Kế hoạch bài học buổi hai / Tuần 5 / Lớp 3 - GV: Lê Thị Nga

Kế hoạch bài học buổi hai / Tuần 5 / Lớp 3 - GV: Lê Thị Nga

TẬP ĐỌC

Ôn bài: Người lính dũng cảm

I. Mục đích yêu cầu:

- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu bài : Người lính dũng cảm

II. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

- GV Kiểm tra số HS đọc chưa đạt yêu cầu ở buổi học trước

- Gọi 1, 2 HS K,G đọc toàn bài ( yêu cầu giọng đọc phải thể hiện được lời nhân vật, thái độ của từng nhân vật trong truyện

Hoạt động 2: Đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi ( VBTBT trang 20)

* HS tự hoàn thành bài sau đó nêu phương án em chọn trước lớp

* KQ đúng:

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học buổi hai / Tuần 5 / Lớp 3 - GV: Lê Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN NĂM
Từ ngày 1 tháng 10 đến 4 tháng 10năm 2012
Thứ ngày
Môn học
Tên bài
Hai
1 / 10
Tập làm văn
Tập viết
Toán
Kiểm tra chất lượng tháng 9
Ba
2 / 10
Tập đọc
Toán
Tự chọn
Ôn bài: Người lính dũng cảm
Luyện tập
Tập vẽ
Năm
 4 / 10
LT&C
Toán
HĐNG
So sánh
Luyện tập bảng chia 6
Truyền thống nhà trường
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THƯỜNG KÌ
( Tháng 9)
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
Ôn bài: Người lính dũng cảm
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu bài : Người lính dũng cảm
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV Kiểm tra số HS đọc chưa đạt yêu cầu ở buổi học trước 
- Gọi 1, 2 HS K,G đọc toàn bài ( yêu cầu giọng đọc phải thể hiện được lời nhân vật, thái độ của từng nhân vật trong truyện
Hoạt động 2: Đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi ( VBTBT trang 20)
* HS tự hoàn thành bài sau đó nêu phương án em chọn trước lớp
* KQ đúng: 
Câu 1: PA3: Trong vườn trường.
Câu 2: PA3: Vì hàng rào đổ , hoa trong vườn giập nát
Câu 3: PA3 : Sửa lại hàng rào và luống hoa.
Bài tập phát triển:
 + Dựa vào các tranh trong SGK, kể lại 4 đoạn truỷện : Người lính dũng cảm
TOÁN
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ)
I- Mục tiêu	
- Củng cố cách làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) 
- Luyện tập giải bài toán có một phép nhân.
II. Các hoạt động dạy học
HS luyện tập trên VBT trang 26
Bài 1: Tính
+ HS Dựa vào các bảng nhân đã học để hoàn thành bài. Khi chữa bài gọi HS đại trà nêu lại cách tính. VD: 23 x 3 ( 3 nhân3 bằng 9 , viết 9, 3 nhân 2 bằng 6 viết 6)
Bài 2 : Đặt Tính rồi tính
- 1 HS K lên bảng làm mẫu phép tính 32 x 2 . GV, HS cùng nhận xét. Các phép tính còn lại cả lớp tự hoàn thành bài vào VBT
Bài3: Giải toán
+ HS nêu cách làm sau đó tự hoàn thành bài vào vở.
KQ: 4 tá như thế có số khăn mặt là
 12 x 4 = 48 ( khăn)
Bài 4: Dành cho HSK,G
+ HS hoàn thành bài nêu kết quả và giải thích được. Chẳng hạn: ô trống đầu tiên điền 6 vì ( 2 x3 =6), ô trống thứ hai điền số 0 vì ( 0 x 4 = 0)
Đối với HS K,G làm thêm các bài tập 1, 2, 3 VBT bổ trợ và nâng cao T14.
	Tự chọn	
MÚA HÁT SÂN TRƯỜNG
Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012
Luyện từ và câu
SO SÁNH
I- Mục đích, yêu cầu
- Củng cố , nắm chắc kiểu so sánh mới ( so sánh hơn kém) và các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém, biết cách thêm các từ chỉ sự vật để câu có hình ảnh so sánh 
II. Các hoạt động dạy học
HS thực hành trên VBTBT trang 21 - 22
Câu 1: Gạch chân từ chỉ sự so sánh
Câu 2: Ghi lại hình ảnh so sánh trong các câu ở bài tập 1
a) Mặt trời / Chiếc thau đồng đỏ ối
b) Cánh buồm nâu / đàn bướm
c) Thân cây tràm / cây nến khổng lồ
GV: 3 Câu trên thuộc kiểu so sánh gì? 
Câu 3: (Dành cho HS K,,G làm vở ô li)
 Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:
+ Tiếng suối ngân nga như
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như..
+Trường học là.
+ Mặt nước hồ trong tựa.
+ Ông ngoại - .
 - HS hoàn thành bài. GV chấm nhận xét chung
.
TOÁN
Luyện tập
I- Mục tiêu
 - Ôn về tính và giải toán trong phạm vi ( phép nhân chia 6)
II. Các hoạt động dạy học: VBT trang 30
HS tự hoàn thành bài. Sau đó GV tổ chức cùng chữa bài chung:
Bài 1 :Tính nhẩm
 + HS tự hoàn thành và đọc KQ để củng cố bảng chia 6
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ trống
 + HS dựa vào bảng nhân , chia đã học để hoàn thành bài. Chẳng hạn: 5 x 6 = 30 viết 30 vào ô trống thứ nhất, 30 : 6 = 5 viết 5 vào ô trống cuối cùng
Bài 3 : 2 HS đọc đề bài toán.
 - Cả lớp làm bài vào vở ( Mỗi can có số lít dầu là : 30 : 6 = 5 )
 + Khi trình bày HS đại trà trình bày bài giải. HS khá giỏi trình bày tóm tắt bài giải
 – GV chấm bài cho HS .
HS K,G làm thêm các bài 4, 5, 8 trang 14, 15 VBT bổ trợ và nâng cao; 
* HS hoàn thành bài GV chấm, chữa bài, nhận xét chung	
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
	Chủ đề: AN TOÀN GIAO THÔNG
 Bài 1: Biển báo hiệu đường bộ
( Mô đun 5 – phần 3, mục 1B và 3G)
I.Mục tiêu
+ Giúp HS nhận biết được hình dáng màu sắc, nội dung 2 nhóm biển BHĐB: Biển báo cấm và biển hiệu lệnh. HS có thể giải thích được ý nghĩa của 4 biển báo cấm và 8 biển hiệu lệnh.
+ HS biểt nhận dạng được và biết thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu khi gặp biển báo trên đường đi.
+ Giúp HS luôn có ý thức chấp hành Luật giao thông, cụ thể là tuân thủ theo hiệu lệnh và chỉ dẫn của các biển BHĐB.
II. Chuẩn bị
+ Biển số 110a, 111a, 111b, 111d, 301a, 301b, 301d, 301f, 301i, 302a, 302b, 303 và 4 biển báo đã học ở lớp 2
+ Các tấm bìa có ghi chữ: Đi bộ, xe đạp, xe thồ, xe máy, xe xích lô, xe lam, ô tô, xe tải.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Ôn nội dung biển BHĐB đã học ở lớp 2.
? Trên đường đi em đã nhìn thấy các biển hình tròn, tam giác hoặc hình vuông, hình chữ nhật. Đó là các biển gì? Người ta đặt các biển đó để làm gì?
* HS trả lời GV chốt:
+ Mục đích để báo cho người tham gia giao thông biểt những hiệu lệnh, những cảnh báo và chỉ dẫn để người đi đường biểt, thực hiện cho đúng theo quy định của Luật GT.
+ Tác dụng của biển báo là đưa ra những hiệu lệnh ( điều cấm, lệnh bắt buộc phải theo), những cảnh báo và những chỉ dẫn giao thông trên những đoạn đường nhất định, để người đi đường biết đề phòng sự nguy hiểm có thể xảy ra, tránh tai nạn GT.
HĐ2: Học nội dung biển báo cấm
Bước 1:
- GV treo biển, hỏi: Đây là loại biển gì? ( Biển báo cấm – có hình tròn, nền trắng, có viền đỏ; )
Biển 110a: Đặc trưng của biển là có hình vẽ chiếc xe đạp có vạch đỏ cắt ngang thể hiện ND Cấm đi xe đạp
Biển 111a: Có hình vẽ chiếc xe gắn máy, có vạch chéo đỏ – Cấm xe gắn máy
Biển 111b: Có hình vẽ chiếc xe mô tô ba bánh, có vạch chéo đỏ – Cấm xe ba bánh có động cơ.
Biển 111d: Có hình vẽ chiếc xe xích lô, có vạch chéo đỏ – Cấm xe ba bánh loại không cơ động cơ
Bước 2: Gọi 8 em cầm các biển báo đứng thành hàng ngang. Gọi 8 em khác, mỗi em cầm một tấm biển : người đi bộ, xe đạp, xe thồ, xe máy, xe xích lô, xe lam, ô tô, xe tải. Nêu tình huống cho HS khi gặp biển này ( từng biển báo cấm) thì ai được vào, ai không được vào
 HĐ2: Học nội dung Biển hiệu lệnh
GV: đây là biển hiệu lệnh để báo hiệu cho người sử dụng đường phải thi hành, khi gặp biển này, tất cả các PTGT đều phải tuân thủ hiệu lện mà biển thể hiện.
+ HS nhận diện: Hình tròn, nền xanh, nội dung hiệu lệnh thể hiện ở hình vẽ trên biển màu trắng
GV lần lượt giới thiệu cho 8 biển ( Cách tiến hành như hoạt động 1)
HĐ củng cố:
GV nêu câu hỏi củng cố toàn bài
+ Nếu người đi xe không thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo này thì điều gì sẽ xảy ra? Các em có đồng tình với những hành vi không thực hiện theo hiệu lệnh của biển không?

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 lop 3(1).doc