Giáo án Tuần 8 - Buổi 1 - Lớp 3

Giáo án Tuần 8 - Buổi 1 - Lớp 3

Tập đọc+Kể chuyện:

Tiết 22+23: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

 I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

- Rèn đọc đúng các từ: lùi dần , lộ rõ, sải cánh, ríu rít.

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ( TL các câu hỏi 1,2,3,4,)

 B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện (HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ )

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 8 - Buổi 1 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc+Kể chuyện:
Tiết 22+23: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I. Mục tiêu: 
 A. Tập đọc:
- Rèn đọc đúng các từ: lùi dần , lộ rõ, sải cánh, ríu rít. 
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ( TL các câu hỏi 1,2,3,4,)
 B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện (HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ )
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa bài đọc (SGK), tranh ảnh chụp một đàn sếu.
 III. Các hoạt động dạy - học: Tập đọc:
A. Kiểm tra:
- Gọi đọc thuộc lòng bài thơ: “Bận” .
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc: 
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
+ Theo dõi sửa chữa những từ HS phát âm sai. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HD ngắt nghỉ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Cho 5 nhóm nối tiếp đọc 5 đoạn.
- Gọi một học sinh đọc lại cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Các bạn nhỏ đi đâu? 
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
- Vì sao các bạn quan tâm ông cụ như vậy?
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ nhõm hơn?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5 trao đổi để chọn tên khác cho truyện theo gợi ý SGK.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
4. Luyện đọc lại : 
- Đọc mẫu đoạn 2.
- Hướng dẫn đọc đúng câu khó trong đoạn.
- Mời 4 em nối tiếp nhau thi đọc các đoạn 2, 3,4, 5.
- Mời 1 tốp (6 em) thi đọc truyện theo vai.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
 Kể chuyện: 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK.
2. Hướng dẫn HS kể lại chuyện theo lời 1 bạn nhỏ:
- Gọi 1HS khá kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. 
- Cho từng cặp học sinh tập kể.
- Gọi 2HS thi kể trước lớp.
-** Mời 1HS kể lại cả câu chuyện ( nếu còn TG)
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 
C. Củng cố dặn dò : 
+ Các em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
- Dặn về nhà đọc lại bài, xem trước bài “Tiếng ru” 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ khó.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, tìm hiếu nghĩa các từ mới ở mục chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm ( nhóm 5 em).
- 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn.
- Một học sinh đọc lại cả câu truyện.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời:
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. 
+ Các bạn gặp một ông cụ đang ngồi ven đường, vẻ mặt buồn rầu, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm cụ. 
+ Các bạn là những người con ngoan, nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ.
+ Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi .
+ Ông cụ thấy nỗi buồn được chia sẻ, ông thấy không còn cô đơn 
- Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi tìm tên khác cho câu chuyện: Ví dụ Những đúa trẻ tốt bụng 
+ Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc. 
- 4 em nối tiếp thi đọc.
- Học sinh tự phân vai và đọc truyện.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Một em lên kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
- HS tập kể chuyện theo cặp.
- 2 em thi kể trước lớp.
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
- HS khá giỏi kể theo một nhân vật.
- HS tự liên hệ với bản thân.
___________________________________
Toán:
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng bảng chia 7 để làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia 7.
 - Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.( Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4)
II. Hoạt động dạy học :	
 A. Kiểm tra :
- Yêu cầu đọc bảng chia 7.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu tự làm bài vào vở nháp.
- Gọi HS nêu miệng kết quả của các phép tính.
Lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 Bài 2 : 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện trên bảng con.
- Mời 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3 : 
- HD HS phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 :
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài và nêu kết quả. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
C. Củng cố dặn dò:
- Đọc bảng chia 7?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập. 
- HS đọc bảng chia 7.
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- Cả lớp tự làm bài vào vở .
- 3HS nêu miệng kết quả nhẩm, lớp bổ sung. 
 7 8 = 56 79 = 63 42 : 7 = 6
 56 : 7 = 8 63 : 7 = 9 7 6 = 42 
....... 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm bài trên bảng con, 2 em làm bài trên bảng.
28
7
35
7
21
7
0
4
0
5
0
3
................................. 
- Một em đọc bài toán.
- Nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
- HS lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét.
Giải :
 Số nhóm học sinh được chia là :
35:7 = 5(nhóm)
 ĐS: 5 nhóm
- Cả lớp tự làm bài.
- 2HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
+ Hình a: khoanh vào 3 con mèo.
+ Hình b: khoanh vào 2 con mèo.
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 37: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.( Bài 1, bài 2, bài 3)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh vẽ 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK. 
III. Hoạt động dạy học :	
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s đọc lại các bảng chia đã học?
- Giáo viên nhận xét đánh giá bài học sinh. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. HD giảm đi một số lần:
* GV đính các con gà như hình vẽ - SGK.
+ Hàng trên có mấy con gà ?
+ Hàng dưới có mấy con gà?
+ Số gà ở hàng trên giảm đi mấy lần thì được số gà ở hàng dưới?
- Giáo viên ghi bảng:
 Hàng trên : 6 con gà 
 Hàng dưới : 6 : 3 = 2 (con gà) 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại. 
* Cho HS vẽ trên bảng con, 1 HS vẽ trên bảng lớp: đoạn thẳng AB= 8cm; CD = 2cm.
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm mấy lần thì được độ dài đoạn thẳng CD?
- Ghi bảng: 
Độ dài đoạn thẳng AB : 8cm
 CD = 8 : 4 = 2(cm)
- KL: Độï dài AB giảm 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD.
+ Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 10km đi 5 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
3. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
GV HD h/s yếu.
- Giảm đi 4 lần(6 lần) ta thực hiện thế nào?
Bài 2 : 
- Yêu cầu học sinh nêu bài toán, phân tích bài toán. 
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3**: 
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Hai học sinh lên bảng đọc bài.
+ Hàng trên có 6 con gà.
+ Hàng dưới có 2 con gà.
+ Số gà hàng trên giảm đi 3 lần.
- Theo dõi giáo viên trình bày thành phép tính. 
- 3 học sinh nhắc lại.
- Cả lớp vẽ vào bảng con độ dài 2 đoạn thẳng đã cho.
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD.
 Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta lấy 8:4=2(cm)
+ Lấy 10 : 5 = 2( km).
+ Lấy số đó chia cho số lần
- 3 em nhắc lại quy tắc. 
- Một em nêu yêu cầu và mẫu bài tập 1 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 1HS lên tính kết quả và điền vào bảng, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 Số đã cho 
48
36
24
Giảm 4 lần 
12
9
6
Giảm 6 lần 
8
6
4
- 2 em đọc bài toán. Cả lớp cùng phân tích. 
- HS làm bài.
- Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
Giải :
a. Số quả bưởi còn lại là:
 40 : 4 = 10 (quả)
 Đ/S: 10 quả bưởi
b. Giải :
Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
 30 : 5 = 6 (giờ)
 Đ/S: 6 giờ
- Đọc đề bài tập 3. 
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
- Một học sinh lên bảng giải bài:
- Vẽ: + Đoạn thẳng AB = 8cm
 + Đoạn thẳng CD=8:4 =2(cm).
 + Đoạn thẳng MN=8- 4 =4(cm)
- Vài học sinh nhắc lại quy tắc vừa học.
__________________________________
Chính tả:
Tiết 15: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Đọc cho h/s viết một số từ.
- Nhận xét đánh giá.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe - viết :
a. Hướng dẫn chuẩn bị: 
- Đọc diễn cảm đoạn 4.
+ Đoạn truyện này kể gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
+ Lời nhân vật (ông cụ) được đặt sau những dấu gì?
- Yêu cầu viết các tiếng khó. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
b. Đọc bài cho HS viết vào vở.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- Đọc cho h/s soát lỗi.
c. Chấm, chữa bài.
- Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2b : 
- Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài tập 2 b.
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm vào bảng con.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm. 
-Yêu cầu lớp làm xong đưa bảng lên. 
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh. 
- Cho cả lớp làm bài vào VBT theo kết quả đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới.
- HS viết: nhoẻn miệng, nghẹn ngào, hèn nhát, kiên trung, kiêng cử
- 2 học sinh đọc lại đoạn văn.
+ Kể cụ già nói với các bạn nhỏ về lí do khiến cụ buồn.
+ Viết hoa các chữ đầu đoạn văn, đầu câu và danh từ riêng. 
+ Lời nhân vật đặt sau dấu hai chấm và sau dấu gạch ngang.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: Xe buýt, ngừng lại, nghẹn ngào... 
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- Sau đó tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vào bảng con. 
 ... U: AI LÀM GÌ ?
 I. Mục tiêu: 
- Hiểu và phân biệt được một số từ ngữ về cộng đồng (BT 1)
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ?Làm gì?(BT3)
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định( BT4).
-** HS khá, giỏi làm được BT2. 
 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập 1; bảng lớp viết bài tập 3 và 4. 
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra miệng BT1 tiết 7.
- Nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài 1:
- Mời 1HS làm mẫu (xếp 2 từ cộng đồng, cộng tác vào bảng phân loại).
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Mời 1 em lên bảng làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng .
Bài 2 : 
- Giáo viên giải thích từ “cật” trong câu"Chung lưng đấu cật": lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng (Bụng đói cật rét) - ý nói sự đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc .
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng (câu a và c đúng: câu b sai).
+ Em hiểu câu b nói gì?
+ Câu c ý nói gì?
- Cho HS học thuộc lòng 3 câu thành ngữ, TN.
 Bài 3: 
- Gọi 1HS đọc nội dung BT. 
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Mời 2HS lên bảng làm bài: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 Bài 4: - Gọi 1HS đọc yêu cầu BT, cả lớp theo dõi trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ 3 câu văn được viết theo mẫu câu nào? 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV ghi nhanh lên bảng, sau đó cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn học sinh về nhà học ,xem trước bài mới. 
- 2 học sinh lên bảng làm miệng bài tập. 
- Một em đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm.
- Một em lên làm mẫu.
- Tiến hành làm bài vào VBT.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
Người trong cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.
Thái độ hoạt động trong cộng đồng
Cộng tác, đồng tâm , đồng tình.
- Hai em đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Cả lớp trao đổi và làm bài vào vở.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
* Tán thành các câu TN:
+ Chung lưng đấu cật (sự đoàn kết )
+ Ăn ở như bát nước đầy ( Có tình có nghĩa )
* Không đồng tình: - Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại (ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình) .
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi bổ sung.
 Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
 Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
 Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.
- 5 em nộp vở để GV chấm điểm.
- 1HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ 3 câu văn được viết theo mẫu câu Ai làm gì?
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 số em nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét chữa bài:
 Câu a: Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
 Câu b: Ông ngoại làm gì?
 Câu c: Mẹ bạn làm gì? 
 _________________________________
Mĩ thuật:
	Tiết 8: TẬP VẼ TRANH CHÂN DUNG ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu:
- Hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung.
- Tập vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè( ở mức độ đơn giản)
-** HS khá giỏi: Vẽ rõ đuợc khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi. Hình gợi ý cách vẽ.
 - HS: Vở tập vẽ, đồ dùng để vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
 2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tranh chân dung.
- GV giới thiệu một số bài chân dung và gợi ý HS NX: 
+ Các bức tranh này vẽ khuôn mặt vẽ nửa người hay toàn thân ?
+ Tranh chân dung vẽ những gì ?
+ Ngoài khuôn mặt còn vẽ gì nữa? ( cổ, vai, thân)
+ Màu sắc của toàn bộ bức tranh thế nào? 
+ Nét mặt người trong tranh thế nào?
GV kết luận cho HS lựa chọn và phát biểu về bức tranh mà các em thích .
 3. Hoạt động 2 : Cách vẽ chân dung.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để HS nhận thấy:
+ Có thể quan sát các bạn trong lớp để vẽ.
+ Dự định vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân để bố cục vào trang giấy 
+ Vẽ khuôn mặt chính diện hay nghiêng
+ Vẽ khuôn mặt trước, tóc, cổ, vai sau; sau đó vẽ các chi tiết: Mắt, mũi, miệng
 GV giới thiệu ở hình gợi ý cách vẽ màu.
- Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước, sau đó vẽ màu các chi tiết
 4. Hoạt động 3 : Thực hành.
- Yêu cầu thực hành vẽ chân dung.
- GV đến từng bàn HS để QS HS vẽ và HD thêm.
 - Gợi ý HS tìm vẽ hình dáng, ĐT của những người thân như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, bạn bè...
- HS chọn cách vẽ( vẽ khuôn mặt hoặc bán thân...; vẽ trong khổ giấy ngang hay dọc )
- Gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động.
- GV nhận xét giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng. 
5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. 
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về một số bài.
- GV bổ sung ý kiến cho HS, kết luận khen ngợi những bài vẽ tốt.
`C. Củng cố dặn dò :
-** Để vẽ được chân dung cần làm gì? 
- Về hoàn chỉnh bài và chuẩn bị cho bài sau.
- HS quan xát nhận ra sự phong phú của các tranh 
- HS trả lời
- Lớp nhận xét.
- HS nêu cách thực hiện.
HS nhận xét
- HS nêu cách vẽ.
- HS thực hành tập vẽ tranh chan dung đơn giản.
- HS trưng bày sản phẩm
Nhận xét đánh giá XL theo ý mình.
- HS NX bài vẽ theo cảm nhận.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2012
Toán:
Tiết 40: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu : 
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.( Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3)
II. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: 
Tìm x: 7 : x = 7 42 : x = 7
- Nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. HD luyện tập:
Bài 1*: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp cùng làm mẫu một bài.
 x + 12 = 36 
 x = 36 -12 
 x = 24 
- Yêu cầu cả lớp tự làm vào vở .
- Mời 4HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : 
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở gợi ý h/s yếu.
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 **( Nếu còn thời gian)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1số em nêu miệng kết quả. 
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại ý đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính số hạng, số trừ, số chia và thừa số thừa số chưa biết?
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2 em lên bảng làm bài .
- Một em nêu yêu cầu bài 1 .
- Học sinh làm mẫu một bài và giải thích 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
 x 6 = 30 80 - x = 30 
 x = 30 : 6 x = 80 - 30 
 x = 5 x = 50 
 42 : x = 7 .....
 x = 42 : 7 
 x = 6 
- Một em nêu yêu cầu bài 2 .
- Cả lớp tự làm bài rồi chữa bài. 
a. 35 32 26 20
 2 6 4 7
 70 192 104 140
b.
64
4
80
4
77
7
24
0
16
00
0
20
07
0
11
- Học sinh nêu đề bài. Cả lớp cùng phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp làm vào vở; nhận xét bài.
Giải :
Số lít dầu còn lại trong thùng :
36 : 3 = 12 (lít)
 ĐS:12lít dầu 
- Một học sinh nêu đề bài .
- Lớp quan sát và tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung.
 (Đồng hồ B là đúng)
- HS xung phong lên khoanh vào đáp án đúng.
______________________________________
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_____________________________________
Chính tả:
Tiết 16: TIẾNG RU
I. Mục tiêu :
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết sẵn 2 lần ND bài tập 2b. 
III. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra:
- Đọc cho h/s viết một số từ. 
- Nhận xét đánh giá.
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết :
a. Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc khổ thơ 1 và 2 của bài thơ Tiếng ru 
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý?
- Cho HS nhìn sách, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó, nhẩm HTL lại 2 khổ thơ.
b. Yêu cầu HS gấp sách lại, nhớ viết 2 khổ thơ. GV theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
c. Chấm, chữa bài.
- Chấm chữa bài.
 3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2(a) : 
- Cho HS làm bài vào VBT.
- Mời 3 HS lên bảng viết lời giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại ý đúng.
- Gọi 1 số HS đọc lại kết quả trên bảng. 
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới .
- Cả lớp viết vào bảng con: buồn bã, diễn tuồng..
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. 
+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát trong vở.
 - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp, bảng con.
- Quan sát nhẩm lại bài cách trình bày bài vào vở.
- HS nhớ lại hai khổ thơ 1 và 2 của bài thơ và viết bài vào vở. 
- Tự soát và sửa lỗi bằng bút chì .
- 1HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- Lớp tiến hành làm bài vào VBT.
- 3 em thực hiện làm trên bảng, cả lớp nhận xét bổ sung. 
- 3 em đọc lại kết quả. Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. 
KQ: rán; dễ, giao thừa.
______________________________________
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 8
I. Mục tiêu:
 - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 8. 
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động :
1. Sinh hoạt lớp: 
 - Tổ trưởng nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 8, hướng phấn đấu của tuần học 9.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
 * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 8.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 9:
- Tuyên dương một số h/s chăm ngoan, hăng hái trong học tập. 
 - Nhắc nhở h/s đọc yếu, chưa thuộc bảng nhân chia về nhà tích cực đọc và học trong ngày thứ bảy chủ nhật.
2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi dân gian.
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia vui chơi tích cực an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 8 BUOI 1.doc