Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 22 - Vũ Thị Mai Phương

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 22 - Vũ Thị Mai Phương

I/ MỤC TIÊU :

- Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.

- Củng cố kĩ năng xem lịch (Tờ lịch tháng, lịch năm).

- Trình bày sạch đẹp.

II/ CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Bảng phụ. Tờ lịch năm 2009.

- Học sinh : Vở bài tập.

 

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 22 - Vũ Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán 	Tuần: 22	Tiết: 106
	Ngày dạy	: Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: LUYỆN TẬP.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kĩ năng xem lịch (Tờ lịch tháng, lịch năm).
- Trình bày sạch đẹp. 
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Bảng phụ. Tờ lịch năm 2009.
- Học sinh 	: Vở bài tập.
 * Hoạt động mở đầu: Ổn định
 - Kiểm tra kiến thức: Tháng – Năm
+ Treo tờ lịch năm 2009. Gọi HS lên bảng trả lời: 
 Tháng 5 năm 2009 có mấy ngày? Ngày 19 tháng 5 là thứ mấy? Tháng 5 có mấy ngày chủ nhật? Đó là những ngày nào?
+ Nhận xét.
 { Bài mới: Luyện tập.
 * Hoạt động 1: Xem lịch.
 v Rèn kĩ năng xem lịch năm và tháng.
 - Bài 1/109: 
Treo tờ lịch tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 2009 và trả lời các câu hỏi:
 a) Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy?
 + Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy?
 + Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy?
 + Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy?
 b) Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào?
 + Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào?
 + Tháng 2 có mấy ngày thứ bảy? Đó là các ngày nào?
 c) Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
 - Bài 2/109 : Tương tự như bài 1
 + Cho HS thực hành hỏi đáp trong nhóm..
 + Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
 - Bài 3/109: Tương tự như bài 1
 + Những tháng nào có 30 ngày?
 + Những tháng nào có 31 ngày? 
 - Bài 4/109: 
 + Cho HS làm trên bảng con. Giải thích cách làm.
 + Nhận xét. Chốt ý đúng.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về xem lịch.
 - Nhận xét tiết học.
 - Hát.
 - Nêu tên bài.
 3 HS lần lượt trả lời. Lớp theo dõi, nhận xét.
 - Nêu miệng
 + HS quan sát tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2009. Trả lời câu hỏi.
 - Thực hành trên lịch năm 2009 trong nhóm.
 - Hỏi đáp trong nhóm, trước lớp:
 + 30 ngày: tháng 4, 6, 9, 11.
 + 31 ngày: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
 - Bảng con
 + Thực hiện theo yêu cầu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
Ä Tổng kết đánh giá tiết học: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán 	Tuần: 22	Tiết: 107
	Ngày dạy	: Thứ ba ngày 3 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Có biểu tượng về hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
- Trình bày sạch đẹp. 
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Bảng phụ.
- Học sinh 	: Xem bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
 * Hoạt động mở đầu: Ổn định
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 { Bài mới: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
 * Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức
v Có biểu tượng về hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 a) Giới thiệu hình tròn.
 - Đưa ra một số mô hình các hình đã học và một mô hình hình tròn, yêu cầu HS gọi tên các hình.
 - Chỉ vào mô hình hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
 - Đưa ra các vật thật có mặt là hình tròn 
 - Yêu cầu HS lấy hình tròn trong bộ đồ dùng học toán.
 b) Giới thiệu tâm,đường kính , bán kính của hình tròn.
- Vẽ lên bảng hình tròn, ghi rõ tâm, đường kính, bán kính như minh hoạ SGK:
+ Yêu cầu HS gọi tên hình.
+ Chỉ vào tâm của hình tròn và giới thiệu : Điểm này gọi là tâm của hình tròn, cô gọi tên là O.
+ Chỉ đường kính AB của hình tròn và nói: Đoạn thẳng đi qua tâm O và cắt hình tròn ở hai điểm A và B được gọi là đường kính AB của hình tròn tâm O.
+ GV vừa dùng thước vẽ vừa giới thiệu: Từ tâm O của hình tròn, vẽ đoạn thẳng đi qua tâm O, cắt hình tròn tại điểm M thì OM được gọi là bán kính của hình tròn tâm O. bán kính OM có độ dài bằng một nửa độ dài đường kính AB. 
- Giúp HS đưa ra nhận xét như SGK/ 110.
* Hoạt động 2: Cách vẽ hình tròn bằng com pa.
 v Biết sử dụng com pa và vẽ được hình tròn.
- Cho HS quan sát chiếc com pa và giới thiệu đây là dụng cụ để vẽ hình tròn.
- Hướng dẫn HS cách vẽ hình tròn.
+ Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên com pa. Để thước thẳng trước mặt, đặt đầu nhọn của com pa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần com pa sao cho đầu bút chì chạm vào vạch 2cm của thước.
- Hát
- HS gọi tên các hình.
- Hình tròn.
- Quan sát.
- Tìm mô hình hình tròn.
- HS quan sát hình.
+ HS nêu: Hình tròn.
+ HS chỉ hình và nêu tâm hình tròn: Tâm O.
+ Nghe và nêu : Đường kính AB.
+ HS nêu: Bán kính OM , độ dài OM bằng một nửa độ dài đường kính AB.
- HS quan sát.
- Lấy com pa thực hành theo.
+ Bước 2: Vẽ hình tròn: Ta đặt đầu com pa vào chỗ muốn đặt của tâm hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi 1 vòng ta được hình tròn cần vẽ.
* Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành.
 v Rèn kĩ năng vẽ hình tròn, xác định tâm, đường kính, bán kính.
- Bài 1/111:
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng, yêu cầu HS lên bảng chỉ vào tâm , bán kính, đường kính của hình tròn.
+ Vì sao PQ không được gọi là đường kính của hình tròn tâm I?
- Bài 2/111 :
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ GV yêu cầu HS tự vẽ hình sau đó yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
+ Nhận xét. Nhắc lại.
- Bài 3/111 :
 a) Yêu cầu HS vẽ hình vào vở của mình.
 b) Câu nào đúng, câu nào sai?
+ Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD.
+ Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM.
+ Độ dài đoạn thẳng OC bằng ½ độ dài đoạn thẳng CD.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về hình tròn.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời: 
+ Hình tròn tâm O có đường kính là AB, CD, các bán kính là OA, OB, OC, OD.
+ Hình tròn tâm I có đường kính là MN, các bán kính là OM, ON. 
+ Vì PQ không đi qua tâm I.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta vẽ hình tròn.
+ Thực hành vẽ.1,2 HS nêu cách vẽ hình tròn của mình.
+ Thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính CD trên nháp.
+ Bảng con
Ä Tổng kết đánh giá tiết học: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán 	Tuần: 22	Tiết: 108
	Ngày dạy	: Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU: 
- Giúp HS biết dùng compa vẽ theo mẫu một số hình trang trí hình tròn.
- Rèn kĩ năng vẽ hình tròn.
- Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Bảng phụ.
- Học sinh	: Xem bài.
 * Hoạt động 1: Ổn định
 - Kiểm tra kiến thức: 
 { Bài mới: Vẽ trang trí hình tròn
 * Hoạt động 2: Vẽ hình
 v Rèn kĩ năng vẽ hình tròn.
- Bài 1/112:
+ Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK, sau đó yêu cầu các em thực hành vẽ theo từng bước mà SGK đã hướng dẫn.
+ GV đi quan sát cả lớp thực hành vẽ, giúp đỡ các em hiểu hướng dẫn của SGK. Động viên , khuyến khích HS vẽ thêm những hình vẽ từ hình tròn tự nghĩ ra.
- GV nhận xét bài vẽ của HS.
 * Hoạt động 2: Tô màu trang trí hình.
 v Rèn kĩ năng tô màu.
- GV cho HS tự chọn màu và tô màu trang trí vào 1 hình ở trên.
- GV thu một số vở có hình vẽ đẹp cho HS cả lớp quan sát.
 * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 
- Yêu cầu HS nêu lại cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước bằng thước và com pa.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
+ HS tự quan sát hình và làm theo hướng dẫn của SGK.
- HS tự chọn màu và tô màu.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp nhận xét và bổ sung nếu cần.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
Ä Tổng kết đánh giá tiết học: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán 	Tuần: 22	Tiết: 109
	Ngày dạy	: Thứ năm ngày 5 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU: 
- Giúp HS biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). Nhân nhẩm số tròn nghìn với số có một chữ số.
- Áp dụng giải các bài toán có liên quan: củng cố về bài toán gấp một số lên nhiều lần.
- Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Bảng phụ
- Học sinh 	: Xem bài trang 113
 * Hoạt động 1 : Ổn định
- Kiểm tra kiến thức: Đặt tính và tính 123 x 2
- Nhận xét.
 { Bài mới: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
 * Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức thức.
v Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
 a) Phép nhân 1034 x 2
- GV viết lên bảng phép nhân 1034 x 2.
- Yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép nhân 1034 x 2.
- Khi thực hiện phép nhân này, ta thực hiện bắt đầu từ đâu?
- GV nhắc lại cho HS nhớ cách tính.(từng bước như SGK)
 b) Phép nhân 2125 x 3 
- GV tiến hành hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 2125 x 3 tương tự như cách đã hướng dẫn với phép nhân trên. GV lưu ý HS, phép nhân 2125 x 3 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
 * Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành.
 v Rèn kĩ năng làm tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và giải toán có liên quan.
- Bài 1/113:
+ GV yêu cầu HS tự làm bài .
+ GV gọi vài em nêu lại cách thực hành tính của mình.
+ Nhận xét.
- Bài 2/113:
+ Tiến hành tương tự như bài 1. 
+ Nhận xét.
- Bài 3/113: 
+ GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu HS tự làm bài rồi đổi tập cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
+ Nhận xét.
- Bài 4/113 :
+ Go ... tiết học.
 - Hát.
 - HS thảo luận cặp đôi nhận xét với nhau các hành vi.
+ Chúng ta không nên xấu hổ, ngại tiếp xúc với khách nước ngoài, vì họ cũng là người bình thường. 
 + Bạn Mai làm như thế là rất đúng.
+ Không nên lôi kéo, bắt ép người nước ngoài mua hàng vì như thế là không lịch sự.
 + Không kì thị người nước ngoài, mỗi người có một văn hoá khác nhau. Làm như vậy là không tôn trọng họ.
 - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
 - Các nhóm thảo luận chọn phương án xử lí:
 + Em vui vẻ chào đón, bắt nhịp cả lớp hát một bài. Giới thiệu các bạn trong lớp và giới thiệu lớp em, trường em với khách.
 + Emnhắc các em không vây quanh xe, để người khách nước ngoài được nghỉ, không nên quấy rầy họ. Nếu không được em sẽ nhờ người lớn can thiệp.
 - Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Tự nhiên – Xã hội. 	Tuần: 22	Tiết: 43
	Ngày dạy	: Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: RỄ CÂY.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được đặc điểm của các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ 
- Mô tả, phân biệt được các loại rễ.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên	: Chuẩn bị các loại rễ phụ, rễ chùm, rễ cọc.ŽHình minh hoạ trong SGK. Một số biển đề tên các loại rễ: rễ phụ, rễ chùm, rễ cọc
- Học sinh	: Xem bài. Sưu tầm 	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
* Hoạt động mở đầu: Ổn định
- Kiểm tra kiến thức: Thân cây
+ Yêu cầu HS nêu lại chức năng của thân cây.
+ Yêu cầu HS nêu 1 số ích lợi của thân cây. Trong gia đình em các đồ vật nào được làm từ thân cây?
- Theo dõi HS trả lời. Nhận xét và đánh giá câu trả lời.
{ Bài mới: Rễ cây 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ cây.
v Hiểu được một số loại rễ
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhómŽ
+ GV chia lớp thành 5 đến 7 nhóm (tuỳ thuộc vào số cây chuẩn bị).
+ GV phát cho mỗi nhóm 1 cây rễ cọc, 1 cây rễ chùmŽ
+ Yêu cầu quan sát rễ câyŽ thảo luận để tìm sự khác nhau của 2 loại rễ.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét. Kết luận.
- GV chuyển ý: Ngoài 2 loại rễ chính là rễ chùm và rễ cọc còn có 1 số loại rễ khác. Đó là loại rễ gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phát cho mỗi nhóm một một cây có rễ phụ (trầu không) một cây rễ củ là (cà rốt, củ cải ) Yêu cầu quan sát và hỏi: Rễ của cây này khác gì so với hai loại rễ chính?
† Các rễ được mọc ra từ thân và cành được gọi là rễ phụ, một số cây có rễ phình to tạo thành củ gọi là rễ củ. 
* Hoạt động 2: Thực hành phân loại cây theo kiểu rễ
v Phân loại 1 số cây theo kiểu rễ.
- Yêu cầu HS để ra trước mặt những cây sưu tầm được 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm :
 Mỗi HS tự nói về loại rễ cây của mình, sau đó cả nhóm phân loại các cây của các bạn trong nhóm theo loại rễ.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt giới thiệu về các cây của nhóm mình trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm phân loại đúng, nhanh.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Theo em khi đứng trước gió to cây có rễ cọc và cây có rễ chùm cây nào đứng vững hơn? Vì sao?
- Kết luận : Có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc bám sâu vào lòng đất nên đứng vững hơn rễ chùm.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị: Bài 44: Rễ cây (tiếp theo).
- Hát
 + 1 đến 2 HS lần lượt lên bảng. 
 + 3 đến 4 HS trả lời.
- Chia thành nhóm nhỏ
 + Nhận đồ dùng học tập
 + Thảo luận để thấy:
 Ÿ 1 cây có một rễ chính to và dài, xung quanh rễ nó đâm ra nhiều rễ con.
 Ÿ 1 cây có rễ mọc đều từ gốc tạo thành chùm 
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS để cây ra trước mặt và quan sát rễ cây. 
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời.
- 3, 5 nhóm trình bày.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Tự nhiên – Xã hội. 	Tuần: 22	Tiết: 44
	Ngày dạy	: Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: RỄ CÂY (Tiếp theo).
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết: Chức năng, ích lợi của rễ cây và nêu được các chức năng, ích lợi đó.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây.
- Có ý thức và hành vi đúng bảo vệ cây cối trong thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên	: Các hình trong SGK, bảng phụ, bút viết cho HS.
- Học sinh 	: Xem bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
* Hoạt động 1: Ổn định
