Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn Toán lớp 4A trường Tiểu học Mỹ Phước D

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn Toán lớp 4A trường Tiểu học Mỹ Phước D

A. MỞ ĐẦU:

I. Tính cấp thiết của vấn đề:

 Môn toán là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng. Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học, bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và dạy học phân số. Học toán để nắm các hệ kiến thức cơ bản và những phương thức cho đời sống lao động và sinh hoạt. những kiến thức kỹ năng toán học là những công cụ cần thiết học các môn khác và ứng dụng thực tiễn. Học tốt môn toán không chỉ cung cấp kiến thức mà còn có khả năng giáo dục học sinh về nhiều mặt phát triển tư duy, bồi dưỡng năng lực trí tuệ mà nó còn giúp học sinh phương pháp suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đức trính cần cù, chịu khó, tính cẩn thận, chính xác, rèn kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực tế.

 

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học môn Toán lớp 4A trường Tiểu học Mỹ Phước D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN TOÁN 
LỚP 4 A TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ PHƯỚC D
A. MỞ ĐẦU:
I. Tính cấp thiết của vấn đề:
 Môn toán là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng. Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học, bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và dạy học phân số. Học toán để nắm các hệ kiến thức cơ bản và những phương thức cho đời sống lao động và sinh hoạt. những kiến thức kỹ năng toán học là những công cụ cần thiết học các môn khác và ứng dụng thực tiễn. Học tốt môn toán không chỉ cung cấp kiến thức mà còn có khả năng giáo dục học sinh về nhiều mặt phát triển tư duy, bồi dưỡng năng lực trí tuệ mà nó còn giúp học sinh phương pháp suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đức trính cần cù, chịu khó, tính cẩn thận, chính xác, rèn kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực tế.
 Dạy học toán đòi hỏi giáo viên có thao tác kỹ năng, phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu với tình hình mới hiện nay. Vì vậy, tôi nhận thấy việc tìm ra giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn toán lớp 4 là vấn đề hết sức cần thiết và cần được quan tâm.
II. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm ra biện pháp giải toán giúp học sinh từng bước thực hiện được và có kỹ năng thực hành giải toán về số học các số tự nhiên; phân số; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn toán lớp 4A trường tiểu học Mỹ Phước D.
IV. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
 Áp dụng bồi dưỡng cho 23 học sinh ở lớp 4A trường tiểu học Mỹ Phước D.
Do khuôn khổ của luận văn nghiên cứu nên tôi chỉ chọn 23 học sinh lớp 4A trường tiểu học Mỹ Phước D để áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy –học môn toán 4.
V. Phương pháp nghiên cứu:
 1. Phương pháp điều tra thống kê:
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi nắm được chất lượng của học sinh để tìm ra giải pháp tốt nhất để để bồi dưỡng cho học sinh.
2. Phương pháp quan sát:
 Thông qua các tiết dự giờ môn toán và quan sát tình hình học tập ở một số môn học khác để tìm hiểu tình trạng học toán của học sinh
3. Phương pháp thăm dò ý kiến, nghiên cứu tài liệu:
 Tôi luôn gần gũi học sinh để tìm hiểu xem các em có ý thức học môn toán như thế nào?
 Nghiên cứu tài liệu như: Sách giáo khoa, sách giáo viên và một số tài liệu khác có liên quan đến việc dạy học toán để tìm ra giải pháp cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 4.
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở lí luận:
 Môn toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng chiếm vị trí chủ đạo, có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức và hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng trong đời sống đối với học sinh như: năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý, diễn đạt đúng cách, phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và thích thú học tập toán . . . tạo cơ sở cho học có thể tiếp tục lên trung học cơ sở, vừa chuẩn bị kiến thức kỹ năng . . . . cần thiết để các em bước vào cuộc sống lao động. Toán ở lớp 4 bổ sung những kiến thức kỹ năng về số tự nhiên và 4 phép tính với các số tự nhiên nhằm hoàn thành cơ bản về việc học số học, bước đầu làm quen dần với các phép tính với phân số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học . . . . Do đó ở giai đoạn này việc dạy và học môn toán vừa phải quan tâm đến việc hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung học tập, vừa phải chú ý đáp ứng những nhu cầu cuộc sống để học sinh dễ dàng thích nghi hơn.. . 
II.Thực trạng của vấn đề:
 Toán là một môn học cần có độ chính xác. Trước đây trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ chú ý dạy-học sao cho học sinh đạt điểm trung bình(5; 6 điểm) chưa chú ý đạt nhiều điểm giỏi ( 9; 10điểm ). Thế nên, học sinh còm kém toán nhất là kỹ năng giải toán, thiếu khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp áp dụng kiến thức vào giải toán. Đa số giáo viên thường không chú ý khắc sâu kiến thức khái niệm cơ bản về giải toán cho học sinh. Một số giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy-học toán sao cho đúng yêu cầu đặc trưng của môn học và mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
 Hiệu quả dạy- học toán nhìn chung chưa cao. Dưới cái nhìn của một số giáo viên thì chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo qui định cả nội dung và phương pháp dạy học, xem đó là cương lĩnh dạy học của mình nên chưa có cái nhìn phê phán, chưa biết phân tích cơ sở của tài liệu dạy-học, dụng ý của người biên soạn để thực hiện đúng ý đồ đó, đồng thời chưa thấy rõ những hạn chế của tài liệu dạy học từ đó có những biện pháp sử lí chưa thích hợp trong dạy-học.
 Trong quá trình dạy – học, tôi nhận thấy về phía học sinh ở lớp 4 A mà tôi đang chủ nhiệm, các em còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu phát hiện giải quyết vấn đề của bài học, vận dụng kiến thức mới. Khả năng luyện tập thực hành của các em còn hạn chế, cụ thể ở một số dạng toán như: Về các đơn vị đo khối lượng; đơn vị đo thời gian; đơn vị đo diện tích; các bài toán về biểu đồ và giải toán có lời văn, . . . Bên cạnh đó, học sinh chưa làm tốt việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh; các em thường hay thỏa mãn với các kết quả đạt được, chưa có thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề của bài tập.
III. Giải pháp đề ra:
1. Một số kinh nghiệm và biện pháp:
 Theo tôi, việc nâng cao chất lượng dạy- học môn toán là rất cần thiết. Nhưng để làm được điều đó thì giáo viên cần phải nắm và thực hiện được những yêu cầu cơ bản sau:
1.1. Nắm được nội dung cần dạy cho học sinh:
Toán 4 bao gồm các nội dung:
+ Số học( số và phép tính)
+ Các yếu tố hình học
+ Đại lượng và đo đại lượng
+ Giải toán có lời văn
+ Một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp ở nội dung số học.
 Nắm vững nội dung cần dạy cho học sinh, đó là chuyện đương nhiên. Dạy bất cứ cái gì giáo viên trước hết phải hiểu được một cách sâu sắc những tri thức mà mình sẽ trang bị cho học sinh; phải thao tác thành thạo trong hoạt động thực hành mình sẽ luyện tập cho học sinh. Tuy nhiên trong dạy-học toán cũng có nhiều điều mà giáo viên chúng ta chưa hẳn đã nắm vững, do đó hiệu quả dạy – học bị hạn chế. Vì thế nên khi giảng dạy môn toán ta cần phải nghiên cứu kỹ nội dung cần dạy cho học sinh.
Khi xem xét, tìm hiểu nội dung của một mạch kiến thức, cần chú ý vào cấu trúc nội dung, cách thể hiện trong sách giáo khoa, mức độ yêu cầu kiến thức và kỹ năng cơ bản để tự trả lời cho câu hỏi “ Nội dung cơ bản của từng mạch kiến thức trong toán 4 là gì?”.
1.2. Một số vấn đề giúp học sinh học tốt môn toán 4
1.2.1 Dạy học bài mới:
 a) Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân( hoặc kinh nghiệm của các bạn trong một nhóm nhỏ) để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết( đã được học ở các lớp 1, 2, 3 hoặc đã tích lũy trong đời sống. . . . ) từ đó tìm được cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài : “ So sánh hai phân số khác mẫu số” Giáo viên có thể hướng dẫn bằng cách nêu ví dụ: “ So sánh hai phân số và ” hoặc “ trong hai phân số và phân số nào lớn hơn? . . . . Cho học sinh nhận xét đặc điểm của hai phân số và để nhận ra đó là hai phân số khác mẫu số, do đó so sánh hai phân số và là so sánh hai phân số khác mẫu số. Đây chính là vấn đề giải quyết, giáo viên có thể cho học sinh trao đổi trong nhóm và có hai cách giải quyết như sau:
+ Cách thứ nhất: Lấy hai băng giấy như nhau, chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, lấy 2 phần, tức là lấy băng giấy. . . Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau lấy 3 phần, tức là lấy băng giấy. so sánh độ dài của băng giấy.
Dựa vào hình vẽ hoặc bằng băng giấy thực, ta thấy băng giấy ngắn hơn băng giấy nên: .
Cách thứ hai:
Quy đồng mẫu số hai phân số và 
= = 
== .
So sánh hai phân số cùng mẫu số 
Kết luận 
 Nếu học sinh không tự nêu được cách giải quyết vấn đề của bài học thì giáo viên có thể nêu nhiệm vụ của từng nhóm, mỗi nhóm được gợi ý để giải quyết bằng một trong hai cách trên. Sau đó cho các nhóm trình bày cách làm của nhóm.
 Giáo viên nên hướng dẫn để học sinh khi nhận xét về các cách giải quyết vấn đề thì nhận ra được: cả hai cách đều đúng; Cách thứ nhất có tính trực quan nhưng chưa góp phần nêu đựơc cách giải quyết chung đối với mọi cặp hai phân số khác mẫu số; cách thứ hai đòi hỏi phải liên hệ với kiến thức tương tự đã học là: “ So sánh hai phân số cùng mẫu số”, rồi huy động kiến thức đã được chuẩn bị là: “ Qui đồng mẫu số hai phân số” về trường hợp đã biết cách giải quyết là “ so sánh hai phân số cùng mẫu số”.
Quá trình huy động các kiến thức đã học có liên quan tới vấn đề cần giải quyết không chỉ tập dợt học sinh cách giải quyết một vấn đề của bài học mà còn giúp học sinh nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị trước các kiến thức đó.
b) Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu tập vận dụng kiến thức mới học để giải qưyết vấn đề trong học tập hoặc trong đời sống. Hai bài tập đầu thường là bài tập thực hành trực tiếp kiến thức mới học. Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn mọi học sinh làm bài rồi chữa bài ngay tại lớp. Nếu mỗi bài tập có nhiều “ bài tập nhỏ” ( ví dụ: Bài tập 1 có các bài bài tập a, b, c, ) . Giáo viên có thể tạo điều kiện cho học sinh làm một số hoặc toàn bộ các “bài tập nhỏ” đó rồi chữa bài ngay tại lớp. Khi chữa bài, giáo viên nên nêu câu hỏi hoặc khuyến khích học sinh tự nêu câu hỏi cho học sinh khác, để khi trả lời học sinh phải nhắc lại kiến thức mới nhằm củng cố, ghi nhớ kiến thức đó. Bài tập thứ 3 thường là bài tập thực hành gián tiếp kiến thức mới học, học sinh phải tự phát hiện vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề trong bài tập.
1.2.2. Dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành.
 a) Giúp học sinh nhận ra kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng và phong phú.
Nếu học sinh tự đọc đề bài và tự nhận ra được bài dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong các mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập thì tự học sinh s ... i gian.
 Cần giúp học sinh có được biểu tượng về các đơn vị đo thời gian; giây và thế kỉ. chẳng hạn, giáo viên cho học sinh quan sát sự chuyển động của kim giây( trên mặt một chiếc đồng hồ có 3 kim) và nêu: “ khỏang thời gian kim giây đi từ một vạch nhỏ đến vạch nhỏ tiếp liền là 1 giây. Khỏang thời gian kim giây đi hết đúng 1 vòng trên mặt đồng hồ là 1 phút tức là 60 giây” và giới thiệu 1 phút = 60 giây. Thế kỉ là đơn vị đo thời gian lớn nhất mà học sinh được làm quen. Nếu giáo viên chỉ giới thiệu một cách trực tiếp 1 thế kỉ = 100 năm thì học sinh khó hình dung về độ dài của một thế kỉ. Có thể hướng dẫn học sinh cách so sánh tuổi của những người lớn trong gia đình hay so sánh số năm được “ kỉ niệm” ( nhân dịp các ngày lễ), với độ dài của một thế kỉ, khi đó học sinh sẽ có được biểu tượng rõ hơn về “ thế kỉ”.
 Ngoài ra học sinh còn gặp khó khăn về chuyển đổi đơn vị đo thời gian khi các đơn vị tiếp liền không hơn kém nhau cùng một số lần. Để giúp học sinh khắc phục khó khăn này, giáo viên cần hệ thống hóa các mối quan hệ cơ bản như:
1 ngày = 24 giờ
1 phút = 60 giây
1 năm = 12 tháng
1 giờ = 60 phút
1 thế kỉ = 100 năm
1 tuần lễ = 7 ngày
Có hai dạng bài tập về chuyển đổi các đơn vị đo thời gian 
Dạng1: Đổi số đo thời gian có một tên đơn vị đo:
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
Ví dụ: 5 giờ = . . . . . . phút
Ta có: 5 giờ = 1 guờ x 5 = 60 phút x 5 = 300 phút;
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn
Ví dụ: 420 giây = . . . . .phút
Có thể viết : 420 giây = 60 giây x 7 = 7 phút.
Dạng 2: Đổi số đo thời gian có hai hai tên đơn vị đo
Ví dụ : 3 giờ 15 phút = . . . . . .. phút
 Để giúp học sinh nhận biết về thời điểm và khỏang thời gian giáo viên có thể thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày kết hợp với việc xem lịch, xem đồng hồ.
 Ngoài ra gviáo viên có thể thông các sự kiện lịch sử để giúp học sinh củng cố kỹ năng nhận biết thời điểm và khỏang thời gian.
Ví dụ : Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thí mấy? tính đến nay được bao nhiêu năm?
 Tính khỏang thời gian học sinh chỉ việc thực hiện phép tính trừ: 2010 – 1010 = 1000 năm và trả lời : “ năm 1010 thuộc thế kỉ XI. Tính đến nay đã được 1000 năm”.
c. Dạy học các đơn vị đo diện tích.
 Ở lớp 3 học sinh đã biết đơn vị đo diện tích: Xăng- ti – met vuông.
Tiếp tục mở rộng dần hệ thống các đơn vị mới là: Đề-xi- met vuông, Met vuông và Ki-lô – met vuông.
 Để hình thành biểu tượng chính xác về 1 dm2 có thể cho học sinh quan sát miếng bìa hình vuông có cạnh 1 dm đồng thời giáo viên chỉ dạy về mặt hình vuông này và nêu: “ Đê-xi-met vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 đê-xi-met”. Sau đó yêu cầu học sinh quan sát hình vuông vẽ trong sách giáo khoa, đo đọ dài cạnh để (thấy đúng là 1 dm) và nêu nhận xét về diện tích của hình vuông này. 
 Xem hình vẽ trong sách giáo khoa học sinh dễ dàng nhận thấy dọc theo mỗi cạnh( độ dài 1 dm) của hình vuông to người ta có thể xếp được 10 hình vuông nhỏ ( diện tích là 1 cm2). Như vậy hình vuông to được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ từ đó học sinh nhận biết mối liên hệ giữa dm2 và cm2 là 
1 dm2 = 100 cm2.
d. Dạy học về biểu đồ.
 Trong toán 4, “ biểu đò” được dạy học kỉ hơn và có hệ thống hơn. Biểu đồ được giới thiệu có hai dạng 
– Dạng 1 : Biểu đồ tranh.
Trong biểu đồ tranh: thông tin được biểu thị bằng hình vẽ hoặc những kí hiệu tượng trưng, việc sử lí thông tin đến quá trình đếm.
Khi dạy học về biểu đồ tranh cần chú ý giúp học sinh:
+ Xác định mục đích mà biểu đồ thể hiện.
+ Nhận biết ý nghia của các hình vẽ hoặc kí hiệu tượng trưng ( có thể dựa vào các chú thích cho trên biểu đồ).
+ Căn cứ vào mục đích và nội dung thống kê , đếm số hình vẽ hoặc kí hiệu tương ứng.
+ Thực hiện phép tính hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết.
Ví dụ: ( toán 4 trang 29)
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chú ý: Mỗi	chỉ 10 tạ thóc
Biểu đồ trên nói về số thóc gia đình bác Hà đã thu họach trong 3 năm: 2000, 2001 và 2002.
 Dựa vào biểu đồ này hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
Năm 2002 gia đình bác Hà thu họach được mấy tấn thóc?
Cả 3 năm gia đình bác Hà thu họach được bao nhiêu tấn thóc? Năm nào thu họach được nhiều thóc nhất? năm nào thu họach được ít thóc nhất?
Dạng 2: Biểu đồ hình cột
Biểu đồ hình cột: Thông tin được biểu thị bằng những hình chữ nhật có chiều rộng như nhau, độ cao ( chiều dài) tỉ lệ thuận với gía trị của đại lượng được biểu diễn.
Khi dạy về biểu đồ dạng này giáo viên cần giúp học sinh.
+ Xác định mà biểu đồ thể hiện
+ Nhận biết ý nghĩa của mỗi cột trên biểu đồ
+ Đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột ( đọc số trên đỉnh cột hoặc dòng sang ngang tìm giao với trục thẳng đứng).
+ Tính toán hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết trong các biểu đồ cột, mỗi số do trên trục thẳng đứng có thể thể hirjn giá trị khác nhau.
Ví dụ: Trên biểu đồ “ số cây trồng” ( toán 4 trang 31) thì mỗi khỏang thay cho 5 cây, nhưng trên biểu đồ”số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình” ( toán 4 trang 32) thì mỗi khoảng chỉ thay cho 1 lớp.
e. Dạy học giải toán có lời văn
 Nội dung chủ yếu dạy học giải toán có lời văn trong toán 4 là tiếp tục giải các bài toán đơn toán hợp có dạng đã học từ lớp 1, 2, 3 và phát triển các bài toán đó đối với các phép tính trên phân số và các số đo đại lượng mới học ở lớp 4, đồng thời đề cập thêm một số dạng gviải toán mới phù hợp với giai đoạn mở đầu hbọc tập của học sinh lớp 4.
Khi dạy giải toán có lời văn giáo viên cần để học sinh cố gắng tự tìm ra cách giải bài toán( hoặc phương pháp giải bài toán), giáo viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải đối với học sinh. Hướng dãn học sinh giải toán có lời văn theo các bước sau:
+ Phân tích đề toán, tóm tắt bài toán
+ Phân tích mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với kết luận để tìm ra cách giải bài tóan
+ Trình bày bài giải bài toán đầy đủ rõ ràng
Ví dụ: Giải bài toán ( sách giáo khoa trang147). Tổng của hai số là 96. tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
Giáo viên cho học sinh đọc đề toán học sinh tìm hiểu, phân tích đề toán( bài toán cho biết gì? Hỏi gì?)
Giáo viên hướng dẫn( gợi ý, dẫn dắt) giúp học sinh tự tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ( tỉ số là, nếu số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau thì số lớn được biểu thị là bao nhiêu phần như thế?)
Số bé: 
Số lớn:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các bước giải bài toán( dựa vào kiến thức về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3) như sau:
+ Tìm tổng số phần bằng nhau ( theo sơ đồ): 3 = 5 = 8 ( phần )
+ Tìm giá trị một phần : 96 : 8 = 12 
+ Tìm số bé : 12 x 3 = 36
+ Tìm số lớn : 12 x 5 = 60 ( hoặc 96 – 36 = 60 )
Học sinh trình bài lời giải bài toán:
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 ( phần )
Số bé là:
96: 8 x 3 = 36
Số lớn là
96 – 36 = 60
Đáp số: 36, 60
Học sinh có thể gộp bước 2 và bước 3 là : 
96 : 8 x3 = 36
2. Kết quả
 Qua quá trình phấn đấu của học sinh và giáo viên chủ nhiệm. cuối học kì I ( năm học 2009 – 2010) đạt được một số kết quả như sau:
100 % học sinh có nề nếp học tập tốt môn toán
100 % học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của môn toán
Trên 70% học sinh thực hiện khá tốt kỹ năng giải toán
Đa số học sinh chăm học và hứng thú học tập toán
Cụ thể qua kiểm tra chất lượng học kì I môn toán đạt được kết quả như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
7 ( 30,4%)
9(39.2%)
7(30.4%)
0
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy- học tốt môn toán 4 là điều mà tất cả giáo viên chủ nhiệm đều mong muốn. Nhưng để áp dụng các biện pháp đó có hiệu quả và sự tiép thu của học sinh đạt được những kết quả như mong muốn thì đòi hỏi giáo viên phải:
+ Luôn nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, phải tôn trọng ý kiến của học sinh
+ Không ngừng phấn đấu nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo trao dồi học các đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ.
+ Tích cực nghiên cứu sách báo tài liệu có liên quan đến việc dạy học
+ Trong quá trình giảng dạy phải biết lồng ghép nhiều biện pháp, phương pháp và cách thức tổ dạy học khác nhau sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với trình độ của học sinh, không áp đặt, không bám kiến thức có sẳn trong sách giáo khoa mà tổ chức hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức, động viên học sinh tập suy nghĩ, quan sát, diễn đạt, thực hiện hoạt động học tập theo cách riêng của mình.
+ Giáo viên phải nắm chắc nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức, hiểu được ý đồ sách giáo khoa
+ Giáo viên sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng dạy học phải linh họat và hiệu quả, tránh hình thức lãng phí, . . . 
+Thường xuyên liên hệ với đại diện cha mẹ học sinh nhằm trao đổi tình hình học tập của học sinh. Tạo mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường – giáo viên chủ nhiệm- phụ huynh học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập.
D. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
 Thực tiễn dạy-học toán cho học sinh lớp 4 hiện nay đã bộc lộ những mặt hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Trong đó điều đáng quan tâm nhất là nhận thức của giáo viên về dạy học toán sao cho có hiệu quả, đó là điều mà chưa hẳn ai cũng làm được.
	Muốn nâng cao chất lượng dạy- học toán lớp 4, người giáo viên phải có quyết tâm cao trong quá trình giảng dạy, thực hiện nhiều biện pháp cải tiến trong khâu chuẩn bị tiết dạy, khâu lên lớp,. . . .
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình dạy – học toán 4 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 4 nói chung và lớp 4 A trường tỉểu học Mỹ Phước D nói riêng. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu được một phần nào đó đối với môn toán lớp 4 để tìm ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà học sinh tôi mắc phải.
	Tôi hy vọng sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp quí báo của các bạn đồng nghiệp để thực sự mỗi giáo viên chúng ta sẽ ngày càng nâng cao hơn nữa về chất lượng dạy học môn toán và đặc biệt là cho học sinh lớp 4.
 Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, ngoài sự nổ lực nghiên cứu của bản thân, phải kể đến sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp.
 Tuy nhiên, do kinh nghiệm còn ít nên đề tài này mang tính chủ quan, khó tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quí thầy (cô).
Mỹ Phước D, ngày 19 tháng 01 năm 2010
Người thực hiện
Nguyến Phước Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_toan_l.doc