1. Lý do chọn đề tài:
- Thể dục thể thao nói chung có tầm quan trọng đối với cuộc sống con người. Con người không có thể dục thể thao mau già cõi, đặc biệt là không có biện pháp hữu hiệu để giải toả những nỗi nhọc nhằn, sự mệt mỗi sau những lúc lao động mệt nhọc. Thể dục thể thao càng quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với học sinh, đây là một trong những nội dung quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khoẻ phát triển các thành tích thể dục thể thao đong thời góp hai mặt về hữu cơ nhau, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy nhưng cũng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo tự tổ chức .
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI DẬY TÍNH TÍCH CỰC VÀ GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC THỂ DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ PHƯỚC D A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: - Thể dục thể thao nói chung có tầm quan trọng đối với cuộc sống con người. Con người không có thể dục thể thao mau già cõi, đặc biệt là không có biện pháp hữu hiệu để giải toả những nỗi nhọc nhằn, sự mệt mỗi sau những lúc lao động mệt nhọc. Thể dục thể thao càng quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với học sinh, đây là một trong những nội dung quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khoẻ phát triển các thành tích thể dục thể thao đong thời góp hai mặt về hữu cơ nhau, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy nhưng cũng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo tự tổ chức . - Hoạt động dạy học có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động tự giác với một động cơ sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành nhân cách của mình không ai có thể làm thay đổi được. - Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực của người học sinh đã có từ lâu. Ngay từ thế kỷ XVII Aranlenxki đã viết “ Giáo dục có mục đích đánh thức nâng lực nhạy cảm, phán đoán, đúng đắn, phát triển nhân cách... Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. - Thực tế hiện nay giờ học thể dục trong nhà trường học sinh tiểu học còn xem nhẹ, cho đây là một môn phụ, các em ít quan tâm sự đầu tư của môn học này chưa nhiều, việc rèn luyện còn mang tích chất phong trào. Hơn nữa đây là bộ môn khá phức tạp, các em vừa phải học lý thuyết lẫn thực hành. Trong quá trình thực hành sẽ tác động trực tiếp đến thể chất của các em nhất là các em nữ dễ bị mau mệt. - Từ những vấn đề trên làm giảm tác dụng của giáo viên thể dục thể chất trong nhà trường. Vì vậy vấn đề khơi dậy tích cực của học sinh trong giờ học thể dục ở trường tiểu học là một việc làm cấp bách và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả một giờ học thể dục nội khoá nói riêng và giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học nói chung. Mục tiêu và nhiệm vụ phải tiếp cận nhanh chống, việc đổi mới phương pháp học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập chuẩn bị lớp người lao động có một có một hệ thống có giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì mới đó là “ Những con người và thế hệ thiết tha gan bó với tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức công nghệ hiện đại, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ Hồng” vừa “ Chuyên” như lời dặn của Bác Hồ. 2. Đối tượng nghiên cứu: -Một số biện pháp để khơi dậy tính tích cực của học sinh và giáo dục thể chất trong một giờ học thể dục. 3. Khách thể, phạm vị nghiên cứu: 3.1. Khách thể: -Học sinh trường Tiểu học Mỹ Phước D. 3.2.Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu một số biện pháp khơi dậy tính tích cực học tập và giáo dục thể chất ở trường tiểu học Mỹ Phước D. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nhằm mục đích thu thập những tri thức lý luận có liên quan đối với vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở phân tích những kết quả thu được. 4.2. Phương pháp quan sát: - Quan sát các buổi tập thể dục và bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản của học sinh với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. - Quan sát tinh thần, thái độ, kết quả tập luyện khi chia nhóm, tổ tập luyện. 