Kế hoạch bài dạy – Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Lạc Nghiệp

Kế hoạch bài dạy – Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Lạc Nghiệp

Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 25 - 13

 Bài: Người con của Tây Nguyên

HT<TGĐĐ HCM – Liên hệ

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 A- Tập đọc:

1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các từ: bok Pa, càn quét, huân chương, lũ làng

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

 2/ Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, người Thượng,

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy – Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Lạc Nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Thứ ngày
Tiết ngày
Tiết bài
Môn dạy
Đầu bài dạy
Hai
8 / 11
1
13
Chào cờ
2
25
Tập đọc 
- Người con của Tây Nguyên 
– HT<TGĐĐ HCM 
3
13
Kể chuyện
- Người con của Tây Nguyên
4
61
Toán
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
5
13
Đạo đức
- Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Tiết 2)
- GD BVMT – SDNLTK&HQ 
Ba
9 / 11 
1
25
Thể dục
- Động tác điều hoà của bài thể dục PTC
2
25
TN - XH
- Một số hoạt động ở trường (TT) – GD BVMT
3
25
Chính tả
- Nghe – viết: Đêm trăng trên Hồ Tây 
– GD BVMT 
4
62
Toán
- Luyện tập 
5
13
Thủ công
- Cắt, dán chữ H, U 
Tư
10 / 11
1
26
Tập đọc 
- Cửa Tùng – GD BVMT 
2
13
LTVC
- Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than 
3
13
Mĩ thuật
- Vẽ trang trí: Trang trí cái bát
4
63
Toán
- Bảng nhân 9
Năm
11 / 11
1
26
Thể dục
- Ôn bài TD PTC. Trò chơi “Đua ngựa”
2
13
Tập viết
- Ôn chữ hoa I
3
64
Toán
- Luyện tập 
4
26
TN - XH
- Không chơi trò chơi nguy hiểm
Sáu
12 / 11
1
26
Chính tả
- Nghe – viết: Vàm Cỏ Đông – GD BVMT 
2
13
Âm nhạc
- Ôn bài hát: Con chim non
3
13
Tậâp làm văn
- Viết thư
4
65
Toán
- Gam
5
13
SHL
- Kiểm điểm cuối tuần
Thứù hai ngày 8 tháng 11 năm 2010.
Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 25 - 13
 Bài: Người con của Tây Nguyên
HT<TGĐĐ HCM – Liên hệ
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 A- Tập đọc:
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các từ: bok Pa, càn quét, huân chương, lũ làng
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
	2/ Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, người Thượng,
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
 B- Kể chuyện:
 1/ Rèn kỹ năng nói:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện.
- HS khá, giỏi kể được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
2/ Rèn luyện kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, kể tiếp lời bạn.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- HT<TGĐĐ HCM: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp – người con của Tây Nguyên, một anh hùng quân đội.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- Tranh minh họa truyện trong SGK; gợi ý kể chuyện.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TẬP ĐỌC
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT HS về bài Cảnh đẹp non sông.
	3. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài đọc: 
- Giới thiệu về anh hùng Núp người Ba-na để giới thiệu bài.
 b) Luyện đọc:
 - Đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Nhắc nhở lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Nhận xét.
 c) HD tìm hiểu bài:
 + Anh hùng Núp được tỉnh cử đi đâu?
 + Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?
 + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
 + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
 + Khi xem những vật đó, thái độ mọi người ra sao?
- HT<TGĐĐ HCM: Bác Hồ rất quan tâm và gần gũi, yêu thương đối với anh Núp – người con của Tây Nguyên, một anh hùng quân đội.
+ Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Các em cần làm gì để xứng đáng với sự tin cậy của Bác?
- HD nêu nội dung.
 d) Luyện đọc lại:
- Chọn, đọc diễn cảm đoạn 3 rồi HD.
- Nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Lắng nghe, tập nhận xét giọng đọc.
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc từng đoạn nối tiếp.
 + Luyện đọc từ. Giải nghĩa các từ.
- Đọc từng đoạïn trong nhóm.
- 2 HS đọc đoạn 1 và 3, đoạn 2 đọc ĐT.
- Đọc thầm từng đoạn văn rồi trả lời câu hỏi.
 + Đi dự Đại hội Thi đua.
 + Đất nước bây giờ rất mạnh, mọi người đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
 + Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe kể, nhiều người chạy lên đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
 + Tặng cái ảng Bok Hồ, bộ quần áo bằng lụa, một cây cờ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.
 + Xem các vật rất thiêng liêng.
- Lắng nghe. 
- Chăm chỉ học hành, yêu Tổ quốc,
- Nêu được nội dung. 
- Nghe, nhận xét cách đọc.
- Thi đọc đoạn.
- Thi đọc toàn bài.
- Nhận xét, bình chọn.
 KỂ CHUYỆN
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: - Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện. Những em khá kể theo lời một nhân vật.
 2. HD kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện:
- HD cho HS nhớ lại và kể theo lời một nhân vật (có thể kể theo lời của anh Núp, anh Thế hay một người dân ở làng Kông Hoa; kể phải đúng câu chuyện).
- Nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
- Nhận xét về nội dung và cách thể hiện.
- Nghe và tìm hiểu yêu cầu.
- Đọc đoạn văn mẫu.
- Nêu vai mình định nhập.
- 3 HS kể mẫu; cả lớp nhận xét.
- Kể trong nhóm đôi.
- Thi kể trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
4. Củng cố: - Qua câu chuyện, em cảm thấy dân làng Kông Hoa như thế nào? 
 - Nhậïn xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS kể lại cho người thân nghe.
-----------------------------------------------------
Toán Tiết: 61
 Bài: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I- MỤC TIÊU:
Giúp HS biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Băng mầu biểu diễn độ dài các đoạn thẳng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: HS nêu lại cách tìm số lớn gấp mấy lần số lớn. 
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
 b) Nêu ví dụ:
- Vừa nêu vừa kẻ lên bảng: AB dài 2 dm, CD dài 6dm. Hỏi độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy đoạn thẳng CD?
 + Đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB?
 + Nói: Độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Ta nói: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
 c) Giới thiệu bài toán:
- Phân tích bài toán: Thực hiện bài toán theo hai bước như ở ví dụ.
 B1: Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
 B2: Trả lời.
 d) Thực hành:
 Bài 1: 
- Viết nhanh lên trên bảng và nhận xét.
 Bài 2: 
- HD để HS hiểu rõ thêm.
- Nhận xét, cho HS sửa bài.
 Bài 3: 
- HD và yêu cầu HS làm được cột a, b.
- HD HS giải tại lớp các cột còn lại nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. 
- Nhận xét, cho HS sửa bài.
- Nghe giới thiệu bài.
- Nêu lại đề toán.
 + Gấp 3 lần (6 : 2 = 3 (lần)).
- Nghe để rút ra quy tắc
- Nêu một vài ví dụ rồi cùng thực hiện.
- Đọc bài toán.
 + Gấp 5 lần (30 : 6 = 5 (lần)).
 + Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
- Trình bày bài giải.
- Đọc yêu cầu đề.
- Trao đổi theo cặp, ghi nhanh ra nháp.
- Trình bày trước lớp.
- Đọc đề, tìm hiểu đề rồi tự giải:
Bài giải:
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên là:
24 : 6 = 4 (lần)
Vậy số sách ngăn trên bằng ¼ số sách ngăn dưới.
 Đáp số: 1/4
- Sửa bài.
- Làm miệng ở nhóm đôi.
- Trình bày trước lớp.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm.
-------------------------------------------------------
Đạo đức Tiết: 13
 Bài: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)
- GD BVMT – Liên hệ
- SDNLTK&HQ – Liên hệ
I/ MỤC TIÊU: 
1. Học sinh hiểu: - Thế nào là tích cực tham gia việc lớp việc trường.
 - HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
 - Trẻ em có quyền được tham gia.
2. HS tích cực, tự giác tham gia các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng và hoàn thành những nhiệm vụ được phân công.
- HS khá, giỏi: + Biết tham gia việc lớp, việc trường là quyền, là bổn phận của HS.
 + Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
- GD BVMT: Tích cực tham gia vào các hoạt động BVMT do trường, lớp tổ chức.
- SDNLTK&HQ: + Giáo dục HS biết tiết kiệm các nguồn năng lượng, vật chất trong trường học như: điện, nước, tận dụng các nguồn chiếu sáng, 
 + Biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia SDNLTK&HQ ở trường, lớp, ở nhà.
3. HS biết quý trọng các bạn tích cực.
II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- Vở BT Đạo đức 3.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Nhận xét về sự tham gia việc lớp việc trường của HS..
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a)Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học.
 b) Hoạt động 1: Xử lí tình huống
 * MT: HS biết biểu hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống.
 * TH: - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: thảo luận theo các TH ở BT 4.
- Kết luận: a) Em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.
b) Em nên xung giúp bạn học
c) Em nên nhắc bạn không được làm ồn.
d) Em nhờ người nào đó mang lọ hoa đến.
à Biết tham gia việc lớp, việc trường là quyền, là bổn phận của HS.
 c) Hoạt động 2: Đăng kí tham gia công việc
 * MT: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
 * TH: -Nêu yêu cầu: Hãy suy nghĩ rồi ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng.
+ GD BVMT và SDNLTK&HQ: Kể thêm những việc có ý nghĩa về BVMT, SDNLTK&HQ.
- Nhận xét, tuyên dương và dặn ...  phung phí.
- Tập viết trên bảng con: Ít.
- Viết vào vở Tập viết.
- Chữa bài.
 4. Củng cố:- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện viết thêm.
Toán Tiết: 64
 Bài: Luyện tập
I- MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được vào giải toán có một phép nhân 9.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Ghi bài tập 4 vào bảng phụ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT HS về bảng nhân 9. 
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Luyện tập
 b) Thực hành:
 Bài 1: Tính nhẩm
- Ghi nhanh lên bảng, nhận xét (chú ý cho HS ở tính giao hoán).
 Bài 2: Tính (nhằm củng cố cách hình thành bảng nhân 9) 
- Nói thêm: vì 9 x 3 + 9 = 9 + 9 + 9 + 9
 Nên 9 x 3 + 9 = 9 x 4 
 = 36
- Cho HS sửa bài.
 Bài 3: 
- HD nêu các bước giải bằng tóm tắt.
- Nhận xét, chấm một số bài.
 Bài 4: Viết kết quả phép nhân vào ô trống
- HD và yêu cầu làm dòng 3, 4 tại lớp.
- HD HS giải tại lớp dòng 1, 2 nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm.
- Nhận xét. 
- Nghe giới thiệu bài.
- Nhẩm miệng trong nhóm đôi.
- Trình bày trước lớp theo hình thức đố nhau.
- Tự giải vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Sửa bài.
- Đọc đề, tìm hiểu đề, nêu các bước giải, rồi tự làm vào vở, 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
Số xe của 3 đội kia là:
9 x 3 = 27 (xe) 
Số xe của công ti là:
10 + 27 = 37 (xe)
 Đáp số: 37 xe
- Trao đổi chéo vở, kiểm tra.
- Quan sát khung bảng.
- Trao đổi nhóm đôi.
- 1 vài em lên bảng viết.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm.
Tự nhiên và Xã hội	 Tiết: 26
 Bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Nhận biết các trò chơi dễ gây nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau...
- Biết sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ ra chơi vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn.
- Lựa chọn và chơi những trò chơi thích hợp.
- HS khá, giỏi biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các hình trong sách giáo khoa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: Nêu lại một số ích lợi của các hoạt động ở trường.
	3. Dạy bài mới:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: 
 Không chơi các trò chơi nguy hiểm
 b) Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
 * MT: Biết sử dụng thời gian nghỉ hợp lí, an toàn; nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm.
 * TH: - HD quan sát hình trang 50, 51 SGK và nói cho các bạn biết tranh vẽ gì? Trò chơi đó có nguy hiểm không?
- Nêu kết luận: Giờ ra chơi không nên chơi quá sức hay những trò nguy hiểm.
+ Vì sao ta không nên chơi những trò chơi quá sức hay những trò nguy hiểm?
 c) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 * MT: Biết chọn trò chơi phòng tránh nguy hiểm.
 * TH: - HD cách làm: Nêu những trò mình thường chơi, cả nhóm nhận xét trò đó có nguy hiểm không?
- Nhận xét.
+ Khi xảy ra tai nạn, chúng ta cần làm gì? 
- Nhận xét việc thực hiện thời gian nghỉ hằng ngày của HS trong lớp.
- Nghe giới thiệu bài.
- Làm theo nhóm đôi.
- Các nhóm trình và nhận xét.
+ Khi chơi những trò này, ta có thể bị mệt, bị thương à khó tiếp thu bài.
- Nêu một số trò chơi có thể chơi trong giờ nghỉ giải lao.
-Thảo luận nhóm.
- Cả nhóm lựa chọn những trò chơi vui khoẻ, an toàn.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét và nêu tác hại nếu đó là trò chơi nguy hiểm.
+ Báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất, có thể tự băng bó vết thương
	 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.	
 5. Dặn dò: - Dặn HS chơi những trò có ích.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Chính tả	Tiết: 26
 Bài: Nghe – viết: Vàm Cỏ Đông
GD BVMT – Trực tiếp
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
- Nghe – viết đúng 2 khổ của bài thơ Vàm Cỏ Đông, trình bày đúng dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần khó it / uyt (BT2).
- Làm đúng bài tập 3b (phân biệt thanh hỏi / thanh ngã).
- GD BVMT: Giáo dục tình cảm yêu mến dòng sông; thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Bảng phụ viết BT 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS viết lại một số từ ở tiết trước.
 - Nhận xét bài viết tiết trước.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Nghe – viết: Vàm Cỏ Đông
 b) Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc 2 khổ thơ cần viết: bài Vàm Cỏ Đông.
- HD tìm hiểu nộïi dung và GD BVMT: Dòng sông Vàm Cỏ Đông có nét gì đẹp?
à Dòng sông hiền hòa, gần gũi và gắn bó với nhân dân ta. Ta phải biết yêu quý những gì mà thiên nhiên ban tặng và phải biết gìn giữ để cảnh thiên nhiên thêm đẹp.
- HD nhận xét về cách trình bày.
 * Đọc cho HS viết.
 * Chấm, chữa bài.
 c) HD làm bài tập:
 Bài tập 2: it / uyt
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
 Bài tập 3: Tìm tiếng có thể ghép với với: 
 vẽ / vẻ; nghĩ / nghỉ
- Nhận xét, chốt lại các từ đúng.
- Nghe giới thiệu bài.
- Đọc đoạn thơ.
 + Bốn mùa soi từng mảnh mây trời; gió đưa ngọn dừa phe phẩy; bóng dừa lồng trên sóng nước chơi vơi.
- Nhận xét chính tả.
- Tự viết ra nháp từ dễ lẫn, dễ mắc lỗi.
- Nghe - viết vào vở.
- Tự kiểm tra lỗi chính tả và sửa lỗi.
- Đọc yêu cầu đề.
- Tự làm ra nháp.
- 3 HS lên bảng thi viết nhanh.
- Đọc lại các từ.
- Viết lại vào vở.
- Thảo luận nhanh.
- Thi tiếp sức.
- Nhận xét và viết vào vở.
4. Củng cố:- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:- Dặn HS luyện viết các từ còn bị sai.
----------------------------------------------------------
Âm nhạc	 	Tiết: 13
 	 Bài: Ôn bài hát: Con chim non
----------------------------------------------------------
Tập làm văn Tiết: 13
 Bài: Viết thư
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý để gửi cho bạn cùng lứa tuổi thuộc tỉnh ở miền Nam hay Bắc.
- Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả, bộc lộ được tình cảm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: HS đọc lại bài viết tả lại cảnh đẹp trong tranh.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Viết thư
 b) Hướng dẫn viết thư:
- Đọc bài báo về tấm gương nhỏ tuổi ở vùng miền nào đó.
- HD phân tích đề bài để viết được thư.
- HD phần gợi ý ở SGK.
- HD làm mẫu: Nói nội dung theo gợi ý.
- Nhận xét, sửa chữa cho HS rút kinh nghiệm.
- Quan sát, giúp đỡ thêm.
- Nhận xét, chấm điểm.
- Nghe giới thiệu.
- Nghe để biết thông tin, hiểu các bạn.
- Nêu yêu cầu BT và các gợi ý. 
- Nói theo gợi ý.
- Nêu tên và địa chỉ bạn cần viết thư đến.
- 2 HS khá kể mẫu.
- Nói ngắn gọn trong nhóm đôi.
- Viết thư vào vở.
- 5 HS đọc thư trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Yêu cầu HS viết lại để bài văn hay hơn.
---------------------------------------------------
Toán Tiết: 65
 Bài: Gam
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Cân đĩa, cân đồng hồ, gói hàng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Hs nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Gam
 b) Giới thiệu về gam:
- Gam là đơn vị đo khối lượng.
 Gam viết tắt là: g
 1000 g = 1 kg
- Giơi thiệu các quả cân thường dùng.
- Giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ.
- Cân mẫu.
 c) Thực hành:
 Bài 1: 
- Nhận xét.
 Bài 2: 
- HD quan sát; cân đồng hồ.
- Nhận xét.
 Bài 3: 
- HD thêm cho HS hiểu.
- Nhận xét, cho HS sửa bài.
 Bài 4: 
- Gợi ý để HS tính được số gam sữa.
- Nhận xét, cho HS sửa bài.
 Bài 5: 
- HD HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. 
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Nghe.
- Đọc lại và tập ghi tên đơn vị.
- Quan sát.
- Quan sát, tập đọc kết quả.
- Làm trong nhóm 4 (quan sát tranh và nêu miệng. VD: “Hộp đường cân nặng 200 g).
- Trình bày.
- Thực hiện cân rồi ghi kết quả.
- Tự thực hiện phép tính rồi ghi vào vở, 1 em giải ở bảng (Chú ý ghi tên đơn vị).
- Đọc yêu cầu đề, nêu cách giải rồi giải.
Bài giải:
Trong hộp có số gam sữa là:
455 – 58 = 397 ( g )
 Đáp số: 397 gam sữa 
- Đọc yêu cầu đề, nêu cách giải rồi giải.
Bài giải:
Cả 4 túi mì chính cân nặng:
210 x 4 = 840 ( g )
 Đáp số: 840 gam mì chính
- Trao đổi chéo vở kiểm tra.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm; tập cân đồ vật.
Sinh hoạt lớp – Tuần 13
I/ MỤC TIÊU:
- 
- 
- 
II/ SINH HOẠT LỚP:
1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần:
- 
- 
- 
- 
- 
2. Nêu một số yêu cầu và công việc cần làm trong tuần sau:
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc