Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng & hiệu quả Lớp 1+2+3

Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng & hiệu quả Lớp 1+2+3

- Bài 3.

 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được nguồn tài nguyên có liên quan tới sản xuất sách vở, đồ dùng học tập – Tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở đồ dùng học tập.

- Bài 14.

 Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng - Bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 3924Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng & hiệu quả Lớp 1+2+3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tích hợp ở mức độ bộ phận,
- Tích hợp ở mức độ liên hệ . 
 	II. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC SDNLTK&HQ TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC 
Lớp 1: 
Tên bài
Nội dung tích hợp
Mức độ 
Bài 3.
 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập 
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được nguồn tài nguyên có liên quan tới sản xuất sách vở, đồ dùng học tập – Tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở đồ dùng học tập.
Liên hệ
Bài 14.
 Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
- Bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
Liên hệ
Lớp 2: 
Tên bài
Nội dung tích hợp
Mức độ 
Bài 7.
 Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Liên hệ
Bài 8.
 Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng 
 - Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ, làm sạch đẹp, an toàn môi trường ở lớp, trường và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí (có liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ, giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.
 - Một trong các yêu cầu giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là giảm thiểu việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, công nghệ sản xuất,...có liên quan tới sử dụng các loại năng lượng có nguy cơ gây tổn hại việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (ôtô, xe máy dùng xăng, ..) xả khí thải làm ô nhiễm môi trường.
Liên hệ
Bài 14.
Bảo vệ loài vật có ích 
Bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ gìn vệ sinh nơi công
 cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. 
 - Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng.
Liên hệ
 Lớp 3: 
Tên bài
Nội dung tích hợp
Mức độ 
Bài 6.
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường 
 - Các việc lớp, việc trường có liên quan tới giáo dục SDNLTK&HQ : 
+ Bảo vệ, sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí ( Sử dụng quạt, đèn điện, các thiết bị dạy học có sử dụng điện hợp lý, hiệu quả,...)
+ Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của môi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.
+ Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí,...nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,...
+ Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình . 
Liên hệ
Bài 13
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung.
- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. 
- Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, không đúng mục đích,...)
Toàn phần
Bài 14
Chăm sóc cây trồng vật nuôi
- Chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng. 
Liên hệ
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.
II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ 
Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3. 
Lớp
Bài
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
1
5. Vệ sinh thân thể
Giáo dục HS biết tắm, gội, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi thực hiện các công việc này
Ví dụ : Khi tắm không để vòi hoa sen chảy liên tục, ...
Liên hệ
7.Thực hành: Đánh răng và rửa mặt
Giáo dục HS biết đánh răng, rửa mặt đúng cách và tiết kiệm nước
Liên hệ
 17. Giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn lớp học sạch đẹp. 
Liên hệ
2
13. Giữ sạch môi trường xung quanh nhà
18. Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở, trường học sạch đẹp
Liên hệ
3
 23. Phòng cháy khi ở nhà
Giáo dục HS biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong,... 
Liên hệ 
 36. Vệ sinh môi trường
Giáo dục HS biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác như rau, củ, quả,... có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả
Bộ phận
37. Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Giáo dục HS biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước
Bộ phận
38. Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Giáo dục HS biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.
Bộ phận
MÔN THỦ CÔNG
1. Các bài học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nội dung và mức độ tích hợp :
Lớp
Tên bài
Nội dung 
Mức độ
1
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học Thủ công
- Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy.
- Tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ... để dùng trong các bài học Thủ công. Hiểu được đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao động của con người để từ đó hình thành cho học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng.
Liên hệ
1
Cắt, dán và trang trí ngôi nhà
Nhà có các cửa sẽ có đủ ánh sáng và không khí, tiết kiệm năng lượng điện sử dụng chiếu sáng và sử dụng quạt, máy điều hoà.
Trang trí thêm mặt trời và gắn thiết bị thu năng lượng mặt trời trên mái nhà để phục vụ cuộc sống con người 
Bộ phận.
2
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược.
 Biển báo giao thông giúp cho người tham gia giao thông chấp hành đúng luật giao thong, góp phần giảm tai nạn và tiết kiệm nhiên liệu. 
Liên hệ.
2
-Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
-Gấp thuyền phẳng đáy có mui.
 Muốn di chuyển thuyền có thể dùng sức gió (gắn thêm buồm cho thuyền) hoặc phải chèo thuyền (gắn thêm mái chèo). 
 Thuyền máy dùng nhiên liệu xăng, dầu để chạy. Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu.
Liên hệ.
3
Gấp tàu thuỷ hai ống khói
 Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu.
Liên hệ
3
 Làm quạt giấy tròn
 Quạt tạo gió. Sử dụng quạt sẽ tiết kiệm năng lượng điện.
Liên hệ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MODULE GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
Modul 1
 Sử dụng chất thải hợp lí
I. Mục tiêu
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Hiểu được sự cần thiết phải sử dụng một cách hợp lí nguồn chất thải do con người tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết được các dạng chất thải khác nhau có trong đời sống hằng ngày.
- Biết cách sử dụng hợp lí các chất thải, không làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống con người.
- Tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi sử dụng chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống con người.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
	1. Nội dung
	- Chất thải là những dạng vật chất được sản sinh ra qua quá trình chuyển hóa các dạng vật chất có khả năng sinh công như: than, dầu, khí đốt, điện năng.
- Chất thải là do từ nhiều nguồn khác nhau mà có. Loại do con người tạo ra từ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như: bao gói thực phẩm bằng túi nylon, nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt (gồm các loại rác kim khí, rác thủy tinh, rác thực vật, kể cả những bó hoa, những lẵng hoa và những bao gói tặng phẩm, các vòng hoa trong đám tang, vàng hương trong các lễ hội). Loại sinh ra từ sản xuất công nghiệp của các nhà máy, các doanh nghiệp như nước thải với lượng hóa chất lớn làm ô nhiễm môi trường, khói bụi từ các ống khói nhà máy nhả ra , tạo nên những “bãi thải” một cách tự nhiên.
- Biện pháp sử dụng một cách hợp lí các chất thải nhằm làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, đồng thời làm tăng chất lượng cuộc sống cho con người.
2. Hình thức tổ chức
- Thảo luận theo chủ đề “Sử dụng chất thải hợp lí ”.
- Trò chơi "Bỏ chất thải vào thùng".
III. Thời gian: 30 phút
IV. Chuẩn bị
	1. Giáo viên
- Thu thập tài liệu về các loại chất thải do con người tạo ra. Lựa chọn những loại chất thải mà học sinh tiểu học dễ nhận biết.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các chất thải.
- Chuẩn bị một vài thông tin hay câu chuyện ngắn nói về nguồn gốc có chất thải.
	2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh theo gợi ý của giáo viên.
- Chuẩn bị ý kiến để thảo luận nhóm.
V. Tổ chức hoạt động
	5.1. Hoạt động 1: Liệt kê các loại chất thải
a) Mục tiêu
- Nhận biết được một số loại chất thải thường gặp trong đời sống hằng ngày.
	- Biết cách phân loại các loại chất thải đó.
b) Cách tiến hành
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5-6 học sinh.
- Giao nhiệm vụ cho nhóm hoạt động theo câu hỏi “Hãy kể tên các loại chất thải mà em thường gặp trong cuộc sống hằng ngày”. Phát cho mỗi nhóm một vài tờ giấy A4 để ghi kết quả thảo luận.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 15 phút. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên giúp học sinh hệ thống hóa lại những loại chất thải mà các em thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
c) Kết luận 
Có nhiều loại chất thải mà chúng ta thường gặp hằng ngày. Có loại do con người tạo ra từ sinh hoạt hằng ngày, có loại do từ sản xuất công nghiệp của các nhà mày hay các doanh nghiệp.
	5.2. Hoạt động 2: Trò chơi “Bỏ chất thải vào thùng” 
a) Mục tiêu 
Trò chơi giúp học sinh biết cách thực hiện trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn môi trường sạch sẽ bằng cách sử dụng chất thải (các loại rác) hợp lí, đúng nơi quy định.
b) Cách tiến hành
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: nhóm "thùng đựng chất thải" và nhóm "bỏ chất thải".
-  ... 5 phút. Sau đó mối tổ chọn từ 1-2 bức vẽ đẹp nhất để tham dự thi với tổ bạn. Các bức vẽ được chọn sẽ dán lên bảng để toàn lớp quan sát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và tìm ra bức vẽ đẹp nhất, phản ánh đúng nội dung.
- Mời học sinh có bức vẽ đẹp nhất lên trình bày ý tưởng của mình.
- Cả lớp vỗ tay biểu dương. Giáo viên tuyên dương và phát thưởng (nếu có).
c) Kết luận
	Mỗi người chúng ta hãy lựa chọn cách sử dụng chất đốt hợp lí và tiết kiệm nhất. Có như vậy mới đảm bảo cho môi trường trong sạch, làm giảm mức tiêu hao năng lượng không cần thiết.
	5.3. Hoạt động 3: Thảo luận chung
a) Mục tiêu
	Tạo cơ hội để mọi học sinh thể hiện ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả chất đốt trong cuộc sống hằng ngày.
b) Cách tiến hành
- Từ những bức tranh vẽ treo trên bảng, giáo viên đặt câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ trả lời:
	+ Những bức vẽ này nói về cái gì? (gợi ý có thể nói về một loại chất đốt, hoặc thiết bị hay phương tiện nào đó).
	+ Nếu sử dụng những chất đốt một cách hợp lí như trong các bức vẽ thì sẽ có lợi gì?
- Học sinh cùng quan sát và suy nghĩ trong 5 phút. Sau đó giáo viên gọi học sinh trả lời.
- Trong quá trình thảo luận chung, xen kẽ một vài bài hát để thay đổi không khí hoạt động.
c) Kết luận
	Chất đốt là dạng vật chất cung cấp năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Cần phải có thái độ và hành vi sử dụng chất đốt một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Modul 4
Nước - Nguồn năng lượng quý giá 
I. Mục tiêu
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Biết được nước là nhu cầu, nguồn năng lượng quý giá không thể thiếu được trong cuộc sống của sinh vật.
- Nước là một tài nguyên không phải vô hạn, cần phải khai thác, sử dụng một cách hợp lí.
- Biết sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
- Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả do nhà trường tổ chức.
II. Nội dung và hình thức tổ chức
1. Nội dung 
 	- Nước là nguồn năng lượng to lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt, là công ngiệp thủy điện.
- Nước là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống. Nước không phải vô hạn, nên phải bảo vệ nguồn nước và cần sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả.
2. Hình thức tổ chức
- Thảo luận nhóm về năng lượng nước.
- Trò chơi “ Đổ nước vào chai”
III. Thời gian: 45 phút
IV. Chuẩn bị
- Các tranh, ảnh về con người sử dụng năng lượng nước như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, guồng nước, giã gạo nước, tầu hỏa chạy bằng hơi nước, máy hơi nước.
- Giấy A4, bút chì, bút mầu
- Hai chậu nước, hai thìa múc nước, hai vỏ chai giống nhau. 
V. Tổ chức hoạt động
Khởi động: Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS biết được nước là tài nguyên quý giá, là nguồn năng lượng quan trọng đối với cuộc sống.
b) Cách tiến hành :
- Treo các tranh lên bảng
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4-6 em, cử nhóm trưởng.
- GV hướng dẫn các nhóm hoạt động: các em quan sát tranh, thảo luận trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung các tranh ảnh nói lên điều gì?
+ Con người đã lợi dụng sức nước để làm gì?
+ Nước đóng vai trò như thế nào đối với cuộc sống của sinh vật?
- Các nhóm hoạt động
- Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
- Các nhóm khác bổ sung, trao đổi
- GV kết luận: 
 Nước là một nguồn năng lượng quý giá, là một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống, nước được sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp như một loại nhiên liệu. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Đổ nước vào chai”
a) Mục tiêu: 
- Nâng cao nhận thức của HS về vai trò của nước sạch đối với cuộc sống của sinh vật.
- Biết giữ gìn và sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả.
b) Cách tiến hành:
- Địa điểm chơi là sân trường
- GV chuẩn bị 02 chậu nước sạch, hai thìa múc nước và 02 vỏ chai giống nhau. chuẩn bị vạch xuất phát - vạch đặt hai chậu nước , vạch đặt hai vỏ chai
- GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội 05 người.
- GV phổ biến cách chơi:
Cách chơi 1
+ Hai đội đứng tại vạch xuất phát theo hàng dọc, em đứng đầu cầm thìa.
+ Khi có lệnh xuất phát: em đứng đầu dung thìa múc nước, chạy nhanh về đích để vỏ chai, đỏ nước vào chai, rồi nhanh chóng quay lại đưa thìa cho bạn kế tiếp, bạn này làm như bạn thứ nhất,...cho đến người cuối cùng. Qua trình lại được tiếp tục từ đầu.
- Luật chơi: 
+ Hết thời gian quy định, đội nào đổ được nhiều nước vào chai hơn là đội thắng cuộc.
+ Khi đổ nước không dùng tay giữ chai.
- Các đội thực hành chơi: hai đội chơi xong, đến hai đội chơi khác tiếp tục.
- Chú ý: Khoảng cách giữa hai vạch không quá xa, nên khoảng 2m - 3m.
- Kết thúc cuộc chơi:
+ GV khuyến khích các em phát biểu cảm tưởng, nêu ý nghĩa của trò chơi .
+ Gợi ý các em trao đổi đưa ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh nước sạch, nước uống trong nhà trường.
- GV Kết luận: 
+ Nước là một nhu cầu quan trọng, không có nước các sinh vật không thể tồn tại. 
+ Chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả.
Cách chơi thứ hai:
Có thể 05 em đứng thành hàng dọc từ vạch xuất phát đến vạch đích. Em đứng tại vạch xuất phát dùng thìa múc nước, đưa cho bạn kế tiếp, bạn kế tiếp lại đưa cho bạn tiếp theo,... cho đến bạn cuối cùng, bạn này đổ nước vào chai rồi nhanh chóng chuyền thìa cho bạn đầu tiên. Qua trình lại tiếp tục như ban đầu.
Kết luận chung
 - Nước là một nguồn năng lượng quý giá, là một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống. 
 - Năng lượng nước có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Con người lợi dụng thủy năng để xây dựng các nhà máy thủy điện,... tạo ra điện phục vụ đời sống con người. 
 - Nước sạch không phải là vô hạn, chúng ta cần phải sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và tích cực bảo vệ nguồn nước. 
Modul 5
Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
I. Mục tiêu
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Biết được điện là nguồn năng lượng quý giá đối với cuộc sống và nhu cầu sản xuất.
- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Thực hành sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
II. Nội dung và hình thức tổ chức
1. Nội dung
- Điện là nguồn năng lượng to lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác.
- Điện là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống. Nhu cầu và chi phí về điện đối với nước ta rất lớn, nếu không sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả thì chúng ta có nguy cơ thiếu điện.
- Các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp. 
2. Hình thức tổ chức
- Thảo luận nhóm về tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
- Xây dựng ”Dự án” sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp và địa phương.
III. Thời gian: 45 phút
IV. Chuẩn bị
- Các giỏ đựng phiếu hoạt động.
- Tranh, ảnh minh họa thực tiễn sử dụng điện năng trong cuộc sống và sản xuất.
- Một số thiết bị sử dụng bằng điện thông thường minh họa các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.
V. Tổ chức hoạt động
Khởi động: Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS biết vai trò và tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
b) Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm từ 4-6 HS, cử nhóm trưởng.
- GV treo lên bảng các bức tranh, ảnh về sử dụng điện trong các lĩnh vực kinh tế: Điện trong sinh hoạt, điện trong sản xuất công nghiệp, điện trong sản xuất nông nghiệp, điện trong kinh doanh,...và hướng dẫn HS quan sát tranh để trả lời các câu hỏi sau:
+ Điện được sử dụng như thế nào trong cuộc sống và sản xuất?
+ Điều gì xảy ra nếu chúng ta thiếu hoặc không có điện?
- Các nhóm hoạt động
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm trao đổi chung
- Kết luận: 
+ Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với cuộc sống con người , điện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác và đóng vai trò quyết định sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế.
+ Điện không phải là nguồn năng lượng vô hạn, nước ta hiện nay đang thiếu điện, đã và đang phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho nhập khẩu điện. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả 
Hoạt động 2: Điều tra về tình hình sử dụng điện ở gia đình và cộng đồng
a) Mục tiêu: HS biết được thực tế sử dụng điện ở gia đình và địa phương
b) Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề và dùng kĩ thuật động não: 
+ Theo các em thế nào là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả?
+ Hãy nêu những trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình và cộng đồng.
- GV ghi các nội dung phát biểu của HS lên bảng, tổng hợp các ý kiến của cả lớp.
- Kết luận: 
+ Sử dụng năng lượng nói chung, sử dụng điện nói riêng tiết kiệm hiệu quả là sử dụng điện một cách hợp lí nhằm giảm mức tiêu thụ điện cho các phương tiện, thiết bị và hoạt động sử dụng điện mà vẫn đảm bảo nhu cầu điện cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt. 
+ Các trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình và cộng đồng có thể là: sử dụng bóng đèn công suất lớn không cần thiết; sử dụng bóng đèn sợi đốt; ra khỏi phòng không tắt đèn, không tắt quạt, điều hòa nhiệt độ; dùng nhiều phương tiện, thiết bị sử dụng điện trong giờ cao điểm ; tắt tivi bằng điều khiển ; đèn đường sáng vào ban ngày,....
Hoạt động 3: Các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình
a) Mục tiêu : HS biết các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình
b) Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành các nhóm, cử nhóm trưởng
- Giao nhiệm vụ : Các nhóm thảo luận và liệt kê vào bảng hoạt động các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận hoạt động
Kết luận chung
+ Điện năng luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chúng ta và quá trình sản xuất, sự khan hiếm và thiếu hụt điện năng là một trong những nguyên nhân lớn làm hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
+ Sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả là một trong các giải pháp thiết thực và tối ưu đối với hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay.
 “`CHÚC QUÝ ĐỒNG NGHIỆP SỨC KHỎE -THÀNH ĐẠT “
 Email: tothanhtam68@yahoo.com

Tài liệu đính kèm:

  • docTICH HOP NL TK HQ K 123.doc