MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC.
I, MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC
1/ Học viên cần biết và hiểu:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp. giáo dục BVMT trong môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC PHẦN I (Phần chung) MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC. I, MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC 1/ Học viên cần biết và hiểu: - Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học. - Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp. giáo dục BVMT trong môn học. - Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học. 2/ Học viên có khả năng: - Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học. - Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT. - Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn học. *. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG * Mục tiêu của phần này giúp học viên trả lời được các câu hỏi sau: - Thế nào là môi trường? - Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường? * Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. * Học viên làm việc - Căn cứ vào kinh nghiệm, kiến thức về môi trường và các thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin mà thầy (cô) biết, hãy thảo luận các câu hỏi sau: 1. Môi trường là gì ? 2. Thế nào là môi trường sống ? 3. Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ? 1. Môi trường là gì? * Có nhiều quan niệm về môi trường - Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. - Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Tóm lại : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 2. Thế nào là môi trường sống ? - Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học. - Môi trường sống của con người được phân thành : môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội * Môi trường tự nhiên Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. * Môi trường xã hội Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác. Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo : Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên và chịu sự chi phối của con người. * Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, CSVC trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội * Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội * Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại, Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. II. CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG * Học viên làm việc: - Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Theo bạn, môi trường có những chức năng cơ bản nào ? - Hãy mô tả các chức năng của môi trường qua một sơ đồ ? - Độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi trong nhóm về quan điểm của mình * CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG Không gian sống của con người Chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Chứa đựng các phế thải do con người tạo ra Lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật - Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ cho các hoạt động sống con người như không khí để thở, nước để uống, lương thực, thực phẩm - Con người trung bình mỗi ngày cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000 -2400 calo năng lượ ng nuôi sống con người. Như vậy, môi trường phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m2 hay hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. 2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm: - Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm. - Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông thuỷ và địa bàn vui chơi giải trí - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa - Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. 3. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống. Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trờng. 4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, di chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự cố như bão, mưa, động đất, núi lửa Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên III. Thành phần của môi trường Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí, động vật và thực vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi lĩnh vực này được coi là thành phần của môi trường và mỗi thành phần của môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa của nó ( đất là thành phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường đất. Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học) * Môi trường có các thành phần chủ yếu sau: Thạch quyển hay địa quyển ( lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất) Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất: nước ngọt, nước mặn) Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư trú- lớp vỏ sống của trái đất) Khí quyển (Lớp không khí dày bao bọc thuỷ và thạch quyển) IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG * Học viên làm việc Bằng kinh nghiệm và qua các tài liệu, qua các phương tiện thông tin, bạn hãy thảo luận trong nhóm trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là ô nhiễm môi trường ? - Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên nhân tình trạng đó? 1. Thế nào là ô nhiễm môi trường ? - Ô nhiễm môi trường hiểu một cách đơn giản là : + Làm bẩn, thoái hoá môi trường sống. + Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng cuộc sống con người. Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phòng, 2. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì? - Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật.- Nồng độ carbonic tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.- Tầng ô-zôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.(Tầng ô-zôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên trái đất.) - Sự tổn hại do các hoá chất. - Nước sạch bị ô nhiễm. - Đất đai bị sa mạc hoá. - Diện tíc ... ng của con người. * ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GD BVMT VÀO MÔN TNXH CỤ THỂ: Tên bài Nội dung tích hợp GDBVMT Mức độ tích hợp Bài 3: Vệ sinh hô hấp Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu Bài 15: Vệ sinh thần kinh - Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. - HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ. - Bộ phận Bài 19: Các thế hệ trong một gia đình - Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội. - Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp. - Liên hệ Bài 24 Một số hoạt động ở trường - Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các họat động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, - Bộ phận Bài 30: Hoạt động nông nghiệp Bài 31: Hoạt động công nghiệp, thương mại - Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các họat động đó. - Liên hệ Bài 32: Làng quê và đô thị - Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị. - Liên hệ Bài 36: Vệ sinh môi trường - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. - Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. -Toàn phần Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây Liên hệ Bài 49: Động vật Bài 50: Côn trùng Bài 51: Tôm Bài 52: Cá Bài 53: Chim Bài 54: Thú - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. - Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. - Liên hệ Bài 56, 57: Đi thăm thiên nhiên - Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. - Yêu thích thiên nhiên. - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả môi trường xung quanh. - Liên hệ Bài 58: Mặt trời - Biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. - Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. - Liên hệ Bài 64: Năm, tháng và mùa Bài 65: Các đới khí hậu Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. - Liên hệ Bài 66: Bề mặt Trái Đất Bài 67, 68: Bề mặt lục địa - Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. - Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. - Bộ phận * PHẦN III THỰC HÀNH : SOẠN GIÁO ÁN Môn 7: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp * Mục tiêu cần đạt sau khi được tập huấn 1- Người học cần biết và hiểu - Mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động GDNGLL cấp tiểu học. - Phương pháp và hinh thức tổ chức hoạt động Giáo dục BVMT trong hoạt động GDNGLL. 2- Người học có khã năng - Phân tích nội dung hoạt động GDNGLL cấp tiểu học từ đó xác định được các hoạt động có khả năng tích hợp giáo dục BVMT. - Tổ chức các hoạt động GDBVMT và tích hợp giáo dục BVMTvào hoạt động GDNGLL. - Tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT A- Mục tiêu GDBVMT trong hoạt động GDNGLL I. Mục tiêu hoạt động GNGLL cấp Tiểu học. * Hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học giúp học sinh: - Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp; Từng bước phát triển một cách phù hợp sự hiểu biết trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội. - Từng bước hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi (Kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức,) - Hứng thú, mong muốn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, phù hợp. * Hoạt động 1 - Bạn đã biết mục tiêu họat động GDNGLL, bằng kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Tiểu học, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Nêu mục tiêu GDBVMT trong hoạt động GDNGLL. 2. Nêu nội dung GDBVMT trong hoạt động giáo dục NGLL. Bạn hãy độc lập suy nghĩ sau đó thảo luận trong tổ của mình. * Phản hồi hoạt động 1 1- Mục tiêu: - Giáo dục bảo vệ môi trờng trong hoạt động GDNGLL nhằm : - Củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của môi trường và mối quan hệ giữa chúng ; mối quan hệ giữa con người và các yếu tố môi trường ; Sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. - Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương. - Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. - Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh. - Có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. 2- Nội dung giáo dục BVMT trong hoạt động GD NGLL ở cấp Tiểu học: - Nội dung giáo dục BVMT trong hoạt động GD NGLL cấp Tiểu học có thể bao gồm các vấn đề: + Thành phần của môi trường xung quanh như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, sinh vật, nhà ở, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, các khu di sản văn hoá và di sản thiên nhiên. + Vai trò của môi trường đối với sức khoẻ, cuộc sống của con người và các sinh vật ; tác động của con người đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Vấn đề dân số và môi trường. + Một số biểu hiện của ô nhiễm môi trường, các nguồn gây ô nhiễm môi trường như: nước thải, phân bón, xe cộ,... + Những biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường ; Hoạt động bảo vệ môi trường và vai trò của học sinh Tiểu học ; những quy định của nhà trường và địa phương về bảo vệ môi trường. * Các nội dung trên có thể được thực hiện qua các chủ đề: - Ngôi nhà của em - Mái trường thân yêu của em. - Em yêu quê hương - Môi trường sống của em - Em yêu thiên nhiên - Vỡ sao môi trường bị ô nhiễm - Tiết kiệm trong tiêu dùng và sinh hoạt 3- Hình thức, phương pháp GDBVMT trong hoạt động GDNGLL * Hoạt động 2 Bạn hãy nhớ lại việc tổ chức GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường tiểu học, qua tư liệu trên các phương tiện thông tin, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Nêu nội dung, hình thức cụ thể GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường tiểu học? 2. Nêu một số phương pháp GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường Tiểu học? * Phản hồi hoạt động 2 - Căn cứ vào thực tiễn và hướng dẫn hoạt động giáo dục NGLL ở Tiểu học, giáo dục BVMT trong Trường tiểu học có thể được thực hiện thông qua một số nội dung, hình thức sau: - Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp, bao gồm các hỡnh thức cơ bản như: + Làm vệ sinh lớp học, sân trường, phạm vi trường học ; + Trang trí lớp học (bằng cây xanh, hoa tươi, ...) + Trồng, chăm sóc cây và hoa trong vườn trường, sân trường. + Thi làm đẹp lớp bằng hoạt động trang trí lớp học,... - Làm sạch, đẹp đường phố, làng bản, thôn, xóm. + Dọn vệ sinh đường phố làng bản, thôn, xóm vào những ngày cuối tuần. + Trồng , chăm sóc cây và hoa làm cho môi trường nơi cư trú và nơi công cộng xanh, sạch, đẹp. - Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. - Tổ chức thi tim hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ đề: Môi trường em đang sống ; Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em ; Hãy cứu lấy môi trường ; Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh chúng ta ; Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở,... * Thảo luận theo chủ đề về môi trường. Ví dụ: “Hãy hành động vi môi trường sạch đẹp” - . “Hãy bảo vệ màu xanh quê hương” - Thi vẽ về đề tài môi trường. - Thi sáng tác thơ, ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường. - Tổ chức câu lạc bộ về môi trường. Ví dụ: Câu lạc bộ “Các bạn yêu thiên nhiên”; “Nhung nhà nghiên cứu môi trường nhỏ tuổi”; “Khám phá môi trường” - Tham quan, du lịch về môi trường, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trinh công cộng. - Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ môi trường. - Phát thanh, tuyên truyền về môi trường ; vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường. - Thi hùng biện về đề tài môi trường. - Tổ chức các trò chơi về môi trường. - Nghe nói chuyện về chủ đề môi trường. - Giao lưu với các nhà nghiên cứu, hoạt động về môi trường. - Các hinh thức đóng vai, đoán ô chữ, hái hoa dân chủ về đề tài môi trường. *- Phương pháp hoạt động GDNGLL trong trường tiểu học: Là sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt và kết hợp một cách sáng tạo vào từng nội dung và hình thức cụ thể của mỗi hoạt động giáo dục BVMT. Chẳng hạn Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giao nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, trò chơi,.. 5- Quy trình tổ chức hoạt động NGLL * Hoạt động 3 - Bằng kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường, lớp bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Xác định quy trình tổ chức một hoạt động GDNGLL. 2. Thiết kế thử một hoạt động GDNGLL ở Tiểu học Mục tiêu hoạt động (Mục đích & yêu cầu GD) Công tác chuẩn bị Tiến hành hoạt động Đánh giá kết quả GD và rút kinh nghiệm * Mục tiêu hoạt động là xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt. Mục tiêu hoạt động cần được thể hiện 3 yêu cầu : Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung. * Công tác chuẩn bị bao gồm : xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị phương tiện hoạt động, công tác tổ chức. Cần xác định rõ nhiệm vụ của mỗi học sinh, tập thể học sinh, vai trò của giáo viên * Tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng. * Đánh giá kết quả hoạt động : tổ chức, động viên học sinh tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của học sinh. * Thực hành thiết kế hoạt động GDNGLL cho nội dung GDBVMT * Hoạt động 4 - Mỗi nhóm thiết kế một hoạt động giáo dục NGLL cho nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Sau đó cử đại diện trình bày kế hoạch được thiết kế.
Tài liệu đính kèm: