Kế hoạch bài học môn Địa lí địa phương 5

Kế hoạch bài học môn Địa lí địa phương 5

Tuần 31: Địa lí địa phương

Bài: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH KHÁNH HÒA

I/ Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh biết:

- Dựa vào bảng đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Khánh Hòa .

- Trình bày được một số đặc điểm tự nhiên: hình dạng, diện tich, khí hậu, song ngòi

- Có nhiều tài nguyên là điều kiện để phát triển kinh tế.

II/ Đồ dùng dạy hoc:

- Bản đồ hành chính Việt Nam

- Lược đồ tỉnh Khánh Hòa

- Một số hình ảnh về tài nguyên tỉnh Khánh Hòa

 

doc 6 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 528Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Địa lí địa phương 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngµy so¹n: 9/4/2012 Ngµy d¹y:16-21/4/2012
Tuần 31: Địa lí địa phương
Bài: 	ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH KHÁNH HÒA
I/ Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh biết:
Dựa vào bảng đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Khánh Hòa .
Trình bày được một số đặc điểm tự nhiên: hình dạng, diện tich, khí hậu, song ngòi
Có nhiều tài nguyên là điều kiện để phát triển kinh tế.
II/ Đồ dùng dạy hoc:
Bản đồ hành chính Việt Nam
Lược đồ tỉnh Khánh Hòa
Một số hình ảnh về tài nguyên tỉnh Khánh Hòa
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy chỉ trên bản đồ các đại dương trên thế giới?
- Trình bày đặc điểm của các đại dương?
Gv nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Các hoạt động:
1. Vị trí địa lí:
HĐ1: Làm việc theo cặp
- Gv yêu cầu Hs quan sát lược đồ tỉnh Khánh Hòa và trả lời các câu hỏi:
+ Khánh Hòa tiếp giáp với các tỉnh nào?
+ Những phương tiện giao thông nào có thể đến Khánh Hòa?
GV chỉ vị trí tỉnh Khánh Hòa trên bản đồ hành chính Việt Nam sau đó Yêu cầu HS chỉ lại.
- GV chốt ý: 
+ Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông.
+ Những phương tiện giao thông có thể đến Khánh Hòa: ô tô ( có quốc lộ 1A), tàu hỏa ( có đường sắt), tàu biển ( cảng biển), máy bay ( có sân bay). Nhờ có nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không mà việc đi lại giữa Khánh Hòavới các tỉnh bạn và các nước rất thuận tiện.
2. Hình dạng và diện tích:
HĐ 2: HS làm việc cá nhân
GV cho HS đọc thầm phần 2 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng như thế nào?
+ Chiều dài theo hướng Bắc Nam, chiều dài theo hướng Đông Tây?
+ Tỉnh Khánh Hòa có diện tích bao nhiêu km2?
GV chốt lại: 
Tỉnh Khánh Hòa có diện tích 5.217,6 km2, ( kể cả các đảo và quần đảo), có hình dạng thon 2 đầu và phình ra ở giữa. Chiều dài của tỉnh theo hướng bắc nam khoảng 160 km, còn theo hướng đông tây, nơi rộng nhất khoảng 60 km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2 km.
3. Địa hình:
HĐ 3: HS làm việc theo nhóm
- GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi sau:
+ Nêu đặc diểm địa hình tỉnh Khánh Hòa?
+ Với đặc điểm này , Khánh Hòa có những thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế? Nêu ví dụ minh họa?
Gv nhận xét chốt ý:
+ Khánh Hòa nằm ở đạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, có chiều nghiêng theo hướng Tây – Đông, trong đó địa hình núi và bán sơn địa chiếm ¾ diện tích và được chia làm 3 vùng chính: Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển và các đảo.
+ Đặc điểm đại hình này đã tạo cho Khánh Hòa phát triển kinh tế toàn diện. Ví dụ: với ¾ diện tích là đồi núi nên có nhiều tài nguyên rừng( gỗ, thú rừng, thác.), vùng đồng bằng phát triển nông nghiệp, vùng ven biển và các đảo phát triển du lịch, khai thác hải sản, yến sào, muối
4. Khí hậu và sông ngòi: 
HĐ 4: HS làm việc cá nhân hoặc theo từng cặp
- Gv tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở tỉnh Khánh Hòa?
+ Nêu đặc điểm các con sông ở tỉnh Khánh Hòa? Kể tên một vài con sông lớn?
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS và chốt ý:
+ Khánh Hòa có khí hậu tương đối ôn hòa( Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu đại dương), nhiệt độ trung bình hàng năm trên dưới 260C, có 2 mùa rõ rệt : mùa khô (từ tháng 1- 9, nhiệt độ trung bình từ 26- 340C), mùa mưa( từ tháng 9 – 12, nhiệt độ từ 16 – 240C). Các con sông ở tỉnh Khánh Hòa thường ngắn và dốc nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt.
5. Tài nguyên:
HĐ 5: HS làm việc theo nhóm:
GV cho Hs làm việc theo nhóm , trình bày các tranh ảnh sưu tầm được về tài nguyên của tỉnh Khánh Hòa ( có thể phân loại theo nhóm: khoáng sản, lâm sảm, hải sản)
Trước khi tổ chức HĐ 5 GV nhắc lại cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên ( Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong trong môi trường tự nhiên). Vì vậy khi HS kể tên các loại tài nguyên thì giúp HS phân biệt đâu là tài nguyên thiên nhiên, đâu là sản phẩm do con người làm ra. VD: Nước khoáng là tài nguyên vì được khai thác từ mỏ trong lòng đất, nước mắm là sản phẩm do con người làm ra ( được chế biến từ các tài nguyên khác: muối, cá), 
- Gv chốt ý:
Với đặc điểm địa hình đa dạng, Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, trong đó có những tài nguyên thuộc loại quý như trầm hương, yến sào
 GV tổng kết bài: 
 Khánh Hòa là một tỉnh Nam Trung bộ với vị trí thuận lợi về giao thông và được thiên nhiên ưu đái về khí hậu và tài nguyên, Khánh Hòa có nhiều thuận lợi để phát triển về mọi mặc.
4/ Củng cố:
5/ Dặn dò: Tìm hiểu về người dân và hoạt động sản xuất ở tỉnh Khánh Hòa.
HS trả lời
HS làm việc và trả lời câu hỏi
Bắc: Phú yên; Nam: Ninh Thuận
Tây: Đắc Lắc, Lâm Đồng; Đông: Biển
Ô tô; tàu hỏa; tàu biển, máy bay
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Tho hai đầu và phình ra ở giữa
- Chiều dài theo hướng Bắc nam khoảng 160km, theo hướng đông tây , nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất khoảng từ 1 đến 2 km.
Diện tích 5.217,6km2
HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Nằm ở đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, địa hình chủ yếu là núi và bán sơn địa.
Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế . vd: Đồi núi ( gỗ, thú rừng, thác), đồng bằng ( nông nghiêp), vùng ven biển ( du lịch, muối, yến sào, hải sản)
HS làm việc bà báo cáo kết quả
Khí hậu: Ôn hòa, có 2 mùa/ năm: mùa mưa và mùa khô
Các con sông ở tỉnh Khành Hòa thường ngắn, dốc. VD: Sông Dinh ( Ninh Hòa), sông Cái ( Nha Trang), sông Tô Hạp ( Khánh Sơn), 
HS làm việc và báo cáo kết quả
Muối, nước mắm, yến sào, trầm hương, nước khoáng
 Ngµy so¹n: 16/4/2012 Ngµy d¹y: 23-27/4/2012
Tuần 32: Địa lí địa phương
Bài: 	NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở TỈNH KHÁNH HÒA
I/ Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh biết:
Số dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa .
Dựa vào biêủ đồ để nhận biết số dân và việc tăng dân số qua các năm
Những điều kiện để Khánh Hòa trở thành trung tâm du lịch của cả nước
Sự phát triển của một số ngành kinh tế khác ở Khánh Hòa: công nghiệp, noong nghiệp..
Yêu thiên nhiên, con người Khánh Hòa, cố gắng học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
II/ Đồ dùng dạy hoc:
Sưu tầm tranh ảnh về các địa điểm du lịch của tỉnh Khánh Hòa
Sưu tầm tranh ảnh về các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu vị trí địa lí, hình dạng, diện tích của tỉnh Khánh Hòa?
-Sông ngòi Khánh Hòa có đặc điểm gì?
- Hãy kể tên một số tài nguyên ở tỉnh Khánh Hòa?
- GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Các hoạt động
1. Dân số:
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
Bước 1: 
- GV cho Hs quan sát biểu đồ dân số Khánh Hòa qua các năm và cho biết số dân từng năm của tỉnh Khánh Hòa. Qua các số liệu đó, HS nhận xét dân số Khánh Hòa tăng hay giảm?
- Một vài Hs báo cáo kết quả làm việc
- GV kết luận:
 + Năm 1999: 1.036.000 người
 + Năm 2004: 1.111.000người
 + Năm 2009: 1.160.100 người
Như vậy dân số Khánh Hòa tăng qua từng năm.
 Gv cho Hs liên hệ đến hậu quả của việc tăng dân số nhanh và giáo dục Hs về chủ trương kế hoạch hóa gia đình.
Bước 2:
- Cho Hs kể tên một số dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa mà em biết. Gv có thể hỏi HS em thuộc dân tộc nào?
Gọi một vài HS trả lời.
GV chốt lại:
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 32 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc kinh. Dân tộc Rắc lây là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất, tập trung chủ yếu ở 2 huyện miền núi là Khánh Vĩnh và Khánh Sơn.
2. Khánh Hòa là trung tâm du lịch
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV cho HS đọc thông tin ở mục 2 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát triển du lịch ?
- GV cho Hs giới thiệu tranh ảnh những địa điểm du lịch mà Hs sưu tầm được. Gv có thể yêu cầu Hs kể về một địa điểm du lịch mà HS đã đến.
- Gv chốt ý:
Nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi về: khí hậu, giao thông, bờ biển dài 385 km với nhiều danh lam thắng cảnh, các dịch vụ tham quan, khách sạn, nhà hàng cùng các lễ hội đã làm cho Khánh Hòa trở thành một
 trung tâm du lịch của cả nước.
3. Khánh Hòa chú trọng phát triển công nghiệp:
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Gv cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Tìm các cảng biển trên lược đồ tỉnh Khánh Hòa ở hình 1. Ngoài các cảng biển trên, có thể kể tên những cảng biển khác ở Khánh Hòa mà em biết?
+ Kể tên những sản phẩm công nghiệp của Khánh Hòa mà em biết?
- Thông qua câu trả lời của HS, GV chốt ý
- GV có thể liên hệ các sản phẩm được làm ra trên địa bàn nơi HS sinh sống.
- GV chốt lại:
Bên cạnh việc xem phát triển du lịch như một mũi nhọn của nền kinh tế, Khánh Hòa còn chú trọng phát triển công nghiệp, nhiều khu công nghiệp đã mọc lên như: Khu Công nghiệp Suối Dầu, Khu Công nghiệp Diên Phú.đã tạo ra các sản phaamrphucj vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4. Nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác:
*Hoạt động 4: HS làm việc theo nhóm
- GV cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những sản phẩm nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác của người dân Khánh Hòa mà em biết?
- Thông qua câu trả lời của HS, GV chốt lại như sau:
+ Trồng trọt: lúa, mía, mì, bắpvà trồng rừng
+ Chăn nuôi: heo, gà, bò, tôm, cáĐặc biệt Khánh Hòa còn phát triển nuôi đà điểu và cá sấu.
+ Các hoạt động sản xuất khác: khai thác hải sản (tôm, cá, mực) khai thác lâm sản, làm muối.
GV chốt lại: 
Với các đồng bằng trải dài từ bắc đến nam, người dân Khánh Hòa đã phát trieenrkhai thác và nuôi trồng, tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đời sống của người dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao.
Gv có thể liên hệnhững thành quả của địa phương nơi HS đang sinh sống như: hệ thống đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình
4/ Củng cố: GV cho Hs đọc phần đóng khung trong SGK.
5/ Dặn dò:
Hs trả lời
HS làm việc và báo cáo kết quả
Năm 1994: 947..000 người
Năm 1999: 1.036.000 người
 Năm 2004: 1.107.000 người
Dân số Khánh Hòa tăng qua từng năm
Dân tộc: Kinh, Rắc – lây, Cơ – ho, Ê- đê, Tày, Mường, Nùng, Chăm, T’ring
- Bờ biển dài, có nhiều đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, giao thông thuận tiện, hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh: Thác 9 Tà gụ, yang bay, hòn chồng, Đại lãnh, Vịnh Vân Phong, sông lô, dốc lết, các đảo: hòn Tằm, hòn Tre, Trí Nguyên, Bích Đầm. Đặc biệt vình Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 của câu lạc bộ các vình đẹp nhất thế giới
Cảng: Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói.
Sản phẩm công nghiệp: đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, dệt may, nước giải khát, chế biến nông sản xuất khẩu, chế biến hải sản xuất khẩu, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ
Trồng trọt: lúa, mía, mì, bắpvà trồng rừng
+ Chăn nuôi: heo, gà, bò, tôm, cáĐặc biệt Khánh Hòa còn phát triển nuôi đà điểu và cá sấu.
+ Các hoạt động sản xuất khác: khai thác hải sản (tôm, cá, mực) khai thác lâm sản, làm muối.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_dia_li_dia_phuong_5.doc