Giáo án Tuần 9 - Buổi 1 - Lớp 3

Giáo án Tuần 9 - Buổi 1 - Lớp 3

Tập đọc:

 Tiết 25: ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐỌC(Tiết 1)

 I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút). Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

 - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho(bt2).

 - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chổ trống để tạo phép so sánh(bt3)

-** HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút).

 II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 .

- Bảng phụ viết sẵn các câu văn trong bài tập số 2 .

- Bảng lớp viết (2 lần ) các câu văn bài tập 3 .

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 9 - Buổi 1 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
	Tiết 25: ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐỌC(Tiết 1)
 I. Mục tiêu: 
 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút). Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
 - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho(bt2).
 - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chổ trống để tạo phép so sánh(bt3)
-** HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút).
 II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 . 
- Bảng phụ viết sẵn các câu văn trong bài tập số 2 .
- Bảng lớp viết (2 lần ) các câu văn bài tập 3 .
 III. Các hoạt động dạy học :
 1. Giới thiệu bài:
 2. Kiểm tra tập đọc : 
- Giáo viên kiểm tra 5-7 học sinh.
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .
- Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.
- Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc .
- Nhận xét ghi điểm.
3. Làm bài tập:
Bài 2: 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập hay giấy nháp. 
- Gọi học sinh nêu miệng tên hai sự vật được so sánh 
- Giáo viên gạch chân các từ này .
- Cùng với cả lớp nhận xét, chọn lời giải đúng . 
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở.
Bài 3: 
- Yêu cầu cả lớp độc lập làm bài vào vở.
- Mời 2 HS lên thi viết hoặc gắn nhanh từ cần điền vào ô trống rồi đọc kết quả. 
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng .
-Yêu cầu cả lớp chữa bài trong vở .
 3. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra .
- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 
- Lớp đọc thầm trong sách giáo khoa .
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
- Sự vật được so sánh với nhau là :
 Hồ nước – chiếc gương bầu dục
 Cầu Thê Húc – con tôm 
 Đầu con rùa – trái bưởi. 
- Hai học sinh nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài vào vở.
- Một em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 3
- Lớp đọc thầm theo trong sách giáo khoa .
- Cả lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào vở 
- Hai em lên thi điền nhanh từ so sánh vào chỗ trống rồi đọc kết quả. 
- Từ cần điền theo thứ tự : cánh diều , tiếng sáo , những hạt ngọc.
_______________________
Tập đọc+Kể chuyện:
 Tiết 26: ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC(Tiêt 2)
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút).Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? (BT2).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3).
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc: 
- Giáo viên kiểm tra 5 học sinh trong lớp.
- Gv tổ chức bốc thăm chuẩn bị bài.
- Yêu cấ đọc bài.
3. HS làm bài tập:
Bài 2: 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập hay giấy nháp .
- Gọi nhiều học sinh tiếp nối nhau nêu lên câu hỏi mình đặt được.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn lời giải đúng .
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở.
Bài 3
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh tên các câu chuyện đã học ở 8 tuần qua. 
- Mở bảng phụ yêu cầu học sinh đọc lại tên các câu chyện đã ghi sẵn .
- Yêu cầu học sinh tự chọn cho mình một câu chuyện và kể lại. 
- Giáo viên mời học sinh lên thi kể. 
- Nhận xét bình chọn học sinh kể hay .
 3. Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài. 
- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 
- Học sinh ở lớp đọc thầm trong sách giáo khoa. 
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở bài tập.
- Nhiều em nối tiếp phát biểu ý kiến .
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài vào vở .
 a/ Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?.
 b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là ai ?
- Lớp đọc thầm theo trong sách giáo khoa 
- Cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh tên các câu chuyện đã được học .
- Bốn đến năm học sinh đọc lại tên các câu chuyện trên bảng phụ .
- Lần lượt học sinh thi kể có thể kể theo giọng nhân vật hay cùng bạn phân vai để kể lại câu chuyện mình chọn trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn lời kể hay nhất. 
___________________________________
Toán:
Tiết 41 : GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I. Mục tiêu :
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu).( Bài 1, bài 2 (3 hình dòng 1), bài 3, bài 4(trang 41)) 
II. Đồ dùng dạy học : 
Mẫu góc vuông và góc không vuông - ê ke.
III. Hoạt động dạy học:	
 A. Kiểm tra:
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập: Tìm x:
 48 : x = 6 24 : x = 2
- Nhận xét, ghi điểm.
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu về góc:
- Giáo viên đưa các đồng hồ về hình ảnh các kim đồng hồ lên và yêu cầu học sinh quan sát. 
- Hướng dẫn quan sát và đưa ra biểu tượng về góc .
* Giới thiệu góc vuông và góc không vuông: 
- Giáo viên vẽ một góc vuông như sách giáo khoa lên bảng rồi giới thiệu : Đây là góc vuông. A
 O B
Ta có góc vuông: đỉnh O, cạnh AO và OB.
 - Vẽ tiếp 2 góc như SGK rồi giới thiệu đó là góc không vuông.
 N D 
 P M E C
- Gọi HS đọc tên của mỗi góc.
* Giới thiệu ê ke : Cho học sinh quan sát cái ê -ke lớn và nêu cấu tạo của ê ke .
+ Ê- ke dùng để làm gì ?
- GV thực hành mẫu kiểm tra góc vuông.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Hướng dẫn gợi ý: 
+ Yêu cầu học sinh dùng ê ke để kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật. 
+ Dùng ê ke để vẽ góc vuông.
+ Đặt tên đỉnh và các cạnh cho góc vuông vừa vẽ 
- Theo dõi, nhận xét đánh giá.
Bài 2 : 
- Treo bài tập có vẽ sẵn các góc lên bảng. 
- Yêu cầu cả lớp cùng quan sát và tìm ra các góc vuông và góc không vuông có trong hình .
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện.
- Mời một học sinh lên giải .
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
Bài 3:
- Treo bài tập có vẽ sẵn các góc lên bảng. 
 M N
 Q P
- Yêu cầu lớp quan sát và tìm ra các góc vuông và góc không vuông có trong hình.
- Mời 1HS lên bảng chỉ và nêu tên các góc vuông và góc không vuông.
Bài 4:
- HD chơi trò chơi.
- Nhận xét.
 C. Củng cố dặn dò:
- Nêu ví dụ các góc vuông trong thực tế?
- Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai học sinh lên bảng làm bài .
- Học sinh quan sát và nhận xét về hình ảnh của các kim đồng hồ trong sách giáo khoa .
- Lớp quan sát góc vuông mà góc vuông vẽ trên bảng để nhận xét. 
- Nêu tên các cạnh, đỉnh của góc vuông.
- Học sinh quan sát để nắm về góc không vuông.
- 2HS đọc tên góc, cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Góc đỉnh P, cạnh PN, PM.
+ Góc đỉnh E, cạnh EC, ED.
- Lớp quan sát để nắm về cấu tạo của ê ke.
- Ê ke dùng để vẽ và để kiểm tra các góc vuông, góc không vuông. 
- 2 HS lên bảng thực hành.
- Nêu yêu cầu BT1.
- HS tự vẽ góc vuông có đỉnh O, cạnh OA, OB (theo mẫu).
- Tự vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC, MD trên bảng con.
 B
 O A
- Cả lớp quan sát và tự làm bài.
- 2 học sinh lên chỉ ra các góc vuông và góc không vuông, cả lớp nhận xét bổ sung.
a) Góc vuông đỉnh A, cạnh AD, AE; góc vuông đỉnh d, cạnh DM, DN.
b) Góc không vuông đỉnh B, cạnh BG, BH ...
- Cả lớp quan sát bài tập rồi trả lời miệng:
Trong hình tứ giác MNPQ có:
+ Các góc vuông là góc đỉnh M và góc đỉnh Q. 
+ Các góc không vuông là góc đỉnh N và góc đỉnh P .
- Nêu đầu bài.
- Chơi thi giữa 3 dãy bàn.
 Khoanh vào D. 4
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 42: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT 
VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG E KE
 I. Mục tiêu : 
- Biết được góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.( Bài 1, bài 2, bài 3) trang 43.
II. Đồ dùng dạy học: 
E- ke, Phiếu bài tập.
 III. Các hoạt động dạy - học::
A. Kiểm tra:
- nêu các góc vuông em biết?
- Nhận xét đánh giá.
 B. Bài mới: Giới thiệu bài 
 1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O.
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B vào vở nháp.
- Gọi 2HS lên bảng vẽ.
- Giáo viên cùng với lớp nhận xét đánh giá.
Bài 2* :
- Yêu cầu lớp quan sát và dùng ê ke KT mỗi hình ở SGK trang 43 có mấy góc vuông.
- Giáo viên treo bài tập có vẽ sẵn các góc lên bảng.
- Mời một học sinh lên bảng KT.
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: 
- Treo BT có vẽ sẵn các hình như SGK lên bảng. 
- Yêu cầu cả lớp quan sát và tìm ra các miếng bìa có các số đánh sẵn có thể ghép với nhau tạo thành góc vuông. 
- Gọi HS trả lời miệng.
- Mời 1 em thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn để được góc vuông.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
 C. Củng cố dặn dò:
-** Nêu cách kiểm tra góc vuông, không vuông?
- Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà xem lại các BT đã làm.
- HS nêu các góc trong thực tế.
Nêu yêu cầu bài tập trong SGK.
- Cả lớp theo dõi giáo viên hướng dẫn.
- Cả lớp làm bài.
- 2 em lên bảng vẽ, cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Lớp tự làm bài. 
- Một học sinh lên bảng dùng ê ke kiểm tra các góc chỉ ra các góc vuông và góc không vuông, cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Hình 1 có 4 góc vuông; hình 2 có 3 góc vuông.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- HS quan sát rồi nêu miệng kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Hình A: ghép miếng số 1 và 4.
+ Hình B: ghép miếng 2 và 3.
- 1HS lên thực hành ghép hình.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
_____________________________________
Chính tả:
Tiết 17 : ÔN TẬP KIỂM TRA (Tiết 3)
 I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rành mạch một đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.
- Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai là gì? (BT2).
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3). ... :
Tiết 44: : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.( Bài 1 (dòng 1, 2, 3), bài 2 (dòng 1, 2, 3), bài 3 (dòng 1, 2))
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một bảng kẻ sẵn các dòng, các cột như SGK nhưng chưa viết chữ.
 III. Các hoạt động dạy học: 	
A. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng làm BT:
 1dam = ... m ; 1hm = ... m ; 1hm = ...dam
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:
- Treo bảng kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài lên bảng.
+ Hãy nêu các đơn vị đo độ dài đã học?
- GV ghi bảng.
+ Đơn vị đo cơ bản là đơn vị nào?
- GV ghi mét vào cột giữa.
- Hướng dẫn HS nêu và điền tên các đơn vị đo vào từng cột như SGK.
- Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Giáo viên lần lượt điền vào để có bảng đơn vị đo độ dài như trong bảng của bài học.
- Yêu cầu nhìn bảng và lần lượt nêu lên mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau.
+ 1km = ... hm ?
+ Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp, kém nhau mấy lần?
- Yêu cầu cả lớp đọc và ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài vừa lập được. 
3. Luyện tập :
Bài 1* : 
- Yêu cầu HS nêu đề bài rồi tự làm bài vào vở. GV gợi ý h/s yếu.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: 
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. 
- Gọi 2HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và mẫu rồi tự làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm vở 1 số em nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Hãy nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài ? 
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài.
- 3 em lên bảng làm bài. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
+ Nêu được: m, dm, cm, mm, km.
+ Mét là đơn vị đo cơ bản.
- Lần lượt nêu tên các đơn vị đo vào từng cột ghi sẵn để có bảng đơn vị đo độ dài như sách giáo khoa.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề trong bảng: 
 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
 1dm = 10cm = 100mm
 1cm = 10mm.
 1hm = 10dam
 1dam = 10m
 1km = 10hm
+ Gấp, kém nhau 10 lần.
- Đọc và ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài.
- 2HS nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự bài bài.
- 2HS nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
 1m = 10 dm 1km = 10 hm 
 1dm = 10cm 1km = 1000 m
 1m = 100cm 1hm = 10 dam
 1cm = 10m 1hm = 100m
 1m = 1000mm. 1dam = 10 m 
- 2 em đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Tự làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
3hm = 300 m 8m = 80 dm
9dam = 90m 6m = 600cm
7dam = 70m 8cm = 80mm
 3dam = 30m 4dm = 400mm
- 1HS nêu yêu cầu bài và mẫu.
- Tự làm bài vào vở.
- 2HS làm bài trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
 25m 2 = 50m 36hm :3 = 12hm
 15km 4 = 60km 70km :7 = 10km
 34cm 6 = 204cm 55dm: 5 = 11dm
_____________________________ 
 Tập làm văn:
Tiết 9: ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC ( Tiết 6 )
 I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rành mạch một đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.
- Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2).
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. Bảng lớp chép 3 câu văn của bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài : 
2. Kiểm tra HTL: 
- Kiểm tra số học sinh còn lại trong lớp.
- Tổ chức bốc thăm và đọc bài.
- Nhận xét cho điểm.
3. Ôn tập:
 Bài tập 2: -Yêu cầu đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Giải thích yêu cầu của bài.
- Cho học sinh quan sát một số bông hoa thật (hoặc tranh): Huệ trắng, cúc vàng, hồng đỏ,
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại BT và làm bài vào vở. 
- Gọi 2 em lên bảng thi. Sau đó đọc kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại câu đúng.
- Mời 2HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Yêu cầu học sinh chữa bài (nếu sai).
Bài 3: 
- Mời một em đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời 2 học sinh lên làm trên bảng lớp.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại câu đúng.
5. Củng cố dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài thơ, văn đã học để tiết sau tiếp tục kiểm tra. Luyện đọc thêm các bài còn lại và làm bài tiết 7+8.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra .
- Về chỗ xem lại bài trong 2 phút.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp theo dõi bạn đọc.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Theo dõi GV h/dẫn.
- Quan sát các bông hoa.
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em lên thi làm trên phiếu(bảng phụ). Sau khi làm xong đọc lại câu văn đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Thứ tự các từ cần điền là: xanh non, trắng tinh, vàng tươi, đỏ thắm, rực rỡ.
- Một em đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm trong sách giáo khoa .
- Cả lớp suy nghĩ và điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong từng câu văn.
- 2HS lên bảng điền và đọc lại câu văn trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Dấu phẩy đặt sau các từ: năm, tháng 9, xa trường, gặp thầy, 8 giờ, hùng tráng.
________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 9 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I(Đọc)
(Đề nhà trường ra)
_________________________________
Mĩ thuật:
Tiết 9: VẼ THEO MẪU: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
( Múa rồng – Phỏng theo tranh của Quang Trung học sinh lớp 3)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
- Biết cách Vẽ được màu vào hình có sẵn.
- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
-**HS: Khá, giỏi tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài lễ hội.
III. Các hoạt động dạy học
- Giới thiệu bài: Trong các dịp lễ tết nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như múa hát, đánh trống, đấu vật...Múa rồng cũng là một hoạt động trong những ngày vui đó mà bạn Quang Trung đã vẽ. Bài học ngày hôm nay là chúng ta vẽ màu theo ý thích vào tranh nét múa rồng của bạn Quang Trung sao cho màu rực rỡ, thể hiện không khí ngày hội, phù hợp với nội dung của tranh.
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giới thiệu các tranh ảnh về lễ hội để học sinh thấy được quang cảnh vui tươi, không khí nhộn nhịp.
- Yêu cầu học sinh quan sát vào tranh múa rồng:
+ Cảnh múa có thể diên ra lúc nào?
- Màu sắc cảnh vật ban đêm và ban ngày giống hay khác nhau ?
- Theo em cảnh vật ban ngày và đêm có gì khác nhau?
2. Hoạt động 2: Cách vẽ màu
GV hướng dẫn:
- Tìm màu vẽ con rồng, người, cây cho phù hợp.
- Tìm màu nền.
- Vẽ màu cần có đậm, có nhạt.
3. Hoạt động 3: Thực hành.
- Em vẽ màu vào bức tranh vẽ nét múa rồng.
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh chon định vẽ cảnh ngày hoặc đêm.
- Khuyến khích sử dụng màu theo cảm nhận riêng trong bài vẽ của mình.
4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Gợi ý cho học sinh chọn ra những bài vẽ đẹp
- Nhận xét chung tiết học. Dặn chuẩn bị tiết sau.
- HS theo dõi.
- HS quan sát tranh.
- Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm
- Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng. Còn cảnh vật ban đêm dưới ánh đèn, ánh lửa thì màu sắc lung linh huyền ảo hơn.
- HS theo dõi.
- HS thực hành vẽ màu vào hình trong vở mĩ thuật.
- Trình bày bài vẽ, nêu ý kiến nhận xét bài của nhau.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Toán:
Tiết 45: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị thành số đo độ dài có một tên đơn vị (nhỏ hơn đơn vị đo kia).( Bài 1b (dòng 1, 2, 3), bài 2, bài 3 (cột 1))
II. Các hoạt động dạy - học :	
 A. Kiểm tra:
- Gọi 2 em đọc bảng đơn vị đo dộ dài theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập:
Bài 1*: 
- Giải thích bài mẫu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên bảng trình bày bài làm. GV theo dõi gợi ý h/s yếu.
- GV cùng lớp nhận xét chốt lại bài làm đúng.
- Cho từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
Bài 2 : 
 - Yêu cầu học sinh làm bài trên bảng con.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3** : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. GV theo dõi gợi ý các đối tượng h/s.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
C. Củng cố dặn dò:
- Hai đơn vị đo độ dài hơn kém nhau bao nhiêu?
- Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
 - 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Theo dõi GV giải thích bài mẫu.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng trình bày bài làm, cả lớp nhận xét, bổ sung 
 3m 2dm = 32 cm ; 3m 2cm = 302cm
 4m 7dm = 47 dm; 9m 3cm = 903 cm
 4m 7 cm = 407 cm; 9m 3dm = 93 dm
- Đổi chéo vở để KT bài nhau. 
- Nêu yêu cầu.
 Làm bài trên bảng con.
 8 dam + 5dam = 13dam 
 57hm – 28 hm = 29hm
 12km 4 = 48km 
 27mm : 3 = 9mm
- 1HS nêu yêu cầu bài, lớp đọc thầm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 6m 3cm 5m
 6m 3cm < 630cm; 5m 6cm < 6m
 6m 3cm = 603cm; 5m 6cm = 506cm
 6m 3cm > 6m ; 5m 6cm < 560cm.
______________________________________
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_____________________________________
Chính tả:
Tiết 18 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I(Viết)
 ( Đề bài nhà trường ra) 
______________________________________
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 9
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong mọi hoạt động tuần 9. 
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
- HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động :
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 9. HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 10.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nêu ý kiến.
- GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 9.
- GV bổ sung cho phương hướng tuần 10: Phát huy tốt các ưu điểm, khắc phục tồn tại còn mắc phải. Tuyên dương phê bình. 
- Nhắc nhở h/s tiếp tục ôn lại các bảng nhân, chia và quy tắc đã học. 
2. Hoạt động tập thể:
- Tập một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị chào mừng đại hội liên đội.
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát-vui chơi tích cực.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 9 BUOI 1.doc