Giáo án Tuần thứ 23 Lớp 3

Giáo án Tuần thứ 23 Lớp 3

Tập đọc – Kể chuyện NHÀ ẢO THUẬT

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.

- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

b) Kỹ năng: Rèn HS

 Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.

 Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần thứ 23 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010
Tập đọc – Kể chuyện NHÀ ẢO THUẬT
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
Kỹ năng: Rèn HS
 Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.
 Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng
Thái độ: 
 - Giáo dục HS phải siêng năng, cần cù trong việc.
B. Kể Chuyện.
 - Dựa vào tranh minh họa, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện.
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Chiếc máy bơm. ,Cái cầu.
- GV mời 3 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi SGK .:
- GV nhận xét bài.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
 - GV mời HS giải thích từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
 - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chị em Sô-phi không đo xem ảo thuật?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật thế nào?
+ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4. Thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao cchú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà?
+ Theo em hai chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
- GV nhận xét, chốt lại: 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp .
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV cho HS quan sát các tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
+ Tranh 1: Hai chị em Xô-phi và Mác đang xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc.
+ Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát.
+ Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến nhà hai chị em để cám ơn
+ Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
- GV nhắc nhở HS: Khi nhập vai phải tưởng tượng chính mình là bạn đó, lời kể phải nhất quán.
- GV mời 1 HS nhập vai Xô-phi kể lại đoạn 1 câu chuyện theo tranh.
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Học sinh đọc thầm theo GV.
HS lắng nghe.
HS xem tranh minh họa.
HS đọc từng câu.
HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
HS đọc từng đoạn trước lớp.
4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
HS giải thích các từ khó trong bài. 
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Bốn nhóm đọc ĐT 4 đoạn.
Một HS đọc cả bài.
HS đọc thầm đoạn 1.
+Vì bố các em đang năm bệnh viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
HS đọc thầm đoạn 2
+Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em giúp chú mang những đồ đạt lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
+Hai chị em nhớ mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
HS đọc đoạn 3, 4.
+Chú muuốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngan và giúp đỡ chú..
+Đã xảy ra hết bấy ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bổng nhiên biến thành 2 cái .
+Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
HS phát biểu ý kiến.
HS thi đọc diễn cảm truyện.
Ba HS thi đọc 3 đoạn của bài.
HS nhận xét.
HS quan sát tranh.
+ Một HS kể.
4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
HS nhận xét.
	5. Tổng kềt – dặn dò.
	-Về luyện đọc lại câu chuyện. 
	 - Chuẩn bị bài: Em vẽ Bác Hồ.
	-Nhận xét bài học.
---------------***--------------
 Toán.NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Biết thực hành nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).- Aùp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
b) Kĩõ năng: Thực hành các phép tính, làm các bài toán một cách chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VỞ, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cũ: Luyện tập.
 - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 2 , 3.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). 
a) Phép nhân : 1427 x 3.
- GV GV viết lên bảng phép nhân 1427 x 3
- GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
+ Khi thực hiện phép tính này ta bắt đầu từ đâu?
- GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- GV nhắc lại cho HS: 
+ L1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10 ; nhớ sang lần 2.
+L2: Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm “phần nhớ”.
+ L3: Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10 ; nhớ sang lần 4.
+ L4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm “phần nhớ”.
* HĐ2: Làm bài1, 2.
Bài 1.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VỞ. Bốn HS lên bảng làm bài.
- GV chốt lại.
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VỞ. Bốn HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại
* HĐ3: Làm bài 3, 4.(10’)
- GV mời HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Mỗi xe chở được bao nhiêu viên gạch ?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm số viên gạch lát cho 8 phòng học ta làm thế nào?
- GV yêu cầu cả lớp làm vào VỞ. Một HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
* Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV mời HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- GV yêu cầu cả lớp làm vào VỞ. Một HS lên bảng sửa bài.
 GV nhận xét , tổng kết , tuyên dương .
HS đọc đề bài.
Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
+Thực hiện lần lượt từ phải sang trái..
.
Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
HS vừa thực hiện phép nhân và trình bày cách tính. 
HS đọc yêu cầu đề bài.
 HS cả lớp làm vào VỞ. Bốn HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính.
HS nhận xét
HS sửa bài vào VỞ.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài vào VỞ. Bốn HS lên sửa bài và nêu cách tính.
HS chữa bài vào vở.
HS đọc yêu cầu bài toán.
+2715 viên gạch.
+Hỏi 2 xe như thế chở được bao nhiêu viên gạch?
+Ta tính tích: 2715 x 2
Cả lớp làm vào VỞ. Một HS lên bảng làm bài.
Số viên gạch hai xe chở được là:
 2715 x 2 = 5430 (viên gạch)
 Đáp số :5430 viên gạch.
HS chữa bài đúng vào VỞ.
HS đọc yêu cầu bài toán.
HS trả lời.
Cả lớp làm vào VỞ. Một HS lên bảng làm bài.
Chu vi hình vuông:
 1324 x 4 = 5296 (m)
 Đáp số : 5296 m.
HS chữa bài đúng vào VỞ.
5. Tổng kết – dặn dò.
	-Tập làm lại bài2 , 3. 
 	-Chuẩn bị bài: Luyện ta
 -Nhận xét tiết học.
 ---------------***--------------
 ĐẠO ĐỨC	 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG( Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là một sự kiện rất đau buồn đối với người thân trong gia đìng họ. Vì thế chúng ta cần phải chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc.
- Kĩ năng: Nói năng nhẹ nhàng, không cười đùa hét to trong đám tang. Giúp đỡ những công việc có thể làm, phù hợp.
- Cư xử đúng mức khi gặp đám tang; ngả mũ chào, nhường đường.
- Thái độ: Cảm thông, chia buồn với người trong gia đình có tang. Nghiêm túc lịch sự trong đám tang.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: nội dung câu chuyện “Đám tang Thùy Dung”.
 Thẻ xanh, đỏ. Bảng phụ ghi các tình huống.
- HS: vở bải tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hoạt động 1: kể chuyện.
Kể chuyện “đám tang Thùy Dung”.
Nêu câu hỏi: 
+ Khi gặp đám tang trên phố, mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì?
+ Tại sao mẹ Hoàng và mọi người lại làm như thế?
+ Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang?
+ Theo em chúng ta cần làm gì khi gặp đám tang? Vì sao?
* Kết luận: Khi gặp đám tang chúng ta cần tôn trọng, chia sẻ nỗi buồn với mọi người. Đó là một nếp sống văn hóa.
- Hoạt động 2: Nhận xét hành vi:
+ Giơ thẻ xanh trước ý kiến em không đồng ý. Thẻ đỏ trước ý kiến đồng ý khi gặp một đám tang:
1. Coi như không biết gì, đ ... ều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 SGK để nói về ích lợi của lá cây.
- Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV chốt lại.
=> Lá cây dùng để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
HS quan sát hình.
+Thảo luận nhóm các câu hỏi .
Các cặp lần lượt lên hỏi và trả lời các câu hỏi.
HS cả lớp bổ sung.
HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
Đại diện vài HS lên trả lời các câu hỏi.
HS cả lớp nhận xét.
	5 .Tổng kềt – dặn dò.
	-Về xem lại bài.
	-Chuẩn bị bài sau: Hoa.
	-Nhận xét bài học.
----------------------***--------------------------
Luyen tu-cau NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “ NHƯ THẾ NÀO”?
	I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Củng cố lại cho HS về cách nhân hóa.
- Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “ Như thế nào ?”
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VỞ.
Thái độ: Giáo dục HS rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1. Bảng phụ viết BT2.
 Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VỞ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Từ ngữ về sáng tạo, dấu phẩy. 
- GV gọi 2 HS lên làm BT2 và BT3.
- GV nhận xét bài của HS.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
	4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
. Bài tập 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - Mời 1 HS đọc lại bài thơ Đồng hồ báo thức.
 - GV đặt trước lớp một chiếc đồng hồ báo thức, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng: kim giờ chạy chậm, kim phúc đi từng bước, kim gấy phóng rất nhanh.
 - GV cho HS trao đổi bài theo cặp.
 - GV dán tờ phiếu trên bảng lớp, mời 3 HS thi trả lời đúng.
 - GV nhận xét, chốt lại: Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hóa để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút , kim giây một cách rất sinh động.
+ Kim giờ được gọi là bác vì kim giờ to, được tả nhích từng li, từng li như một người đứng tuổi, làm việc gì cũng thận trọng.
+ Kim phúc được gọi bằng anh vì nhỏ hơn, được tả đi từng bước vì chuyển động nhanh hơn kim giờ.
+ Kim giây được gọi bằng bé vì nhỏ nhất, được tả là chạy vút lên trước hàng như một đứa bé tinh nghịch vì chuyển động nhanh nhất.
+ Khi ba kim cùng tới đích tức là đến đúng thời gian đã định trước thì chuông reo để báo thức cho em.
. Bài tập 2: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi theo cặp: Một em nêu câu hỏi, em kia dựa vào nội dung bài thơ “ Đồng hồ báo thức” trả lời.
- GV mời nhiều cặp HS HS thực hành hỏi – đáp trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại:
*Hoạt động 2: Thảo luận.
. Bài tập 3: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV mời 4 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp làm bài vào VỞ.
- GV nhận xét, chốt lại.
HS đọc yêu cầu của đề bài.
HS đọc bài.
HS làm bài theo cặp.
Ba HS thi làm bài .
HS cả lớp nhận xét.
HS chữa bài đúng vào VỞ.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS trao đổi theo cặp.
Từng cặp HS hỏi và trả lời trước lớp.
HS đọc yêu cầu của đề bài.
HS cả lớp làm bài cá nhân.
4 HS lên bảng thi làm bài.
HS nhận xét.
HS chữa bài đúng vào VỞ.
Tổng kết – dặn dò. 
	-Về tập làm lại bài: 
	-Chuẩn bị : Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy.
	-Nhận xét tiết học.
--------------------------***--------------------------- 
Thø 6 ngµy 26 th¸ng 02 n¨m 2010
Tập làm vănKỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
 I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp HS
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem.
b) Kỹ năng: 
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7- 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
c) Thái độ: 
- Giáo dục HS biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VỞ, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Nói về người lao động trí óc. 
- GV gọi 2 HS đọc lại bài viết về người lao động trí óc.
- GV nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
+ Bài tập 1:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý .
- GV mời 1 – 2 HS làm mẫu.
- GV gợi ý cho HS:
+ Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì?
+ Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu, khi nào?
+ Em cùng xem với ai?
+ Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
+ Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thế về tiếc mục ấy ?
- GV mời từng cặp HS kể
- GV mời 4 – 5 HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nhắc nhở HS viết vào vở rõ ràng, từ 7 – 10 câu những lời mình vừa kể.
- GV theo dõi nhắc nhở các em.
- GV mời từ 5 – 7 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt.
HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
HS kể.
+Kịch, ca nhạc, múa, xiếc.
+Được tổ chức ở rạp xiếc vào tối thứ 7.
+Ba đã đưa em đi xem.
+Đu quay, người đi trên dây,..
+Em thích nhất tiết mục người đi trên dây. Thật kì diệu các cô gái vừa giữ thăng bằng vừa bước thoăn thoắt trên sợi dây.
Từng cặp HS kể .
HS thi kể chuyện.
HS lắng nghe.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS viết bài vào vở.
HS đọc bài viết của mình.
HS cả lớp nhận xét.
	5 Tổng kết – dặn dò. 
	-Về nhà tập kể lại chuyện.
	-Chuẩn bị bài: Kể về lễ hội.
	-Nhận xét tiết học.
Toán.CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tt)
	A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Biết vận dụng phép chia để giải toán.
b) Kỹ năng: Rèn HS tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
	B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VỞ, bảng con.
	C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiết 2).
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2 ,3 .
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 4218 : 6.
- GV viết lên bảng: 4219 : 6= ? . Yêu cầu HS đặt theo cột dọc.
- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- GV hướng dẫn cho HS tính từ bước:
- GV hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia?
+ 42 chia 6 bằng mấy?
+ Sau đó chúng ta hạ 1 xuống, 1 chia 6 bằng mấy ?
+ Hạ 8 được 18, 18 chia 6 bằng mấy?.
- GV yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. Một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
4218 6 * 42 chia 6 đươcï 7, viết 7, 6 nhân 7 
 01 703 bằng 42 ; 42 trừ 42 bằng 0. 
 18 * Hạ 1; 1 chia 3 bằng 0, viết 0 ; 0 
 0 nhân 6 bằng 0; 0 trừ 1 bằng 1.
 * Hạ 6, được 18 , 18 chia 6 bằng 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0.
=> Ta nói phép chia 4218 : 6 = 703.
b) Phép chia 2407 : 4
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính vào giấy nháp.
- Sau khi HS thực hiện xong GV hướng dẫn thêm.
2409 4 * 24 chia4 được 6, viết 6 ,6nhân4 
 00 601 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 0 
 07 * Hạ 0, 0 chia 4 được 0, viết 0 ,
 3 0 nhân 4 bằng 0; 0 trừ 0 bằng 0 
 * Hạ 7 ; 7 chia 4 được 1, viết 1. 
 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
- Vậy 2407 : 4 = 601 dư 3.
- GV yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
Lưu ý: Số dư phải bé hơn số chia.
* HĐ2:Làm bài tập 1 , 2 .
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu HS nêu rõ phép chia hết và phép chia có dư.
- GV nhận xét.
* HĐ3: Làm bài 2.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. GV hỏi:
+ Đội công nhân phải sửa chữa bao nhiêu m đường ống dẫn nước ?
+ Đội đã sửa được bao nhiêu mét?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại: 
 * HĐ4: Làm bài 3, 4.
Bài 3:
- GV mời 1 HS yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu các em thực hiện lại các phép tính.
- Sau đó so sánh kết quả với nhau.
- GV yêu cầu HS làm vào VỞ. Ba HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
HS đặt tính theo cột dọc và tính.
HS : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nghìn của số bị chia.
+42 chia 6 bằng 7.
+1 chia 6 bằng 0.
+18 chia 6 được 3.
Một HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
HS nêuKQ
4218 : 6 = 703
HS thực hiện lại phép chia trên.
HS đặt phép tính vào giấy nháp. Một HS lên bảng đặt.
HS lắng nghe.
HS cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VỞ.
HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS thảo luận nhóm đôi.
+2025 m.
+1/5 số mét đường đó.
+Hỏi đội còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?
HS làm bài.
Một HS lên bảng làm.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS cả lớp làm bài vào VỞ.
Ba HS lên bảng thi làm bài.
3535 : 7 = 505 Đ 
8120 : 9 = 92 S 
5624 : 8 = 73 S
HS nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3TUAN 23.doc