7). - Bt cần làm:1,2,3,4. - GD Hs chăm chỉ, chịu khó và yêu thích học toán - TCTV: HS đọc các yêu cầu bài tập và nêu câu lời giải II/ Đồ dùng: Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học: Bài cũ: 4’- Bảng nhân 7 - GV nhận xét, ghi điểm Bài mới: 1. Giới thiệu bài: * Hoạt động 1:15’ Hướng dẫn Hs thành lập bảng chia 7. - Gv gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 7 lấy một lần ta tính ntn? - 7 chấm tròn chia thành nhóm, biết mỗi nhóm có 7 chấm tròn . Hỏi có bao nhiêu nhóm ? - Hãy nêu phép tính để tím số tấm bìa. - Gv viết lên bảng 7 : 7 = 1 và yêu cầu Hs đọc lại phép chia . - Gv gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”. - Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa? -Hãy lập phép tính . - Vậy 14 : 7 = mấy? - Gv viết lên bảng phép tính : 14 : 7 = 2. - Tương tự Hs tìm các phép chia còn lại - Gv yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 7. Hs tự học thuộc bảng chia 7 - Tổ chức cho Hs thi học thuộc lòng. * Hoạt động 2:10’ Làm bài 1, 2 Cho học sinh mở sgk. Bài 1: - Gv yêu cầu Hs tự làm. Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau. - Gv nhận xét. Bài 2: HS làm nhóm. - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gv yêu cầu Hs tự làm bài. - Yêu cầu 4 bạn lên bảng giải. - Gv hỏi: Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 không? Vì sao? - Gv nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3:10’ Làm bài 3, 4. Bài 3: - Gv chia nhóm cho Hs thảo luận . + Bài toán cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì? - Gv yêu cầu Hs nêu câu lời giải giải bài toán. - Gv nhận xét, chốt lại: Bài 4: Tương tự bài 3 - Yêu cầu Hs làm bài. - Gv chốt lại: - Cho HS quan sát 2 bài toán trên bảng, Gv gợi ý cho HS nhận ra 2 ý nghĩa của phép chia: Chia thành 7 phần bằng nhau và chia thành các nhóm Một số em Hs quan sát hoạt động của Gv và trả lời: 7 x 1 = 7. Có 1 nhóm Phép tính: 7 : 7= 1. Hs đọc phép chia cn, đt. 7 x 2 = 14 chấm tròn. Có 2 tấm bìa. Phép tính : 14 : 7 Bằng 2. Hs đọc lại. Hs tìm các phép chia. Hs đọc bảng chia 7 và học thuộc lòng. Hs thi đua học thuộc lòng. Hs đọc yêu cầu đề bài. Học sinh tự giải. 12 Hs nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài,. Mỗi em 1 cột. 4 Hs lên bảng làm. Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm vở. Có 56 học sinh xếp thành 7 hàng. Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh. Vài học sinh nêu câu lời giải Nhóm làm đính bài lên bảng. IV.Củng cố.dặn dò: 1’ - Nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: