TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
BÁC SĨ Y - ÉC - XANH
I. MỤC TIÊU:
A.TẬP ĐỌC :
- Luyện đọc đúng các từ chỉ tên riêng nước ngoài và các từ khó dễ lẫn:Y- éc-xanh, nghiên cứu, ngưỡng mộ, băn khoăn, lặng yên, vỡ vụn Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
+ Hiểu nghĩa các từ : Y-éc-xanh , dịch hạch, bí ẩn ,công dân.
+ Hiểu nội dung câu chuyện : Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - ec - xanh ( sống để yêu thương giúp đỡ đồng loại ); nói lên sự gắn bó của Y - ec - xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK ).
- Học sinh biết yêu thương và giúp đỡ mọi người.
TUẦN 31 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN BÁC SĨ Y - ÉC - XANH I. MỤC TIÊU: A.TẬP ĐỌC : - Luyện đọc đúng các từ chỉ tên riêng nước ngoài và các từ khó dễ lẫn:Y- éc-xanh, nghiên cứu, ngưỡng mộ, băn khoăn, lặng yên, vỡ vụn Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu : + Hiểu nghĩa các từ : Y-éc-xanh , dịch hạch, bí ẩn ,công dân. + Hiểu nội dung câu chuyện : Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y - ec - xanh ( sống để yêu thương giúp đỡ đồng loại ); nói lên sự gắn bó của Y - ec - xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK ). - Học sinh biết yêu thương và giúp đỡ mọi người. B.KỂ CHUYỆN : - Bước đầu biết kể jại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ * HS K,G biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách. II. CHUẨN BỊ : -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc . -HS : Sách giáo khoa . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1.Ổn định : Hát. 2. Bài cuÕ : Gọi 3 HS đọc bài: “Một mái nhà chung”. (5 phút) H: Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu? H: Mái nhà chung của muôn vật là gì ? H: Nêu nội dung chính? 3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề. N/D - T/L HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1 : Hoạt động 1 : Luyện đọc . (10 -12phút) Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . 8-(10 phút) Hoạt động 3: Luyện đọc lại. ( 6-8 phút) Hoạt động 3: Luyện đọc lại. ( 15--17 phút) Hoạt động 4 : Kể chuyện. (17-18 phút) - GV đọc mẫu lần 1.Yêu cầu HS theo dõi. -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.( GV gọi HS còn hạn chế về đọc) -GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. - GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn. - GV nhận xét – Tuyên dương. -Gọi 1 HS đọc phần chú giải. -Yêu cầu HS luyện đọc đoạn trong nhóm. -Gọi một số nhóm đọc trước lớp. -Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. - GV nhận xét. - Yêu cầu đọc đoạn 1 H: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc -xanh ? H: Bác sĩ Y-éc-xanh có gì khác so với tưởng tượng của bà khách ? * Giảng từ : Y-éc-xanh + dịch hạch + bí ẩn -Yêu cầu HS đọc đoạn 3,4. H:Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp? H: Những câu nói nào nói lên lòng yêu nước của của bác sĩ Y-éc-xanh? H: Vậy theo em vì sao Y- éc -xanh ở lại Nha Trang? H: Hãy tìm trong bài câu văn nói rõ nhất về lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y- éc - xanh? *Giảng từ : công -Yêu cầu học sinh đọc lại cả bài. -Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính và trình bày trước lớp. - GV chốt, ghi bảng. Nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi lối sống đẹp đẽ của bác sĩ Y-éc-xanh và sự gắn bó của bác sĩ với mảnh đất Nha Trang. -GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc bài. - Giáo viên theo dõi, sửa sai. - Giáo viên đọc mẫu lần hai. -Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài. - Nhận xét - sửa sai . Tiết 2: -Gọi 1 em khá đọc đoạn 3, 4. -Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4. -GV theo dõi – hướng dẫn thêm. -Yêu cầu các nhóm thi đọc . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. -Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện. H: Chúng ta phải kể câu chuyện bằng lời của ai? H: Bà khách là một nhân vật tham gia vào chuyện, vì vậy khi kể chuyện bằng lời của bà khách, cần xưng hô như thế nào? -Yêu cầu HS: Dựa vào bốn tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn truyện bằng lời của bà khách. - GV chốt ý. -Yêu cầu HS tập kể theo nhóm . - Gọi đại diện các nhóm lên thi kể chuyện - GV nhận xét – tuyên dương . - Gọi 1 HS kể toàn truyện. - GV nhận xét, đánh giá. -HS lắng nghe . -HS đọc nối tiếp từng câu . -HS phát âm từ khó . -HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. -Theo dõi – đọc lại đoạn văn. -1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. -2-3 nhóm đọc trước lớp, lớp theo dõi nhận xét. -1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi. - 1 HS đọc - lớp đọc thầm . -Vì bà ngưỡng mộ người đãø tìm ra vi trùng dịch hạch..., - Có thể bà khách tưởng tượng bác sĩ Y- éc -xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. - theo dõi. -1 HS đọc - lớp đọc thầm . -Vì bà khách thấy bác sĩ có ý định ở Việt Nam suốt đời mà không có ý định quay về Pháp. - Câu nói: Tôi là người Pháp. Mãi mãi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc. - Bác sĩ không trở về Pháp mà ở lại Nha Trang vì ông nghĩ con người ở Pháp hay ở Nha Trang hay bất cứ đâu thì cũng chung trong ngôi nhà trái đất. - Câu : Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải yêu thương và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo - HS thảo luận nhóm bàn tìm nội dung chính . - Đại diện nhóm trình bày. - 3 HS nhắc lại. - HS theo dõi.1 HS đọc thể hiện. - Học sinh lắng nghe. - HS luyện đọc theo đoạn , cả bài . -1 em đọc, cả lớp theo dõi. -Học sinh đọc nhóm 4, mỗi HS đọc 1 lần đoạn 3,4. -Các nhóm thi đọc diễn cảm. -HS nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất . - 2 học sinh đọc yêu cầu. -Bằng lời của bà khách. - Xưng là “ tôi” - HS theo dõi. - HS tập kể theo nhóm bốn, mỗi HS kể 1 đoạn. - Đại diện các nhóm kể chuyện. - Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay. - 1 HS kể toàn truyện. 4. Củng cố – dặn dò : (2-3 phút) - HS đọc bài , nêu nội dung chính - GV giáo dục HS biết yêu thương và chăm lo cho mọi người bất kể ở nơi đâu. - Nhận xét tiết học . - Về kể chuyện cho người thân nghe. ____________________________________ TOÁN NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU: -Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp ). - HS làm được các BT1,2,3. -Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có liên quan . - HS có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài. II.CHUẨN BỊ : -GV : SGK. -HS : vở bài tập, SGK . III.HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 1. Ổn định : nề nếp. 2. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp. (5 phút) Bài 1 : Đặt tính rồi tính ( Hậu) 2515 x 3 1706 x 5 Bài 2: 5 thùng dầu chứa 1025 lít dầu. Hỏi 8 thùng như thế chứa được bao nhiêu lít dầu? (Hoàng) 3.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi bảng. N/D - T/L HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 5 chũ số với số có một chữ số. (10 -12 phút) Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành . (15-17 phút) -GV nêu phép nhân 14 273 x 3 = ? trên bảng và gọi học sinh đọc. -Yêu cầu HS nêu thành phần của phép tính. -Yêu cầu HS tự đặt tính và tính vào bảng con -Yêu cầu HSï nêu cách thực hiện phép nhân ( đặt tính, tính) -GV nhận xét, sửa bài. - Yêu cầu HS nhận xét phép tính có nhớ và phép tính không nhớ. H: Vậy 14 273 x 3 bằng bao nhiêu? H: Muốn nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào? -GV chốt cách làm: + Đặt tính dọc. + Nhân từ phải sang trái. Bài 1: Gọi HS đọc đề . -Yêu cầu HS làm vào bảng con. . -GV nhận xét – sửa sai. Huy động kết quả. Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu đề -Bài tập cho em biết gì? - Bài tập yêu cầu tìm gì? - Muốn tìm tích ta làm thế nào? - GV nhận xét, sửa sai. -Hướng dẫn HS làm chung cột thứ nhất: HS nêu, GV ghi bảng. -Nhận xét, kết luận đúng/sai. -Yêu cầu HS làm phần còn lại vào phiếu. -GV theo dõi nhắc nhở thêm cho HS yếu. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn ở bảng phụ. -Nhận xét, sửa bài, huy động kết quả. Bài 3: - Gọi HS đọc đề. -Yêu cầu HS tìm hiểu đề. H: bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? -Yêu cầu HS tóm tắt và làm vào vở -GV nhận xét, sửa bài. Huy động kết quả. - HS đọc phép tính. -HS nêu trước lớp. -2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con. x 14 273 3 42 819 -HS nêu. -HS đổi chéo vở sửa bài. - Phép tính thứ hai có nhớ. - HS trả lời : 14 273 x 3 = 42 819. -HS trả lời. - 2 HS đọc đề . -Cả lớp làm vào bảng con , 4 HS lên bảng sửa bài. -HS đổi vở chấm đúng sai cho bạn - sửa bài. -2 HS nêu. - Cho biết thừa số thứ nất và thừa số thứ hai. -Tìm tích. -Ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai. - 1 HS nêu, lớp tgheo dõi nhận xét. -HS làm vào phiếu , 1 HS làm vào bảng phụ. -Nhận xét bài làm của bạn. - HS sửa bài.Đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau. - 2 HS đọc đề. - Học sinh tìm hiểu đề. - HS tóm tắt và làm vào vở nháp,1HS lên bảng làm. -HS sửa bài. 4.Củng cố, dặn dò: (5 phút) - Gọi HS nhắc lại cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài ***************************************** ÔNTOÁN NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU: - Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau). -Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có liên quan . - HS có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài. II.CHUẨN BỊ : -GV : SGK. -HS : vở bài tậptoán in. III.HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 1. Ổn định : nề nếp. 2. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng, lớp la ... c, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ có gì tốt, có gì chưa tốt? H:Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm ? H: Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì ? - Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu trình tự của một cuộc họp nhóm, họp tổ . - GV treo trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp - GV yêu cầu các nhóm tiến hành họp - Nhận xét, tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt . - GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài .GV theo dõi nhắc nhở thêm cho HS yếu. - Yêu cầu HS đọc bài viết của mình. GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho từng HS. -1 HS đọc đề - lớp đọc thầm theo - 2HS đọc . -Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường . -Nghe. - Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp, các địa điểm có môi trường chưa sạch đẹp . có thể giới thiệu với các bạn trong nhóm về tranh ảnh sưu tầm được -Do rác thải bị vứt bừa bãi , do có quá nhiều xe, bụi, do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ra ao hồ - Không vứt rác bừa bãi , không đổ nước thải ra đường, ao hồ, thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá và hoa nơi công cộng, -HS nối tiếp nhau trả lời. - HS nêu lại . -3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp . - 2 HS lần lượt đọc trước lớp . -HS viết bài vào vở . -HS đọc bài viết của mình .Cả lớp theo dõi, nhận xét . 4. Củng cố – Dặn dò: (5 phút) - Nhận xét tiết học .Tuyên dương HS tích cực học tập. - Về nhà xem lại bài. _________________________ ĐẠO ĐỨC CHĂM SÓC CÂY TRỒNG ,VẬT NUÔI ( TIẾT 2 ) I.MỤC TIÊU: - HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. - HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi . II.CHUẨN BỊ: - GV : Hệ thống câu hỏi bài tập - Bảng phụ.2 tờ giấy khổ to . - HS: Vở bài tập. III. HOẠT Đ ỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định: Nề nếp. 2.Bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi. (5 phút) H: Tại sao phải bảo vệ cây trồng vật nuôi ?( Nguyễn Quỳnh) H: Em đã làm gì để bảo vệ cây trồng vật nuôi ?( Lê) 3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. N/D - T/L HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra . (5 phút) 1.Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường. Ở địa phương ; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi . 2. Cách tiến hành: Hoạt động 2: Đóng vai . (10 phút) 1. Muc tiêu : HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi ; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em . 2. Cách tiến hành : Hoạt động 3 : HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. (5 phút) 1 .Mục tiêu : HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi . 2. Cách tiến hành : Hoạt động 4 :Trò chơi Ai nhanh, ai đúng . (5 phút) -GV treo câu hỏi thảo luận lên bảng . -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm . H.Hãy kể tên các loại cây trồng mà em biết? H. Các loại cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ? H. Hãy kể tên các con vật nuôi mà em biết? H. Các con vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ? H. Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng , vật nuôi như thế nào ? -Yêu cầu các nhóm trình bày . -GV nhận xét và tuyên dương các nhóm . - GV treo tình huống lên bảng yêu cầu các nhóm đóng vai theo tình các huống sau : + Tình huống 1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản : Có phải cây của lớp mình đâu mà tưới . - Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì ? + Tình huống 2 : Dương đi thăm ruộng , thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào . - Nếu em là Dương, em sẽ làm gì ? + Tình huống 3 : Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn . - Nếu em là Nga, em sẽ làm gì ? + Tình huống 4 : Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần . - Nếu em là Hải, em sẽ làm gì ? -Yêu cầu từng nhóm lên đóng vai. 3. Kết luận: + Tình huống 1 : Tuấn Anh nên đi tưới cây và giải thích cho bạn hiểu .+ Tình huống 2 : Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết . + Tình huống 3 : Nga nên dừng chơi . đi cho lợn ăn . + Tình huống 4 : Hải nên khuyên Chính không đi trên thảm cỏ . -Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. -GV chia thành các nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm . -GV phổ biến luật chơi : -GV dán hai tờ giấy khổ to lên bảng . -GV nhận xét . + Kết luận chung : Cây trồng vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người.Các em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. -1HS đọc . -HS thảo luận nhóm bàn thực hiện các yêu cầu được giao . -Đại diện các nhóm trình bày kết quả điều tra . Các nhóm khác trao đổi, bổ sung . -HS theo dõi . - Đại diện từng nhóm lên bảng đóng vai . Các nhóm khác theo dõi nhận xét. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. -HS thảo luận nhóm bàn . - Cả lớp theo dõi. -Đại diện hai nhóm lên bảng chơi .Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm . 4.Củng cố – dặn dò: (5 phút) - Nhắc lại nội dung bài học. -Về nhà sưu tầm những bài thơ, bài hát, tranh ảnh về cây trồng vật nuôi -Nhận xét, tuyên dương. ************************************** LUYỆN VIẾT TẬP LÀM VĂN THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: * Rèn kĩ năng viết : -Viết được một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường . - GD học sinh ý thức viết chữ cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ viết rõ trình tự 5 bước tổ chức một cuộc họp. Bảng lớp ghi câu hỏi gợi ý . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : 1.Ổn định : Hát . 2. Bài cũ : Gọi 2 HS đọc lại bài viết của mình về ghi lại ý kiến của các bạn trong quá trình thảo luận nhóm. -Nhận xét. 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề . N/D - T/L HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm miệng (15 phút) Hoạt động 2: * Hướng dẫn HS viết bài. (15 phút) -GV chép đề bài lên bảng . -Yêu cầu HS đọc đề. -GV chia HS thành các nhóm nhỏ , yêu cầu cử nhóm trưởng, chuẩn bị giấy bút . - Treo bảng ghi câu hỏi gợi ý . H. Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ? H: Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ có gì tốt, có gì chưa tốt? H:Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm ? H: Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì ? - Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu trình tự của một cuộc họp nhóm, họp tổ . - GV treo trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp - GV yêu cầu các nhóm tiến hành họp . - Nhận xét, tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt . - GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS tự viết bài bài .GV theo dõi nhắc nhở thêm cho HS yếu. -Nhắc HS viết bài cẩn thận, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ. - Yêu cầu HS đọc bài viết của mình. GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho từng HS. -1 HS đọc đề - lớp đọc thầm theo - 2HS đọc . -Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường . - Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp, các địa điểm có môi trường chưa sạch đẹp . có thể giới thiệu với các bạn trong nhóm về tranh ảnh sưu tầm được -Do rác thải bị vứt bừa bãi , do có quá nhiều xe, bụi, do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ra ao hồ - Không vứt rác bừa bãi , không đổ nước thải ra đường, ao hồ, thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá và hoa nơi công cộng, -HS nối tiếp nhau trả lời. - HS nêu lại . -3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp . - 2 HS lần lượt đọc trước lớp . -HS viết bài vào vở . -HS đọc bài viết của mình .Cả lớp theo dõi, nhận xét . 4. Củng cố – Dặn dò: (5 phút) - Nhận xét tiết học .Tuyên dương HS có bài viết tốt, chữ viết đẹp.. - Về nhà luyện viết thêm. _________________________ Sinh Ho¹t líp I. Mục tiêu: - Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 30 và lên kế hoạch tuần 31. - Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và tinh thần tập thể cao, đoàn kết. II. Các hoạt động dạy – học: * Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 30 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần qua về các hoạt động. + Về học tập, chuyên cần, tự giác, đoàn kết giúp bạn bè vv. b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp trong tuần. * Về nề nếp và chuyên cần: + Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần, trong tuần không có HS nào nghỉ. * Về học tập: + Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà tốt. +Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập (GV nêu tên cụ thể để HS rút kinh nghiệm cho tuần tới). * Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá sinh hoạt đội, thể dục... * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 32. + Duy trì tốt nề nếp học tập. + Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4 và 1/5 + Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài. + Tiếp tục rèn luyện nghi thức đội . + Thi đua học tập tốt: Buổi học tốt, tiết học tốt. + Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp. + Duy trì nề nếp rèn chữ 1 bài / tuần.
Tài liệu đính kèm: