Giáo án Tuần thứ 13 Lớp 3

Giáo án Tuần thứ 13 Lớp 3

Tập đọc 25– Kể chuyện 13:

Người con của Tây Nguyên

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

 - Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

*Giáo dục HS biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.

B. Kể Chuyện.

 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.( HS K,G)

 II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần thứ 13 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng Tuần 13
Thứ
Môn
Tiết
ĐD
Tên bài
Thứ 2 16/11/09
Tập đọc.
KC 
Toán .
TNXH
25
13
61
25
x
Người con của Tây Nguyên.
Người con của Tây Nguyên.
So sánh số bé bằng mấy phần số lớn.
Một số hoạt động ở trường 
Thứ 3
17 /11/09
LTVC
Toán.
Chính tả
13
62
25
x
Mở rộng vốn từ : Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than.
Luyện tập.
Nghe - viết: Đêm trăng trên Hồ Tây.
Thứ 4
 18/11/09
TĐ
Toán.
Tập viết
26
63
13
x
x
Cửa Tùng
Bảng nhân 9.
Ôn chữ hoa : J
Thứ 5
19/11/09
Toán.
Chính tả
Đạo đức.
64
26
13
Luyện tập.
Nghe – viết : Vàm Cỏ Đông.
Tham gia tích cực việc trường, việc lớp (tiết 2).
Thứ 6
20/11/09
Toán.
TLV
TNXH
SHL
65
13
26
13
x
x
Gam.
Viết thư.
Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009
Tập đọc 25– Kể chuyện 13:
Người con của Tây Nguyên
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
	- Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*Giáo dục HS biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.
B. Kể Chuyện.
	- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.( HS K,G) 
 	II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Cảnh đẹp non sông
2 .Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: Người con của Tây Nguyên.
 3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc từng câu.
GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
Chú ý cách đọc các câu:
 Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy / giỏi lắm. (Nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói)
- GV mời HS giải thích từ mới: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm.
GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Một HS đọc đoạn 1.
+ Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
+ Một HS đọc đoạn còn lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh Núp được cử đi đâu?
- GV mời 1 HS đọc thầm đoạn 2:
+ Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
 - HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa cái gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- GV chốt lại: Đại hội tặng dân làng: cái ảnh Bok Hồ, một bộ quần áo lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, huân chương cho cả làng, huân chương cho anh Núp. Mọi người xem những món quà ấy là những thứ vật tặng thiên liêng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 4 HS thi đọc đoạn 3.
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV mời1 HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu.
- GV mời 1 HS đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.
- GV hỏi: Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để lể lại đoạn 1?
- GV yêu cầu HS chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- GV cho 3 – 4 HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
HS lắng nghe.
HS xem tranh minh họa.
HS đọc từng câu.
HS đọc từng đoạn trước lớp.
3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
HS đọc lại các câu này.
HS giải thích các từ khó trong bài. 
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Một HS đọc đoạn 1.
HS đọc ĐT phần đầu đoạn 2.
Một HS đọc đoạn còn lại.
HS đọc thầm đoạn 1..
HS trả lời.
HS đọc thầm đoạn 2ø.
HS trả lời.
HS đọc thầm đoạn 3:
HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
HS nhận xét.
4 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
Ba HS thi đọc 3 đoạn của bài.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu của bài.
Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của amh Núp.
Từng cặp HS kể.
3HS thi kể chuyện trước lớp.
HS nhận xét.
4. Tổng kềt – dặn dò.
_______________________________
Toán 61: So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu, thước.
	* HS: Thước chia vạch, bảng con.
III/ Các hoạt động:
 1. Bài cũ: Luyện tập.
 2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
a) Ví dụ.
- GV nêu bài toán.
- GV : Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
- Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới?
- Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên?
b) Bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc bài toán.
 + Mẹ bao nhiêu tuổi?
+ Con bao nhiêu tuổi?
+ Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
+ Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV mời HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
- GV hỏi:
+ 8 gấp mấy lần 2?
+ Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ?
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV chốt lại. 
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi:
 + Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở. Một HS lên bảng sửa bài.
 - GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
GV yêu cầu HS quan sát hình a) và nêu số hình vuông màu xanh, số hình vuông màu trắng có trong hình này.
Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh?
Vậy trong hình a), số hình vuông màu xanh bằng một mấy số hình vuông màu trắng?
GV yêu cầu HS làm các bài còn lại.
Hai HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét, chốt lại.
HS đọc lại đề toán: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới.
Số ô vuông hàng dưới bằng ¼ số ô vuông hàng trên.
HS đọc đề bài toán.
Mẹ 30 tuổi.
Con 6 tuổi.
Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần.
Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS đọc.
8 gấp 4 lần 2.
2 bằng bằng ¼ của 8.
Hai HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
HS cả lớp nhận xét bài của bạn.
HS chữa bài đúng vào vở.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS trả lời.
HS làm bài vào vở.1HS lên sửa bài.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Hình a) có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng.
Số hình vuông màu trắng gấp 5: 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh.
Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
Cả lớp làm bài vào vở.
Hai HS lên bảng làm.
Cả lớp nhận xét bài của bạn.
4. Tổng kết – dặn dò.
_______________________________________
Tự nhiên xã hội 25:
Một số hoạt động ở trường (tt)
I/ Mục tiêu:
Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập , vui chơi, văn nghệ, TDTT, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt kết quả tốt.( HS K,G)
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 48, 49 SGK. 
 Tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường được dán vào một tấm bìa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Một số hoạt động ở trường.
 2Giới thiệu và nêu vấn đề:
	3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- Mục tiêu: HS biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học. Biết một số điểm can chú ý khi tham gia vào các hoạt động đó.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Quan sát hình.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 48, 49 SGK và trả lời các câu hỏi:
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- GV mời 1 số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
+ Bạn cho biết hình 1 thể hiện hoạt động gì?
+ Hoạt động này diễn ra ở đâu?
+ Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức lỉ kuật của các bạn trong hình?
- GV nhận xét và chốt lại.
=> Hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình thương binh, liệt sĩ 
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm.
- Mục tiêu: Giới thiệu được hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
 1. Em hãy kể tên các hoạt động ?
 2. Ích lợi của các hoạt động đó?
 3. Em làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt ?
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV giới thiệu lại các hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS bằng các hình ảnh v ... h.
- GV nhận xét, phê điểm và tuyên dương bài viết hay.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS phát biểu.
HS lắng nghe.
HS phát biểu.
1 HS đọc lại
3 – 4 HS đứng lên nói.
HS cả lớp nhận xét
HS viết viết thư vào vở.
 5 HS đọc bài viết của mình.
HS cả lớp nhận xét.
 4. Liên hệ - Tổng kết – dặn dò.
_______________________________________
Toán 65: Gam
I/ Mục tiêu:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki- lô-gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu. Cân.
	* HS: Phấn, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Luyện tập.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- GV yêu cầu HS nêu đơn vị đo khối lượng đã học.
- GV đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân nặng 1kg, một túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1kg.
- Thực hành cân gói đường và yêu cầu HS quan sát.
+ Gói đường như thế nào so với 1kg?
+ Chúng ta biết chính xác cân nặng của gói đường chưa?
- Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg-lô-gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g , đọc là gam.
- GV giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g.
- GV : 1000g = 1kg.
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho HS đọc cân nặng của gói đường.
- GV giới thiệu cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật.
- GV hỏi: 
+ Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
+ 3 quả cáo cân nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết quả táo cân nặng 700g?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. Hai HS đứng lên đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại
Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi: 
+ Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV mời 2 HS lên bảng làm.
- GV chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu HS tính.
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm các bài còn lại vào vở. 5 HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chối lại.
* Hoạt động 4: Làm bài 4, 5.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
+ Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm vào vở. Một HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm vào vở. Một HS lên bảng làm.
- GV chốt lại. 
HS nêu: Ki-lô-gam.
HS quan sát.
Gói đường nhẹ hơn 1kg.
Chưa biết.
HS lắng nghe.
HS đọc.
HS thực hành và đọc kết quả.
HS quan sát.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Hộp đường cân nặng 200g.
3 quả táo cân nặng 700gam.
Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g.
HS làm các phần còn lại. Hai HS đứng lên đọc kết quả.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS phát biểu.
2HS đọc kết quả,cả lớp làm vào vở.
HS nhận xét.
HS đọc đề bài.
HS tình: 22g + 47g = 69g.
HS phát biểu.
HS làm bài vào vở. 5 em HS lên bảng sửa bài.
HS cả lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS thảo luận nhóm đôi.
HS phát biểu.
HS cả lớp làm vào vở. Một HS lên bảng làm.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS cả lớp làm vào vở. Một HS lên bảng làm.
4Tổng kết – dặn dò.
_________________________________________
TNXH 26 : Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I/ Mục tiêu:
	-Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,
	- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
	- Biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. ( HS K,G)
	 * GDHS: Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 50, 51.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Một số hoạt động ở trường (tiết 2)
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- Mục tiêu: HS biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn. Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 50, 51 SGK, hỏi và trả lời các câu hỏi với bạn.
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét chốt lại:
=> Sau những giờ học mệt mỏi, các em can đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học sau và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như: bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: HS biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- GV yêu cầu lần lượt từng HS trong nhóm kể từng trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ.
- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong những trò chơi đó, trò chơi nào có ích, những trò nào nguy hiểm?
- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi đê chơi sao cho vui, khỏe mạnh và an toàn.
Bước 2: Thực hiện.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại.
Ví dụ:
+ Chơi bắn súng dễ bắn vào đầu, mắt người.
+ Leo trèo dễ bị té ngã.
+ Đá bóng ở lòng đường dễ gây ra tai nạn 
HS quan sát hình trong SGK
HS trao đổi theo cặp các câu hỏi trên.
HS từng nhóm đặt câu hỏi và trả lời.
HS cả lớp nhận xét.
HS lắng nghe.
HS trong nhóm kể những trò mình thường chơi.
HS xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
4 .Tổng kết – dặn dò.
_____________________________________
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
I. Yêu cầu: Giúp HS:
 - HS thấy rõ các mặt thực hiện theo nội quy, nề nếp của lớp, trường.
Thói quen nhận xét, đánh giá.
Học tập mặt tốt, khắc phục hạn chế.
II. Chuẩn bị: Cán sự lớp báo cáo.
III. Tiến trình tiết sinh hoạt lớp:
1/ Ổn định : HS hát.
2/ Nêu vấn đề : GV nêu yêu cầu.
3/ Phát triển :
a/ Hoạt động 1 : Cán sự lớp báo cáo 5 mặt tuần 12
b/ Hoạt động 2 : Cán sự lớp và GV nhận xét.
c/ Hoạt động 3 : GV nêu phương hướng.
Chủ điểm :
Ổn định nền nếp ra vào lớp.
Thực hiện tốt : NHĐ, thể dục,ATGT, vệ sinh, hát giữa giờ.
Giúp bạn tiến bộ.
Giữ vở sạch- chữ đẹp.
Ôn và học thuộc các bảng nhân, chia đã học.
Chăm làm việc nhà, lớp, trường.
Chuẩn bị bài trước ở nhà.
Lễ phép, vâng lời người lớn.
Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh ăn uống phòng chống bệnh tiêu chảy. Phòng - chống bệnh sốt xuất huyết,đem đủ đồ dùng dạy học.
______________________________
An toàn giao thông :
Phương tiện giao thông đường thủy
I- MỤC TIÊU:
-HS biết được các phương tiện giao thông đường thuỷ: phương tiện có động cơ và phương tiện thô sơ. HS biết mô tả, nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thuỷ.
-HS có hành vi đúng, an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thuỷ.
-HS có ý thức và thói quen thực hiện đúng các qui định và có hành vi an toàn khi đi trên phương tiện giao thông đường thuỷ
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh tàu thuỷ gắn máy đi trên sông.
-Phà tự hành chở người và xe qua sông
-Tàu cao tốc đi ven biển.
-Thuyền, ghe chở người qua sông, kênh rạch.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Kĩ thuật hoạt động nhóm :
-Chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh.
-Yêu cầu HS chỉ ra những phương tiện giao thông đường thuỷ hoạt động bằng động cơ.
- Yêu cầu HS chỉ ra những phương tiện giao thông đường thuỷ thô sơ.
-Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung
2/ Kĩ thuật đặt câu hỏi:
-Em hãy cho biết phương tiện giao thông đường thuỷ nào đi trên biển?
-Em hãy cho biết phương tiện giao thông đường thuỷ nào đi trên sông?
-Khi đi trên tàu thuyền, em phải làm gì để giữ an toàn? (Đứng ngồi đúng chỗ, có trật tự, không đùa giỡn, không nghiêng người ra ngoài, không thò chân xuống nước)
3/Kĩ thuật thực hành kĩ năng trò chơi:
-Chọn từng nhóm 5 Hs
-GV nêu luật chơi
+Khi GV nêu phương tiện giao thông bằng động cơ thì HS 2 tay quay tròn biểu thị động cơ.
+Khi GV nêu phương tiện giao thông đường thuỷ thô sơ thì HS 2 tay làm động tác chèo.
-nếu HS thực hiện sai động tác thì sẽ bị loại, GV mời 1 HS khác lên thay thế. Nếu em nào không sai suốt cuộc chơi sẽ được tuyên dương.
-Tổ chức cho HS chơi.
IV-CỦNG CỐ DĂN DÒ:
-Khi tham gia giao thông bằng đường thuỷ thì phải tuân theo qui định của chủ phương tiện.
-Để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ thì cần trang bị áo phao, phao cứu hộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop3Tuan13.doc