Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp và tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp và tích cực

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Tiếng Việt là môn học trung tâm và chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình bậc Tiểu học. Tiếng Việt không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn có vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người, góp phần thực hiện nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân thể hiện qua phân môn Tập đọc, luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả.

 Trong năm phân môn của Tiếng Việt, Tập đọc có vị trí đặc biệt. Phân môn Tập đọc không chỉ hình thành cho học sinh kĩ năng đọc- một kĩ năng quan trọng mà còn trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người; tình cảm gia đình, bạn bè; tình yêu quê hương, đất nước Qua các bài đọc, học sinh tiếp xúc với nhiều loại hình văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn cho học sinh.

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp và tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin chung về sáng kiến
1. tên sáng kiến: Dạy học tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp và tích cực
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phân môn tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 3.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2011 đến ngày 25 tháng 5 năm 2012.
4. Tác giả:
Họ và tên: Cao Thị Tuyết
Năm sinh: 1987
Nơi thường trú: Giao Hương- Giao Thuỷ – Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Giao Hương.
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại: 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Giao Hương.
Địa chỉ: Xóm 5- Giao Hương- Giao Thuỷ – Nam Định
Điện thoại:03503740024
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Tiếng Việt là môn học trung tâm và chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình bậc Tiểu học. Tiếng Việt không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn có vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người, góp phần thực hiện nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân thể hiện qua phân môn Tập đọc, luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả.
 Trong năm phân môn của Tiếng Việt, Tập đọc có vị trí đặc biệt. Phân môn Tập đọc không chỉ hình thành cho học sinh kĩ năng đọc- một kĩ năng quan trọng mà còn trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người; tình cảm gia đình, bạn bè; tình yêu quê hương, đất nướcQua các bài đọc, học sinh tiếp xúc với nhiều loại hình văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn cho học sinh.
 Thực tế trong dạy học tập đọc theo quan điểm tích hợp và tích cực còn nhiều hạn chế. Mặt khác do thời lượng học có hạn, lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh ngày càng nhiều. Dạy học theo quan điểm tích hợp và tích cực sẽ đạt hiệu quả cao.
Việc tìm ra một phương pháp dạy học đạt kết hiệu quả cao là mong muốn của mọi giáo viên. Đối với tôi lựa chọn đề tài “ Dạy học tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp và tích cực” để tích luỹ kiến thức, giúp cho việc giảng dạy được tốt hơn.
II. Thực trạng (trước khi tạo ra sáng kiến) 
1.Quan điểm tích hợp và tích cực thể hiện trong sách giáo khoa Tiếng Viêt.
Để tìm hiểu vấn đề này, trước hết cần hiểu thế nào là tích hợp, tích cực?
a.Quan điểm tích hợp.
Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức ngày càng nhiều trong khi thời gian học tập có hạn. Quan điểm tích hợp dược lồng ghép ở nhiều môn học với mức độ khác nhau: lồng ghép ( Infusion) là đưa thêm một nội dung cần học vào nội dung tương tự của môn học chính; tích hợp (Integration) là việc đưa những vấn đề thuộc nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình chung nhất, trong đó các khái niệm được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất. Ví dụ như việc kết hợp tri thức sinh học, vật lí, hoá học, để xây dựng môn khoa học tự nhiên. Đa số các nước đã tiến hành xây dựng chương trình Tiểu học theo hướng tích hợp nên số lượng các môn học giảm đi. ở nước ta, quan điểm tích hợp mới được tiếp nhận về mặt lí luận và được áp dụng ở mức độ thấp.
Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, một tiết dạy hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau. Sách giáo khoa được biên soạn theo quan điểm tích hợp sẽ tiết kiệm thời gian học tập cho người học và tăng cường hiệu quả giáo dục.
Tích hợp là xu hướng chung của chương trình các môn học trên thế giới bắt nguồn từ quan niệm: việc phân chia kiến thức thành các môn học là hoàn toàn khác với kinh nghiệm sống thực tế của học sinh bởi thế giới không chia cắt thành các phần riêng rẽ. Do vậy để việc học tập phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, chương trình các môn học phải phản ánh thế giới thực cho học sinh, có thể thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa cuộc sống và việc học tập trong nhà trường.
b. Quan điểm tích cực.
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể được hình thành bằng con đương truyền giảng thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng này học sinh phải được học tập trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự ngiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng nhưng học sinh chỉ làm chủ được kiến thức khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tương và tình cảm, nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông qua việc việc rèn luỵên trong thực tế.
Tích cực hoá hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó thầy cô đóng vai trò là người tổ chức hoạt động cho học sinh. Mỗi học sinh đều được học tập, được bộc lộ mình và phát triển.
Tích cực gồm tích cực bên trong thể hiện trong vận động tư duy trí nhớ, những chấn động của những cung bậc cảm xúc và tích cực bên ngoài lộ ra ở thái độ với công việc.
c.Sách giáo khoa Tiếng Việt được biên soạn theo hướng tích hợp và tích cực.
* Tính tích cực
SGK Tiếng Việt không dạy kiến thức lí thuyết như là cái có sẵn mà tổ chức hoạt động để học sinh nắm được kiến thức sơ giản và có kĩ năng sử dụng Tiếng Việt tốt. Ví dụ trong SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8 để dạy biện pháp tu từ so sánh cho học sinh dựa vào kiến thức đã học từ lớp 2 giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong một khổ thơ, sau đó tìm những sự vật được so sánh với nhau; rồi mở rộng ra một số câu văn, câu thơ khác giúp học sinh nắm chắc kiến thức mới thu nhận được. Bên cạnh đó, SGK Tiếng Việt cũng chú trọng tổ chức những hoạt động tự nhiên để rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Ví dụ một trong hai bài tập làm văn ở trang 102, SGK tiếng việt 3 yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta và nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy.
*Tính tích hợp
Tích hợp gồm tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp “trong từng thời điểm”. Đối với môn Tiếng Việt thì tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người,và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.Theo quan điểm tích hợp các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước.
Ví dụ: tuần 2, SGK Tiếng Việt 5, tập 1 (từ trang 15 đến trang 23) học sinh học chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em.
-Các bài tập đọc ca ngợi đất nước việt Nam như: Nghìn năm văn hiến; Sắc màu em yêu.
-Bài chính tả tập trung vào chủ điểm: Nghe viết: Lương Ngọc Quyến.
-Kể chuyện: Yêu cầu học sinh kể một câu chuyện mà em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân ở nước ta.
-Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Tổ quốc và tìm những từ đồng nghĩa đều hướng về chủ điểm
-Tập làm văn dựa vào bài tập đọc Nghìn năm văn hiến luyện tập làm báo cáo thống kê.
Tích hợp theo chiều dọc – tích hợp ở một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới trên cơ sở kiến thức kĩ năng đã học, trong đó kiến thức kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới.
Ví dụ: trong các cuốn sách Tiếng Việt, toàn bộ các bài đọc được xây dựng theo các chủ điểm: Nhà trường, gia đình, xã hội, thiên nhiên. Tuy nhiên các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp.
+ Lớp 2: các chủ điểm được chia nhỏ với các tên gọi : Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Cha mẹ, Anh em, Ông bà, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân.
+ Lớp 3: các chủ điểm từ tuần 1 đến tuần 6 tuy quen thuộc nhưng đã được mở rộng và nâng cao một bậc so với lớp 2; các chủ điểm từ tuần 7 đến tuần 32 thể hiện những nội dung hoàn toàn mới so với lớp 2
+ Sang lớp 4, các chủ điểm thể hiện những phương diện khác nhau của con người.
+ Lớp 5, lớp cuối bậc tiểu học, các bài học có nội dung xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và toàn thế giới.
Tính tích hợp dọc của bộ sách còn thể hiện ở sự đòi hỏi cao dần về mức độ. Ví dụ từ yêu cầu đọc trơn nâng lên đọc thầm, đọc lướt nắm ý; từ yêu cầu hiểu ý hiển ngôn của văn bản sang yêu cầu hiểu ý hàm ẩn phù hợp với lứa tuổi.; từ yêu cầu tập nói đơn giản (tập chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn) nâng lên giao tiếp chính thức. Những kĩ năng học sinh lớp 5 cần luyện như : luyện thuyết trình, tranh luận, làm biên bản, viết báo cáo thống kê, lập chương trình hoạt động là những yêu cầu cao hơn so với lớp dưới.
 2.Thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi
a. Giỏo viờn: 
Nhà trường luụn tạo điều kiện cho cụng tỏc giảng dạy đạt kết quả tốt, đội ngũ giỏo viờn đều đạt chuẩn. Cú tay nghề, đầy đủ SGK, sỏch hướng dẫn và được học về sử dụng cỏc phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giỏo viờn yờu nghề, cú năng lực sư phạm. 
b. Học sinh: 
- Học sinh do quen với cỏch học mới từ lớp 1,2,3 nờn cỏc em đó biết cỏch lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giỏo viờn.
- Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình nên cũng gúp phần nõng cao chất lượng mụn học núi riờng và mụn tiếng việt núi chung. 
2. 2.Khú khăn 
a. Giỏo viờn:
Do đặc điểm của nhà trường là thiếu giáo viên nờn việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyờn mụn của mỡnh, của bạn cũn hạn chế. Trỡnh độ giỏo viờn chưa đồng đều đụi lỳc cũn giảng dạy theo phương phỏp cũ. Việc phõn chia thời lượng lờn lớp ở mỗi mụn dạy đụi khi cũn dàn trải, hoạt động của cụ - của trũ cú lỳc thiếu nhịp nhàng. 
b. Học sinh: 
Bờn cạnh đú là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự quan tõm đến con em mỡnh cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ mụn. 
III. Các giải pháp. 
1.Nội dung chương trình môn Tập đọc lớp 5.
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, văn bản bài tập đọc chủ yếu gồm hai kiểu bài: Kiểu bài thơ và kiểu bài văn xuôi.Trong 62 văn bản bài tập đọc có 17 bài thơ, 36 bài văn xuôi và 9 văn bản thuộc phong cách khác.
-Kiểu bài thơ: gồm thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ tự do, thơ lục bát
- Đối với văn xuôi gồm truyện, văn miêu tả và kịch. 
- Các văn bản khác thuộc các phong cách báo chí, khoa học, văn bản luật
Các văn bản bài tập đọc  ... ao gồm:
-Giải nghĩa từ bằng trực quan: đối chiếu từ với tranh, ảnh hoặc vật thật. Ví dụ từ ấm tích trong bài Kì diệu rừng xanh ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 75) giáo viên có thể cho học sinh quan sát ấm tích hoặc tranh ảnh, hình vẽ.
- Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: Giáo viên đặt từ cần giải thích vào ngữ cảnh cụ thể để giải thích cho học sinh bởi trong từng ngữ cảnh khác nhau nghĩa của các từ cũng khác nhau. Nếu không đặt trong ngữ cảnh học sinh sẽ không hiểu nghĩa của từ dẫn đến không hiểu nghĩa văn bản. Ví dụ bài Tiếng Vọng ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 108) từ lăn trong câu thơ Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ có nghĩa là: hình ảnh quả trứng không có mẹ ấp ủ đi vào giấc ngủ trong tâm trạng ân hận của tác giả.
-Giải nghĩa bằng cách phân tích từ tố. Ví dụ: từ đồng bào thì đồng: cùng; bào: màng bọc thai nhi. Đồng bào chỉ những người cùng giống nòi, cùng đất nước.
- Giải nghĩa bằng định nghĩa: đây là biện pháp giải nghĩa phổ biến nhất trong sách giáo khoa bằng cách nêu nội dung của từ. Ví dụ từ sập : giường gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có điểm.( Tiếng Việt 5, tập 2, trang 80).
Giải nghĩa từ trong giờ tập đọc là rất quan trọng. Để giúp học sinh nắm được nghĩa của từ, giáo viên phải sử dụng linh hoạt các cách giải nghĩa để học sinh dễ dàng hiểu nghĩa của từ. Hiểu được nghĩa của từ, học sinh cũng phần nào hiểu được nội dung văn bản, hiểu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Từ đó học sinh không chỉ được mở rộng vốn từ mà còn được cảm thụ văn bản.
3.3 Tìm hiểu bài.
Tìm hiểu bài nhằm giúp học sinh hiểu nội dung của bài vì vậy cần khai thác có hiệu quả các câu hỏi có trong sách giáo khoa. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa rất đa dạng, phong phú. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài giáo viên có thể sử dụng nguyên văn các câu hỏi; có thể thêm từ, thay đổi câu cho phù hợp với trình độ của học sinh; cũng có thể tách thành các câu hỏi nhỏ nhằm giúp học sinh khai thác tốt hơn nội dung của bài. bước tìm hiểu bài cũng chính là bước rèn năng lực cảm thụ văn cho học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh là rất cần thiết vì có cảm thụ văn tốt các em mới cảm nhận nhiều cái đẹp của văn thơ, làm phong phú cho tâm hồn. Khi hướng dẫn các em tìm hiểu bài giáo viên có thể giúp các em làm quen từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó; từ những câu hỏi nhận biết đến những câu hỏi nhận xét, đánh giá.Ví dụ bài Tiếng rao đêm (Tiếng Việt5, tập 2, trang31) đầu tiên học sinh trả lời các câu hỏi nhận biết:
1.Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
2.Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
3. Chi tiết nào trong bài gây bất ngờ cho người đọc? 
Sau đó học sinh mới trả lời đến câu hỏi nhận biết:
4.Câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân của mỗi người trong cuộc sống?
Qua phần tìm hiểu bài học sinh hiểu được nghĩa của các bài văn, bài thơ. Ví dụ: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? - Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5,tập 1, trang139). Để trả lời được câu hỏi này, giáo viên phải dựa vào từng khổ thơ : hạt gạo kết đọng tinh tuý của đất trời; hạt gạo được làm lên từ mồ hôi, công sức của con người; hạt gạo góp phần làm lên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đó học sinh hiểu hạt gạo – hạt vàng. Bước đầu học sinh được rèn kĩ năng đọc hiểu ngôn từ của tác phẩm văn học.
Học sinh cảm nhận hình ảnh trong tác phẩm văn học mặc dù không yêu cầu học sinh phát biểu thế nào là hình ảnh. Câu hỏi đưa ra thường chứa đựng gợi ý cho học sinh trả lời. Ví dụ:
-Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? (Về ngôi nhà đang xây, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 148).
- Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào? (Sắc màu em yêu, Tiếng Việt 5, trang 15).
Thông qua mỗi bài tập đọc học sinh nhận biết được thế nào là hình ảnh. Từ đó trí tưởng tượng của các em được phát huy, khả năng cảm thụ văn học dần hình thành và phát triển.
Khi biết nhận xét nhân vật, chi tiết nghệ thuật học sinh sẽ phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi đọc hiểu các tác phẩm văn học. Trong giờ tập đọc nên khuyến khích các em nêu nhận xét, ý kiến của mình về nhân vật; về những chi tiết, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật góp phần làm lên cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Ví dụ:
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo – ri – xơn? ( Ê - mi – li,con Tiếng Việt 5,tập 1, trang 49).
- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về tấm lòng của cửa sông với cội nguồn? ( Cửa sông, Tiếng Việt 5, tập 2, trang 74).
Với những câu hỏi, vấn đề nêu trên học sinh luôn được đặt vào tình huống có vấn đề để các em bộc lộ cách hiểu, cách nghĩ của mình về một vấn đề nào đó.
Học sinh nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm. Từ đó các em biết đồng cảm, chia sẻ với những nỗi niềm, tâm sự của tác giả và mọi người xung quanh vì mỗi tác phẩm là một thông điệp mà nhà văn gửi gắm tới bạn đọc. Nhiều câu hỏi ở cuối bài đọc yêu cầu học sinh bộc lộ cảm xúc của mình về tâm trạng, nỗi lòng của tác giả. Ví dụ:
-Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương? (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 10).
- Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt trước cái chết của chim sẻ? (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 108).
Mỗi tác phẩm đều có ý nghĩa giá trị riêng. Việc giúp học sinh hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm cũng nhằm hình thành năng lực cảm thụ văn cho học sinh. Từ đó các em khám phá thế giới văn học nghệ thuật. Các em biết yêu tiếng Việt, ham học tiếng Việt.
*Biện pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài.
- Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm đoạn, bài và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, học sinh khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận theo vấn đề giáo viên đưa ra. 
Ví dụ: giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ cuối trong bài thơ Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 139), trả lời câu hỏi : Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
-Tuỳ theo trình độ của học sinh, tuỳ theo mức độ khó dễ của câu hỏi trong sách giáo khoa mà giáo viên có thể chia tách thành các câu hỏi nhỏ hoặc sử dụng nguyên văn câu hỏi đó. Ví dụ: giáo viên chia tách câu hỏi 2 trong bài Cái gì quý nhất? ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 85) Mỗi bạn đưa ra ý kiến như thế nào để bảo vệ lí lẽ của mình? thành 3 ý nhỏ:
- Hùng đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Quý đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Nam đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
Giáo viên có thể bổ sung câu hỏi. Ví dụ : câu hỏi 2 trong bài Chuyện một khu vườn nhỏ ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang102) Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật? Giáo viên có thể cho học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi bổ sung: Ban công nhà bé Thu có những loài cây gì?
Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực như trao đổi ý kiến và trả lời câu hỏi, báo cáo kết quả. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cũng cần rèn cho học sinh trả lời các câu hỏi, diễn đạt bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng, dùng từ chính xác. Giáo viên chốt lại ý đúng và ghi nội dung chính lên bảng.
*Nhận xét chung
Như vậy dạy học tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp và tích cực là rất cần thiết bởi kiến thức về tập đọc không chỉ đơn thuần là đọc mà nó còn liên quan đến các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Các kiến thức này được ẩn trong các văn bản bài tập đọc phù hợp với chủ điểm mà nếu không chú ý ta sẽ không thể cung cấp đầy đủ cho học sinh. Học sinh không chỉ rèn kĩ năng đọc mà còn rèn kĩ năng cảm thụ văn chương.
Dạy học theo quan điểm tích hợp và tích cực nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức tổng hợp trong một tiết học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. ở đó giáo viên là người có vai trò tổ chức, hướng dẫn điều khiển hoạt động của người học. Do đó tư duy của học sinh cũng dần phát triển.
Quan điểm tích hợp được thể hện rõ trong chương trình Tiếng Việt 5 nói chung và phân môn tập đọc nói riêng. Qua các bài tập đọc, các em thêm yêu đất nước, con người Việt Nam; trân trọng, tự hào về những giá trị lịch sử của dân tộc ta.
IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lại.
Qua quỏ trỡnh vừa nghiờn cứu chuyờn đề vừa ỏp dụng vào thực tế giảng dạy tụi nhận thấy rằng những phương phỏp dạy học mà tụi ỏp dụng đó cú những kết quả đỏng mừng.
Kết quả khảo sỏt lần thứ nhất: vào tuần 9 với bài “Tiếng đàn ba –la –lai – ca trên sông Đà” kết quả thu được như sau: 
Sĩ số
Giỏi
Khỏ
TB
Yếu
34
0
 12(35,3% )
 14( 41,2 % )
 8( 23,5% )
Sau khi kiểm tra, khảo sỏt chất lượng, học sinh trung bình và yếu cũn nhiều và số học sinh giỏi chưa có.Tụi đó thảo luận trong tổ nhúm vào những buổi sinh hoạt chuyờn mụn để tỡm ra cỏch giảng dạy phự hợp với nhận thức của học sinh nhằm giỳp học sinh nắm bắt bài tốt hơn, nõng cao chất lượng hiệu quả bộ mụn. 
Sau khi ỏp dụng cỏc đổi mới phương phỏp dạy theo chuyờn đề.Tụi đó khảo sỏt lần 2 vào tuần 12 với bài “ Mùa thảo quả” . Kết quả cho thấy:
Sĩ số
Giỏi
Khỏ
TB
Yếu
34
5(14,7%)
 20 (58,8% )
9(26,5% )
0
* Kết quả khảo sỏt cho thấy chất lượng của học sinh đó được nõng lờn rừ rệt. Cụ thể các em đã nắm được kiến thức một cách chủ động, tích cực không mệt mỏi. Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian mà lượng kiến thức của các em chiếm lĩnh được cũng khá lớn.
* Kết quả trờn đó chứng minh được chuyờn đề của tụi đó cú hiệu quả đi đỳng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tụi vẫn tiếp tục thực hiện và phỏt huy những mặt đó đạt được, khắc phục những mặt cũn tồn đọng để nõng cao chất lượng dạy học hơn nữa. 
Trong quỏ trỡnh thực hiện chuyờn đề: “Dạy học tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp và tích cực” tụi đó tham khảo cỏc tài liệu dạy học của phõn mụn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bố đồng nghiệp, chuyờn đề đó hoàn thành. Tuy nhiên, chuyờn đề của tụi cũng khụng trỏnh khỏi những thiếu sút. Tụi rất mong được sự đúng gúp ý kiến của cỏc đồng chớ lónh đạo cũng như cỏc bạn bố đồng nghiệp để chuyờn đề của tụi cú tớnh khả thi hơn.
 Tụi xin trõn trọng cảm ơn!
 Giao Hương, thỏng 3 năm 2012
Người viết
 Cao Thị Tuyết
Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
	.
(Kí tên, đóng dấu)
(Khối phòng GD _ ĐT)
phòng GD _ ĐT
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
..
(LĐ phòng kí tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tap_doc_lop_5_theo_quan_diem_t.doc