Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3 offline do dịch covid-19

Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3 offline do dịch covid-19

I/ PHÂN MÔN LTVC :

 A.Phần trắc nghiệm : Đánh dấu x vào ô trống trước ý em cho là đúng :

Câu 1 : Câu “ Bạn Hưng rất tốt bụng . ” được cấu tạo theo mẫu :

 a. Ai là gì ? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 2 : Câu “ Ông em đang nhổ cỏ, bắt sâu. ” được cấu tạo theo mẫu :

 a. Ai là gì ? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì?

Câu 3 : Câu “ Đàn cá ùn lại tranh nhau đớp tới tấp” là kiểu câu :

 a. Ai là gì ? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? . Câu 4 : Câu: “ Ba của Tùng là một bác sĩ giỏi của bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.” thuộc mẫu câu nào?

 a. Ai là gì ? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? .

Câu 5 : Câu “ Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ” được viết theo mẫu câu:

 a.Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 6: Câu: “Hoa đào phơn phớt hồng như má bé gái.” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?

 

doc 13 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3 offline do dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN BÀI TẠI NHÀ
TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID – 19, ĐỢT 2
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
I/ PHÂN MÔN LTVC :
 A.Phần trắc nghiệm : Đánh dấu x vào ô trống trước ý em cho là đúng :
Câu 1 : Câu “ Bạn Hưng rất tốt bụng . ” được cấu tạo theo mẫu :
 a. Ai là gì ? 	 b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 2 : Câu “ Ông em đang nhổ cỏ, bắt sâu. ” được cấu tạo theo mẫu :
 a. Ai là gì ? 	 b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? 
Câu 3 : Câu “ Đàn cá ùn lại tranh nhau đớp tới tấp” là kiểu câu : 
 a. Ai là gì ? 	 b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? . Câu 4 : Câu: “ Ba của Tùng là một bác sĩ giỏi của bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.” thuộc mẫu câu nào? 
 a. Ai là gì ? 	 b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? . 
Câu 5 : Câu “ Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ” được viết theo mẫu câu:
 a.Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 6: Câu: “Hoa đào phơn phớt hồng như má bé gái.” thuộc kiểu câu nào? 
Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 7 : Đọc đoạn thơ sau :
 Đường xa em đi về
 Có chim reo trong lá
 Có nước chảy dưới khe
 Thì thào như tiếng mẹ
 a.Tiếng chim reo, tiếng nước chảy được so sánh với âm thanh của:
 tiếng lá tiếng khe tiếng mẹ 
 b. Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng chim reo, tiếng nước chảy trong rừng :
 rất to, rất mạnh rất nhẹ nhàng, êm ái lặng im
Câu 8 : Câu nào dưới đây điền dấu phẩy sai ?
a.Bà em, mẹ em đều là giáo viên tiểu học.
b. Trăng chiếu sáng, khắp các nhành cây ngọn cỏ.
c. Chủ nhật này lớp em được đi thăm Hồ Gươm, lăng Bác. 
Câu 9 :  Dòng nào dưới đây chỉ gộp những người trong gia đình?
 a) ông bà, cha mẹ, chú cháu, anh em.
 b) anh hai, ông nội, bà ngoại, em út.
 c) bố đẻ, anh cả, ông ngoại, bà nội.
Câu 10 : Dòng nào gồm toàn các từ chỉ hoạt động,trạng thái?
 a. Ngủ, tỏa, suy nghĩ, nhảy múa, trường học, ôm chầm.
 b. Ngủ, tỏa, suy nghĩ, ân hận, xinh đẹp.
 c. Ngủ, tỏa, suy nghĩ, nhảy múa, ân hận, ôm chầm.
Câu 11 : “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
 Các hình ảnh so sánh trong câu thơ trên là: 
 a. Trẻ em, búp trên cành.
 b. Trẻ em, ngoan 
 c. Búp trên cành, học hành.
Câu 12: Khoanh vào chữ đặt trước dòng có các từ đều là từ chỉ tình cảm đối với quê hương.
gắn bó, thương nhớ, yêu thương, tự hào, thương yêu. 
vườn hoa, bức tường, bạn nhỏ, mùa xuân, tiếng chim . 
gắn bó, thương nhớ, mùa xuân, tự hào, thương yêu. 
Câu 13: Câu: “Trăng tròn như mắt cá.” tác giả dùng cách so sánh nào để tả mặt trăng? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
So sánh giữa âm thanh với âm thanh.
So sánh giữa sự vật với sự vật. 
So sánh giữa hoạt động với hoạt động.
Câu 14: Câu: “Từng chùm pháo xuân được bắn lên rực rỡ như ngàn vì sao băng tỏa sáng trên bầu trời lồng lộng.” tác giả dùng cách so sánh nào để tả chùm pháo? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
So sánh giữa âm thanh với âm thanh.
So sánh giữa sự vật với sự vật. 
So sánh giữa hoạt động với hoạt động.
Câu 15 : Câu: “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.” tác giả dùng cách so sánh nào để tả cây gạo? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
So sánh giữa âm thanh với âm thanh.
So sánh giữa sự vật với sự vật. 
So sánh giữa hoạt động với hoạt động.
Câu 16: Khoanh vào chữ cái trước các câu văn có hình ảnh so sánh.
Tiếng hót của chim họa mi thánh thót như tiếng đàn.
Mùa xuân đến, hoa trong vườn nở rộ, bãi cỏ xanh non mỡ màng, nhưng lại rất vắng vẻ.
Ông trăng tròn như chiếc mâm đồng.
Câu 17: Bài thơ sau có mấy hình ảnh so sánh? Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 
 Mẹ như bếp lửa hồng
 Sưởi ấm con đông tối
 Mẹ như quạt mát rượi
 Đuổi cái nóng mùa hè
 Mẹ lo đứng lo ngồi
 Khi con đau, con ốm
 Mẹ như mặt trời sớm
 Hôn giấc ngủ của con.
1 hình ảnh so sánh.
2 hình ảnh so sánh.
3 hình ảnh so sánh.
Câu 18: Đọc các câu thơ sau và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 Là xe cần cẩu Tôi luôn luồn lách
 Tôi đâu vội vàng Như chú xe gin
 Như nàng xe khách Ai mà xin đường
 Tôi xin nhường trước. 
A. Các sự vật xe khách và xe gin được gọi là gì?
 a. tôi, nàng b. nàng, chú c. chú, tôi
B. Trong các câu thơ trên tác giả sử dụng phép tu từ gì?
 a. nhân hóa b. so sánh c. nhân hóa, so sánh.
Câu 19 : Đọc hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi
 Mặt trời gác núi Theo làn gió mát
 Bóng tối lan dần Đóm đi rất êm
 Anh đóm chuyên cần Đi suốt một đêm
 Lên đèn đi gác. Lo cho người ngủ.
A. Trong đoạn thơ, con đom đóm được gọi bằng gì?
 a. Bác b. Ông c. Anh
B. Từ ngữ nào chỉ tính nết của Đom Đóm?
 a. đi gác b. đi rất êm c. chuyên cần
C. Những từ ngữ nào chỉ hoạt động của Đom Đóm?
 a. Lên đèn, đi gác, gác núi, lo cho người ngủ, đi suốt đêm.
Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.
Lên đèn, đi gác, lan dần, lo cho người ngủ, đi suốt đêm.
Câu 20 : Dòng nào sau đây có các từ đều là những từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc?
( Lưu ý: Tổ quốc nghĩa là đất nước nơi mà những người cùng một dân tộc có tình cảm gắn bó với nó.)
 a. bảo vật, giang sơn, đất nước, nước nhà, nước non, quê hương
 b. đất nước, non sông, nước nhà, giang sơn, nước non, quê hương
 c. đất nước, non sông, nước nhà, nước non, bảo vệ, giang sơn
Câu 21 : Những dòng nào sau đây có các từ đều là những từ không cùng nghĩa với từ bảo vệ? ( Bảo vệ nghĩa là chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn.)
 a. bảo vật, bảo hiểm, bảo bối, bảo ban
b. xây dựng, giữ gìn, gìn giữ
c. xây dựng, giữ gìn, bảo quản, bảo tàng
Câu 22 : Dòng nào sau đây có các từ đều là những từ cùng nghĩa với từ bảo vệ?
a. bảo vật, bảo hiểm, bảo bối, bảo ban
b. xây dựng, giữ gìn
c. xây dựng, giữ gìn, bảo quản, bảo tàng
Câu 23 : Từ cùng nghĩa với từ xây dựng là: 
 a. kiến thức b. giữ gìn c. kiến thiết d. kiến trúc
Câu 24 : Đọc các câu thơ sau và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 Ông trời nổi lửa đằng đông 
 Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
 Bố em xách điếu đi cày
 Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau
 A. Các sự vật trời và sân được gọi là gì?
 a. em, ông b. bà, em c. ông, bà
Trong các câu thơ trên tác giả sử dụng phép tu từ gì?
 a. nhân hóa b. so sánh c. nhân hóa, so sánh
Câu 25 : Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy đúng? Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng.
Cây gạo rất thảo, rất hiền.
Cây gạo, rất thảo, rất hiền.
Cây gạo, rất thảo rất hiền.
Câu 26 : Khoanh tròn vào chữ cái trước những hoạt động có ở trường học :
Học bài b. vui chơi c. nhảy dây d. hát e. buôn bán
g. xem xiếc h. thi chạy i. chào cờ
Câu 27 : Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. Đánh dấu x vào ô trống trước thái độ ứng xử em không tán thành.
Chia ngọt xẻ bùi.
Sống chết mặc bay.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 28 : Từ nào có thể thay thế cho từ bức bối trong câu Trời bức bối, ngột ngạt.
nóng bỏng
nóng nảy
nóng bức
Câu 29 : Những hình ảnh nào dưới đây được so sánh với “ Mặt trời”
Một quả cầu lửa
Một lưỡi liềm.
Một chiếc ô khổng lồ.
Câu 30 : Em điền từ nào vào chỗ chấm để được câu theo mẫu Ai thế nào ?
 Chú gà trống .
cất tiếng gáy vang
thật oai vệ
vỗ cánh phành phạch
 B/ Phần tự luận :
Câu 1: Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong câu sau:
 Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Câu 2: Em hãy gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
 Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. 
Câu 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau: 
 Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.”.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: 
 Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.
.
 b. Những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy.
Câu 5: Em hãy điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong câu sau:
 Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,đều là một tác phẩm nghệ thuật.
Câu 6 : Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
 - Bố em tan ca khi trời vừa sáng.
 - Chiều mai, chúng em được dự thi đố vui để học.
 - Chúng em sẽ học tập tốt hơn trong học kì II.
 - Mặt trời xuống núi khi hoàng hôn xuống.
Câu 7 : Viết câu theo mẫu Ai thế nào? để tả từng sự vật sau:
 - Thành phố của em.
 - Cô giáo em.
 - Sân trường vào giờ ra chơi.
 - Một ngày hội ở trường em.
Câu 8 : Hoàn chỉnh các câu sau bằng các hình ảnh so sánh phù hợp.
 - Ở thành phố, người đông ................................
 - Mẹ em hiền ...................................................
 - Căn phòng nóng ..............................................
 - Bạn Hùng chạy ................................................
 - Mặt trăng tròn như.
 - Cánh cò trắng như.
Câu 9 : Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm , màu sắc trong các câu sau:
 Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa, nổi bật trên nền là xanh mượt
Câu 10 : Nối các từ ở tiếng địa phương Bắc Bộ với các từ có nghĩa tương đương trong tiếng địa phương Nam Bộ
Tiếng Bắc Bộ Tiếng Nam Bộ	
tiêu, dùng	 cây viết
cái ví	 bắp
con lợn	 xài
cây bút	 con heo
ngô	 cái bóp
Câu 11 : Gạch dưới các hình ảnh so sánh
 Quê hương là cầu tre nhỏ
 Mẹ về nón lá nghiêng che
 Quê hương là đêm trăng tỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài hè
Câu 12: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn sau:
 Đà Nẵng là trung tâm kinh tế văn hóa giáo dục khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung.
Câu 13: Em hãy gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong câu sau.
 Mùa xuân đến, hoa trong vườn nở rộ, bãi cỏ xanh non mỡ màng, nhưng lại rất vắng vẻ.
Câu 14: Em hãy viết vào chỗ chấm một câu văn có hình ảnh so sánh:
...Câu 15: Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? để tả về một người bạn của em.
Câu 16: Đặt 1 câu theo mẫu Ai làm gì? để nói về công việc của người thầy.
Câu 16. Điền từ chỉ trạng thái thích hợp vào chỗ chấm :
 Bạn ấy đang . Trên võng.
 Em rất.. vì được đi học lại sau kì nghỉ tết dài ngày.
Câu 17 : Gạch dưới một từ ngữ không thuộc nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong mỗi dãy từ dưới đây 
Đến trường, mát mẻ, tới lớp, chuyện trò, chơi đùa, bỡ ngỡ, thích .
Đánh cầu lông, đá bóng, bơi lội, chơi cờ, nhảy dây, cần cù.
Viết, đọc, vẽ, tô, nghe giảng, kẻ, hỏi, chăm chỉ, trả lời.
Câu 18. Hãy viết tiếp vào chỗ trống để có các hình ảnh so sánh ? 
 a. Đêm trung thu, mặt trăng tròn vành vạnh ... mặt trời mới mọc đỏ như ...............................
Câu 19: Trong câu “Những chị hoa mai khoác lên mình chiếc áo vàng tươi như những tia nắng ban mai.” câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? Em hãy viết câu trả lời vào chỗ chấm............................................
Câu 20 : Tìm từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :
 Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín...................
Sương ......... đầu ngọn cỏ
Sương lại càng.................
Bay vút tận....................
.....................cao tiếng hát.
( Tre, long lanh, thêm vàng trời xanh, chiền chiện)
II/ PHÂN MÔN CHÍNH TẢ :
Bài 1:
1. Nghe - viết: Chơi chuyền
 "Chuyền chuyền một Mai lớn lên
 Một, một đôi Vào nhà máy 
 Chuyền chuyền hai Công nhân mới
 Hai, hai đôi" Giữa dây chuyền
 Mắt sáng ngời Đón bạn trên
 Theo hòn cuội Chuyền bạn dưới
 Tay mềm mại Mắt không mỏi
 Vơ que chuyền. Tay không rời
 Chuyền dẻo dai
 Chuyền chuyền mãi...
 Thái Hoàng Linh
Bài Tập: Điền vào chỗ trống
a. ao hay oao?
 Ngọt ng.; mèo kêu ngng; ng..ngán
b. an hay ang?
 Th..vãn; thuốc th; mỏ th; cầu th..
Đáp án:
a. ao hay oao?
 Ngọt ngào ; mèo kêu ngoao ng oao ; ngao ngán
b. an hay ang?
 Th an vãn; thuốc thang ; mỏ than; cầu thang 
Bài 2:
1. Nghe - viết: Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón đến ríu rít đánh vần theo)
 Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo.
Bài Tập: Chọn những tiếng trong ngoặc để ghép với mỗi tiếng sau:
a. 
( xét, sét): ..hỏi; xem..; nhận..; gỉ .; sấm..; đất ..
( xào, sào):.nấu; xáo; .ruộng; cây..
( xinh, sinh): đẹp; tươi; .đẻ; .sống
b. 
( gắn, gắng): .bó; hàn; ..sức; cố.
( nặn, nặng):tượng; bóp.; .nhọc; việc..
( khăn, khăng): ..áo; đội.; khít; chơi..
Bài 3: 
Tập chép: Chị em
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
 Để chị trải chiếu, buông màn cho em.
 Chổi ngoan mau quét sạch thềm,
 Hòn bi thức đợi lim dim chân tường.
Đàn gà ngoan chớ ra vườn,
 Luống rau tay mẹ mới ươm đầu hồi.
Mẹ về, trán ướt mồ hôi,
 Nhìn hai cái ngủ chung lời hát ru.
 Trần Đắc Trung
Bài Tập:
1.  Điền vào chỗ trống ăc hay oăc?
 Đọc ng ngứ, ng tay nhau, dấu ng đơn
2. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với riêng.
- Cùng nghĩa với leo.
- Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau.
b) Chứa tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã có nghĩa như sau:
– Trái nghĩa với đóng.
– Cùng nghĩa với vỡ.
– Bộ phận ở trên mặt dùng để thở và ngửi.
Bài 4:
1. Nghe - viết: Các em nhỏ và cụ già (đoạn 4 sách trang 62 tập 1)
 Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
 Bài tập: Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:
- Làm sạch quần áo, chăn màn bằng cách vò, chải, giũ trong nước: 
- Có cảm giác khó chịu ở da như bị bỏng:.
- Trái nghĩ với ngang: 
b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với vui: ..
- Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo: ..
- Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo: 
Bài 5:
Nghe - viết:
Quê hương ruột thịt
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa
ANH ĐỨC
Bài tập: 
- Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài.
- Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy.
 - Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ chứa tiếng có vần oay
Bài 6:
 Nghe - viết: Vàm Cỏ Đông ( 2 khổ đầu sách TV 3 tập 1 trang 106) 
 Ở tận sông Hồng, em có biết
 Quê hương anh cũng có dòng sông
 Anh mãi gọi với lòng tha thiết 
 Vàm Cỏ Đông ! Ơi Vàm Cỏ Đông !
 Đây con sông xuôi dòng nước chảy
 Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
 Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
 Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Bài tập: 
1. Điền vào chỗ trống it hay uyt?
 h´ sáo , h´ thở, s´ ngã, đứng s´ vào nhau.
2. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng sau:
a.
- rá, giá
- rụng, dụng
b.
- vẽ, vẻ
- nghĩ, nghỉ
Bài 7:
1. Nghe- viết: Người liên lạc nhỏ ( Sách TV 3 tập 1 trang 112:Từ đầu đến Lững thững đằng sau.)
 Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:
Nào, bác cháu ta lên đường !
 Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau.
Bài tập: 
- Tìm các tên riêng trong bài chính tả.
- Nhắc lại cách viết các tên riêng nói trên.
Điền vào chỗ trống ay hay ây?
- cây s, ch` giã gạo.
- d học, ngủ d
- số b’ , đòn b’
Bài 8:
Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên
 Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Bài tập: Điền vào chỗ trống
a. tr hay ch?
uyền hình, dây uyền, ật tự, ật chội, ăn ầu, ngồi ầu hẫu, ong chóng, ong trẻo
b. dấu hỏi hay dấu ngã
 nghi học, nghi ngợi, nôi danh, nôi niềm, bưa ăn, bưa củi
Bài 9:
Nghe - viết: Hai Bà Trưng ( TV lớp 3 tập 2 từ Thành trì của giặc đến hết)
Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào?
Chữ Hai và Bà đều được viết hoa để tỏ lòng tôn kính, Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.
Bài tập: Điền vào chỗ trống:
a) l hay n?
- lành ặn
- nao úng
- anh lảnh
b) iêt hay iêc?
- đi biền b
- thấy tiêng t´
- xanh biêng b´
Bài 10:
1. Nghe – viết: Ông tổ nghề thêu (TV lớp 3 tập 2 từ đầu đến Triều đình nhà Lê).
Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống tr hay ch?
 Trần Quốc Khái thông minh, ăm chỉ học tập nên đã ở thành tiến sĩ, làm quan to ong iều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, ước thử thách của nhà vua láng giềng, ông đã xử í rất giỏi làm o mọi người phải kính ọng. Ông còn nhanh í học được nghề thêu của người Trung Quốc để uyền lại cho nhân dân.
b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
 Lê Qúy Đôn sống vào thời Lê. Từ nho, ông đa noi tiếng thông minh. Năm 26 tuôi, ông đô tiến si. Ông đọc nhiều, hiêu rộng, làm việc rất cần mân. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sư, địa lí, văn học , sáng tác ca thơ lân văn xuôi. Ông được coi là nhà bác học lớn nhất cua nước ta thời xưa.
Lê Qúy Đôn (1726 – 1784): nhà bác học lớn của nước ta, quê ở tỉnh Thái Bình.
Bài 11: Ghi Đ vào ô trống trước cách viết đúng chính tả các từ in đậm.
¨ a. Bạn ấy ngồi học đầu nghoẹo hẳn sang một bên. 
¨ b. Mấy bạn đang cười ngặt nghoẽo dưới kia. 
¨ c. Bạn ấy rất cần cù xiêng năng.
¨ d. Nước lên, dòng sông chảy xiết.
¨ e. Công việc của những người nông dân là trồng trọt.
¨ f. Con trâu là bạn của những người nông dân.
¨ g. Những người nông dân rất chịu khó làm việc.
¨ h. Mấy chú bò trầm trậm bước đi vẻ mệt nhọc. 
Bài 12: Điền tiếng có chứa vần ươn hoặc ương thích hợp vào chỗ chấm.
Tôi..Huy quyển sách Tiếng Việt. 
Bạn Huy được...ba tập vở. 
Tôi rất thích món vịtở quán chú Ba.
Chúng tôi chăm sóc cây ngoài thí nghiệm.
Điền tiếng có chứa vần iên hoặc iêng thích hợp vào chỗ chấm.
Tố Hữu là một nhà thơ nổiở Việt Nam và thế giới. 
Anh ấy học tập..bộ hẳn lên. 
Món cơm..là món ăn sở trường của em. 
Cồng là những nhạc cụ của Tây Nguyên. 
Bài 13: Tìm 3 từ có tiếng xuất hoặc 3 từ có tiếng suất. Đặt 2 câu với 2 từ tìm được (mỗi loại một câu).
Bài 14: Ghép các tiếng sau để được từ viết đúng Chính tả:
trải, chải, chái, trái, cây, bếp, đầu, qua.
Bài 15: Tìm 1 từ có chứa tiếng rục, 2 từ có chứa tiếng giục và 3 từ có chứa tiếng dục. đặt 3 câu với 3 từ vừa tìm được (mỗi loại một câu).
Bài 16: Điền tiếng có chứa âm đầu r, d hoặc gi thích hợp vào chỗ chấm.
Lúa chín vàng.ngoài đồng.
Anh ấy vượt qua câu số 10 một cách..dàng.
Tết năm nay em được bố đưa đi đónthừa ở Bờ Hồ.
Bão to làm bậtmấy cây cổ thụ bên đường.
Bài 17: Tìm 1 từ có tiếng cuộn, 1 từ có tiếng cuộng, 1 từ có tiếng khuôn và 1 từ có tiếng khuông. Đặt câu với 4 từ tìm được (mỗi loại một câu).
Bài 18: Ghi Đ vào ô trống trước cách viết đúng chính tả các từ in đậm.
¨ Mùa hè đến, em thường mặc quần soóc cho mát.
¨ Những con soóc rất thích ăn hạt dẻ.
¨ Chiếc xe kéo theo một moóc đầy cát.
¨ Nước lên, dòng sông chảy xiết.
¨ Mẹ em thường phơi quần áo bằng moóc nhựa để tránh gỉ sắt. 
¨ Đường lên đỉnh núi khúc khuỷu và quanh co.
¨ Bạn ấy bị đau ở chỗ khuỷu tay.
¨ Cành cây trông khẳng khuyu nhưng sức sống lại rất mãnh liệt.
¨ Cậu ấy nhìn tôi tiu nguỷu, không nói được gì.
Bài 19: Điền tiếng có chứa âm đầu r, d hoặc gi vào chỗ chấm.
Cô.chủ nhiệm lớp tôi.hiền.
Trường chúng tôi mở chiến tiêu .chuột.
Bạn Hùng lớp tôi có..hát tuyệt vời.
Chiều thứ sáu tuần tới, Trường tôi tổ chức..lưu văn nghệ.
Bài 20: Chọn A, B hay C?
Chữ cái nào dưới đây ghép được với vần uyu để được tiếng có nghĩa.
Chữ kh	B. Chữ nh	C. Cả A và B đều sai.
Chữ cái nào dưới đây ghép được với vần iu để được tiếng có nghĩa.
Chữ đ	B. Chữ n	C. Cả A và B 
c. Tiếng nào dưới đây ghép được với tiếng khuỷu để được tiếng có nghĩa.
Chữ khúc	B. Chữ trục	C. Cả A và B 
d. Tiếng nào dưới đây ghép được với tiếng chĩu để được từ đúng.
Tiếng nặng	B. Tiếng sai	C. Cả A và B đều sai.
Viết chính tả: Đoạn 3-4 của bài “Người liên lạc nhỏ”
III/ ÔN TẬP LÀM VĂN
 Đề 1: Dựa theo mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong 
Hồ Chí Minh.
 Đề 2: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em thật đẹp và đáng nhớ. Em hãy viết đoạn văn kể lại những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học ấy. 
Đề 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu kể về một người hàng xóm mà em quý mến. 
Đề 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Đề 5: Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam ( hoặc miền Trung, miến Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
Đề 6: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_tieng_viet_lop_3_offline_do_dich_covid_19.doc