Kế hoạch giảng dạy Lớp 3 - Tuần 10

Kế hoạch giảng dạy Lớp 3 - Tuần 10

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 Chú ý đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nến nổi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, rớm lệ.

 Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.

 Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

B. Kể chuyện.

1. Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể ( lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng nghe.

II. Đồ dùng dạy học.

 Tranh SGK phóng to.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 19 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy Lớp 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ 2 ngày 13 tháng 11 năm 2007
Tập đọc - Kể chuyện
Giọng quê hương ( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 Chú ý đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nến nổi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, rớm lệ...
 Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi...
 Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
B. Kể chuyện.
1. Rèn kĩ năng nói:
 Dựa vào tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể ( lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học.
 Tranh SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học.
Tập đọc
A. Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm mới và bài học đầu của chủ điểm. HS quan sát tranh.
B. Các hoạt động.
HĐ1: Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm, đọc cá nhân, đọc theo nhóm trả lời các câu hỏi sau.
? Thuyên và Đông cùng ăn trong quán với những ai?
? Chuyện gì xảy ra làm Đông và Thuyên ngạc nhiên?
? Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
? Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về giọng quê hương?
HĐ3: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2,3.
- HS luyện đọc đoạn 2,3 theo lời nhân vật.
- HS luyện đọc bài theo phân vai ( người dẫn chuyện, anh thanh niên và Thuyên).
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
 Dựa vào tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyên. HS kể lại Được toàn bộ câu chuyện.
2. HD học sinh kể lại cau chuyện theo tranh.
- Cho HS quan sát từng tranh minh hoạ ở SGK. 
- 1 HS khá nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn.
- HS nhìn tranh tập kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi.
- GV treo tranh phóng to lên bảng- 3 HS nối tiếp nhau lên kể.
- GV nhận xét cách kể, điệu bộ ,cử chỉ...
- Vài học sinh khá lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét cho điểm.
C. Cũng cố- dặn dò.
? Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện? ( Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người: gợi nhớ quê hương, đến những người thân, đến những kỉ niệm thân thiết)
Toán
Tiết 51: Thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu: Giúp HS.
 Biết dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo.
 Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV chuẩn bị thước mét.
III. Các hoạt động dạy học.
1 Giới thiệu bài
2. Các hoạt động.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh thực hành.
- HS thực hành đo theo nhóm và làm bài tập 1,2,3 VBT.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
HĐ2: Chấm , chữa bài
Bài 1: HS đổi vở kiểm tra kết quả.
Bài 2: HS đọc kết quả bài làm của mình.
 Độ dài đoạn thẳng AB là: 2cm hay 20 mm
 Độ dài doạn thẳng CD là: 2cm5mm hay 25 mm
 Độ dài đoạn thẳng EG là: 2cm8mm hay 28 mm.
Bài 3: Gọi một nhóm HS lên thực hành đo một số đồ vật: bút chì, chiều dài mép bàn học sinh, chiều cao bàn.
- Sau đó gọi một số học sinh đọc kết quả đo của mình.
3. Cũng cố dặn dò.
 - 2 HS lên vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 AB = 5 dm ; CD = 7 dm
- Về nhà thực hành đo chiều dài và chiều rộng của giường ngủ, chiều cao của chân bàn.
Tự nhiên xã hội
Các thế hệ trong một gia đình.
I. Mục tiêu: HS biết.
 Các thế hệ trong một gia đình.
 Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
 Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
II. Đồ dùng dạy học
 Các hình trong SGK trang 38, 39.
 Học sinh mang ảnh chụp của gia đình mình đến lớp.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Thảo luận theo cặp.
B1: HS làm việc theo nhóm đôi cùng nhau hỏi và trả lời: Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất? ai là người ít tuổi nhất?
B2: Gọi một số HS lên kể trước lớp.
* GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
HĐ2: Phân biệt gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
B1: Làm việc theo nhóm.
- Cho HS quan sát hình ở SGK ( T39) theo nhóm 4 dựa trên các câu hỏi sau.
? Gia đình bạn Minh / Lan có mấy người, mấy thế hệ cùng chung sống đó là những thế hệ nào?
? Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai?
? Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
? Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
? Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
? Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
? Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng chung sống được gọi là gia đình mấy thế hệ?
B2: Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình có 3 thế hệ ( gđ bạn Minh); có những gia đình có hai thế hệ ( gđ bạn Lan); cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.
HĐ3: Giới thiệu về gia đình mình.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mời bạn đến thăm gia đình tôi.
B1: Làm việc theo nhóm.
- HS mang ảnh chụp của gia đình mình để giới thiệu với các bạn trong nhóm.
B2: Làm việc cả lớp
- GV mời một số em lên giới thiệu về gia đình trước lớp.
- GV hướng dẫn học sinh lên giới thiệu: 
VD: Mời bạn đến thăm gia đình tôi. Gia đình tôi gồm ...... thế hệ, thế hệ thứ nhất là...... thế hệ thứ hai là....
3. Cũng cố dặn dò:
- HS đọc mục" bạn cần biết"
- Về nhà xem lại bài, hoàn thành bài tập VBT.
 Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
ôn các bài: tập đọc - kể chuyện tuần 8, 10
I. Mục tiêu:
 Ôn luyện để HS nắm chắc nội dung các bài tập đọc - kể chuyện tuần 8,10.
 Đọc diễn cảm các bài tập đọc, kể lại được nội dung các câu chuyện.
 Rèn luyện kĩ năng đọc và kể chuyện cho học sinh.
II. Các hoạt động.
HĐ1: HS nhắc lại các bài tập đọc - kể chuyện tuần 8. 10
- HS nhắc - GV ghi bảng
 + Các em nhỏ và cụ già
 + Giọng quê hương.
- GV hỏi cũng cố nội dung từng bài
? Câu chuyện " Các em nhỏ và cụ già" muốn nói với em điều gì?
? Chúng ta kể lại câu chuyện này theo lời của ai?
? Qua câu chuyện " Giọng quê hương" , em có suy nghĩ gì về giọng nói của quê hương?
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và kể lại từng câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đọc và kể chuyện cho từng bài.
- Gọi một số nhóm lên đọc bài.
- Thi đọc hay giữa các nhóm.
HĐ3: Thi kể chuyện.
- 3 tổ chọn 3 bạn lên tham gia kể chuyện.
- Lớp theo dõi, chọn bạn kể chuyện hay.
III. Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuên dương học sinh kể chuyện tốt, đọc hay.
- Về nhà luyện kể chuyện hay hơn.
Hoạt động ngoài giờ
Múa hát sân trường
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện , nâng cao kĩ năng múa hát tập thể cho học sinh.
- Học sinh hát hay, múa dẻo có nhị điệu.
- Động viên học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ.
II.Các hoạt động.
HĐ1: Tập hợp lớp
- GV cho lớp ra sân tập hợp.
- GV nêu yêu cầu giờ sinh hoạt.
HĐ2: tiến hành sinh hoạt.
- HS nhắc lại các bài hát, bài múa sân trường đã học.
- Cho ôn các bài hát, múa theo từng tổ.
- Ôn chung cả lớp.
- Thi đua giữa các tổ, giáo viên theo dõi chung chọn tiết mục hay lên biễu diễn.
* Sau đó giáo viên tập cho học sinh hát bài : Bụi phấn.
III. Dặn dò; Về nhà ôn lại các bài hát múa đã học.
Mĩ thuật
(Cô Hằng dạy)
Thứ 3 ngày 14 tháng 11 năm 2006
Tập đọc
Thư gửi bà
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc.
- Đọc dúng các từ khó thường dễ lẫn: Thả diều, chuyện cổ tích...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; giữa các cụm từ; giữa các phần của bức thư.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu htể hiện được tình cảm thân thiết và giọng đọc từng loại câu.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu được mục đích của một bức thư.
- Nắm được hình thức trình bày một bức thư.
- Nội dung: Tình cảm sâu sắc của bạn nhỏ đối với bà của mình.
II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ- tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ: 2 HS kể lại câu chuyện " Giọng quê hương"
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt dộng.
HĐ1: Luyện đọc.
a) GV đọc mẫu bài lần 1.
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc bài cá nhân, đọc thầm, đọc theo nhóm trả lời các câu hỏi.
? Đức viết thư cho ai?
? Dòng đầu thư bạn viết như thế nào?
- GV: Đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày viết thư.
? Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì?
? Đức kể với bà điều gì?
? Tình cảm của Đức đối với bà như htế nào?
HĐ3: Luyện đọc lại.
- 1 HS khá đọc lại bức thư.
- gọi một số học sinh lên đọc.
3. Cũng cố dặn dò.
? Em đã bao giờ viết thư cho bà ình chưa? khi đó em viết những gì?
- GV nhận xét giờ học, về nhà luyện đọc nhiều hơn, tập viết thư.
Toán
Tiết 47: Thực hành đo độ dài ( tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS cũng cố kĩ năng.
 Đo độ dài ( đo chièu cao của người, đo gang tay, bước chân của bạn .)
 Đọc và viết số đo độ dài.
 So sánh các số đo độ dài.
II. Đồ dùng : Thước mét, thước dây.
III. Các hoạt động.
A. Bài cũ:
- 1 HS lên đo chiều cao của 3 bạn trong tổ và đọc kết quả đo.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn thực hành.
- HS thực hành đo gang tay, bước chân của các bạn trong tổ.
+ Các tổ cử một bạn lên đo, một bạn làm htư kí ghi kết quả đo.
? Trong nhóm bạn nào có gang tay dài nhất? bạn nào có gang tay ngắn nhất?
- Thư kí đọc kết quả đo của tổ mình.
HĐ2: HS ghi số liệu đo được vào VBT.
- Gv chấm một số bài cho HS.
C. Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, về nhà thực hành đo các đồ vật.
- Chuẩn bị bài sau.
Thủ công
Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình ( tiếp)
I. Mục tiêu:
 Học sinh tiếp tục ôn về gấp, cắt, dán hình tạo thành sản phẩm một cách thành thạo.
 Yêu thích môn thủ công và biết tự làm đồ chơi đẹp phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học.
 Giấy màu, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học
HĐ1: HS nhắc lại quy trình gấp, cắt,dán ngôi sao vàng năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng; bông hoa năm cánh.
- Gọi một số nhóm lên trình bày trước lớp.
HĐ2: thực hành
- Cho học sinh thực hành làm hai sản phẩm trên.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
HĐ3: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Chọn sản phẩm đẹp cho cả lớp xem.
- Gv chấm nhận xét, đánh giá.
IV. Nhận xét giờ học.
- Gv nhận xét giờ học, chuẩn bị cho bài sau.
Chính tả
quê hương ruột thịt
I. Mục tiêu: 
 Nghe - viết chính xác bài " Quê hương ruột thịt"
 Làm đúng ... ững người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
HĐ3: Đóng vai.
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
- GV chia lớp thành nhóm htảo luận các tình huống sau:
N1: Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
N2: Em hoặc của mẹ đến chơi.
N3: Họ hàng bên ngoại có người bị ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Bước 2: thực hiện.
- Các nhóm lên đóng vai - nhóm khác theo dõi bổ sung góp ý.
* GV kết luận: Ông, bà nội ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm giúp đỡ họ.
3. Cũng cố dặn dò.
- HS đọc mục "bạn cần biết"
- Về nhà hoàn thành bài tập VBT.
 Buổi chiều:
Thể dục
(Cô Thuận dạy)
Tự học
Luyện viết bài: thư gửi bà
I. Mục tiêu:
 Học sinh luyện viết bài: "Thư gửi bà". Viết đúng, chính xác cả bài.
 Rèn luyện chữ viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn viết.
- GV đọc bài viết một lần.
- 2 HS đọc lại.
- Nắm nội dung bài viết.
? Bạn Đức viết thư cho ai?
? Trong thư Đức viết những gì?
HĐ2: Học sinh luyện viết
- GV đọc bài cho học sinh viết vào vở.
- Đổi vở khảo lỗi.
- GV chấm một số bài.
III. Nhận xét dặn dò
- GV nhận xét bài viết của học sinh.
- Về nhà luyện viết đẹp hơn.
Âm nhạc
(Cô Diệu dạy)
Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2006
Toán
Tiết 49: Kiểm tra
I. Mục tiêu:
 Kiểm tra kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi cácbảng nhân 6,7; bảng chia 6.7; Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số( chia hết ở từng lượt chia)
 Nhận biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
 Vẽ độ đoạn thẳng cho trước.
 Giải bài toán liên quan đến gấp một số lên nhiều lần.
II. Chuẩn bị
- GV chuẩn bị giấy kiểm tra cho HS.
III. Các hoạt động
HĐ1: GV ghi đề lên bảng.
Bài 1: Tính nhẩm.
 6 x 3 = ... ; 24 : 6 =.... ; 7 x 2 =...... ; 42 : 7 = ....
 7 x 4 = ... ; 35 : 7 = ....; 6 x 7 = ..... ; 54 : 6 =....
 6 x 5 =... ; 49 : 7 =....; 7 x 6 =...... ; 70 : 7 =....
Bài 2:Đặt tính rồi tính:
 12 x 2 ; 20 x 6 ; 86 : 2 ; 99 : 3
Bài 3: Điền dấu 
 2m 20cm...... 2m 25 cm ; 8m 62 cm......... 8m 60 cm
 4m 50 cm..... 450 cm ; 3m 5 cm........... 300 cm
 6 m 60 cm..... 6 m 6cm ; 1 m 10 cm........ 110 cm
Bài 4: Chị nuôi được 12 con gà, mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuoi được bao nhiêu con gà?
Bài 5: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm.
 b) Vẽ đoạn thăng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thăng AB.
HĐ2: Gv khảo đề- HS làm bài.
* Biểu chấm:
Bài 1:(2 điểm) . Mỗi phép tính đúng được điểm.
Bài 2: ( 2 điểm). Mỗi phép tính đúng 0,5 điểm.
Bài 3: ( 2 điểm). Mỗi lần viết đúng dấu thích hợp được điểm.
Bài 4: ( 2 điểm). 
Bài 5; 2 điểm.
a) Vẽ được đoạn thẩngB có độ dài đúng 9 cm : 1 điểm
b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài đúng bằng 3cm: 1 điểm.
- GV thu bài chấm.
IV . Nhận xét giờ kiểm tra: Về nhà làm thêm bài tập ở VBT.
Chính tả
Quê hương
I. Mục tiêu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả.
 Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu bài" Quê hương". Biết viết hoa đúng chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.
 Luyện đọc, viết chữ có vần khó ( et / oet), tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.
II. Đồ dùng: bảng phụ
III. Các hoạt động.
1. Bài cũ: 3 HS lên viết ở bảng- lớp viết vào vở nháp các từ sau:
	quả xoài, xoáy nước, buồn bã
- GV nhận xét.
2. Các hoạt động.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh viết.
- GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài " quê hương"
- cả lớp đọc lại.
- ? Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương?
? Những từ nào trong bài phải viết hoa?
- HS tìm và ghi ra giấy nháp các từ dễ viết sai.
HĐ2: Viết bài.
- GV đọc bài cho học sinh viết vào vở.
- khảo bài.
- Chấm một số bài cho học sinh, chữa lỗi biến.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ở VBT.
3. Nhận xét dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện viết thêm.
Âm nhạc
(Cô Diệu dạy)
Hướng dẫn thực hành
làm sản phẩm tự chọn
I. Mục tiêu:
 Qua giờ thực hành, học sinh tự làm được một sản phẩm theo ý thích.
 Học sinh có ý thức, sáng tạo trong khi làm sản phẩm.
II. Đồ dùng; Giấy màu, kéo..
III. Các hoạt động
HĐ1: Nêu một số sản phẩm gấp cắt giấy mà em thích.
- HS nêu - GV ghi bảng.
- Nêu cách làm từng sản phẩm.
HĐ2: Thực hành làm sản phẩm.
- HS chọn sản phẩm mình thích và làm theo nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn cho một số nhóm còn lúng túng.
HĐ3: Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- GV đi kiểm tra nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Chọn một số sản phẩm đẹp cho cả lớp xem.
IV. Dặn dò: Về nhà làm thêm một số sản phẩm và trang trí vào góc học tập.
 Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Chữa bài kiểm tra định kì
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của bài kiểm tra định kì môn Tiếng việt. Từ đó có ý thức sữa chữa rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra tiếp theo.
 Chữa lỗi sai phổ biến trong bài kiểm tra của học sinh.
 Rèn ý thức tự học và làm bài cho học sinh.
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số ý kiến nhận xét về bài làm của học sinh.
III. Các hoạt động.
HĐ1: Nhận xét bài làm của học sinh.
* Ưu điểm:
- Nhìn chung bài làm của học sinh khá tốt, một số em đã xác định đúng yêu cầu của đề ra, làm hết bài theo yêu cầu. Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết đẹp, bài làm đúng, câu văn viết mạch lạc ( Nhật Tuyền, Quang, Vũ...)
- Một số em bài làm có cố gắng ( Sơn, Uyên, Thảo....)
* Tồn tại.
- Một số em thao tác làm bài còn chậm, bài làm chưa xong, chữ viết chưa đẹp, hầu hết các em làm chưa xong bài tập 1,2( chính tả); bài văn; làm sai bài tập 1,2 luyện từ. Một số học sinh xác định sai yêu cầu bài tập 2 LT; và đề tập làm văn.
- Một số em bài làm yếu: Kiên, Hoàng, Tiến, Phúc...
* Kết quả:
 Điểm giỏi ( 9,10): 13 em; điểm khá( 7,8) : 10 em ; điểm TB ( 5,6) : 8em; yếu: 2em.
HĐ2: Chữa bài.
- GV ghi từng bài lên bảng - gọi học sinh chữa.
Bài 3,4: Gọi HS chữa miệng, sau đó cho cả lớp đọc lại.
Bài 5: Cho HS xác định bộ phận được in đậm trong câu.
- Học sinh nêu câu hỏi - GV ghi bảng.
Câu 1: Đàn em làm gì?
Câu 2: Con gì đang sải cánh trên cao?
Câu 3: Ai là măng non của đất nước?
Bài 6: Gọi một số HS đặt câu theo mẫu: Ai là gì? Ai làm gì? 
- Bố tôi là bác sĩ.
 Cô giáo đang giảng bài.
Bài 7: Học sinh xác định yêu cầu bài.
? Muốn có tạo htành câu văn có hình ảnh so sánh chúng ta phải làm gì?
- Cho học sinh thêm hình ảnh so sánh vào câu văn.
a) Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
b) Sương sớm long lanh tựa như thuỷ tinh.
Bài 8: Học sinh đọc yêu cầu đề tập làm văn.
- Gọi một số em luyện nói trước lớp.
HĐ3: Học sinh chữa các bài trên vào vở LTV.
- GV theo dõi chung.
IV. Nhận xét dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại các bài đã chữa.
Luyện toán
Tiết 2 - tuần 10
J
I. Mục tiêu:
 Luyện tập, cũng cố cho học sinh về nhân chia trong bảng đã học, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số; giải toán bằng hai phép tính.
 Quan hệ của một số đơn vị đo dộ dài thông dụng.
II. Các hoạt động.
HĐ1: Cũng cố kiến thức
- Gọi một số HS đọc các bảng nhân chia đã học từ 2 đến7.
? Nêu cách nhân , chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
? Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
? Nêu các đơn vị đo độ dài đã học?
- HS trả lời - GV hệ thống cũng cố.
HĐ2: Thực hành
- HS vận dụng làm bài tập 2,3,4,5 SGK trang 49.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
HĐ3: Chấm , chữa bài.
- GV chấm một số bài, gọi HS chữa.
Bài 3: 1 HS chữa
	4m 4 dm = 44 dm 	2 m 14 cm = 214 cm
	1m 6 dm = 16 dm	8 m 32 cm = 832 cm
Bài 4: 1 HS lên tóm tắt bài toán băng sơ đồ và giải.
	Tổ 1:
	Tổ 2:
	Giải
	Số cây tổ hai trồng được là:
	25 x 3 = 75 ( cây)
	 ĐS: 75 cây
Bài 5: Học sinh lên vẽ đoạn thẳng.
III. Nhận xét dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn tập, chuẩn bị kiểm tra.
Âm nhạc
Ôn bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
I. Mục tiêu:
 Tổ chức cho học sinh ôn luyện bài hát " Lớp chúng ta đoàn kết". Học sinh hát thuộc lời đúng giai điệu của bài; thể hiện sự vui tươi, nhí nhảnh.
 Kết hợp làm một số động tác múa phụ hoạ.
 Giáo dục cho các em tình đoàn kết bạn bè, lòng say mê âm nhạc.
II. Các hoạt động.
HĐ1: Tổ chức cho HS ôn bài hát.
- GV hát mẫu bài hát một lần.
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát .
- GV theo dõi, sữa sai cho học sinh.
- Cho từng tổ hát.
- Gọi một số nhóm lên hát.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm một số động tác múa phụ hoạ.
- Cho HS suy nghĩ tìm động tác múa phụ hoạ.
- Chọn một số động tác múa đẹp cho cả lớp thể hiện.
- GV chọn đội múa cho lớp.
III. Cũng cố dặn dò.
? Bài hát này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Về nhà ôn lại bài, tập biểu diễn.
Thứ 6 ngày 17 tháng 11 năm 2006.
(Buổi sáng: Nghỉ - cô Xuân dạy)
Buổi chiều:
Mĩ thuật
Xem tranh tĩnh vật
I. Mục tiêu:
 Cũng cố cho học sinh nắm chắc nội dung, cách vẽ tranh tĩnh vật theo cảm nhận của mình. Hoàn thành được bài vẽ trong vở mĩ thuật.
 Yêu thích xem tranh, cảm nhận được vẽ đẹp của tranh.
II. Đồ dùng: GV chuẩn bị một số tranh tĩnh vật.
III. Các hoạt động.
HĐ1: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2: HD học sinh xem tranh.
- GV đính lên bảng một số bức tranh tĩnh vật.
? Nêu nhận xét của em về nội dung bức tranh tĩnh vật?
? Nêu cách vẽ màu trong tranh?
- GV cũng cố nội dung.
HĐ3: Tổ chức cho học sinh giới thiệu các bức tranh tĩnh vật.
- Các nhóm dán bức tranh của mình lên bảng và giới thiệu nội dung tranh.
- Cho HS hoàn thành bài ở vở tập vẽ.
IV. Nhận xét dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Hoạt động ngoài giờ
Sinh hoạt sao
I. Mục tiêu:
 Các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của buổi sinh hoạt sao, có ý thức kĩ luật khi tham gia sinh hoạt sao
 Động viên học sinh tham gia sinh hoạt sao.
II. Các hoạt động
HĐ1: Tập hợp sao
- Các sao ra sân tập hợp theo vị trí quy định.
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân từng sao.
HĐ2: Tiến hành sinh hoạt
* Trưởng sao nhận xét từng thành viên trong sao của mình về: Sao nào chăm ngoan, học giỏi, vâng lời bố mẹ thầy cô; qua đợt kiểm tra định kì bạn nào được điểm cao nhất, bạn nào được điểm thấp nhất.
* Sinh hoạt văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện.
- Các thành viên trong sao thi kể chuyện, đọc thơ hoặc hát các bài hát về giáo viên.
* Xây dựng kế hoạch tuần tới.
- Chăm ngoan, học giỏi vâng lời cô giáo.
- Thực hiện tốt mọi nề nếp của lớp.
III. Nhận xét dặn dò:
- GV nhận xét giờ sinh hoạt.
- Cho cả lớp hát bài: Năm cánh sao vui.
Anh văn
(Cô Yến dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_lop_3_tuan_10.doc