Kế hoạch bài dạy Tuần 28 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Kế hoạch bài dạy Tuần 28 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Tiết 1 & 2

Môn: Tập đọc (KC)

Tiết (CT): 55

Bài: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I. MỤC TIÊU

I/Yêu cầu:

 A- Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

v Chú ý các từ ngữ:sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh.

v Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1415Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 28 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 03 năm 2010
Tiết 1 & 2
Môn: Tập đọc (KC)
Tiết (CT): 55
Bài: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. MỤC TIÊU
I/Yêu cầu:
 A- Tập đọc:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ:sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh...
Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. 
 B- Kể chuyện: 
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họatừng đoạn câu chuyện. HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nói của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nọi dung.
 - Rèn kĩ năng nghe. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
2’
20’
20’
10’
20’
5’
 1/ Ổn định :
2/ KTBC : 
3/ Bài mới :
a.Giới thiệu chủ điểm:
 -Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa truyện, nói về tranh 
-GV đọc mẫu lần 1 : Giọng to, rõ ràng.
-HS đọc từng câu. Chú ý đến cách phát âm từ khó và sửa cho HS.
-Hướng dẫn phát âm.
-Đọc đoạn – Kết hợp giải nghĩa một số từ khó theo phần chú giải SGK.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc từng đoạn.
b.Tìm hiểu bài: 
-1hs đọc đoạn 1.
+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
+ Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
+Ngựa Con rút ra bài học gì?
c. Luyện đọc lại:
-GV đọc mẫu và hướng dẫn Hs đọc đúng nội dung. 
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Kể chuỵên:
 1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời kể của Ngựa Con. 
 2/ Hướng dẫn HS kể chuyện theo lời Ngựa Con.
-GV HD quan sát kĩ từng tranh trong SGK,nói nhanh nội dung trong tranh.
-Yêu cầu bốn HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con.
-Yêu cầu vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
4.Củng cố – Dặn dò:
-HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện theo lời Ngựa Con.
-Lắng nghe.
-HS nhắc lại.
-HS đọc câu tiếp nối.
-HS phát âm các từ khó do HS nêu.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài 
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Một nhóm chọn một đoạn đọc.
-HS đọc thầm từng đoạn và TLCH
-Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
- Ngựa Cha chỉ thấy con chỉ mãi ngắm vuốt, khuyên con: phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
- Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi, đáng lẽ phải lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của Cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bỏ dở cuộc thi.
- Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
-Hai tốp (mỗi tốp 3 em) tự phân vai (người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con ) đọc lại chuyện.
-Một HS khá giỏi đọc yêu cầu của bài, sau đó giải thích cho các bạn rõ; kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào? (nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng “tôi” hoặc xưng “mình”.
-Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước.
-Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con nên đến gặp bác thợ rèn.
-Tranh 3: Các đối thủ đang chuẩn bị cho cuộc thi. 
-Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng.
- Bốn HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con.
-HS nhắc lại nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn: Toán
Tiết (CT): 136
	Bài: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG 
	PHẠM VI 100.000
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 100.000.
- Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số ; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
Rèn làm bài tập chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
5’
12’
18’
5’
1/ Ổn định: 
2/KTBC: Luyện tập 100.000
-Học sinh làm 2 bài tập hôm trước GV ra về nhà.
-1 HS lên bảng giải.
-Lớp quan sát và nhận xét.
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
 Củng cố các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000
 a/GV viết bảng 999... 1012 rồi yêu cầu HS so sánh ( điền dấu = )
-HS nhận xét: 999 có số chữ số ít hơn số chữ số của 1012 nên 999 < 1012
 b/ GV viết 9790...9786 và yêu cầu HS so sánh 2 số này. 
c/GV cho hs làm tiếp. 
 3772...3605 4597...5974
 8513...8502 655...1032
 + GV viết lên bảng số 100.000 và 99.999 hướng dẫn HS nhận xét 
 Thực hành 
Bài 1: Điền dấu , =.
-HS làm miệng trước lớp, giải thích cách so sánh hai số.
Bài 2: 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu hs làm phiếu BT.
Bài 3: -Gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
-Nhận xét – ghi điểm.
Bài 4:/147
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
-Chia lớp làm 2 dãy cùng thi đua xếp đúng và nhanh.
4.Củng cố –Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau Luyện tập.
-HS lên bảng sửa Bài 4/146
 Bài giải:
 Số chỗ chưa người ngồi là 
 7000 – 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đáp số: 2000 chỗ ngồi
-HS nhận xét.
-HS tự so sánh: Số có ít chữ số hơn là số bé hơn.
+ Hai số có cùng 4 chữ số
+ Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải 
+ Chữ số hàng nghìn đều là 9
+ Chữ số hàng trăm đều là 7
+ Ở hàng chục có 9 > 8
=>Vậy 9790 > 9786
-HS nhận xét + 1 em lên bảng điền dấu =.
-HS làm miệng + nhận xét 
-1 HS nêu yêu cầu.
-Làm phiếu học tập 
- Số lớn nhất là 92368.
- Số bé nhất là 54307.
 + 1 HS đọc yêu cầu + giải vào vở.
-Số thứ tự từ bé đến lớn là: 8258; 16999; 30620; 31855.
-Số thứ tự từ lớn đến bé 76253; 65372; 56372; 56327.
-Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Môn: Đạo đức
Tiết (CT): 28
	Bài: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ 
	NGUỒN NƯỚC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS hiểu: 
 Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt 
 (ăn,uống) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
 Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước,Tán thành 
và học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những 
người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước. 
 ·Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước. 
 ·Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	 · 4 tranh (ảnh) chụp cảnh đang sử dụng nước (ở miền núi và đồng bằng hay miền biển). Aûnh chụp dùng trong hoạt động 2- tieets. 
 ·Tranh, bảng phụ (Hoạt động 3- tiết1). 
 ·Giấy khổ to, bút dạ (Hoạt động 1- tiết2). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
10’
10’
5’
5’
1.Ổn định:
2.KTBC: 
-Tại sao ta phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
-Nhận xét chung.
3.Bài mới:
a.GTB: Nước rất cần thiết đối với cuộc sống với con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống,..) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. b.Hoạt động 1: Nước sạch rất cần thiết với sức khoẻ và đời sống của con người.
-Yêu cầu HS Thảo luận nhóm về 4 bức ảnh được phát:
-Nội dung các tranh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng).
-Trong mỗi tranh em thấy con người đang dùng nước để làm gì?
-Theo em nước được dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
-Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận:
-Nước được sử dụng ở mọi nơi (miền núi, miền biển hay đồng bằng). Nước được dùng để ăn uống, để sản xuất. Nước có vai trò quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người.
Hoạt động 2: Cần thiết phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
-Treo 4 bức tranh lên bảng.
Tranh 1: Đất ruộng nứt nẻ vì thiếu nước.
Tranh 2: Nước sông đen đặc và đầy rác bẩn.
Tranh 3: Em bé uống nước bẩn bị đau bụng.
Tranh 4: Em bé vặn vòi nước nhưng không có nước.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận xét bổ sung và kết luận.
Hoạt động 3: Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
-Yêu cầu HS làm việc theo  ... át chính tả trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Nêu mục tiêu bài học. - Ghi tựa:
b/ HD viết chính tả:
* Trao đổi về ND đoạn viết:
-GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ 1 lần.
-Gọi thêm 1 vài HS đọc 3 khổ cuối.
* HD cách trình bày:
+ Bài thơ tả hoạt động gì của HS?
+ Em hiểu chơi vui học càng vui là thế nào?
+Bài yêu cầu chúng viết mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ?
* HD viết từ khó:
-YC HS tìm từ khó rồi phân tích.
-YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả:
-GV yêu cầu HS gấp SGK tự nhớ lại bài và viết vào vở.
-Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi: 
* Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c/ HD làm BT:
Bài tập 2a.
-HS đọc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS làm BT theo 4 nhóm trên 4 tờ giấy A4 mà GV đã chuẩn bị.
-Sau đó dán lên bảng, GV cùng HS đáng giá nhận xét và ghi điểm cho các nhóm.
4. Củng cố –Dặn dò: 
-Nhắc HS nhớ tên các môn thể thao
-Tiếp tục chuẩn bị nội dung cho tiết TLV: Kể lại 1 trận thi đấu thể thao ; Viết lại 1 tin thể thao.
-2 HS viết bảng lớp các từ ngữ + cả lớp ghi vào b/con (ngực nở, da đỏ, vẻ đẹp, hùng dũng. hiệp sĩ...)
-1 HS đọc HTL bài thơ Cùng vui chơi.
-2 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối. 
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
-3 khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ.
-HS nêu các từ khó, sau đó tập viết những từ ngữ dễ viết sai. Ví dụ: quả cầu giấy, lộn xuống, dẻo chân, 
-HS gấp SGK, viết bài vào vở. 
-Dùng bút chì chữa lỗi.
-HS nộp 10 bài cho GV đành giá.
-1 HS đọc yêu cầu. 
-Lắng nghe.
-HS chia nhóm 4 sau đó cùng nhau thảo luận làm bài.
-Cả lớp theo dõi + nhận xét.
Đáp án:
a/ bóng ném – leo núi – cầu lông. 
b/ bóng rổ – nhảy cao - võ thuật.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
Tiết 2
Môn: Toán
Tiết (CT): 140
	Bài: ĐƠN VỊ ĐIỆN TÍCH, XĂNG-TI-MÉT VUÔNG 
I. MỤC TIÊU
Giúp Hs nắm được:
- Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. 
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
- Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2).
a) Mục tiêu: HS nắm được các viết của đơn vị bằng xen ti mét vuông
 b) Cách tiến hành:
+ Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng-ti-mét vuông. Xăng-ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1cm. Xăng-timét vuông viết tắt là cm2.
+ Phát cho mỗi hs 1 hình vuông có cạnh 1cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này
+ Vậy Dien tích của hình vuông này là bao nhiêu?
Hoạt động 2: Làm bài tập
a) Mục tiêu: Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Bài tập yêu cầu các em đọc và viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông, khi viết kí hiệu xăng-ti-mét vuông (cm2) các em chú ý viết số 2 ở phía bên trên, bên phải của cm.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
+ GV chỉ bảng, yêu cầu học sinh đọc lại các số đo vừa viết?
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình A, hỏi: Hình A gồm mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
+ Học sinh tự làm với hình B.
+ So sánh d.tích hình A và diện tích hình B?
Kết luận: Hai hình có cùng diện tích là 6cm2 nên ta nói diện tích của hai hình bằng nhau.
Bài tập 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Khi thực hiện các phép tính với các số đo có đơn vị là dtích, chúng ta cũng thực hiện như với các số đo có đơn vị là đơn vị chiều dài, cân nặng, thời gian đã học.
+ Giáo viên nhận xét cho cho điểm học sinh.
Bài tập 4.
+ Gọi Học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho HS. 
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
+ Học sinh cùng đo và báo cáo kết quả: Hình vuông có cạnh là 1cm.
+ Là 1cm2.
+ Hsinh nghe gviên nêu yêu cầu của bài tập.
+ Học sinh làm vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Học sinh lên bảng viết.
+ Hình A có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.
+ Hình B gồm 6 ô vuông 1cm2, vậy diện tích của hình B là 6 cm2.
+ Diện tích của hai hình này bằng nhau.
+ Thực hiện các phép tính với số đo có đơn vị diện tích.
+ Học sinh nghe hướng dẫn, sau đó làm bài, 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Học sinh đọc theo SGK.
+ 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 Bài giải.
 Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là:
 300 – 280 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20 cm2.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Môn: Tập làm văn
Tiết (CT): 28
	Bài: KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO. 
	VIẾT LẠI MỘT TIN THỂ THAO.
I. MỤC TIÊU
Giúp Hs
- kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật . (thao các câu hỏi gợi ý), giúp người nghe hình dung được trận đấu.
- Viết lại được một tin thể thao mới đọc được (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) – viết gọn, rõ, đủ thông tin.
- Hs kể lại đúng, sinh động về một buổi thi đấu thể thao.
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi 2 Hs kể lại “Kể về một ngày hội” .
- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
a) Mục tiêu: Giúp các em biết kể về buổi thi đấu thể thao.
 b) Cách tiến hành:
Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv nhắc nhở Hs:
+ Có thể kể về buổi thi đấu mà em chứng kiến tận mắt trên sân vận động, sân trường hoặc trên tivi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo.
+ Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phảo theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý.
- Gv mời vài Hs đứng lên kể theo 6 gợi ý.
- Gv yêu cầu vài Hs đứng lên tiếp nối nhau thi kể.
-Gv nhận xét, bình chọn bạn nào kể tốt nhất.
Hoạt động 2: Hs thực hành
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
b) Cách tiến hành: 
- Gv mời 1 em đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu các em viết vào vở những điều các em đã kể thành một thành một tin thể thao đủ thông tin.
- Gv mời vài Hs đứng lên đọc các mẩu tin đã viết.
- Gv nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs trả lời.
Hs quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
Hs đứng lên kể theo gợi ý.
Hs đứng lên thi kể chuyện.
Hs khác nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Long Điền, ngày 29 tháng 03 năm 2010
	Người soạn
	PHAN HOÀNG KHANH
Ý kiến phê duyệt
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc