Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Nguyễn Phúc Lộc

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Nguyễn Phúc Lộc

Môn: Tập đọc - Kể chuyện

Bài: Tập đọc- Kể chuyện: Người liên lạc nhỏ

I. MỤC TIÊU

 A.Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 B. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

* HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Nguyễn Phúc Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 20 tháng 11 năm 2010
@ô?
TUẦN 14	
Tiết 1 Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Bài: Tập đọc- Kể chuyện: Người liên lạc nhỏ 
I. MỤC TIÊU
 A.Tập đọc 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, dụng cụ học tập cho HS.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu tựa bài và nội dung bài học.
 b) Dạy bài mới:
* Hoạt động 1:Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện. 
 - HD luyện đọc từng câu, chú ý sửa lỗi phát âm 
HD luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
 - Kết hợp giải nghĩa từ khó: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thông manh 
- Luyện đọc trong nhóm
 - Gọi vài nhóm đọc trước lớp
- Lớp đọc đồng thanh 1 đoạn
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? 
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch ?
E Chốt ý chính: Anh Kim Đồng là 1 chiến sĩ liên lạc rất nhanh trí, thông minh, dũng cảm khi làm nhiệm vụ : dẫn đường và bảo vệ cán bộ CM.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý HS đọc đúng đoạn 3: giọng Kim đồng bình thản, tự nhiên.
HD đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông ké, Kim Đồng, bọn lính)
Tổ chức cho HS thi đọc 
Nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
* Hoạt động 4: HD kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
*Mục tiêu: Giúp HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình
*Cách tiến hành:
- Nêu nhiệm vụ 
- Gọi HS đọc lại yêu cầu bài
GV cho HS quan sát tranh minh hoạ. 
GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho HS kể chuyện theo nhóm.
Khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
- Cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm HS lên sắm vai.
4. Củng cố, dặn dò
- Hỏi lại bài:
- Khen ngợi HS kể hay. Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Lớp hát vui. 
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi:
- Học sinh lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Giải nghĩa từ mới dựa vào chú giải.
- HS đọc theo nhóm nhỏ.
- Các nhóm thi đọc.
- Đồng thanh.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường .....
+ Vì vùng này là vùng người Nùng ở. ..
+ Đi rất cẩn thận . Kim Đồng đeo túi đi trước một quãng. Ông Ké lững thững... 
+ Gặp địch không hề bối rối, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu, địch hỏi anh trả lời rất nhanh......
- Nêu ý chính theo cách hiểu
- Học sinh đọc tiếp nối 1, 2 lượt.
- Lắng nghe
Đọc theo HD
Cá nhân, đồng thanh.
- Nhận xét
Nêu yêu cầu 
Học sinh quan sát 
Học sinh kể chuyện theo nhóm.
- Kể trước lớp
- Nhận xét
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 14	
Tiết 2 Môn: Tập đọc 
Bài: Nhớ việt Bắc
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu ND: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Người liên lạc nhỏ 
- GV gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: “Người liên lạc nhỏ”.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu tựa bài và nội dung bài học.
b. Dạy bài mới: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc
 - Đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau
- Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ , khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bài thơ.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới và địa danh trong bài .(Đèo, dang , phách , ân tình )
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và TLCH:
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? 
+ Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đẹp? 
+ Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài thơ .
+ Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc ?
E Chốt ý chính: Ca ngợi đất và con người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
* Hoạt động 3: HD học thuộc lòng bài thơ :
- GV đọc mẫu lại bài thơ .
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.
- Tổ chức cho HS HTL 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 3 em thi đọc tuộc lòng 10 dòng đầu .
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 
4. Củng cố, dặn dò
- Bài thơ ca ngợi gì ?
- Dặn về nhà tiếp tục HTL bài thơ và xem trước bài mới.
- Lớp hát vui. 
- 4 em lên tiếp nối kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện 
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em một khổ thơ. 
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. Đặt câu với từ ân tình: Mọi người trong xóm em sống với nhau rất ân tình, tối lửa tắt đèn có nhau.
- Đọc từng câu thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
- Cả lớp đọc thầm và trả lời: 
+ Nhớ cảnh vật, cây cối, con người ở Việt Bắc.
+ Việt Bắc đẹp : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi , ngày xuân mơ nở trắng rừng , ..
+ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày, ...
- Cả lớp đọc thầm bài .
+ Người Việt Bắc chăm chỉ lao động, đánh giặc giỏi , ân tình thủy chung: “ Đèo cao thủy chung “
- Lắng nghe đọc mẫu.
- HS HTL từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của GV .
- Thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ trước lớp .
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 14 
Tiết 1 Môn: Chính tả
 Bài: Người liên lạc nhỏ
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ay/ ây ( BT2). Làm đúng BT (3)b 
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 lên bảng viết các từ ngữ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, giá sách, dụng cụ.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu tựa bài và mục tiêu bài học.
 b) Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị 
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- HD tìm hiểu cách trình bày: 
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài văn viết hoa ?
+ Lời của nhân vật phải viết như thế nào ? 
- Tìm từ khó viết trong bài
- GV ghi bảng: điểm hẹn, mỉm cười, lững thững
- HD phân tích các tiếng HS hay viết sai
- Yêu cầu HS viết vào bảng con
- Nhận xét
* Hoạt động 2: Nghe - viết bài chính tả
- Đọc cho học sinh viết, đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho HS viết vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
- HD tự sửa lỗi
- GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét 
* Hoạt động 2: HD HS làm bài tập chính tả. 
+ Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài trên bảng con
- Nhận xét
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài
Bài tập 3b
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Cho HS làm bài
- Nhận xét, sửa bài 
4. Củng cố, dặn dò
- Hỏi lại bài
- Dặn HS về viết lại nhiều lần từ còn sai nhiều, làm lại BT chính tả vào VBT
- GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng viết. Còn lại viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- 1, 2 học sinh đọc lại
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Tìm và nêu từ khó viết
- Viết bảng con các từ khó
- Nhắc lại từ thế ngồi viết
- HS viết
- Tự ghi tổng số lỗi ra lề
- 5,7 HS đem vở chấm bài.
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện trên bảng con
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- 1HS điề trên bảng phụ, còn lại làm vở
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 14 
Tiết 2 Môn: Chính tả
Bài: Nhớ Việt Bắc
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần au/ âu ( BT2). Làm đúng BT(3) b 
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ viết bài thơ Nhớ Việt Bắc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 lên bảng viết các từ ngữ: thứ bảy, dạy học, kiếm tiền, lo láng.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu tựa bài và mục tiêu bài học.
 b) Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị 
- GV đọc khổ thơ cần viết chính tả
- Gọi 1-2 HS đọc lại
- HD viết bài: 
+ Bài viết có những tên riêng nào?
+ Các câu thơ được trình bày thế nào?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu một số từ khó viết
- GV HD HS viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: những, nở, chuốt, đổ vàng,  
* Hoạt động 2: Nghe- viết chính tả
- Yêu cầu HS nêu cách ngồi viết
- GV đọc chậm từng câu cho HS viết vào vở.
- HD sửa lỗi
- GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài
* Hoạt động 3:HD HS làm bài tập chính tả. 
Bài tập1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài vào bảng con
- Nhận xét
 Bài tập 2 b
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài vào vở 
- Gọi HS nêu bài làm
- Nhận xét, sửa bài
4. Củng cố, dặn dò
- Hỏi lại bài
- Dặn HS về viết lại những từ còn sai nhiều
- GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng viết. Còn lại viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại
- Đọc kĩ bài nêu nhận xét
- Nêu một số từ khó viết
- Học sinh viết vào bảng con.
- Nêu cách ngồi viết bài
- Nghe và viết bài chính tả vào vở
- Tự sửa lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề
- Nêu yêu cầu
- Làm vào bảng con:
- Nhận xét
- Đọc lại các từ vừa điền
- Nêu yêu cầu
- Tự  ...  và mục tiêu bài học.
b) Dạy bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
* Bài 1
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài .
- Hỏi: Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta.
- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy. (Về đáp án của bài tập này GV có thể xem phần phụ lục giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam cuối bài thiết kế này)
- Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở.
* Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Yêu cầu HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.
- GV: Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta. (Có thể giảng thêm về ruộng bậc thang: là ruộng nương được làm trên núi đồi, để tránh xói mòn đất, người dân đã bạt đất ở các sườn đồi thành các bậc thang và trồng trọt ở đó; Nhà rông là ngôi nhà cao, to, làm bằng nhiều gỗ quý, chắc. Nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên là nơi thờ thần linh, nơi tập trung buôn làng vào những ngày lễ hội (giống như đình làng ở vùng đồng bằng của người Kinh).
- Nếu có tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông thì GV cho HS quan sát hình.
* Luyện tập về so sánh
* Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3.
- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì?
- Hướng dẫn: Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng.
- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn: Ở câu a) muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4; câu b) Em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp (dầu nhớt, mỡ,) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp; với phần c) em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở.
- Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, tìm thêm các tên khác các tên đã tìm được trong bài tập 1. Tập đặt câu có sử dụng so sánh.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- Là các dân tộc có ít người.
- Người dân tộc thường sống ở các vùng cao, vàng núi.
- Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài theo đáp án:
a) bậc thang
b) nhà rông
c) nhà sàn
d) Chăm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Nghe giảng.
- Quan sát hình minh họa.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Quan sát hình và trả lời: vẽ mặt trăng và quả bóng.
- Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.
- Trăng tròn như quả bóng.
- Một số đáp án:
+ Bé xinh như hoa./ Bé đẹp như hoa./ Bé cười tươi như hoa./ Bé tươi như hoa.
+ Đèn sáng như sao.
+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập. Đáp án:
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái sơn, như nước trong nguồn.
b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ (như được thoa một lớp dầu nhờn).
c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
- Lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 14 
Tiết 1	 Môn: Tập viết
Bài: K
I. MỤC TIÊU
 - Viết đúng chữ hoa K ( 1dòng) , KH , Y ( 1dòng) ; viết đúng tên riêng Yết Kiêu ( 1dòng) và câu ứng dụng : Khi đói ... chung một lòng ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mẫu chữ hoa Y, K.
- HS: Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc HS viết bài luyện thêm ở nhà.
- Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở tiết học trước 
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các tiếng: Ông Ích Khiêm.
+ GV nhận xét 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu tựa bài và mục tiêu bài học.
b) Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con
v Luyện viết chữ hoa:
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong câu tục ngữ.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
v Luyện viết từ ứng dụng: 
- GV giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài thời Trần. Yết Kiêu có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên.
v Luyện viết câu ứng dụng:
- GV giúp HS giải thích và hiểu: Đây là câu tục ngữ của dân tộc Mường khuyên con người phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- GV yêu cầu HS:
+ Viết chữ K: 1 dòng cỡ chữ nhỏ.
+ Viết chữ Y, K: 1 dòng cỡ chữ nhỏ.
+ Viết tên riêng Yết Kiêu: 2 dòng cở chữ nhỏ.
+ Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết, nét viết, độ cao con chữ, khoảng cách con chữ và từ, đúng cách trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày đúng mẫu.
- GV chấm nhanh khoảng 5 tập.
- GV nêu nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những học sinh viết chậm chưa đẹp về nhà tập viết thêm phần luyện tập ở nhà.
- Khuyến khích HS học thuộc lòng câu tục ngữ.
- Dặn dò HS về nhà tập viết chữ L.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát vui.
- HS đọc.
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Y, K.
- HS tập viết từng chữ: Y, K.trên bảng con. 
- HS đọc từ ứng dụng (tên riêng): Yết Kiêu . 
- HS tập viết trên bảng con.
- Cho HS đọc câu ứng dụng.
- HS tập viết trên bảng con chữ: Yết Kiêu .
- HS viết vào vở.
- HS trình bày đúng mẫu.
- HS nộp vở.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 14 
Tiết 1 Môn: Tập làm văn
Bài: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động
I. MỤC TIÊU
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như bác ( BT1) 
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản ( theo gợi ý ) về các bạn trong tổ của mình với người khác ( BT2) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13.
- Nhận xét.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu tựa bài và mục tiêu bài học.
 b) Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần.
- Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
- Ông nói gì với người đứng cạnh?
- Người đó trả lời ra sao?
- Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Nghe GV nhận xét bài.
- Nghe GV kể chuyện.
- Vì nhà văn quên không mang kính.
- Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với.”
- Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.”
- Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
Tôi cũng như bác
 Một nhà văn già ra nhà ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng cạnh, ông liền nhờ:
 - Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!
Người kia buồn rầu đáp:
 - Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.
Theo Tiếng Việt 3, tập một, SGV
* Hoạt động 2: Kể về hoạt động của tổ em
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
- Em giới thiệu những điều này với ai?
- Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường, vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên.
- Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp)
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
- Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp.
- 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu/ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em
- 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_3_tuan_14_nguyen_phuc_loc.doc