- Kiểm tra kiến thức: Rễ cây
+ GV yêu cầu HS kể tên các loại rễ cây và lấy ví dụ.
+ Yêu cầu HS nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- GV nhận xét.
{ Bài mới: Rễ cây (Tiếp theo)
* Hoạt động 2: Vai trò của rễ cây.
v Hiểu được lợi ích của rễ đối với cây
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu HS thảo luận để trả lời các câu hỏi :
1/ Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây sẽ ra sao?
2/ Cắt một cây sát gốc, bỏ rễ đi rồi trồng lại vào đất, cây sẽ ra sao?
3/ Hãy cho biết tại sao trong những trường hợp đó cây lại héo khô dần và chết ?
- GV tổ chức hoạt động cho cả lớp.
- Các em thấy rễ cây có vai trò gì đối với sự sống của cây?
† Rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất để nuôi cây.
* Hoạt động 3: Ích lợi của rễ cây đối với đời sống của con người.
v Hiểu lợi ích của rễ đối với đối với đời sống con người.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp.
- Yêu cầu: Hãy cùng quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và cho biết.
+ Hình chụp cây gì?
+ Cây đó có loại rễ gì?
+ Rễ cây đó có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
+ Rễ của một số loại cây có thể dùng làm gì?
† Rễ của một số loại cây có thể dùng làm thức ăn cho người, cho động vật, hoặc làm thuốc chữa bệnh.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Rễ cây này dùng để làm gì?
- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết trò chơi: Tuyên dương những HS trả lời nhanh, đúng.
* Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS chưa chú ý.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị: Bài 45
- Hát
- Nêu tựa bài.
- 2 đến 3 HS nêu các loại rễ cây. Với mỗi loại lấy 1 ví dụ.
- HS chia thành các nhóm.
- Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây sẽ héo khô dần.
- Cắt cây sát gốc, bỏ rễ đi rồi trồng lại vào đất, cây không sống được, sẽ héo dần và chết.
- Vì cây thiếu chất dinh dưỡng. Vì cây mất gốc, không có rễ.
- Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
+ 2 đến 3 HS nêu ý kiến.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng chỉ các loại rễ cây trong tranh.
- HS lắng nghe.
+ Phát biểu
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Thủ công. 	Tuần: 23	Tiết: 23
	Ngày dạy	: Thứ tư ngày 12 tháng 2 năm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 1).
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU
- HS biết cách đan nong đôi .
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên	: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh qui trình đan nong mốt, các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
- Học sinh	: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
* Hoạt động 1: Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học tập qua trò chơi: Đi chợ
 { Bài mới: Đan nong đôi
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức.
v Biết cách đan nong đôi.
- GV giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV gợi ý để HS nhận xét. So sánh tấm đan nong mốt với tấm đan nong đôi.
- GV nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
v GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Kẻ, cắt nan đan.
- Cắt các nan dọc: cắt một hình vuông cạnh 9 ô, sau đó cắt thành 9 nan dọc như ở hình vẽ.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan để nẹp tấm nan đã đan xong.
Bước 2 : Đan nong đôi.
- Cách đan nong đôi là nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai nan ngang liền kề.
- Cách đan nong đôi:
+ Đan nan ngang thứ nhất: Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan 2,3,6,7 và luồn nan thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít vào đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai 	: Nhấc các nan 3,4,7,8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít vào nan thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba 	: Ngược với đan nan thứ nhất. 
+ Đan nan ngang thứ tư 	: Ngược với đan nan thứ hai .
+ Đan nan ngang thứ năm	: Giống với đan nan thứ nhất .
+ Đan nan ngang thứ sáu 	: Giống với đan nan thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ bảy 	: Giống với đan nan thứ ba.
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm nan.
- Dùng 4 nan còn lại dán thẽo cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm mẫu.
* Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
- GV cho HS kẻ , cắt các tấm đan bằng giấy bìa cứng.
- Yêu cầu HS tập đan. Quan sát, giúp đỡ HS.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau thực hành đan nong đôi (tiết 2).
- Hát
- Cả lớp tham gia.
- HS quan sát, nhận xét.
- Chú ý theo dõi 
- HS thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_toan_lop_3_tuan_22_vu_thi_mai_phuong.doc