Giáo án Lớp 3 (Bản 3 cột) - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 3 (Bản 3 cột) - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 7: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG, BÀ, CHA MẸ,

ANH CHỊ EM (Tiết 1) ( Trang 14 )

( GDKNS )

I.Mục tiêu:

 - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

- Quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.

* GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc làm vừa sức.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập đạo đức.

- Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình

- Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng.

III. Phương pháp::

- Đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.

IV. Các hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Bản 3 cột) - Tuần 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
 Ngày soạn: Ngày 20 tháng 10 năm 2019
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm2019
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 13: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG ( Tr.54 )
( GDKNS )
 - NGUYỄN MINH-
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng (trả lời được các CH trong SGK).
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- GDKNS: Kiểm soát cảm xúc, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc
- Bảng phụ để ghi đoạn văn cần hướng dẫn
- Tranh vẽ HS cắt tóc húi cua
III.Phương pháp: 
- Trải nghiệm 
- Đặt câu hỏi 
IV. Hoạt động dạy học:
ND – TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ: 3p
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 2p
2. Luyện đọc: 35p
a) Đọc mẫu:
b) Luyện đọc và giải nghĩa:
* Đọc từng câu và từ khó:
* HD đọc đoạn và giải nghĩa từ
* Luyện đọc theo nhóm
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài: 10p
4. Luyện đọc lại: 8p
a. Xác định yêu cầu (3p)
b.Kể mẫu:
(2p)
c. Kể theo nhóm:(5p)
d. Kể trước lớp:(10p)
3. Củng cố - dặn cũ: (3p)
- Yêu cầu HS đọc và TLCH bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học”
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu chủ điểm, cho HS quan sát tranh chủ điểm
- GV giới thiệu bài, ghi bài lên bảng
- GV đọc bài giọng nhanh hơn, thể hiện nội dung câu chuyện
+ Đoạn 1+2: Giọng dồn dập, nhanh
+ Đoạn 3: Chậm
- GV nhắc nhở HS đọc cho đúng
- GV ghi từ khó và dễ lẫn lên bảng: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống...
- HD chia đoạn
- YC HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- Hướng dẫn HS đọc đúng câu dài:
“ Bỗng/ cậu thấy cái lưng của ông cụ sao giống lưng của ông nội thế. //”
 “ Ông ơi!// Cụ ơi...!// Cháu xin lỗi cụ.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ:
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu đọc đồng thanh
- GV gọi HS đọc bài
CH: Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 của bài
+ Vì sao trận bóng phải dừng lại lần đầu ?
GV: Mặc dù cho Long suýt tông phải xe máy, thế nhưng chỉ được một lúc, bọn trẻ lại hết sợ lại rủ nhau xuống lòng đường đá bóng. Và hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chúng ta cùng hiểu tiếp đoạn 2 để biết chuyện gì xảy ra
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
+ Chuyện gì xảy ra khiến trận bóng dừng lại hẳn ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra ?
- Y/ C HS nêu ND bài
- GV ghi lên bảng ND: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng.
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3 của bài
- Cho HS luyện đọc trong nhóm đoạn 3
- Tổ chức thi đọc
- Tuyên dương nhóm đọc tốt
Kể chuyện: 20p
- Gọi HS đọc yêu cầu phần kể chuyện
? Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Gọi HS nêu tên nhân vật trong từng đoạn
- Khi đóng vai nhân vật em phải chú ý điều gì?
- Gọi HS khá kể trước lớp
- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể 
- Tổ chức cho HS thi kể chuỵên 
- GV tuyên dương
- Nhận xét tiết học, về nhà kể lại chuyện - Chuẩn bị bài sau: “ Bận’’
- 3 HS tiếp nối đọc bài và TLCH nội dung
- HS quan sát tranh chủ điểm
- HS theo dõi, nhắc lại đề bài
- HS theo dõi
- HS đọc tiếp nối mỗi HS 1 câu cho đến hết bài
- HS đọc cá nhân, đồng thanh 
- Chia làm 3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- Mỗi HS đọc 1 đoạn: Chú ý ngắt giọng ở dấu phẩy, dấu chấm.
- HS đọc câu dài theo hướng dẫn của GV:
 - HS giải nghĩa từ:
- HS đọc bài nhóm 3
- HS thi đọc
- 3 tổ đồng thanh, mỗi tổ 1 đoạn
- 1 HS đọc toàn bài trước lớp, lớp theo dõi SGK
... các bạn nhỏ đang chơi bóng ở dưới lòng đường
- 1 HS đọc	
...vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xe máy. May mà bác đi xe dừng kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
- 1 HS đọc
.... Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập vào một cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi đỡ cụ dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết. 
- 1 HS đọc to đoạn 3, lớp theo dõi
... Quang nấp sau bụi cây và lén nhìn sang, cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng của ông nội thế. Cậu chạy theo xích lô và mếu máo xin lỗi cụ.
...không được đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác
- HS nhắc lại ND bài
- Chú ý
- Luyện đọc phân vai
- 3 nhóm thi đọc bài
- Nhận xét
- Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật
- Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô
- HS nêu. VD:
+ Đoạn 1: Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy
+ Đoạn 2: Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi, cụ già
+ Đoạn 3: Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác xích lô
- Phải chọn cách xưng hô là tôi ( mình, em) và giữ cách xưng hô từ đầu đến cuối
- 3 HS khá kể, mỗi HS 1 đoạn
- Sau mỗi lần kể, lớp nhận xét 
- HS kể trong nhóm
- 2, 3 HS lên kể
- Lớp bình chọn bạn kể hay 
=============================
TOÁN
TIẾT 31: BẢNG NHÂN 7 ( Tr.31 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu học thuộc bảng nhân 7.
- Áp dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết nhẩm đếm thêm 7.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: 10 tấm bài, mỗi tấm bìa có gắn 7 hình tròn. Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 7 (không ghi kết quả)
- HS: Sách giáo khoa, bảng con.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
ND – TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “Bẫy số bẩy”
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
* Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
- GV gắn tấm bìa 7 hình tròn lên bảng hỏi:
+ Có mấy hình tròn? 
+ Hình tròn được lấy mấy lần? 
-> 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép tính nhận 7 x 1 -> GV ghi bảng phép nhân này. 
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng 
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 hình tròn. Vậy 7 tấm bìa được lấy mấy lần? 
+ Vậy 7 được lấy mấy lần? 
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần? 
+ 7 nhân 2 bằng mấy? 
+ Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14?
- GV viết lên bảng phép nhân 7 x 2 = 14 
- GV HD phân tích phép tính 7 x 3 tương tự như trên. 
+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 7 x 4 =? 
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại. 
- GV chốt kiến thức: đây là bảng nhân 7,...
- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được.
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng.
 - Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
- Có 7 hình tròn. 
- 7 được lấy 1 lần. 
- Vài HS đọc 7 x 1 = 7. 
- HS quan sát. 
- 7 hình tròn được lấy 2 lần. 
- 7 được lấy 2 lần. 
- Đó là phép tính 7 x 2. 
- 7 nhân 2 bằng 14. 
-> Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14.
- Vài HS đọc.
- HS nêu: 7 x 4 = 7 + 7+ 7+ 7 = 28.
7 x 4 = 21 + 7 vì ( 7 x 4 ) 
= 7 x 3 + 7. 
- 6 HS lần lượt nêu. 
- Lớp đọc 2 – 3 lần. 
- HS tự học thuộc bảng nhân 7. 
- HS đọc thuộc lòng. 
- HS thi đọc thuộc lòng
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):
* Mục tiêu: Học sinh thành lập và nhớ được bảng nhân 7. Bước đầu học thuộc bảng nhân 7.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Củng cố, áp dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
* Cách tiến hành: 
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Củng cố, áp dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Trò chơi “Truyền điện”
- Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Tổ chức cho học sinh chơi.
- GV cùng HS tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 2: Cá nhân - Cặp - Lớp
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án.
Bài 4: Cá nhân - Cặp - Lớp
- GV đánh giá, nhận xét 5- 7 bài.
- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tham gia chơi nêu kết quả.
7 x 3 = 21
7 x 5 = 35
7 x 7 = 49
7 x 2 = 14
7 x 8 = 56
7 x 6 = 42
7 x 4 = 28
7 x10 = 70
7 x 9 =63
7 x 1 = 7
0 x 7 = 0
7 x 0 = 0
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải:
4 tuần lễ có số ngày là:
7 x 4 = 28 (ngày)
 Đáp số: 28 ngày
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp (miệng).
4. HĐ ứng dụng (1 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2.
- Thử lập và giải các bài toán có sử dụng bảng nhân 7
.
============================
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 13: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( Tiết 1) ( Tr.28 )
( GDKNS )
I. Mục tiêu 
-Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
*GDKNS:
-Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin : Phân ích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại 
-Kĩ năng làm chủ bản thân : Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ 
-Kĩ năng ra quyết định để có hành vi tích cực, phù hợp 
II. Đồ dùng dạy học
-Các hình trong sgk phóng to
III. Phương pháp:
-Đóng vai 
-Làm việc nhóm và thảo luận 
IV. Hoạt động dạy học:
	ND – TG	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 3p
B. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài:1p
2. Nội dung:34p
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK: 19p
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi:15p
C. Củng cố dặn dò: 2p
- Kiểm tra bài "Cơ quan thần kinh "
+ Chỉ các bộ phận của cơ quan TK trên sơ đồ. 
+ Nêu vai trò của não, tuỷ sống và các dây TK?
- Nhận xét.
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học
- Ghi tên bài lên bảng 
+ Mục tiêu: - Phân tích được hoạt động phản xạ.
- Nêu được 1 vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cách tiến hành: HĐ N4
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình SGK và đọc mục: Bạn cần biết để trả lời theo các câu hỏi sau: 
+ Điều gì xảy ra khi ta chạm vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
+ Hiện tượng tay ta chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại gọi là gì?
- Yêu cầu các ... thuận anh hoà là nhà có phúc
-Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ
II. Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, chữ mẫu viết sẵn.
2- Học sinh: - Vở tập viết, bảng con.
III. Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học:
	ND – TG	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 2p
B. Bài mới: 36p
1. Giới thiệu bài.1P
2. HD viết b.con:18P
a. Luyện viết:
b.HD viết từ ứng dụng.
c. HD viết câu ứng dụng.
3. HD viết vào vở: 17P
* Chấm bài
C. Củng cố dặn dò: 2p
- Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của bài trước.
- Gọi HS lên bảng viết từ Kim Đồng
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS
- Nêu MĐYC tiết dạy
- Ghi bảng đầu bài
CH: Trong bài có những chữ hoa nào ?
- Đưa chữ hoa viết mẫu lên bảng
- Gv viết mẫu vừa viết vừa nêu cách viết: Chữ hoa E , cỡ nhỏ cao 2,5 ly. Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn vòng lên đường kẻ 2 rồi lượn xuống ,dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và 2.
Chữ hoa Ê viết như chữ hoa E từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đầu chữ để viết dấu mũ thật cân đối( Nét xiên ngắn: Trái,phải)
- Cho HS nhắc lại cách viết
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ ....
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- Đưa từ ứng dụng lên bảng
Ê- đê.
- Giới thiệu: Ê- đê là một dân tộc thiểu số có trên 270000 người sống chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà.
CH: Trong từ Ê- đê các chữ có chiều cao như thế nào ? 
CH: Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết bảng con từ Ê - đê.
- Gv uốn nắn HS viết
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS
- Đưa câu ứng dụng lên bảng.
CH: Câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
CH: Trong câu tục ngữ các chữ có chiều cao ntn?
- Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ Em.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS
- Gv đi kiểm tra uốn nắn HS viết
- Chấm điểm 5-7 bài, nhận xét.
- Học thuộc câu tục ngữ, viết tiếp phần bài ở nhà cho đẹp
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng
- 1 HS lên bảng viết
- Nhắc lại đầu bài
...có các chữ hoa : E , Ê , 
- Hs quan sát
- Chú ý
- Vài HS nhắc lại cách viết
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. E Ê
- Hs nhận xét.
- 1 HS đọc từ: Ê- đê
...chữ Ê cao 2 li rưỡi. Chữ đ cao 2 li. Các chữ còn lại cao 1 li
...bằng một con chữ o.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
Ê-đê
- Hs nhận xét.
- 1 HS đọc câu tục ngữ.
...anh em thương yêu nhau sống hoà thuận là hạnh phúc lớn nhất trong gia đình.
...chữ E, h, l cao 2 li rưỡi. Chữ t cao 1 li rưỡi. Các chữ còn lại cao 1 li.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
Em
- Hs nhận xét.
- Hs ngồi đúng tư thế viết bài.
- 7 HS nộp bài.
- Chú ý
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 14: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( Tiếp ) ( Tr.30 )
( GDKNS )
I. Mục tiêu:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
* GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin : Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại 
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ 
- Kĩ năng ra quyết định để có hành vi tích cực, phù hợp 
III. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk phóng 
- VBT
III. Phương pháp:
- Đóng vai 
- Làm việc nhóm và thảo luận 
IV. Hoạt động dạy học: 
	ND – TG	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 3p
B. Bài mới: 35p
1. Giới thiệu bài: 1P
2. Nội dung: 34P
* Hoạt động1: Làm việc với SGK
* Hoạt động 2: Thảo luận
* Hoạt động 3: Trò chơi
C. Củng cố dặn dò: 2p
CH: Nêu 1 số phản xạ thường gặp trong cuộc sống 
- Đánh giá, nhận xét 
- Nêu mục tiêu bài học
- Ghi tên bài lên bảng 
+ Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 4, nêu nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Dựa vào cách phân tích hành động phản xạ “ Rụt tay lại khi sờ vào nước nóng” ở tiết trước. Quan sát hình 1 để TLCH, câu hỏi bằng phiếu
+ Khi bất ngờ dẫm phải đinh, Nam có phản ứng như thế nào ?
+ Hoạt động này do não hay tuỷ sống điều khiển ?
+ Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam đã vứt đinh đó đi đâu? Việc làm đó có tác dụng gì? 
+ Theo bạn não hay tuỷ sống đã điều khiển suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường ?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- KL đáp án đúng, đánh giá, nhận xét 
+ Mục tiêu: Nêu ví dụ những hoạt động, suy nghĩ của não điều khiển có sự phối hợp
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân; nêu nhiệm vụ: Đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2, trên cơ sở đó nghĩ ra 1 ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau hành động cùng một lúc.
- GV yêu cầu từng cặp quay mặt vào nhau lần lượt nói cho nhau nghe về ví dụ của mình
- Yêu cầu HS trình bày
- Đánh giá, nhận xét 
- Nêu câu hỏi:
+ Theo em các bộ phận nào của cơ quan TK giúp ta học và ghi nhớ những điều đã học ?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh ?
- Chuẩn bị một số đồ dùng như nhau vào 2 cái khay, gọi 1 số HS quan sát sau đó che lại, yêu cầu HS nhớ và viết lại tên các đồ dùng đó. Ai viết được nhiều nhất là người thắng cuộc
- Nhận xét, tuyên dương những HS làm đúng
- Y/C HS đọc mục: Bạn cần biết SGK
- Nhận xét giờ dạy. Dặn bài sau
- 2 HS trả lời:
+ Tay chạm vào nóng, rụt tay lại
+ Giật mình........
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại tên bài, ghi bài
- HS nhận nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 trang 30 SGK trả lời câu hỏi
- HS đọc kĩ các câu hỏi trong phiếu và thảo luận rút ra câu trả lời:
-> Khi dẫm phải đinh bất ngờ, Nam đã rút chân lại
-> Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển
-> Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào thùng rác. Việc làm đó giúp cho người đi đường khác không dẫm phải đinh như Nam
-> Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam quyết định không vứt đinh ra đường.
- Các nhóm cử đại diện trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi, nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Mỗi HS suy nghĩ và tìm cho mình một ví dụ
- 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe, đồng thời góp ý cho nhau để 
cùng hoàn thiện ví dụ
- Một số HS xung phong trình bày trước lớp VD của cá nhân để chứng tỏ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể
-> Đó là não
-> Điều khiển, phối hợp mọi hoạt động.
- HS chơi trò chơi
- HS khác động viên
- Đánh giá ai là người thắng cuộc
- 3 HS đọc
- Chú ý
===============================
THỦ CÔNG
TIẾT 7: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA ( TIẾT 1) ( Trang 10 )
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
II. Chuẩn bị:
- GV: + Mẫu các bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đã cắt
	+ Qui trinh gấp, cắt
	+ Giấy thủ công, giấy trắng làm nền, kéo, hồ dán, bút màu,...
- HS : + Giấy thủ công màu đỏ, vàng,....	
	+ Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,....
III. Phương pháp:
- Thực hành – trực quan – đàm thoại – kiểm tra đánh giá.
IV. Hoạt động dạy học:
	ND – TG	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 3p
B. Bài mới: 35p
1. Giới thiệu bài: 1P
2. Nội dung: 34P
a) Quan sát và nhận xét mẫu
b) Hướng dẫn mẫu:
c) Dán bông hoa
C. Củng cố dặn dò: 2p
CH: Nêu cách gấp, cắt ngôi sao vàng?
- Nhận xét, đánh giá 
- Nêu mục tiêu tiết dạy
- Ghi bảng đầu bài
- Đưa mẫu cho HS quan sát, yêu cầu nhận xét ngôi sao 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh
CH: Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
CH: Số cánh của mỗi bông hoa ra sao?
- Nêu câu hỏi để nhớ và vận dụng
* Gấp cắt bông hoa 5 cánh
- Gọi 3 HS lên bảng thực hành thao tác gấp ngôi sao 5 cánh
- Hướng dẫn HS gấp theo các bước:
+ Gấp, cắt hình vuông cạnh 6 ô
+ Gấp như ngôi sao 5 cánh
+ Vẽ đường cong tạo cánh hoa
+ Dùng kéo thực hiện đường cong cắt được cánh hoa
* Gấp cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh
- Hướng dẫn theo các bước: Gấp cắt hình vuông to nhỏ khác nhau
- Gấp làm 4 phần bằng nhau 
( H5a)
- Tiếp tục thành 8 phần bằng nhau( H5b)
- Vẽ đường cong
- Dùng kéo cắt theo đường cong để tạo bông hoa 4 cánh
- GV hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 8 cánh
+ Gấp đôi hình 5b ta được 16 phần bằng nhau(6a) cắt lượn theo đường cong ta được bông hoa 8 cánh
- GV hướng dẫn dán bông hoa trên giấy trắng
- GV cho HS thực hành giấy nháp
- Nhận xét kĩ thuật gấp, cắt
- Nhấn mạnh các bước gấp, cắt ,dán bông hoa.
- Nhận xét giờ dạy. Dặn bài sau
- 2 HS nêu
- Lắng nghe
- Nhắc lại đầu bài
- HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi của GV
...các bông hoa có nhiều màu rất đẹp
..số cánh khác nhau, nhưng cánh giống nhau
-> Trong cuộc sống có rất nhiều loại hoa, số cánh hoa, maù sắc, hình dạng cánh hoa của các loài hoa rất đa dạng
- 3 HS lên bảng thực hiện thao tác gấp ngôi sao, bạn nhận xét 
- HS quan sát
- HS quan sát
- 2 HS lên bảng thực hành thao tác gấp, cắt
- HS lớp gấp, cắt
- Chú ý
SINH HOẠT TUẦN 7
I. GV nhận xét các mặt hoạt động trong tuần
1. Phẩm chất
- Trong tuần qua các em đã thực hiện tốt các nội quy, nề nếp của lớp của
trường đề ra, ngoan ngoãn đoàn kết với bạn bè.
2. Năng lực
- Các em đã có ý thức học tương đối tốt, học và làm bài trước khi đến lớp,
trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Song bên cạnh đó, còn một số em còn quên vở, đồ dùng học tập, trong lớp
hay nói chuyện riêng như về nhà chưa học bài cũ và làm bài tập về nhà còn hay
nhìn ra ngoài : Yêu cầu chấm dứt hiện tượng trên
3.Môn học, HĐGD
Nhiều em đã có ý thức học và làm bài tập trong lớp có ý thức xây dựng bài như: Như, Việt, Vy, Phương Trà, Huy, Bé, lộc, ..
Bên cạnh đó vẫn còn có em chưa học và chuẩn bị bài mới: Thúy, My, Thiên .
4. Các hoạt động khác
- Đã duy trì tốt mọi hoạt động như : Truy bài đầu giờ, ra chơi giữa giờ, các em đã biết hát đầu giờ, hát chuyển tiết đều đặn.
- Vệ sinh cá nhân trường lớp chưa sạch sẽ, gọn gang
5.Khen thưởng: 
-Tuyên dương : Như, Việt, Vy, Phương Trà, Huy, Bé, lộc, ..
-Phê bình : Thúy, My, Thiên .
II. Phương hướng tuần tới:
- Duy trì và thực hiện mọi hoạt động của lớp, trường đề ra.
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ gọn gàng
- Thực hiện theo phân phối chương trình thời khoá biểu tuần 8.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông khi đi học, ở nhà và ở trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_ban_3_cot_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc