I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học xong bài học này, học sinh trình bày được:
- Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc.
- Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh, liệt sĩ.
- Cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng, yêu mến của Bác Hồ dành cho các anh hùng thương binh, liệt sĩ. (Lồng ghép bài Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ trong tài liệu Bác Hồ trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống)
2. Kĩ năng
- Biết làmnhững công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn đối với các thương binh liệt sĩ và người có công.
3. Thái độ:
- Noi theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Tôn trọng, biết ơn các thương binh liệt sĩ.
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ.
4. Kĩ năng sống:
- Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.
- Phê bình, nhắc nhở những ai không kính trọng, giúp đỡ các cô chú thương binh, liệt sĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, giáo án điện tử; sách giáo khoa
- Tranh ảnh minh họa truyện “Một chuyến đi bổ ích”
- Một số bài hát, clip
- Bảng phụ, phiếu giao việc
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở bài tập môn Đạo đức 3
- Bút viết, phấn màu.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 Tên bài học: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ. Tiết 1. Thời gian thực hiện: Tuần 16 I. MỤC TIÊU. Kiến thức: Học xong bài học này, học sinh trình bày được: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh, liệt sĩ. Cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng, yêu mến của Bác Hồ dành cho các anh hùng thương binh, liệt sĩ. (Lồng ghép bài Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ trong tài liệu Bác Hồ trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống) Kĩ năng Biết làmnhững công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn đối với các thương binh liệt sĩ và người có công. Thái độ: Noi theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Tôn trọng, biết ơn các thương binh liệt sĩ. Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ. Kĩ năng sống: Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. Phê bình, nhắc nhở những ai không kính trọng, giúp đỡ các cô chú thương binh, liệt sĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, giáo án điện tử; sách giáo khoa Tranh ảnh minh họa truyện “Một chuyến đi bổ ích” Một số bài hát, clip Bảng phụ, phiếu giao việc Chuẩn bị của học sinh Vở bài tập môn Đạo đức 3 Bút viết, phấn màu. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Để thực hiện giảng bài học này, giáo viên sử dụng phối hợp phương pháp: kể chuyện, động não, đàm thoại và thảo luận nhóm; chơi trò chơi. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Tại sao phải giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? Ở nhà e đã thực hiện điều này như thế nào? Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động khởi động (3 phút) Hát tập thể bài hát: “Em nhớ các anh” sáng tác nhạc sĩ Trần Ngọc Thành Mục đích: tạo bầu không khí lớp vui vẻ và ấn tượng với bài học. GV dẫn vào bài học. Cách thực hiện: Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát. GV đặt câu hỏi: qua bài hát các e thấy anh hùng thương binh liệt sĩ thực hiện việc gì? HS trả lời. GV dẫn vào bài. HS hoạt động tập thể, khởi động ngôn ngữ linh hoạt qua bài hát HS nhận thức được các thương binh, liệt sĩ hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Khám phá (15 phút) Phân tích truyện: Một chuyến đi bổ ích Mục đích: Nhận thức được công lao to lớn của các thương binh, liệt sĩ đối với độc lập của đất nước, tự do của nhân dân; có thái độ biết ơn các thương binh, liệt sĩ và gia đình người có công Nhận thức được ý nghĩa của ngày thương binh liệt sĩ 27-2. Cách thực hiện: GV kể câu chuyện: Một chuyến đi bổ ích. HS lắng nghe. GV phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận nhóm đôi: + Lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27-7? + Qua câu chuyện trên, em hiểu các thương binh liệt sĩ là người như thế nào? + Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ. HS cử đại diện nhóm mình trình bày. - GV đưa ra KL: thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập tự do hòa bình cho Tổ quốc. Chúng ta phải kính trọng và biết ơn các thương binh, liệt sĩ và gia đình người có công HS lắng nghe câu chuyện. HS hoạt động nhóm đôi và trả lời Qua câu chuyện HS nhận thức được ý nghĩa của ngày 27-7 và ý nghĩa của chuyến đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng. HS hiểu được thương binh ,liệt sĩ là những người đã hi sinh phần xương máu của mình để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn các thương binh, liệt sĩ và gia đình người có công. Xử lý tình huống:Thảo luận nhóm 4(10 phút) Mục đích: HS phân biệt được công việc mình cần làm để giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ và những công việc không được làm. Rèn cho HS kĩ năng quan sát, đánh giá và ra quyết định. Cách thực hiện: GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung từng câu hỏi theo tranh. GV chiếu tranh minh họa, yêu cầu HS quan sát và thảo luận: + Các bạn trong mỗi bức tranh đang làm gì? Việc đó thể hiện điều gì? Em sẽ xử lí như thế nào trong các bức tranh đó. Ngày 27-7 lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ. Chào hỏi lễ phép các chú thương binh. Thăm hỏi và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Cười đùa làm việc riêng trong khi các chú thương binh đang nói chuyện với học sinh toàn trường. Các nhóm thảo luận và cử đại diện lên trình bày. GV kết luận và yêu cầu HS liên hệ bản những việc bản thân đã làm đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ. HS chú ý quan sát. HS suy nghĩ thảo luận và trình bày Nhận thứ được những việc mình nên làm và không nên làm nhằm đền đáp công ơn các thương binh liệt sĩ; biết giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ neo người với những công việc phù hợp bản thân. Thông điệp (5 phút) Mục tiêu: - HS tự rút ra được ý nghĩa của bài học và tự nói về thông điệp muốn gửi tới mọi người; - HS rèn tự tin nói trước đám đông. Cách thực hiện: - GV yêu cầu mỗi tổ tự gửi thông điệp đến mọi người; - HS thảo luận và thống nhất thông điệp của nhóm; - HS trình bày thông điệp của nhóm mình; - GV nhận xét, đánh giá Thông điệp: Biết ơn, biết trân trọng các thương binh liệt sĩ, gia đình người có công. Biết giúp đỡ các chú thương binh và gia đình các thương binh liệt sĩ với những công việc phù hợp với bản thân. Biết phê bình nhắc nhở với những hành động sai trái bà không nên làm đối với các thương binh liệt sĩ va gia đình người có công. Củng cố: (3 phút) HS cùng GV hệ thống lại nội dung của bài. Dặn dò: (1 phút) GV nhận xét giờ học Nhắc HS chuẩn bị bài: Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 2)
Tài liệu đính kèm: