Kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khối 3

Kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khối 3

Đạo đức

Bài 6:

Tích cực tham gia việc lớp, việc trường Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

Bài 9:

Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

Bài 13:

Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT.

Bài 14:

Chăm sóc cây trồng, vật nuôi Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2894Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TÍCH HỢP 
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHỐI 3
MÔN
TUẦN / BÀI
NỘI DUNG TÍCH HỢP
MỨC ĐỘ
ĐẠO ĐỨC
Bài 6:
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
Liên hệ
Bài 9: 
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
Liên hệ
Bài 13:
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT.
Toàn phần
Bài 14:
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
Toàn phần
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 3: Vệ sinh hô hấp
Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu
Bài 15: Vệ sinh thần kinh
-Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
-Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe.
Bộ phận
Bài 19:
Các thế hệ trong một gia đình
-Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội.
-Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
Liên hệ
Bài 24:
Một số hoạt động ở trường
Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây,
Bài 30:
Hoạt động nông nghiệp
Bài 31:
Hoạt động công nghiệp, thương mại
Biết các hoạt động trong nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.
Liên hệ
Bài 32:
Làng quê và đô thị
Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
Liên hệ
Bài 36:
Vệ sinh môi trường
-Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
-Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
-Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
-Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Toàn phần
Bài 46:
Khả năng kì diệu của lá cây
-Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; Khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Liên hệ	
Bài 49: Động vật
Bài 50: Côn trùng 
Bài 51: Tôm 
Bài 52: Cá
Bài 53: Chim 
Bài 54: Thú
-Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
-Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
-Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
Liên hệ
Bài 56, 57:
Đi thăm thiên nhiên 
-Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên.
-Yêu thích thiên nhiên.
-Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả môi trường xung quanh.
Liên hệ
Bài 58:
Mặt trời
-Biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất.
-Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
Liên hệ
Bài 64:
Năm, tháng và mùa
Bài 65:
Các đới khí hậu
-Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.
Liên hệ
Bài 66:
Bề mặt Trái Đất
Bài 67, 68:
Bề mặt lục địa
-Biết các loại địa hình trên Trái Đất Bao gồm: núi, sông, biển,  là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.
-Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
Bộ phận
TIẾNG VIỆT
Tuần 3
Tập làm văn: 
Kể về gia đình
-Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 5
Tập đọc-Kể chuyện:
Người lính dũng cảm
-Kết hợp khai thác ý BVMT qua chi tiết: Việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn trường. Từ đó, giáo dục HS ý thức giữ gìn và BVMT, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
Khai thác gián tiếp nội dung bài
Tuần 8
Tập làm văn:
Kể về người hàng xóm
-Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội
Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 10
Chính tả:
Quê hương ruột thịt
Luyện từ và câu:
So sánh
-HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
-Hướng dẫn BT2 (Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn), GV gợi hỏi: Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta? Từ đó cung cấp hiểu biết, kết hợp giáo dục BVMT: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc-nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc; nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác gián tiếp nội dung bài
Tuần 11
Tập đọc-Kể chuyện
Đất quý, đất yêu
Chính tả:
Tiếng hò trên sông
Tập đọc
Vẽ quê hương
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Quê hương 
Tập viết:
Ôn chữ hoa G
Tập làm văn:
Nói về quê hương
-GV kết hợp giáo dục BVMT (cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương) thông qua câu hỏi 3: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không thể để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ? (GV nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “thiêng liêng, cao quý”, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được)
-HS yêu cảnh đẹp đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
-HS trả lời câu hỏi 1: Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ?, câu hỏi 2: Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy?. Từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
-BT 1: Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm (Chỉ sự vật ở quê hương/ Chỉ tình cảm đối với quê hương): cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thuong yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào./ Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.
-Giáo dục tình cảm quê hương qua câu ca dao: Ai về đến huyện Đông anh/ Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.
-Khai thác gián tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 12
Tập đọc-Kể chuyện:
Nắng phương Nam
Chính tả:
Chiều trên sông Hương
Tập đọc:
Cảnh đẹp non sông
Tập làm văn:
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
-Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
-HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
-HS cảm nhận được nội dung bài và thấy được ý nghĩa: Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó. Từ đó, HS thêm yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức BVMT.
-Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 13
Chính tả:
Đêm trăng trên Hồ Tây
Tập đọc:
Cửa Tùng
Chính tả:
Vàm cỏ Đông
-Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức tự giác BVMT.
-Giáo dục tình cảm yêu mến dòng sông, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài 
Tuần 16
Tập đọc:
Về quê ngoại
Tập làm văn:
Nói về thành thị, nông thôn
-GD tình cảm yêu quý nông thôn nước ta qua câu hỏi 3: bạn thấy ở quê có những gì lạ?(Gặp trăng gặp gió bất ngờ/ ở trong phố chẳng bao giờ có đâu; gặp Con đường đất rực màu rơm phơi, gặp Bóng tre mát rợp vai người/Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm). Từ đó liên hệ và”chốt” lại ý về BVMT: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu. 
-Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
-Khai thác gián tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài 
Tuần 17
Chính tả:
Vầng trăng quê em
Luyện từ và câu:
Ôn tập câu Ai thế nào?
Tập làm văn:
Viết về thành thị, nông thôn
-HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
-GD tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước (nội dung đặt câu)
-GD ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài 
Tuần 21
Tập viết:
Ôn chữ hoa O Ô Ơ
-Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu ca dao: Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây/ Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 22
Tập viết:
Ôn chữ hoa P
-Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu ca dao: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 23
Tập viết:
Ôn chữ hoa Q
-Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu thơ: Quê em đồng lúa nương dâu/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 28
Tập đọc-Kể chuyện:
Cuộc chạy đua trong rừng
-GV liên hệ: Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng.
Khai thác gián tiếp nội dung bài
Tuần 29
Tập viết:
Ôn chữ hoa T
-HS thấy được giá trị của hình ảnh so sánh (Trẻ em như búp trên cành), từ đó cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. (Có thể hỏi: Cách so sánh trẻ em với búp trên cành cho thấy điều gì ở trẻ em?)
Khai thác gián tiếp nội dung bài
Tuần 31
Tập làm văn:
Thảo luận về bảo vệ môi trường
-GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 32
Tập đọc-Kể chuyện:
Người đi săn và con vượn
Chính tả:
Hạt mưa
Tập làm văn:
Nói, viết về bảo vệ môi trường
-GD ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường tự nhiên.
-Giúp HS thấy được sự hình thành và “tính cách” đáng yêu của nhân vật Mưa (từ những đám mây mang đầy nước được gió thổi đi, đến ủ trong vườn, trang mặt nước, làm gương cho trăng soi- rất tinh nghịch). Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
-GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. 
-Khai thác trực tiếp nội dung bài
- Khai thác gián tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 33
Tập đọc-Kể chuyện:
Cóc kiện trời
Luyện từ và câu:
Nhân hóa
-GV liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.
-HS viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.
-Khai thác gián tiếp nội dung bài
- Khai thác trực tiếp nội dung bài
Tuần 34
Tập đọc:
Mưa
-GV liên hệ: Mưa làm cho cây cối đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.
Khai thác gián tiếp nội dung bài
HĐ GD NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM:
Kính yêu thầy giáo, cô giáo
-Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt mừng các thầy, cô giáo.
-Hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
+Làm báo tường; chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca hát, kể chuyện, làm thơ, tiểu phẩm,)
=Văn nghệ chào mừng.
-Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
-Giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em.
-Giáo dục môi trường.
+Thông qua hoạt động “Hội chợ trao đổi, chia sẻ đồ dùng, đồ chơi, sách truyện cho HS phổ thông”.
Tháng 11
CHỦ ĐIỂM:
Uống nước nhớ nguồn
-Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.
+Tìm hiểu những người con anh hùng của đất nước, của quê hương.
+Tham quan thắng cảnh quê hương.
+Các hoạt động chăm sóc, làm sạch, đẹp nghĩa trang liệt sĩ
-Kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.
+Tổ chức thăm hỏi, giao lưu với Cựu chiến binh của địa phương
+Nghe kể chuyện.
-Tổ chức hội vui học tập.
-Giáo dục môi trường.
Tháng 12
 Thị trấn Vân Canh, ngày 18 / 11 / 2010
Hiệu trưởng duyệt Người lập kế hoạch
 Nguyễn Văn Đức

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3(9).doc