4.3. Phương pháp thực nghiệm: - Tiến hành dạy thực nghiệm theo hướng khơi dậy tính tích cực, tính giáo dục cho học sinh trường Mỹ Phước D. 4.4. Phương pháp luyện tập: - Sử dụng một số biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc luyện tập kỷ thuật động tác. - Tăng hiệu quả các bài tập. - Một số biện pháp khắc phục những sai lằm thường mắc trong tập luyện. - Một số biện pháp để giáo dục cho học sinh. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Phương pháp hay nhóm phương pháp, tích cực hoạt động hay chủ động: - Thuật ngữ “ Phương pháp” được dùng ở những mức độ khác nhau, từ rất khái quát đến rất cụ thể VD: Phương pháp biện chứng Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thí nghiệm - Trong dạy học cũng tương tự Phương pháp học Phương pháp trực quan Phương pháp quan sát Phương pháp luyện tập... - Phương pháp tích cực nói tới một nhóm phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Người ta dùng thuật ngữ rút gọn như vậy để tiết kiệm trong ngôn ngữ giao tiếp. Từ active (Anh) actif (pháp) có các nghĩa tương đương trong tiếng việt là tích cực chủ động, hoạt động. Do đó active me thod đã được dịch sang tiếng Việt theo những cách khác nhau: Phương pháp tính tích cực hoá hoạt động học tập, phương pháp hoạt động hoá người học, phương pháp học tập chủ động...Tích cực trong “Phương pháp tích cực” được dùng với nghĩa là chủ động, hoạt động trái nghĩa với thụ động, không hoạt động chứ không dùng theo nghĩa trái với tích cực. - Tích cực biểu hiện trong hoạt động nhưng đó là những hoạt động chủ động,chủ động của thể thao, vì vậy phương pháp dạy học tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động. - Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là dạy học dựa trên sức lực và trí tuệ của học sinh, để mỗi học sinh tự tìm tòi nghiên cứu, thực hành, tìm ra kiến thức và hình thành kỹ năng nhận thức kỹ năng thực hành. Trong quá trình dạy học theo hướng này, học sinh được hoàn toàn chủ động trong quá trình tìm tòi, phát hiện và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên chớ không phải trong tình trạng giáo viên dẫn dắt tới đâu thì giải quyết đến đó. Dạy học theo hướng này cần phải dựa trên cơ sở học sinh được tự giác, tự do, tự khám phá theo sự tổ chức theo hướng dẫn của giáo viên, từ đó xây dựng phương pháp thích hợp cho mỗi học sinh theo hướng tích cực. Theo hướng này việc tổ chức dạy học cho học sinh chính là thực hiện một hệ thống các phương pháp tác động liên tục của giáo viên nhằm khiêu gợi tư duy học sinh theo quy trình. Dạy học theo hướng này không chỉ giáo cục học sinh tư duy tích cực mà chủ yếu là tư duy độc lập, chuẩn bị cho tư duy sáng tạo, luyện tập, học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm, trao đổi hợp tác với bạn với thầy. 1.1.1. Dạy học thông qua hoạt động tổ chức hoạt động của học sinh: - Phương pháp tích cực dựa trên cơ sở tâm lý học cho rằng nhân cách trẻ được hình thành qua các hành động có ý thức.Trí thông minh của trẻ phát triển nhờ sự “ Đối thoại” giữa chủ thể hoạt động với đối tượng với môi trường. Mối quan hệ giữa học và làm đã được nhiều tác giả nói đến “Suy nghĩ tức là hành động”(J.Piagiê) “ Cách tốt nhất để hiểu là” (Kant) “Học để hành; học và hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích; hành mà mà không học thì hành không trôi chảy” (Hồ Chí Minh). - Trong phương pháp tích cực, người học - chủ thể và hoạt động học- được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chỉ đạo, thông qua đó được tự lực khám phá những cái nhìn chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn. Những hoạt động của học sinh có thể kể ra như: nghe, nói, đọc, ghi chép thảo luận, làm thí nghiệm giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thưc, kỹ năng đó, không nhất thiết rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tìm năng sáng tạo. - Theo cách này thì không chỉ giảng đơn mà cung cấp tri thức mà còn hướng dẫn hành động là một yêu cầu đặt ra không phải đối với từng cá nhân mà cả ở cấp độ cộng đồng. Chương trình giảng dạy phải giúp cho từng cá nhân người học biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động. 1.1.2. Dạy học chú trọng ren luyện phương pháp tự học: - Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không phải là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho người học kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều kiện đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dạy tiềm năng vốn có trong mỗi con người. Ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, quan tâm phát triển tự học ngay trong tiểu học có thầy hướng dẫn chứ không phải chỉ thị học ở nhà. 1.1.3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới trong học tập, không phải mỗi trí thức, kỹ năng. Thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động thuần cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-thầy, tạo nên mỗi quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lý. Trong phương pháp hợp tác nói lên mối quan hệ giao tiếp trò-trò. Trong giáo dục công việc hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Sử dụng phổ biến nhất là hoạt động xã hội. Hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa cá nhân để hoàn thành công việc. Trong hoạt động theo nhóm, tính cách năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ, được tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ ý thức cộng đồng. Trong học tập hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để cùng đạt mục tiêu chung. 1.1.4. kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. - Trong học tập đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều ... - Khi dạy bài tập RLTT và KNVD cơ bản giáo viên chú ý bảo đảm an toàn cho học sinh xây dựng cho học sinh tư thế và động tác đúng ngay từ đầu cảm giác phan xạ có điều kiện tránh tư thế sai, không chính xác sẽ gây đến sự an toàn cho học sinh. Giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở đến khối lượng vận động của từng bài để đảm bảo an toàn trong tập luyện, giáo viên cần yêu cầu học sinh sử dụng đúng và bảo quản đồ dùng thiết bị tập để nâng cao hiệu quả cho các bài tập cuối mỗi bài dạy giáo viên nên cho học sinh được trình diễn hoặc thi đấu với nhau thông qua các trò chơi bổ trợ hoặc trò chơi chính thức. - Khi dạy trò chơi giáo viên cũng liên hệ với những hoạt động trong cuộc sống để các em dễ nhớ dễ chơi. Tổ chức cần chu đáo và kiểm soát được lượng vận động (VD: Thời gian số lần mức độ yêu cầu) tránh những bài tập thiếu tính giáo dục ưu tiên sử dụng trò chơi phát huy kinh nghiệm và vốn hiểu biết trong cuộc sống hằng ngày của các em. Giáo viên nên dạy hết trò chơi trong sách và thêm một số trò chơi dân gian để bổ trợ cho tiết học. Nhưng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em, giáo viên cũng chuẩn bị chu đáo các phương tiện cũng như dụng cụ, chú ý bảo đảm an toàn cho học sinh. Vậy cần cho các em thực hiện đúng luật chơi cũng như cách chơi đã hướng dẫn. - Khi dạy môn thể thao tự chọn, giáo viên cần cho học sinh nghiên cứu động tác trước rồi mới làm theo hướng dẫn của giáo viên từ tại chỗ đến di động, từ chậm đến nhanh từ biên độ thấp đến biên độ cao... - Để một giờ học thể dục đạt hiệu quả, Tôi thấy cần được trang bị nhiều hơn nữa về các đồ dùng dạy học như : tranh minh hoạ các yếu lĩnh kĩ thuật động tác, băng , đĩa hình, kỹ thuật chạy, nhảy dây, ném bóng cầu.....Cùng các phương tiện phục vụ cho công tác dạy học như nâng cấp sân trường, đồng hồ bấm giây....... các phương tiện giáo dục thể chất như sách giáo khoa và tài liệu tham khảo... -Đối với học sinh trung bình, yếu nhờ kết hợp lồng ghép nội dung các em dần dần lĩnh hội được kĩ thuật và không chán nản, vì dù chưa có lĩnh hội kĩ thuật động tác như học sinh khá nhưng các em được tham gia vào các trò chơi bổ trợ làm cho tinh thần các em sản khoái, xoá đi mặc cảm tâm sinh lý của mình. BÀI 53: NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG V BẮT BÓNG TRÒ CHƠI DẪN BÓNG A. MỤC TIÊU -Trò chơi “dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia được vào trò chơi để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. -Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau, di chuyển tung(chuyền) và bắt bóng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường tiểu học MỸ PHƯỚC D. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi HS 1 dây nhảy, sân, dụng cụ để tổ chức tập di chuyển tung, bắt bóng và trò chơi “Dẫn bóng” C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Định Lượng Phương pháp Tổ chức dạy học 1. Phần mở đầu - Cán sự (CS) tập hợp lớp, báo cáo - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. *Xoay các khớp cổ tay, cánh tay, cổ chân, dầu gối, hông. - HS chạy nhẹ nhàng một hàng dọc theo vòng tròn -Ôn các động tác tay, chân, lưng bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung. * Kiểm tra bi cũ. Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau 2. Phần cơ bản a) Trị chơi vận động(dùng bóng rổ) -Trị chơi”Dẫn bóng”. Cách chơi: Khi có lệnh xuất phát tất cả các em số 1 của các hàng nhanh chóng chạy lên lấy bóng rồi dùng tay đập bóng xuống đât để dẫn bóng( như trong bóng rổ) về vạch xuất phát, rồi bắt bóng và trao bóng cho bạn số 2. Sau khi nhận bóng, bạn số 2 vừa chạy vừa dẫn bóng về phía trước rồi đặt bóng vào thùng, sau đó chạy nhanh về phía vạch xuất phát và chạm tay vào bạn số 3. Số 3 lại thực hiện như số 1 và cứ lần lược như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít lỗi là đội đó thắng cuộc. - Nêu tên trò chơi, giải thích, làm mẫu, cho HS chơi thử 1-2 lần, rồi chơi chính thức. + HS tập đập bóng tại chỗ( dùng bàn tay đập bóng nhẹ nhàng xuống đất, bóng nhảy lên, bàn tay tiếp tục đập bóng và lại đập bóng liên tục xuống đất). +HS tập đập bóng và di chuyển. +Chơi thử trò chơi. +Chơi chính thức trò chơi “Dẫn bóng” b) Bi tập RLTTCB -Ôn di chuyển tung(chuyền) và bắt bóng: +Tại chỗ từng đôi tung(chuyền) bóng cho nhau. +Từng đôi di chuyển tung (chuyền) bóng cho nhau và bắt bóng ( cố gắng không để bóng rơi) -Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau: + Nhảy dây cá nhân ( tập chao, quay dây và nhảy dây) + Nhảy dây liên tục xem ai nhảy được nhiều. * Thi nhảy dây kiểu chân trước chân sau: Các tổ cùng nhảy và thi xem tổ nào nhảy được nhiều lần nhất hoặc chon đại diên của mỗi tổ để thi vô địch lớp. 3. Phần kết thuc. - Một số động tác hồi tỉnh: thả lỏng tay chân, cúi gập thân thả lỏng, đi lại hít thở sâu. * Trò chơi hồi tỉnh”chim bay cò bay” GV hô “chim bay” HS hô “bay” và thực hiện động tác co một chân, hai tay dang ngang và vẫy vẫy như chim bay,nếu GV hô tên môt con vật không biết bay mà HS vẫn hô “bay” và thực hiện là phạm quy. - Hệ thống lại bi học. *GV hỏi hôm nay học mới và ôn lại những nội dung gì ? -Bi tập về nhà. +Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. +Đập dẫn bóng. +Di chuyển tung (chuyền) và bắt bóng 5-7 phút 2 x 8 22-24 phút 9-11 phút 4-6 phút 5-7 phút 5-7 phút 1-2 Phút 1-2 Phút 1 phút 1 phút Đội hình nhận lớp: o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o GV -GV giao nhiệm vụ - GV điều kiển lớp chạy và khởi động - CS điều kiển lớp tập GV quan sát sửa sai sót -GV gọi 3 HS đứng thành hàng ngang kiểm tra nhảy dây và nhận xét. -GV hướng dẫn trò chơi Đội hình trò chơi”Dẫn bóng’’ XP Đ o o o o o o o o o o o o 5 4 3 2 1 GV - GV giới thiệu làm mẫu. - GV tổ chức cho HS tập động tác đập bóng để dẫn bóng tại chỗ và di động. - GV chú ý quan sát và sửa sai cho HS. - GV tổ chức cho HS chơi thử và chơi chính thức và có nhận xét sau mỗi lần HS chơi. - Từ đội hình trò chơi, GV cho HS chuyển thành đội hình hàng dọc để tập dưới hình thức thi xem tổ nào có nhiều người tung (chuyền) và bắt bóng giỏi (để HS bình chọn) Đội hình tung, bắt bóng và nhảy dây o o o o o o o o GV o o o o o o o o - GV cho HS nhắc lại cch nhảy dây. - GV có thể cho HS tập nhảy dây theo từng nhóm nhỏ dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. -GV chia 3 tổ, HS đồng loạt thực hiện. GV - GV cùng HS nhận xét biểu các bạn thực hiện tốt -GV điều khiển HS thả lỏng, hồi tỉnh và chơi trò chơi Đội hình thả lỏng và chơi trò chơi o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o GV * HS trả lời (GV cùng LỚP ) nhận xét biểu dương. GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. Đội hình nhận xét và kết thúc. oooooooooo oooooooooo oooooooooo oooooooooo GV - Qua thời gian xây dựng một số giải pháp để giúp học sinh học tốt môn thể dục và phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Tôi thấy các em ý thức tích cực tự giác luyện tập để có sức khoẻ tốt để góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện. Kết quả đạt được cuối học kì I ( 2008-2009) Lớp Tổng số HS Hoàn thành A+ Tỷ lệ Hoàn thành A Tỷ lệ Chưa hoàn thành 1 34/17 15/9 44% 19/8 56% 2 67/36 36/23 54% 31/13 46% 3 48/26 25/21 52% 23/5 48% 4 65/39 46/39 71% 19 29% 5 17/7 13/7 76% 4 24% C: PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận nghiên cứu: - Giải pháp khơi dậy tính tích cực, độc lập sáng tạo của người học luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của giáo viên vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dạy và học. - Tính tích cực ở người học biểu hiện qua 3 khía cạnh: cảm xúc, nhận thức và ý chí. Sự hào hứng trong học tập là biểu hiện cảm xúc, tạo hào hứng cho học là thủ thuật, biện pháp hay phương pháp dạy học tích cực. Tuy vậy, sự hào hứng được tạo ra có thể chỉ là nhất thời, ngẫu nhiên, điều đó có nghĩa là nhu cầu nhận thức của người học được thể hiện rõ nét. Khi người học có nhu cầu nhận thức rõ nét, nó sẽ tạo ra sự hào hứng có tính ổn định. - Để khơi dậy tính tích cực của mỗi học sinh, mỗi bộ môn đều có thế mạnh riêng và phù hợp với đặc trưng của bộ môn đó. Đối với môn thể dục thể chất Tôi thực hiện dạy lồng ghép theo hướng tích cực đã đem lại hiệu quả cao về chất lượng giảng dạy. - Việc chuẩn bị một số hệ thống bổ trợ dẫn dắt từ đơn lẻ, đơn giản đến phức tạp dần, tăng độ khó nâng cao yêu cầu giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi chi tiết điều này khơi dậy khả năng tìm tàng trong mỗi học sinh đối với môn nhảy xa ném bóng sau khi được giáo viên đồng loạt dẫn dắt bằng hệ thống các động tác bổ trợ, thì những em hoàn thành A+ cũng có thể dễ dàng hoàn thành được thao tác và kỹ thuật động tác. - Đối với các em hoàn thành A và chưa hoàn thành nhờ kết hợp lồng ghép nhiều nội dung các em dần dần lĩnh hội được kĩ thuật và không chán nản vì dù chưa lĩnh hội kỹ thuật động tác như những em hoàn thành A+. Nhưng các em sản khoái hơn, xoá đi mặc cảm của mình. - Với khâu tổ chức lớp học, hợp lý và khoa học đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng tác phong công nghiệp ở học sinh, khắc phục dần tác phong lề mề, chậm chạp nhất là các em nữ, đáp ứng việc đào tạo con người mới trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2. Đề xuất: - Nhà trường cần tăng cường hỗ trợ thêm đồ dùng dạy học, sách giáo khoa tài liệu tham khảo, đĩa hình tranh ảnh để phục vụ cho giảng dạy thể chất. - Nâng cấp sân trường, tăng cường trồng cây xanh , đủ bóng mát để giờ học ngời trời đạt hiệu quả cao hơn. - Xếp thời khoá biểu buổi sáng 3 tiết đầu, buổi chiều 2 tiết cuối, tạo điều kiện cho các em thi đấu giao hữu giữ lớp này với lớp khác để từ đó các em rút kinh nghiệm quan hệ ngoại giao. - Đối với giáo viên và phụ huynh cần quan tân đến sức khoẻ và sự phát triển của các em về hình thái và sinh lý của cơ thể học sinh. - Đối với học sinh cần nhiệt tình, cần mặc đồng phục trang phục thể dục thể thao, ở nhà cũng như đến trường ăn uống hợp vệ sinh tránh làm quá sức như tham gia các buổi tập và trò chơi quá nhiệt tình. - Trên đây là một số giải pháp khơi dậy tính tích cực và rèn luyện thể chất cho các em học tốt môn thể dục thể thao và phát triển về cơ thể và phẩm chất nhân cách của tuổi học trò. Trong phần nội dung không tránh khỏi sai sót, Mong Hội đồng chấm đề tài góp ý bổ sung. Chân thành cảm ơn ! Mỹ Phước, ngày 24 tháng 3 năm 2009 Duyệt HT Người viết Huỳnh Văn Dũng
Tài liệu đính kèm: