Bài: Người liên lạc nhỏ
HT<TGĐĐ HCM – Liên hệ
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
A- Tập đọc:
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các từ: lững thững, huýt sáo, tráo trưng, thản nhiên
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
2/ Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Nắm được nội dung truyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
Tuần: 14 Thứ ngày Tiết ngày Tiết bài Môn dạy Đầu bài dạy Hai 15 / 11 1 14 Chào cờ 2 27 Tập đọc - Người lên lạc nhỏ – HT<TGĐĐ HCM 3 14 Kể chuyện - Người liên lạc nhỏ 4 66 Toán - Luyện tập 5 14 Đạo đức - Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 1) Ba 16 / 11 1 27 Thể dục - Ôn bài thể dục phát triển chung 2 27 TN - XH - Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống 3 27 Chính tả - Nghe – viết: Người liên lạc nhỏ 4 67 Toán - Bảng chia 9 5 14 Thủ công - Cắt, dán chữ H, U Tư 17 / 11 1 28 Tập đọc - Nhớ Việt Bắc – HT<TGĐĐ HCM 2 14 LTVC - Ôn về từ chỉ đặc diểm. Ôn tập câu: Ai thế nào? 3 14 Mĩ thuật - Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật nuôi quen thuộc 4 68 Toán - Luyện tập Năm 18 / 11 1 28 Thể dục - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung 2 14 Tập viết - Ôn chữ hoa K 3 69 Toán - Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số 4 28 TN - XH - Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiếp theo) Sáu 19 / 11 1 28 Chính tả - Nghe – viết: Nhớ Việt Bắc 2 14 Âm nhạc - Học hát bài: Ngày mùa vui (lời 1) 3 14 Tậâp làm văn - N - K: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động 4 70 Toán - Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số 5 14 SHL - Kiểm điểm cuối tuần Thứù hai ngày 15 tháng 11 năm 2010. Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 27 - 14 Bài: Người liên lạc nhỏ HT<TGĐĐ HCM – Liên hệ I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: A- Tập đọc: 1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các từ: lững thững, huýt sáo, tráo trưng, thản nhiên - Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 2/ Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. - Nắm được nội dung truyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. B- Kể chuyện: 1/ Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. 2/ Rèn luyện kỹ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, kể tiếp lời bạn. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - HT<TGĐĐ HCM: Bác Hồ luôn chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Sự quan tâm và tình cảm của Bác đối với anh Kim Đồng. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. - Tranh minh họa truyện trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TẬP ĐỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: KT HS về bài Cửa Tùng. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: - Giới thiệu chủ điểm: Anh em một nhà - Truyện đọc Người liên lạc nhỏ. b) Luyện đọc: - Đọc toàn bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc: - Nhắc nhở để HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng. - Nhận xét. c) HD tìm hiểu bài: + Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? + Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? + Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? + Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch. - HT<TGĐĐ HCM: Ông ké trong bài chính là Bác Hồ. Bác Hồ luôn chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. - HD nêu nội dung. d) Luyện đọc lại: - Chọn, đọc diễn cảm đoạn 3 rồi HD. - Nhận xét để HS rút kinh nghiệm. - Nhận xét. - Nghe giới thiệu. - Quan sát tranh và kể về anh hùng Kim Đồng. - Lắng nghe, tập nhận xét giọng đọc. - Đọc nối tiếp từng câu. - Đọc từng đoạn nối tiếp. + Luyện đọc từ. Giải nghĩa các từ. - Đọc từng đoạïn trong nhóm. - Đọc ĐT đoạn 1, 2, 4; đoạn 3, một em đọc. + Bảo vệ các cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. + Vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng dễ hoà đồng, dễ che mắt địch, làm cho ông cụ giống người địa phương. + Đi rất cẩn thận: Kim Đồng đi trước, gặp điều bất ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké tránh vào ven đường. + Nhanh trí: bình tĩnh huýt sáo; địch hỏi, trả lời: “Đón thầy mo”, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp. + Dũng cảm: còn nhỏ mà dám làm các công việc quan trọng và nguy hiểm. - Cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với anh Kim Đồng. - Nêu được nội dung. - Nghe, nhận xét cách đọc. - Thi đọc đoạn. - Thi đọc toàn bài. - Nhận xét, bình chọn. KỂ CHUYỆN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: - Dựa theo 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện để kể lại toàn bộ truyện. 2. HD kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: - HD HS nhớ và kể từng đoạn theo tranh. - Nhận xét để HS rút kinh nghiệm. - Nhận xét về nội dung và cách thể hiện. - Nghe và tìm hiểu yêu cầu. - Quan sát và nêu nội dung từng tranh. - 4 HS kể mẫu 4 đoạn theo tranh. - Kể trong nhóm đôi. - Thi kể trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. 4. Củng cố: - Qua câu chuyện, em cảm thấy gì về anh Kim Đồng? - Nhậïn xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS kể lại cho người thân nghe. Toán Tiết: 66 Bài: Luyện tập I- MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết so sánh các khối lượng. - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng được để so sánh và giải toán. - Biết sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vài đồ dùng học tập. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Cân đĩa, cân đồng hồ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: HS nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học và đọc một vài số đo. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Luyện tập b) Thực hành: Bài 1: , = ? - Nhận xét. Bài 2: - HD HS nêu được các bước giải. - Nhận xét, cho HS sửa bài. Bài 3: - HD thêm cho HS hiểu. - Chấm một số vở, nhận xét. Bài 4: Thực hành cân đồ vật - Quan sát, giúp đỡ thêm. - Nghe giới thiệu. - Tự làm vào vở, 1 em trình bày ở bảng. - Nhận xét, nêu cách làm và sửa bài. - Đọc yêu cầu đề, nêu cách giải rồi giải. Bài giải: 4 gói kẹo cân nặng là: 130 + 4 = 520 ( g ) Cả kẹo và bánh cân nặng là: 520 + 175 = 695 ( g ) Đáp số: 695 gam - Đọc yêu cầu đề, thảo luận nhóm 4, nêu cách giải rồi giải. Bài giải: 1 kg = 1000 g Số đường còn lại cân nặng là: 1000 – 400 = 600 ( g ) Mối túi đường nhỏ cân nặng: 600 : 3 = 200 ( g ) Đáp số: 200 gam - Trao đổi chéo vở kiểm tra. - Thực hành cân đồ vật, ghi lại khối lượng vật đó và so sánh khối lượng. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm; tập cân đồ vật. Đạo đức Tiết: 14 Bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng I/ MỤC TIÊU: 1. – HS nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - HS khá, giỏi biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. 2. HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc làm phù họp với khả năng trong cuộc sống hàng ngày. 3. HS có thái độ quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN: - Vở BT Đạo đức 3. - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện tấm gương về chủ đề bài học. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Nhận xét về sự tham gia việc lớp việïc trường của HS.. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a)Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học (Tiết 1) - Nêu câu ca dao hay tục ngữ về quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. b) Hoạt động 1: Phân tích chuyện * MT: HS biết được một số biểu hiện về quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. * TH: - Kể chuyện Chị thuỷ của em - HD đàm thoại (BT 1): + Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? * Kết luận: Ai cũng có lúc khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần có sự thông cảm, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng việc làm vừa sức. c) Hoạt động 2: Đặt tên tranh (BT 2) * MT: Cho HS biết được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. * TH: - Chia nhóm, yêu cầu thảo luận về nội dung tranh. * Kết luận: Việc làm của các bạn nhỏ ở hình 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Các bạn ở tranh 2 đãø làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm. d) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT 3) * MT: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan. * TH: - Chia nhóm và yêu cầu thảo luận. * Kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng; ý b là sai. Dù tuổi nhỏ các em cũng phải biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - Nghe giới thiệu bài. - Nghe. - Kể tóm tắt lại câu chuyện. - Đàm thoại theo các câu hỏi ở BT 1. - Nghe để ghi nhớ. - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm trình bày. - Thảo luận nhóm. - Các nhóm trình bày. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng việc làm phù hợp; sưu tầm các chuyện, thơ ca, tục ngữ về việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010 Thể dục Tiết: 27 Bài: Ôn bài thể dục phát triển chung I/ MỤC TIÊU: - Ôn bài TD PTC. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng các động tác. - Chơi trò chơ ... ng Đạo, có tài bơi lội dưới nước, đục thủng thuyền chiến của giặc. * HD viết câu ứng dụng: - Giúp HS hiểu nội dung: Câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khó. Càng khó khăn, thiếu thốn càng đoàn kết. c) HD HS viết vào vở Tập viết: - Nêu yêu cầu; quan sát HS viết. d) Chấm, chữa bài: - Nghe giới thiệu bài. - Nêu các chữ hoa có trong bài: Y, K. - Tập viết trên bảng con. - Đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu. - Luyện viết trên bảng con. - Đọc câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một lòng. - Tập viết trên bảng con: Khi. - Viết vào vở Tập viết. 4. Củng cố:- Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò:- Dặn HS luyện viết thêm. Toán Tiết: 69 Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I- MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). - Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và giải toán liên quan đến phép chia. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Phiếu học tập. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: KT HS về thực hiện vài phép chia trong bảng. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số b) HD thực hiện phép chia: - Nêu phép chia 72 : 3 và 65 : 2 và HD cách thực hiện. - HD cách nhẩm để tìm thương. - Khắc sâu những điểm HS còn vướng mắc. c) Thực hành: Bài 1: Tính - YC HS làm cột 1, 2, 3. - HD HS giải tại lớp cột còn lại nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. - Nhận xét . Bài 2: - HD thêm. - Nhận xét. Bài 3: - HD để HS hiểu rõ thêm. - Nhận xét, chấm một số bài. - Nghe giới thiệu bài. - Nêu cách thực hiện phép chia như ở SGK. - Đặt tính rồi tính trên bảng con. - Nêu những điểm còn thấy khó thực hiện. - Làm bảng con trong nhóm đôi (vừa làm vừa nêu cách thực hiện cho bạn nghe ). - Trình bày trước lớp. - Làm bài vào vở. - Nêu yêu cầu bài. - Tự làm vào vở, 2 em giải ở bảng phụ. - Nhận xét, sửa chữa. - Đọc đề, tìm hiểu đề rồi tự làm vào vở, 1 HS lên bảng giải. Bài giải: Ta có : 31 : 3 = 10 (dư 1) Vậy ta có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 mét vải. Đáp số: 10 bộ quần áo Thừa 1 m vải - Trao đổi chéo vở, kiểm tra. 4. Củng cố: - Trò chơi “Nhẩm nhanh ra kết quả phép chia”. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm. Tự nhiên và Xã hội Tiết: 28 Bài: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU: Giúp HS biết: - Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của địa phương. - HS khá, giỏi nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. - Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Các hình trong sách giáo khoa. - Tranh ảnh sưu tầm về Tỉnh Ninh Thuận. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Cả lớp ghi ra giấy tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của Tỉnh và nêu chức năng. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học b) Hoạt động 1: Sắp xếp tranh vào các cơ quan. - HD cách thực hiện: Tập trung các tranh ảnh, bài báo rồi sắp xếp chúng vào các cơ quan thích hợp. - Nhận xét. c) Hoạt động 2: Vẽ tranh. * MT: - Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của Tỉnh. * TH: - Gợi ý cho HS thể hiện, khuyến khích trí tưởng tượng của HS. - Nhận xét, tuyên dương. - Nghe giới thiệu bài. - Làm theo nhóm 4. - Các nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch nói về các cơ quan trong Tỉnh. - Nhận xét. - Chú ý quan sát. - Vẽ theo nhóm 4. - Trình bày sản phẩm. - Nhận xét, bình chọn. - HS khá, giỏi nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. 4. Củng cố: - HS liên hệ thực tế ở cấp xã. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS biết yêu quý quê hương mình. Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010 Chính tả Tiết: 28 Bài: Nghe – viết: Nhớ Việt Bắc I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Nghe – viết đúng 10 dòng đầu bài thơ Nhớ Việt Bắc, trình bày đúng thể thơ lục bát. - Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn au / âu (BT2). - Làm đúng bài tập (3b)- âm giữa vần i / iê. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ viết BT 2, 3b. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - HS viết lại một số từ ở tiết trước: kiếm, tìm, dìm. - Nhận xét bài viết tiết trước. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Nghe – viết: Nhớ Việt Bắc b) Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV đọc 10 dòng thơ đầu của bài Nhớ Việt Bắc. - HD tìm hiểu nộïi dung: Tác giả nhớ những gì ở Việt Bắc? - HD nhận xét chính tả và cách trình bày. * Đọc cho HS viết. * Chấm, chữa bài. c) HD làm bài tập: Bài tập 2: au / âu - Nhận xét, chốt lời giải: hoa mẫu đơn - mưa mau hạt; lá trầu – đàn trâu; sáu điểm – quả sấu. Bài tập 3b: i / iê - Nhận xét, chốt lại các từ đúng: chim, tiên, kiến. - Nghe giới thiệu bài. - Đọc đoạn thơ. + Nhớ người và cảnh vật đã gắn bó với mình. - Nhận xét chính tả. - Tự viết ra nháp từ dễ lẫn, dễ mắc lỗi. * Viết bài vào vở. * Tự kiểm tra lỗi và sửa chữa. - Đọc yêu cầu đề bài. - Tự làm ra nháp. - 3 HS lên bảng thi viết nhanh. - Đọc lại các từ. - Viết vào vở. - Nêu yêu cầu đề bài. - Thi viết nhanh ra nháp các từ cần điền. - Trình bày trước lớp. - Sửa chữa. 4. Củng cố:- Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò:- Dặn HS luyện viết các từ còn bị sai. Âm nhạc Tiết: 14 Bài: Học hát bài: Ngày mùa vui (lời 1) (Có giáo viên chuyên dạy) ------------------------------------------------------------------ Tập làm văn Tiết: 14 Bài: Nghe – kể : Tôi cũng như bác Giới thiệu hoạt động I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Nghe và kể lại được đúng truyện vui Tôi cũng như bác (BT1). - Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2); HS thêm yêu mến nhau. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý BT 2. - Tranh minh hoạ truyện vui. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: HS đọc lại bài viết thư gửi cho một bạn miền khác. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học b) Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Nghe – kể chuyện vui - Kể chuyện lần 1. - Hỏi các câu theo gợi ý để HS nhớ lại chuyện. - Kể lần 2. - Nhận xét. + Chuyện gây cười ở điểm nào? Bài tập 2: Giới thiệu về hoạt động - HD nói theo từng gợi ý và cách nói tự tin, lễ phép; cho HS rút kinh nghiệm. - Nhận xét. - Nghe giới thiệu. - Nêu yêu cầu BT và các gợi ý. - Quan sát tranh minh hoạ. - Nghe. - Trả lời các câu hỏi để nhớ lại chuyện. - Thi kể câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn. - Nêu yêu cầu đề bài và phần gợi ý. - Một số HS khá làm mẫu. - Làm theo tổ. - Đại diện tổ thi trình bày. - Nhận xét, bình chọn. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Vận dụng các điều đã học vào cuộc sống giao tiếp. Toán Tiết: 70 Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) I- MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết đặt tính và tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). - Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Vật dụng để xếp hình. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: KT HS về thực hiện vài phép chia. VD: 94 :2 , 84 : 4. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) b) HD thực hiện phép chia: - Nêu phép chia 78 : 4 và HD cách thực hiện. - HD cách nhẩm để tìm thương. - Khắc sâu những điểm HS còn vướng mắc. c) Thực hành: Bài 1: Tính - Viết từng phép tính lên bảng. - Nhận xét . Bài 2: - HD để HS hiểu rõ thêm. - Nhận xét, chấm một số bài. Bài 3: - HD HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. Bài 4: Xếp hình - Nhận xét. - Nghe giới thiệu bài. - Nêu cách thực hiện phép chia như ở SGK. - Đặt tính rồi tính trên bảng con. Nêu cách thực hiện trước lớp. - Nêu những điểm còn thấy khó thực hiện. - Làm bảng con trong nhóm đôi (vừa làm vừa nêu cách thực hiện cho bạn nghe ). - Làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. - Nhận xét, sửa chữa. - Đọc đề, tự liên hệ thực tế, nêu cách giải rồi giải vào vở, 1 HS lên bảng giải. Bài giải: Ta có : 33 : 2 = 16 (dư 1) Dư 1 học sinh cần có thêm 1 bàn. Vậy số bàn cần có ít nhất là: 16 + 1 = 17 (cái bàn) Đáp số: 17 cái bàn - Trao đổi chéo vở, kiểm tra. - Tự xếp hình. 4. Củng cố: - Trò chơi “Nhẩm nhanh ra kết quả phép chia”. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm. ------------------------------------------------------------- Sinh hoạt lớp – Tuần 14 I/ MỤC TIÊU: - - - II/ SINH HOẠT LỚP: 1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần: - - - - - 2. Nêu một số yêu cầu và công việc cần làm trong tuần sau: - - - - - - - - - -
Tài liệu đính kèm: