Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3

Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3

Tập đọc – kể chuyện

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I- Mục tiêu :

 A- Tập đọc

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loại người. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

 B- Kể chuyện :

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa.

II- Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh họa câu chuyện SGK

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ,ngày 2 tháng 5, năm 2011
Tập đọc – kể chuyện 
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I- Mục tiêu : 
 A- Tập đọc 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loại người. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) 
 B- Kể chuyện : 
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa.
II- Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh họa câu chuyện SGK 
III – Các hoạt động dạy – học
GV
HS
1/ Ổn định lớp: Hát, sĩ số.
2/ Bài cũ : Gọi 2-3 em đọc bài Quà của đồng nội và trả lời câu hỏi 
3/ Bài mới : a/Giới thiệu bài: ghi tên bài
- Cho hs quan sát tranh chú Cuội.
b/Luyện đọc :Đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc. 
* Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho hs đọc câu
- Cho hs đọc từng đoạn trước lớp 
 - Cho hs tìm hiểu nghĩa các từ mới
- Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
c/Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 
- Cho hs đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi:
+ Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
- Cho hs đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội.
- Cho hs đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?
- Cho hs trao đổi rồi cử đại diện trả lời :
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào ?
*Rút ra nội dung bài:
d/ Luyện đọc lại : 
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3 
 - Cho 3 hs nối tiếp nhau đọc đoạn 3
- Cho các nhóm thi đọc 
- Cho các nhóm thi đọc phân vai.
- Cho 1 hs đọc toàn bài
2-3 em đọc
Nghe giới thiệu
- Quan sát tranh minh họa
- Nghe GV đoc mẫu
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc câu, nối tiếp đọc từng câu
- Đoc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ mới : tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt. 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-Đọc thầm từng đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
- trả lời
- Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi:
- Trả lời
- Trả lời
- Đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi:
- Trả lời
- Trao đổi rồi cử đại diện trả lời :
- Trả lời 
- HS nhắc lại
- Luyện đọc đoạn 3 theo hướng dẫn của Gv
Nghe GV hướng dẫn.
- Các nhóm thi đọc 
- Các nhóm thi đọc phân vai.
- 1 hs đọc toàn bài
 KỂ CHUYỆN
* Nêu nhiệm vụ : Dựa các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhyiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
* Hướng dẫn hs kể chuyện 
 - Cho 1 hs đọc gợi ý trong SGK
- Mở bảng phụ : gọi 1 em kể mẫu
- Cho hs kể theo từng cặp theo tranh
- Gọi 1 em kể mẫu 
- Cho 2 hs nối tiếp nhau kể từng đoạn 
- Gọi 1, 2 hs kể toàn bộ câu chuyện
- Cho cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
4/ Củng cố- dặn dò : Về nhà tiếp tục kể cho người thân nghe.
Nghe GV nêu nhiệm vụ
- Quan sát tranh và kể theo nhóm
 - 1 em kể mẫu đoạn 1: VD :
Ý 1 : Chàng tiều phu : Xưa có 1 chàng tiều phu tốt bụng tên là Cuội sống ở vùng rừng núi nọ.
Ý 2 : Gặp hổ : Một hôm, Cuội đi vào rừng, bất ngờ bị một con hổ tấn công . Thấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá, quăng rìu leo tót lên một cây cao.
Ý 3 : Phát hiện cây thuốc quý : Từ trên cây, Cuội ngạc nhiên thấy một cảnh tượng lạ 
- Kể từng cặp theo tranh.
- 1 em kể mẫu 
- 2 em nối tiếp nhau kể từng đoạn.
- 2 em kể toàn bộ câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay nhất
*****************************
Toán 
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 ( TT)
I- Mục tiêu :
-Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000.
- Giải được bài toán bằng hai phép tính.
- HSKG: Làm hết BT4.
II- Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
GV
HS
1/ Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng làm bài 3 
Nhận xét đánh giá
2/ Bài mới : a/Giới thiệu bài: ghi tên bài.
 b/Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài 1 : Cho hs tự làm bài rồi chữa bài
- Cho hs nêu cách tính nhẩm
- Nhận xét- đánh giá
*Bài 2 : Cho hs tự đặt tính rồi tính
2 em lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3 : Cho hs đọc đề, gọi 2em lên bảng làm, lớp làm vào vở
Nhận xét - cho điểm
*Bài 4 : Cho HS tự làm bài
 gọi 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 - Nhận xét – chữa bài
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- về nhà xem lại bài
2 em lên bảng làm
1999 + X = 2005 X x 2 = 3998
 X = 2005 -1999 X = 3998 : 2
 X = 6 X = 1999
 Bài 1 : Nêu miệng, nêu cách nhẩm
a) 3000 + 2000 x 2 = 7000
 ( 3000 + 2000 ) x 2 = 12000
b) 14000 – 8000 : 2 = 10000
 ( 14000 – 8000 ) : 2 = 3000
Bài 2 : 2 em lên bảng làm, lớp vào bảng con
Bài 3 : Đọc đề, 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Tóm tắt : có : 6450 L 
 Đã bán : 1/3 số dầu
 Còn lại : ? L
Giải : Đã bán số lí dầu là :
 6450 : 3 = 2150 ( l)
 Còn lại số lít dầu là :
 6450 – 2150 = 4300 ( l)
 Đáp số : 4300 lít
Bài 4 : 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
Nghe nhận xét
*****************************
Tự nhiên và xã hội 
BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I- Mục đích: 
Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
*GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- II- Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK/128,129.
-Tranh, ảnh sông, suối, hồ.
III- Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
1/ Bài cũ: 2 em lên trả lời
+ Trên bề mặt Trái Đất có mấy châu lục? Em hãy nêu tên 6 châu lục đó.
+ Trên bề mặt Trái Đất có mấy đại dương. Em hãy nêu tên 4 đại dương đó 
2/ Bài mới: a/Giới thiệu bài: ghi tên bài
b/Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
 * Bước 1: Hướng dẫn hs quan sát hình 1 sgk/128 và thảo luận.
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào Mặt Đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa?	
* Bước 2: Gọi hs lên trình bày
+ Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (Đồi núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ)
c/Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Bước 1: Chia lớp thành nhóm, yêu câu các nhóm trả lời câu hỏi
- Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ
- Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
* Bước 2: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi trong hình 2,3,4.
+ Giáo viên nêu kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại thành hồ.
3/ Củng cố: Em hãy kể tên 1 số con sông, suối, hồ có ở địa phương em.
HS thực hiện
- Hs thảo luận theo cặp, bàn.
- Đại diện 1 số cặp lên trình bày, cả lớp nhận xét.
- Hs nhắc lại.
- Hs các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
Hs nhắc lại.
HS thực hiện
*****************************
Thứ 3, ngày 3 tháng 5 năm 2011
Thể dục 
ÔN TUNG VÀØ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI
I/ Mục tiêu: 
Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2 – 3 nguời.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II/ Địa điểm phương tiện: 
+ Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
 + Phương tiện : 2-3 em 1 quả bóng. Sân cho trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
 Biện pháp tổ chức
1/ Phần mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Chạy chậm xung quanh sân.
2/ Phần cơ bản:
- Ôn động tác tung và bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2-3 người.
- Hs thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm 2-3 người.
- Từng đôi di chuyển ngang cách nhau 2-4 mét và tung bóng qua lại cho nhau.
- Chơi trò chơi: “Chuyển đồ vật”
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ đều nhau cho hs thi với nhau. Giáo viên làm trọng tài
- Chơi 3 lần đếm lần 3 , Giáo viên tăng thêm 3 mẫu gỗ, 3 quả bóng.
3/ Phần kết thúc:
- Đứng thành vòng tròn, làm động tác cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên hệ thống lại bài
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân
 1 – 2 phút
1 lần
1-2 phút
8 phút
6 - 8 phút
- 1-2 phút
- 2-3 phút
- 1-2 phút
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
X x x x x x
X x x x x x
X x x x x x
*****************************
Luyện từ và câu 
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN- DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I- Mục tiêu : 
- Nêu được tên một số từ ngữ ní về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên ( BT1, BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT3).
II- Đồ dùng dạy học: 
Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1
- Tranh, ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên và những thành quả sáng tạo, tô điểm cho thiên nhiên của con người
III- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1/ Bài cũ : 2 hs làm miệng BT2, tiết luyện từ và câu tuần 33
2/ Bài mới : a/Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Bài tập 1: Cho 1 hs đọc yêu cầu của bài tập , làm bài theo nhóm, phát phiếu cho các nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- Cho hs bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cho cả lớp làm bài vào vở
+ Cho hs nhận xét – Giáo viên chốt lời giải đúng
*Bài tập 2: Cho 1 hs đọc yêu cầu của bài tập, làm bài theo nhóm, phát phiếu cho các nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- Cho hs bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cho cả lớp làm bài vào vở
+ Cho hs nhận xét – Giáo viên chốt lời giải đúng
- ... ** 
Mỹ thuật
 VẼ TRANH: ĐỀ TÀI MÙA HÈ.
I- Mục tiêu:
- Hs hiểu được nội dung đề tài
- Biết sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài
- Vẽ được bức tranh và vẽ màu theo ý thích
II- Chuẩn bị: Giáo viên
- Một số tranh ảnh về đề tài mùa hè
- Tranh vẽ về mùa hè của hs lớp trước
 Học sinh : 
- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1/Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
2/ Bài mới: a/ Giáo viên giới thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài.
+ Giới thiệu tranh và nêu câu hỏi gợi ý để hs tìm hiểu về mùa hè?
- Thời tiết mùa hè như thế nào?
- Cảnh vật ở mùa hè thường có những màu sắc nào?
- Cây nào chỉ nở hoa vào mùa hè?
- Mùa hè có những hoạt động vui chơi nào?
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
+ Giáo viên gợi ý cho hs
+ Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nổi bật nội dung.
+ Vẽ hình ảnh phụ sau
+ Vẽ màu theo ý thích làm nổi bật cảnh mùa hè.
d/ Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên khuyến khích hs mạnh dạn thể hiện những ý tưởng của mình
- Gợi ý hs tìm ra những thiếu sót trong bài vẽ để các em tự điều chỉnh.
+ Nhắc hs: Vẽ thay đổi các hình dáng người để bài vẽ sinh động.
- Thay đổi cách vẽ màu tạo sự hấp dẫn cho tranh
e/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
+ Giáo viên cùng hs chọn một số bài vẽ và gợi ý để hs nhận xét, đánh giá về nội dung tranh, các hình ảnh được sắp xếp trong tranh, màu sắc
+ Khen các em có bài vẽ đẹp.
3/ Dặn dò: Vẽ tranh tự do chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học.
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi?
- Thời tiết mùa hè oi bức, nóng nực.
- Cây cối xanh tốt, trời trong xanh, nắng chói chang.
- Cây phượng.
- Thả diều, tắm biển, đi tham quan
- Học sinh thực hành vẽ.
HS nhận xét
******************************************
Thứ sáu, ngày 6 tháng 5 năm 2011
Chính tả ( nghe – viết )
DÒNG SUỐI THỨC
I- Mục đích ,yêu cầu : 
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2 a
II- Đồ dùng dạy học :
 Bảng lớp viết nội dung ở bài tập 3a, 3b.
III- Các hoạt động dạy học 
GV
HS
1/ Ổn định lớp: Hát, sĩ số.
2/ Bài cũ: Đọc cho 2 hs viết bảng, lớp viết vào giấy nháp tên 5 nước Đông Nam Á:Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông - ti–mo,In-đô-nê-xi-a,Lào.
- Cho học sinh nhận xét
3/ Bài mới: a/Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
b/ Hướng dẫn hs nghe viết:
- Hướng dẫn hs chuẩn bị
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ
- Cho 2 hs đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK
- Giúp HS hiểu nội dung bài thơ : 
+ Tác giả ta ûgiấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì ?
- Đọc câu học sinh phát hiện chữ dễ viết sai
- Giáo viên đọc cho hs viết bài
- Đọc cho hs dò bài
- Chấm 7 – 8 bài. Nhận xét - chữa bài
c/ Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài tập2: - Gv chọn bài tập 2a cho HS làm.
- Cho hs đọc yêu cầu bài tập 2a
- Mời 3 hs lên viết lời giải
- Cho cả lớp viết vào vở
 - Cho lớp làm bài cá nhân
 - Cho hs nhận xét - Giáo viên chốt lời giải đúng.
 * Bài tập 3 : Cho hs đọc yêu cầu đề, làm bài cá nhân, 2 em lên bảng làm nhanh.
- Nhận xét chốt lời giải đúng
 4. Củng cố – Dặn dò: 
+ Khen những hs viết bài và làm bài tập tốt, 
+ Về nhà xem lại bài để ghi nhớ chính tả
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe.
- 2 hs viết bảng, lớp viết vào giấy nháp
- Nghe nhận xét
- Nghe giới thiệu
- Lắng nghe
-2 hs đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK
+ Mọi vạtt đều ngủ : ngôi sao ngủ với bầu trời ; em bé ngủi với bà trong tiếng ru à ơi ; gió ngủ ở tận thung lũng 
+ Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo.
- Phát hiện chữ dễ viết sai viết vào giấy nháp 
- Viết bài.
- Dò bài
- Nghe nhận xét, chữa bài
Bài tập: 
- 1 hs đọc yêu cầu bài tập 2a.
- 3 hs lên thi làm, đọc kết quả.
- Làm bài cá nhân ;- Cả lớp viết vào vở
a) vũ trụ – chân trời
b) vũ trụ – tên lửa
Bài 3 : làm bài cá nhân, 2 em lên bảng làm nhanh
Lời giải :a) trời – trong- trong- chớ - 
 b) cũng- cũng –cả – điểm - 
Nghe nhận xét
*****************************
Toán 
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I- Mục tiêu : 
-Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
- HSKG: Làm thêm BT4.
II- Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/ Bài cũ : gọi 2 em nêu miệng bài 3
Nhận xét đánh giá
2/ Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài 1 :Cho hs đọc yêu cầu đề
 Cho hs tự tóm tắt bài toán và tự giải bài toán, rồi chữa bài.
C/ 2 : Bài giải :
 Số dân tăng sau 2 năm là :
 87 + 75 = 162( người )
 Số dân năm nay là : 
 5236 + 162 = 5398 ( người )
 Đáp số : 5398 người 
- Nhận xét- đánh giá
* Bài 2 : Cho hs tự làm bài rồi chữa bài.
- Gọi 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
Tóm tắt : có : 1245 cái áo
 Đã bán : 1/3 số áo
 Còn lại : ? cái áo
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3: Cho hs tự tìm ra cách giải
Có thể tóm tắt như sau :
Tóm tắt : phải trồng : 20500 cây
 Đã trồng : 1 /5 số cây
 Còn phải trồng : ? cây
- Nhận xét sửa sai
 * Bài 4 : Cho hs nêu cách làm rồi làm bài.
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học
- về nhà xem lại bài
 2 em nêu miệng.
Bài 1 : Tự tóm tắt bài toán và tự giải bài toán, rồi chữa bài.
- 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
C / 1 :Bài giải :
 Số dân tăng sau 2 năm là :
 87 + 75 = 162( người )
 Số dân năm nay là : 
 5236 + 162 = 5398 ( người )
 Đáp số : 5398 người 
Bài 2 : Tự làm bài rồi chữa bài.
- 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
Bài giải : Số áo đã bán là :
 1245 : 3 = 415 ( cái áo )
 Số áo cón lại làø : 
 1245 – 415 = 830 ( cái áo )
 Đáp số : 830 cái áo
Bài 3 : Tự làm bài rồi chữa bài
 Bài giải : Số cây đã trồng là :
 20500 : 3 = 4100 ( cây )
 Số cây còn phải trồng theo kế hoạch làø : 
 20500 – 4100 = 16400 ( cây )
 Đáp số : 16400 cây
 Nghe nhận xét
Bài 4 : Nêu cách làm rồi làm bài. 
Nghe nhận xét
*****************************
 Tự nhiên và xã hội 
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (Tiếp theo)
I- Mục đích : 
- Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồ, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
GDKNS: Quan sát so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi ; giữa đồng băng và cao nguyên.
II- Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK/130,131.
-Tranh, ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
III- Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
 1/ Bài cũ: 2 em lên trả lời
- Em hãy mô tả bề mặt lục địa.
- Các con suối thường bắt nguồn từ đâu?
2/ Bài mới: a/Giới thiệu bài: ghi tên bài.
b/ Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
* Bước 1:Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2 SGK/ 130 để thảo luận và hoàn thành bảng.
 Núi
 Đồi
Độ cao
Đỉnh
Sườn
* Bước 2: Gọi các nhóm lên trình bày.
+ Nhận xét và nêu kết luận:
Kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn, dốc, còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
c/Hoạt động 2: Quan sát theo cặp
* Bước 1:Yêu cầu các cặp quan sát các hình 3,4,5 SGK/131 và trả lời câu hỏi.
- So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên
- Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
* Bước 2: Gọi 1 số em lên trả lời
+ Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
3/ Củng cố: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
* Bước 1: Hs vẽ hình mô tả đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng vào giấy, vở.
* Bước 2: 2 hs ngồi cạnh nhau, đổi bài và nhận xét hình vẽ của nhau
* Bước 3: Giáo viên nhận xét bài vẽ của hs.
4/ Dặn dò: Nhận xét tiết học
+ Ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Hs các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoải
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khácnghe, bổ sung.
- Hs nhắc lại.
- Hs quan sát theo cặp, bàn và trả lời câu hỏi.
- 1 số em lên trả lời. Các em khác nghe, bổ sung.
- 3 – 4 em nhắc lại
Nghe nhận xét
*****************************
 Thủ công 
ÔN TẬP CHƯƠNG III VÀ CHƯƠNG IV
I- Mục tiêu : 
- Ôn tập củng cố được kiến thức, kỹ năng đan nan và làm đồ chơi dơn giản.
- Làm được một sản phẩm đã học.
III- Các hoạt động dạy – học 
GV
HS
1/ Bài cũ: Gv kiểm tra đồ dùng môn học.
Nhận xét.
2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Oân tập chương 3 và chương 4:
Cho HS nhắc lại các bài đã học.
Cho HS nhắc quy trình cắt, dán.
Cho HS thực hiện theo nhóm, bàn.
Gv theo dõi, giúp đỡ.
Cho HS trình bày sản phẩm.
3/ Củng cố – Dặn dò: 
Cho HS nhắc lại bài
Nhận xét tiết học
HS thực hiện.
HS nhắc: đan nong mốt, đan nong đôi, làm lọ hoa gắn tường, làm đồ hồ để bàn, làm quạt tròn.
HS thực hiện
HS trình bày – Lớp nhận xét
Nhắc lại
Nghe nhận xét
*****************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu:
Nhận xét tuần 34- Nêu phương hướng tuần 35 – 
II/ Nội dung: 
1/ Nhận xét tuần 34: Các tổ báo cáo sổ theo dõi- Gv nhận xét, bổ sung thêm.
 2/ Phương hướng tuần 35:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp học, duy trì sĩ số. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
 - Ôân tập cho hs để chuẩn bị thi cuối học kỳ II.
 - Đăng ký SGK năm học 2008-2009

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoac bai day tuan 34 lop 3.doc