Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 9

Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 9

I. Mục tiêu :

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).

II. Chuẩn bị :

- Phiếu tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8

- Bảng phụ viết sẵn câu văn ở BT2.

- Bảng lớp viết (2 lần) các câu văn BT3.

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tập đọc – Kể chuyện
ÔN TẬP (Tiết 1)
NS : 15/10/2011
Thứ hai
NG : 17/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2). 
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
II. Chuẩn bị : 	
- Phiếu tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
- Bảng phụ viết sẵn câu văn ở BT2.
- Bảng lớp viết (2 lần) các câu văn BT3.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài mới : 
a/ - Giới thiệu nội dung ôn tập :
 - Giới thiệu MĐ – YC của tiết học. 
b/ Kiểm tra tập đọc : ( khoảng 1/ 4 số HS cả lớp).
- Gọi từng HS lên bốc thăm- đọc bài và trả lời 1 câu hỏi.
- Nhận xét ghi điểm.
c/ Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Mở bảng phụ viết 3 câu văn, mời 1 HS phân tích 1 câu làm mẫu
Hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ. 
- Yêu cầu HS làm vào vở BT.
- Mời HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp cùng GV nhận xét chọn lời giải đúng. 
Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 2 HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở BT.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
+ Sương sớm long lanh tựu những hạt ngọc.
3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị vở BT
- Lắng nghe 
- Cá nhân lên bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi . 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 1 HS 
- Cả lớp 
- Cá nhân phát biểu. 
- Cả lớp 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Hạnh, ly làm bảng, lớp vở 
- Nhận xét 
- 1 HS sửa bài vào vở 
- Lắng nghe 
ÔN TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như (tiết 1).
- Đặc được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ?
- Kể lại được những đoạn câu chuyện đã hoc (BT3).
II. Chuẩn bị : 
- Như tiết 1
- Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn BT2, ghi tên truyện rong 8 tuần. 
III. Các hoạt dộng dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn định : 
2. Bài mới : 
a/ Nêu MĐ – YC của tiết học. 
b/ Kiểm tra TĐ 1/ 4 lớp tiếp theo.
c/ Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Nhắc HS : Để làm đúng bài tập, các em cần phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu nào. Trong 8 tuần vừa qua, các em có những mẫu câu nào ? 
- Yêu cầu HS làm vào vở BT.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng. 
a/ Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
+ Ai là hội viên câu lạc bộ thiếu nhi phường.
b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
d/ Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs nói nhanh tên truyện trong các tiết TĐ và TLV từ đầu năm đến nay
- Mở bảng phụ đã viết đủ tên truyện đọc.
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn trong các bài đã học mà em thích để kể trước lớp. 
- Tổ chức cho HS thi kể
- Nhận xét, bình chọn những bạn kể hấp dẫn, hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Khen ngợi, những em kể hay và hấp dẫn.
- Chuẩn bị vở BT 
- Lắng nghe 
- Cá nhân bốc thăm, đọc bài.
- Lắng nghe 
- Ai là gì ?, Ai làm gì ?
- Cả lớp làm vào vở BT,
- Nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- HS xung phong nêu tên truyện đã học tuần trong 8 tuần vừa qua.
- 1HS đọc lại 
- Suy nghĩ nhớ lại câu chuyện. 
- Thi kể chuyện 
- Nhận xét, bình chọn. 
- Lắng nghe
Tuần 9
Toán
 GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG 
NS : 15/10/2011
Thứ hai
NG : 17/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. 
- Biết sử dụng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). 
II.Chuẩn bị : - Ê – ke - Vở BT
III, Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : Gọi 1HS giải BT3, cả lớp bảng con 35 x 2 = ; 64 : 2 = 
3. Bài mới : 
a/ Giới thiệu về góc :
- Cho HS xem hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành góc. 
- Mô tả vừa giải thích cho HS quan sát để có biểu tượng về góc gồm có hai cạnh xuất phát từ một điểm. 
- Vẽ góc ở bảng như SGK 
b/ Giới thiệu góc vuông, góc không vuông 
- Vẽ bảng như SGK 
c/ Giới thiệu ê – ke : 
- Cho HS xem cái ê-ke, giới thiệu đây là ê-ke. Nêu cấu tạo của ê-ke. Ê-ke dùng để nhận biết kiểm tra góc vuông.
d/ Thực hành :
Bài 1 : Nêu hai tác dụng của ê-ke. 
a/ Dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông. 
- Cho HS trực tiếp dùng ê-ke kiểm tra 4 góc vuông của hình chữ nhật trong SGK là góc vuông hay không. Sau đó đánh góc vuông (theo mẫu). 
b/ Dùng ê-ke để vẽ góc vuông : 
- Vẽ góc vuông có đỉnh là O, có cạnh là OA và OB.
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông có đỉnh M, cạnh MC và MD vào vở.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS vẽ và vở BT, 2 HS làm ở bảng lớp.
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả.
Bài 4 : Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS dùng ê-ke để xác định góc vuông rồi ghi kết quả vào vở. 
4. Củng cố, dặn dò : 
 a/Dụng cụ để đo và vẽ góc vuông của HS là gì ? 
 b/ Một ê-ke có mấy góc vuông, mấy góc không vuông ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị vở BT. 
- 1 HS giải bảng, cả lớp bảng con. 
- Cả lớp theo dõi. 
- Quan sát tranh đồng hồ ở SGK phát biểu ý kiến. 
- Theo dõi. 
- Thực hành vẽ góc 
- Theo dõi 
- Quan sát 
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Thực hành sử dụng ê – ke để kiểm tra góc vuông. 
- Quan sát 
- Đồng thanh, cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hành vẽ 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Thực hành vào vở. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài . 
- Thực hành cá nhân. 
- Trả lời 
 *****************************************************
Tuần 9
Toán
 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê – KE
NS : 15/10/2011
Thứ ba
NG : 18/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
II. Chuẩn bị : 
- Ê –ke, vở BT
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : + Người ta sử dụng ê –ke để làm gì ?
+ Ê –ke có mấy góc vuông, mấy góc không vuông ? 
3. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : Nêu MĐ –YC. 
b/ Thực hành : 
Bài 1. Dùng ê –ke vẽ góc vuông 
- Hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O
- Yêu cầu HS thực hành vào vở BT, 2 HS ở bảng. 
- Nhận xét 
Bài 2 : Dùng ê- ke để kiểm tra số góc vuông trong mỗi hình. 
- Quan sát hình, sử dụng ê –ke để kiểm tra rồi ghi vào bài tập. 
Bài 3 : Thực hành lắp ghép hình để tạo góc vuông.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Cho HS tìm góc vuông các đồ dùng trong phòng học. 
- Chuẩn bị vở BT, ê –ke 
- 2 HS trả lời. 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Theo dõi 
- Thực hành 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Thực hành 
- 1 HS thực lắp ghép. 
- Thi tìm rồi nêu : góc bàn học, khung cửa,
 **************************************************
Tuần 9
Chính tả
 ÔN TẬP (Tiết 3)
NS : 15/10/2011
Thứ ba
NG : 18/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết.
- Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai là gì ? (BT2). 
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3).
II. Chuẩn bị : 
- Tên các bài TĐ như (tiết 1,2).
- Vở BT
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Ôn tập : 
a/ Giới thiệu bài : Nêu MĐ – YC của tiết học.
b/ Kiểm tra Tập đọc : 1/ 4 HS.
- Nhận xét ghi điểm. 
c/ Bài tập 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Yêu câu HS suy nghĩ viết vào vở BT, 3 HS làm ở bảng phụ. 
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém .
- HS làm bảng phụ trình bày ở bảng, cả lớp nhận xét. 
- Nhận xét chốt ý
Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài văn của mẫu đơn.
- Giải thích thêm : Nội dung phần Kính gởi em chỉ cần viết tên xã – huyện –tỉnh. 
- Yêu cầu HS điền nội dung vào mẫu đơn.
- Gọi HS đọc mẫu đơn của mình trước lớp. 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để biết viết một lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết. 
- Chuẩn bị vở BT 
- Lắng nghe. 
- Cá nhân bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS 
- Làm bài vào vở bài tập. 
- 2 cá nhân trình bày ở bảng. 
- 1 HS 
- 2 HS 
- Lắng nghe 
- Cá nhân làm bài 
- 4 – 5 HS đọc trước lớp
- Lắng nghe 
 ********************************************************
Tuần 9
Tự nhiên xã hội
 ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
NS : 15/10/2011
Thứ ba
NG : 18/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn : cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. 
 - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.
II. Chuẩn bị :
 - Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để HS rút thăm. 
 III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : + Thế nào là giấc ngủ tốt ?
+ Làm thế nào để giữ vệ sinh giấc ngủ ?
3. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Nêu MĐ – YC của tiết học. 
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? 
MT : Giúp HS củng cố và hệ thống lại kiến thức về : 
- Cấu tạo ngoài và chức năng của cơ quan : 
Hô hấp, tuần hoàn. 
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan : hô hấp, tuần hoàn. 
- GV sử dụng phiếu câu hỏi để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời. 
- Cử HS khác nhận xét. 
Hoạt động 2 : Vẽ tranh 
MT : Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. 
- Chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm chọn nội dung để vẽ tranh vận động. 
Gợi ý đề tài : Không hút thuốc lá ; Không uống rượu ; Không sử dụng ma túy. 
- Quan sát nhắc nhở gợi ý thêm.
- Mời đại diện nhóm trình bày. 
- Nhận xét và đánh giá.
- Chuẩn bị SGK, vở BT. 
- 2 HS. 
- Lắng nghe. 
- Cá nhân lên bốc thăm trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Chọn đề tài thực hành vẽ tranh. 
- Đại diện trình bày. 
 ***********************************************************
Tuần 9
Tập đọc
 ÔN TẬP (tiết 4)
NS : 15/10/2011
Thứ tư
NG : 19/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ?(BT2).
- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (BT3) ; tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. Chuẩn bị : 
- Như tiết 1. 
- Bảng chép sẵn 2 câu ở BT2. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : Nêu MĐ – YC của tiết học. 
b/ Kiểm tra tập đọc : Số HS còn lại. 
c/ Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
+ Hai câu này được cấu tạo theo mẫu nào ? 
- Cho nhiều HS nối tiếp đặc câu nêu câu hỏi mình đặt. 
- Ghi bảng lớp. 
Bài tập 3 : Gọi HS đọc đoạn văn 
- Yêu cầu các từ chọn thích hợp rồi viết ra bảng con.
- Nhận xét. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm bài nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các bài TĐ và HTL đã học để chuẩn bị kiểm tra.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị vở BT 
- Lắng nghe 
- Cá nhân 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Ai làm gì ?
- Cá nhân 
- 1 HS đọc yêu câu. 
- Cá nhân viết bảng con 
- Cả lớp làm vở. 
- Lắng nghe 
 ****************************************************
Tuần 9
Toán
 ĐỀ - CA – MÉT, HÉC – TÔ – MÉT
NS : 15/10/2011
Thứ tư
NG : 19/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Biết tên gọi, kí hiệu của Đề - ca – mét, héc –tô – mét. 
- Biết quan hệ giữa héc – tô – mét và đề - ca – mét. 
 - Biết đổi từ đề - ca – mét , héc – tô – mét ra mét.
II. Chuẩn bị : 
- Vở BT
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : Chấm vở BT một số HS. 
3. Bài mới : 
a/ Giúp HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học : mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét ra mét
b/ Giới thiệu đơn vị độ dài đề-ca-mét, héc-tô-mét. 
- Giới thiệu cho HS biết đơn vị đo độ dài đề-ca-mét, héc-tô-mét.
* Đề-ca-mét viết tắt là dam.
 1 dam = 10 m
* Héc-tô-mét viết tắt là hm.
 1hm = 100m
 1hm = 10dam 
c/ Thực hành : 
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS làm dòng 1, 2, 3 vở BT, 2 làm bảng. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
* 1 dam bằng mấy mét ?
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS làm dòng 1, 2
- Gọi 2 HSTB làm ở bảng. 
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Hướng dẫn HS hiểu mẫu. 
 9dam + 4dam = 13dam
 18hm – 6hm = 12hm
- Cho HS làm dòng 1, 2 ở bảng con.
- Nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò : 
Chọn kết quả đúng 
6dam = m 
A. 6000m B. 600m C.60m 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị vở BT 
- 5 HS 
- Nhiều HS nhắc lại 
- Theo dõi 
- Đồng thanh, cá nhân. 
- 1HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm vào vở BT 
* Làm bài rồi nêu kết quả. 
- 1 đọc yêu cầu bài 
- Làm bài vào vở 
- 2 HS làm ở bảng 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Theo dõi 
- Cả lớp bảng con 
- Chọn ý C
 ****************************************************
Tuần 9
Tập viết
 ÔN TẬP (tiết 5)
NS : 15/10/2011
Thứ tư
NG : 19/10/2011
I. Mục tiêu :
- Mức độ đọc như tiết 1
- Lựa chọn được các từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2). 
- Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3).
II. Chuẩn bị : 
 - Bảng lớp chép đoạn văn của BT2.
 - Vở BT4. 
 III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : GV nêu MD – YC của tiết học. 
b/ Tiếp tục kiểm tra số HS còn lại. 
c/ Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Chỉ bảng cả lớp chép đoạn văn, nhắc HS đọc kĩ đoạn văn trên bảng lớp, suy nghĩ để chọn từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ in đậm trước. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn trao đổi theo cặp, làm vào vở BT, mời 3 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn ở bảng lớp.
Bài tập 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài. 
- Cho HS nhắc lại mẫu câu các em cần đặt: Ai là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 viết lên bảng phụ.
- Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nhắc nhở HS ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra định kì GKI. 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị vỏ bài tập 
- Lắng nghe 
- HS còn lại tiếp tục kiểm tra. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Chép bài và điền từ thích hợp. 
- Thảo luận nhóm đôi, số HS trình bày ở bảng lớp. 
- Cùng GV nhận xét. 
- 2 HS 
- Cá nhân 
- Thảo luận nhóm 4. 
- Đại diện báo cáo. 
- Lắng nghe 
 ************************************************************
Tuần 9
Tự nhiên xã hội 
 Ôn tập : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE 
NS : 15/10/2011
Thứ tư
NG : 19/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan Bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- Biết không dừng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. 
II. Chuẩn bị :
 - Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để HS rút thăm. 
 III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : + Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ?
3. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Nêu MĐ – YC của tiết học. 
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? 
MT : Giúp HS củng cố và hệ thống lại kiến thức về : 
- Cấu tạo ngoài và chức năng của cơ quan : 
Bài tiết nước tiểu – thần kinh. 
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan : hô hấp, tuần hoàn. 
- GV sử dụng phiếu câu hỏi để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời. 
- Cử HS khác nhận xét. 
Hoạt động 2 : Vẽ tranh 
MT : Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. 
- Chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm chọn nội dung để vẽ tranh vận động. 
Gợi ý đề tài : Không hút thuốc lá ; Không uống rượu ; Không sử dụng ma túy. 
- Quan sát nhắc nhở gợi ý thêm.
- Mời đại diện nhóm trình bày. 
- Nhận xét và đánh giá.
- Chuẩn bị SGK, vở BT. 
- 2 HS. 
- Lắng nghe. 
- Cá nhân lên bốc thăm trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Chọn đề tài thực hành vẽ tranh. 
- Đại diện trình bày. 
 *****************************************************
Tuần 9
 Toán
 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
NS : 15/10/2011
Thứ năm
NG : 20/10/2011
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. 
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm). 
- Biết làm phép tính với các số đo độ dài.
II. Chuẩn bị : - Kẻ sẵn bảng đo độ dài có các cột như khung bài tập chưa viết số và chữ. 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : Gọi 2 HS làm BT3/ 44/SGK
+ Cả lớp : 1hm = dam
 7dam = m 
3. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bản những đơn vị đo độ dài : 
- Giúp HS nắm được bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. 
- Đính bảng kẻ sẵn lên bảng lớp, cho HS nêu đơn vị đo độ dài đã học , GV ghi vào bảng đơn vị đo độ dài.
Lớn hơn mét
Mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
= 10hm
1hm
=
10dam
.
.
.
.
- Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
- Cho HS nhìn bảng nêu những mối quan hệ liền nhau đã biết như : 1m = 10dm ; 1dm = 10cm ;
+ 1km = 1000m ; 1m = 1000mm.
- Cho HS đọc lại bảng đo độ dài. 
b/ Thực hành : 
Bài 1 : Yêu cầu HS làm vào vở BT, 2 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét ghi điểm. 
* Tính : 8dam + 9 dam 56m x 3
 28km – 19km 93cm :3
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào vở BT, 2 HS làm bảng lớp. 
Bài 3 : Tính theo mẫu 
- Hướng dẫn HS hiểu mẫu 
Mẫu : 
32dam x 3 = 96 dam
96cm : 3 = 32 cm
 - Cho cả lớp làm bảng con. 
4. Củng cố, dặn dò : 
Chọn kết quả đúng nhất. 
+ Viết các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé.
A. km, dam, hm, m, dm, cm, mm. 
B. km, hm, dam, m, cm, dm, mm. 
C. km, hm, dam, m, dm, cm, mm. 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị vở BT, bảng con. 
- 2 HS
- Bảng con 
- Theo dõi 
- Cá nhân, đồng thanh. 
- Cá nhân 
- Cá nhân 
- Cá nhân, đồng thanh. 
- Đồng thanh, cá nhân. 
- Cả lớp, 2 HS làm ở bảng lớp. 
* Làm bài nêu kết quả. 
- 1HS 
- Cả lớp, 2 HSTB làm bảng lớp. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Theo dõi 
- Cả lớp bảng con. 
- Chọn ý C
Tuần 9
 Chính tả : 
ÔN TẬP (Tiết 6)
NS : 15/10/2011
Thứ năm
NG : 20/10/2011
I. Mục tiêu :
- Mức độ như tiết 1. 
- Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2).
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3). 
II. Chuẩn bị : 
- Nội dung BT2 bảng phụ
- Bảng lớp viết 3 câu văn BT3. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Ôn tập : 
a/Giới thiệu nêu MĐ – YC cuả tiết học. 
b/ Kiểm tra HTL ( tương tự như tiết 5). 
c/ Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- Chỉ bảng và nói bài này hơi giống BT2 (tiết 5). 
- Yêu cầu HS chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm trong đoạn văn trên. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 
- Đại diện trình bày. 
- Nhận xét, chốt lại bài. 
Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở BT, 3HS làm ở bảng lớp. 
- Nhận xét, chốt ý đúng. 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Yêu cầu HS về nhà làm bài luyện tập tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra. 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị Đ DHT. 
- Lắng nghe 
- Cá nhân đọc và trả lời câu hỏi. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm. 
- theo dõi ở bảng lớp. 
- Lắng nghe. 
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện trình bày 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Cả lớp làm bài tập 
- Lắng nghe. 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_cac_mon_lop_3_tuan_9.doc