1. Hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu môn mĩ thuật ở trường Tiểu học
Thời gian: 2 tiết
³Thông tin cho hoạt động 1
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình dạy-học môn mĩ thuật ở trường Tiểuhọc
1.1. Mục tiêu dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học
- Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình thành và
củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình.
- Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng
tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.
1 Phần 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC MĨ THUẬT Thời gian: 30 tiết. Chủ đề 1 MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC MĨ THUẬT Thời gian: 15 tiết ( 10, 5 ) 1. Hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu môn mĩ thuật ở trường Tiểu học Thời gian: 2 tiết ³Thông tin cho hoạt động 1 1. Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình dạy-học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học 1.1. Mục tiêu dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học - Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật. - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình. - Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh. 1.2. Nhiệm vụ dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học - Giáo dục thẩm mĩ là chính. - Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. - Góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. 1.3. Chương trình mĩ thuật Tiểu học Chương trình mĩ thuật có các phân môn - Vẽ theo mẫu - Vẽ trang trí - Vẽ tranh - Tập nặn tạo dáng - Thường thức mĩ thuật * Lưu ý: 2 + Mĩ thuật là môn học có kết cấu đồng tâm: Kiến thức cơ bản được lặp đi lặp lại nhưng nâng cao dần qua các bài tập ở các cấp học, vì thế vừa có tính kế thừa, vừa có tính nâng cao. + Các phân môn được sắp xếp đan xen, theo trình tự từ dễ đến khó để có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình mĩ thuật được chia 2 giai đoạn - Giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3 ): Giai đoạn này gọi là Nghệ thuật (gồm mĩ thuật, âm nhạc và thủ công). + Thời lượng cho mĩ thuật: 35 tiết/năm (1 tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ 35 đến 40 phút). + Học sinh không có sách giáo khoa nhưng có Vở thực hành. + Giáo viên có sách hướng dẫn. - Giai đoạn 2: Mĩ thuật (lớp 4, 5) + Là môn học độc lập. + Thời lượng: 35 tiết/năm (1 tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ 35 đến 40 phút). + Học sinh có sách giáo khoa và Vở thực hành + Giáo viên có sách hướng dẫn. 1.4. Nội dung cơ bản của môn Mĩ thuật ở trường tiểu học Nội dung môn Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5 được trình bày cụ thể trong chương trình từng khối lớp, nhìn chung có những nội dung chính sau: - Vẽ theo mẫu: Hướng dẫn học sinh vẽ từ những nét đơn giản như thẳng, cong, đến những mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ mẫu có hai đồ vật. - Vẽ trang trí: Hướng dẫn học sinh vẽ từ bài tập đơn giản như vẽ tiếp hình có sẵn, vẽ màu vào hình có sẵn đến những bài tập tập sáng tạo về bố cục và hoạ tiết một cách đơn giản, - Vẽ tranh: Hướng dẫn học sinh thể hiện cảm nhận của mình qua bài vẽ về những đề tài: sinh hoạt, lễ hội, phong cảnh hoặc vẽ chân dung, tĩnh vật và vẽ tự do, - Tập nặn tạo dáng: Hướng dẫn học sinh rèn luyện khả năng tạo hình theo ý thích qua hình khối đơn giản của trái cây, con vật và người, . - Thường thức mĩ thuật: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cảm nhận một số tác phẩm nghệ thuật và một số tranh thiếu nhi trong nước và thế giới. 1.5. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật - Sách giáo khoa mĩ thuật lớp 4, 5 cung cấp kiến thức và phương pháp học cho học sinh, giúp học sinh tra cứu, tham khảo và ứng dụng kiến thức vào các bài tập, hình thành, phát triển các kĩ năng, - Sách giáo viên là tài liệu hướng dẫn tiến trình dạy học, cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dùng cho giáo viên; các kiến thức được sắp xếp có mục đích, mang tính hệ thống, 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội dung, phương pháp và đối tượng dạy - học 1.1. Khái niệm - Nội dung dạy - học là kiến thức và mức độ kiến thức cần học. Nội dung của bài dạy đã được xác định trong sách giáo khoa, sách giáo viên, tuy nhiên giáo viên có thể bổ sung, mở rộng kiến thức (mang tính địa phương, tính cập nhật). 3 - Phương pháp dạy - học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu học tập. - Đối tượng dạy - học là chủ thể hoạt động tự giác, tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ dưới sự truyền đạt, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của giáo viên. 1.2. Mối quan hệ giữa nội dung, phương pháp và đối tượng dạy - học Nội dung phải xuất phát từ mục tiêu môn học, do đó nội dung dạy - học phải gắn với mục tiêu, toát lên được mục tiêu. Phương pháp dạy - học phải làm rõ được nội dung, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, kiến thức, nhận thức, tâm sinh lí của đối tượng học, làm cho đối tượng học hào hứng, tích cực, sáng tạo trong học tập. Ngoài ra cần phải có phương tiệân dạy - học vì phương tiện dạy - học làm cụ thể nội dung và làm cho việc thực hiện phương pháp dạy học phong phú, sinh động, hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau: - Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3 - NXB Giáo dục 1998, 1999. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 1, 2, 3, 4, 5 - phần Mĩ thuật - NXB Giáo dục. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên mĩ thuật ở trường tiểu học + Bạn đọc thông tin của hoạt động để tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật ở trường tiểu học. + Hoạt động trên lớp, giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính. - Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội dung, phương pháp và đối tượng dạy - học + Hoạt động trên lớp: Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính. Đánh giá hoạt động 1 1. Hãy đánh dấu (X) vào ô bạn cho là đúng Mục tiêu chính của dạy - học mĩ thuật cho học sinh tiểu học là: Hoàn thiện kĩ năng vẽ. Giáo dục thẩm mĩ. Phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Cả ba câu đều đúng. 2. Giáo dục thẩm mĩ được thể hiện thế nào khi dạy-học mĩ thuật? 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 1. Đánh dấu (X) vào ô đúng Mục tiêu chính của dạy mĩ thuật cho học sinh tiểu học là: 4 Hoàn thiện kĩ năng vẽ. Giáo dục thẩm mĩ. Phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Cả 3 câu trên đều đúng. 2. Giáo dục thẩm mĩ được thể hiện khi dạy-học mĩ thuật: - Giáo dục thẩm mĩ thông qua nội dung bài học, qua đồ dùng dạy học, qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập (bố cục cân đối, hình, hoạ tiết đẹp, màu sắc hài hoà, ), qua việc liên hệ thực tiễn cuộc sống, ứng dụng kiến thức vào sinh hoạt hàng ngày, Hoạt động2: Tìm hiểu phương pháp dạy học mĩ thuật ở trường tiểu học Thời gian: 5 tiết ³Thông tin cho hoạt động 2 1. Lí luận chung về phương pháp dạy - học mĩ thuật - Khái niệm: Phương pháp dạy - học là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức các hoạt động dạy và học; học sinh là người tổ chức, chủ động tham gia các các hoạt động học tập nhằm đạt được các mục tiêu dạy - học. 2. Phương pháp dạy - học mĩ thuật Môn Mĩ thuật cũng như các môn học khác cần có những phương pháp dạy - học chung, nhưng do đặc thù của mỗi môn nên giáo viên cần vận dụng những phương pháp dạy - học sao cho phù hợp để phát huy tốt hiệu quả của việc dạy và học của giáo viên và học sinh. 1.1. Để học sinh học tốt mĩ thuật, người giáo viên cần: - Vận dụng phương pháp dạy-học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Vận dụng các phương pháp dạy-học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, của từng đối tượng học sinh. - Vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy-học chung cho các môn như: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, vấn đáp đồng thời tìm ra phương pháp dạy-học đặc thù cho bộ môn. - Không chỉ đơn giản là dạy kĩ thuật vẽ mà cần kết hợp dạy - học cách cảm thụ cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, của thế giới xung quanh. - Giáo viên huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài. - Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, sử dụng từ ngữ phù hợp, tạo không khí như đang trò chuyện, trao đổi nội dung bài học với học sinh. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, động viên, khích lệ học sinh làm bài bằng chính khả năng và cảm thụ của mình. - Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm hiểu những vấn đề giáo viên đã nêu. 5 - Tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác. 1.2. Một số phương pháp dạy - học đặc thù của môn mĩ thuật a) Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được thể hiện qua cách giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nhìn, cách ngắm đối tượng với mục đích nhất định để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng, Có thể vận dụng phương pháp quan sát như sau: • Cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát cho học sinh. • Hướng dẫn học sinh quan sát có trọng tâm, cần nêu được đặc điểm của mỗi bài. • Hướng dẫn cho học sinh cách quan sát đối tượng: Quan sát từ bao quát đến chi tiết. Quan sát cần đối chiếu, so sánh để rút ra nhận xét đúng, khách quan. b) Phương pháp trực quan Phương pháp trực quan được thể hiện qua cách giáo viên trình bày nội dung, kiến thức của bài học qua vật thật, hình tượng hay hình ảnh nhằm giúp học sinh hiểu bài được dễ dàng và vững chắc hơn. Có thể vận dụng phương pháp trực quan như sau: - Trình bày đồ dùng dạy - học (ĐDDH) phải khoa học, đúng lúc, rõ ràng, phù hợp với nội dung; giới thiệu hay cất ĐDDH phải hợp lí, có thể: • Giới thiệu xong từng đơn vị kiến thức nên cất đi vì một số học sinh thường rập khuôn, sao chép lại mẫu. • Lời giới thiệu nội dung hoặc các câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ của giáo viên phải ăn khớp cùng thời điểm với sự xuất hiện ĐDDH. • Giáo viên cần chỉ vào những nơi cần thiết ở ĐDDH để nhấn mạnh trọng tâm của ... dung bài dạy cần tuân thủ theo sách giáo khoa học sinh (lớp 4, 5), tham khảo trong SGV (lớp 1, 2, 3, 4, 5) và các tài liệu có liên quan. - Soạn Kế hoạch bài dạy cho từng năm học mới để phù hợp với đối tượng mỗi năm. - Cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. 3. Phương pháp soạn Kế hoạch bài dạy - Nghiên cứu nội dung bài học, đề ra mục tiêu bài học. - Xác định những thông tin cần thiết: thông tin về học sinh, về bài dạy : - Những đặc điểm cơ bản của đối tượng học sinh lớp mình: trình độ chung (sự tiếp thu bài), đặc điểm vùng, miền, những hiểu biết và kinh nghiệm có sẵn . - Bài thứ mấy trong chương trình? Kiến thức của những bài đã học có thể vận dụng vào bài học mới? Kiến thức bổ sung, mở rộng? Các điều kiện dành cho việc dạy và học; phương tiện, đồ dùng dạy-học của giáo viên và học sinh. - Đọc sách giáo viên để tìm hiểu nội dung bài. nắm được yêu cầu về mức độ kiến thức của bài học. - Xác định phương pháp dạy - học: phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu, nội dung bài học, với trang thiết bị, đồ dùng dạy học - Đề ra những hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh nhằm giúp các em chủ động xây dựng nội dung bài học như cách quan sát nhận xét, cách vẽ bài. Cốt lõi của Kế hoạch 32 bài dạy là nêu lên các hoạt động giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài, có những hình thức hoạt động như: vẽ bảng, thảo luận nhóm, vẽ tập thể, vẽ cá nhân, trò chơi học tập, xem băng, 4. Cấu trúc Kế hoạch bài dạy Kế hoạch bài dạy cần theo trình tự sau: - Bài số - Tên phân môn - Tên bài - Lớp - Ngày dạy I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. CHUẨN BỊ 1. Tài liệu tham khảo (nếu có) 2. Đồ dùng dạy - học - Giáo viên - Học sinh 2. Phương pháp dạy học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( Hai phần trên không nhất thiết phải thực hiện trong các tiết dạy học) 3. Các hoạt động dạy học Nội dung Cơ bản ( Dạy học cái gì) Hoạt động của giáo viên (Dạy như thế nào, dạy bằng cách nào) Hoạt động của học sinh (Học như thế nào, học bằng cách nào) Ghi rõ nội dung kiến thức. - Hình thức giới thiệu bài. - Ghi các công việc của giáo viên để hoàn thành mục tiêu, nội dung của từng hoạt động dạy và học. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập. - Dặn dò. Ghi rõ các hình thức hoạt động củahọc sinh. - Hình thức trình bày Kế hoạch bài dạy (mấy cột, mấy bước) có thể thay đổi theo trình độ, kinh nghiệm, thói quen của giáo viên, tuỳ theo chỉ đạo chuyên môn của từng địa phương. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau 33 - Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật tiểu học-tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - phần Mĩ thuật - NXB Giáo dục. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thế nào là Kế hoạch bài dạy? Những yêu cầu cơ bản của việc lập Kế hoạch bài dạy? Cấu trúc Kế hoạch bài dạy? + Hoạt động cá nhân: đọc thông tin của hoạt động, tìm hiểu thế nào là Kế hoạch bài dạy? Những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy? Cấu trúc Kế hoạch bài dạy? + Hoạt động trên lớp, giáo viên trình bày cách soạn Kế hoạch bài dạy (có ví dụ cách soạn Kế hoạch bài dạy một bài cụ thể) sinh viên ghi chép những ý chính. - Nhiệm vụ 2: Thực hành soạn Kế hoạch bài dạy. + Hoạt động theo nhóm (5-6 SV) có hướng dẫn của giáo viên, các nhóm có sách giáo khoa, sách giáo viên, mỗi nhóm tự chọn một bài trong chương trình mĩ thuật để soạn Kế hoạch bài dạy. Mỗi cá nhân đưa ý kiến về nội dung của bài dạy, về các hoạt động của giáo viên và học sinh, nhóm chọn một ý kiến hay nhất (phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, đảm bảo thời gian ) để thư kí ghi lại trong bài soạn của nhóm. Nhóm làm ĐDDH cho bài dạy. Đánh giá hoạt động 2 1. Bạn hãy nêu những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy? 2. Các bạn trong nhóm hãy soạn Kế hoạch bài dạy và làm đồ dùng dạy học cho một bài trong chương trình mĩ thuật tiểu học. 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 1. Nêu những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy: (xem thông tin cho hoạt động). 2. Nhóm soạn Kế hoạch bài dạy và làm đồ dùng dạy học: Yêu cầu: - Kế hoạch bài dạy của nhóm trình bày rõ ràng, đúng cấu trúc, nội dung theo sách giáo khoa và sách giáo viên, tập trung vào tổ chức các hoạt động của học sinh để phát huy tính tích cực học tập. - ĐDDH đẹp, sáng tạo, phù hợp với nội dung bài dạy, với các hoạt động trên lớp. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá mĩ thuật ở trường tiểu học. Thời gian: 1 tiết ³Thông tin cho hoạt động 3 34 1. Các hình thứùc hoạt động ngoại khoá a) Câu lạc bộ mĩ thuật Là tổ chức những học sinh ham thích mĩ thuật, có khả năng vẽ, nặn, sinh hoạt thường kì theo lịch dưới sự hướng dẫn của giáo viên mĩ thuật. b) Hoạt động theo hình thức trò chơi Tổ chức những trò chơi như xé dán, nặn, vẽ tranh trên sân trường, tạo các sản phẩm nghệ thuật dưới hình thức thi đua c) Tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Tổ chức tập thể học sinh theo đơn vị lớp hay trường đến những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để hiểu biết thêm về di tích lịch sử, về danh lam thắng cảnh của địa phương d) Thảo luận, toạ đàm Tổ chức các hoạt động nói chuyện hay thảo luận về một chuyên đề mĩ thuật như giới thiệu tác giả, tác phẩm, giai đoạn lịch sử mĩ thuật, các trường phái nghệ thuật tạo hình e) Sưu tầm tranh vẽ Tổ chức các hoạt động theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp . sưu tầm tranh theo chuyên đề. 2. Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá ngoài trường học a) Chuẩn bị Lên kế hoạch: thời gian đi tiền trạm, thời gian tổ chức, địa điểm, cách tổ chức ..trình ban giám hiệu, tổ chủ nhiệm duyệt, phổ biến cho học sinh những yêu cầu cần thực hiện như: mục đích của đợt hoạt động ngoại khóa, chuẩn bị đồ dùng cá nhân nếu đi vẽ ngoài trời, đi tham quan, b) Hoạt động Quản lí tốt học sinh để đợt hoạt động ngoại khóa đạt kết quả tốt, không xảy ra điều gì đáng tiếc. c) Đánh giá Đánh giá kết quả hoạt động như viết báo cáo, trưng bày tranh vẽ, tranh sưu tầm Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau: - Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các hình thứùc hoạt động ngoại khoá. Hoạt động cá nhân: Tìm hiểu nội dung trong tài liệu. 35 - Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Hoạt động trên lớp: Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính. Đánh giá hoạt động 3 Bạn hãy trả lời câu hỏi sau: - Trình bày các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa? Theo bạn, làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá cho học sinh? 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 ( xem thông tin của hoạt động) Hoạt động 4: Thực hành sư phạm Thời gian: 10 tiết ³Thông tin cho hoạt động 4 - Soạn Kế hoạch bài dạy các phân môn. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học theo Kế hoạch bài dạy. - Tập dạy. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau: - Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Soạn Kế hoạch bài dạy, làm đồ dùng dạy học, tập giảng theo nhóm (ngoài giờ lên lớp). + Mỗi sinh viên soạn một Kế hoạch bài dạy, làm ĐDDH, sưu tầm bài vẽ học sinh, tập dạy theo nhóm các hoạt động: hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét (hoặc khai thác nội dung đề tài), hướng dẫn học sinh cách vẽ, hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bài vẽ. + Hoạt động nhóm (7-8 SV ), các nhóm chọn một bài dạy tốt của nhóm. - Nhiệm vụ 2: Tập giảng trên lớp + Hoạt động trên lớp: Các nhóm chọn một bài dạy tốt, tập giảng trước lớp có sự theo dõi của giáo viên. Sinh viên góp ý, giáo viên nhận xét, bổ sung. Đánh giá hoạt động Đánh giá các tiết tập dạy của các nhóm học tập theo thang điểm BẢNG ĐÁNH GIÁ TIẾT TẬP DẠY Các mặt III. Các yêu cầu cần đạt Điểm chuẩn 36 N ội d un g 1. Chính xác, khoa học (khoa học bộ môn và quan điểm lập trường chính trị). 2. Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm, thể hiện được giáo dục thẩm mĩ, giáo dục tình cảm, đạo đức. 3. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 1đ 1đ 0,5đ Ph ươ ng p há p 4. Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung loại bài dạy. 5. Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học. 6. Có biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 0,5đ 1đ 0,5đ Ph ươ ng ti ện 7. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung và kiểu bài lên lớp, Kế hoạch bài dạy trình bày đúng qui định, rõ ràng, khoa học. 8 Trình bày bảng, trình bày ĐDDH có hệ thống, khoa học, thẩm mĩ. 1đ 0,5đ Tổ c hứ c 9. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý. 10. Bao quát lớp, xử lý tình huống linh hoạt. Tác phong sư phạm đúng mực. 1đ 1đ K ết q uả 11. Học sinh tích cực hoạt động . 12. Đạt được mục tịêu của bài dạy. Đa số học sinh tiếp thu được kiến thức và thực hiện được các kĩ năng để hoàn thành bài học. 1đ 1đ 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 4 Những yêu cầu khi tập dạy trước lớp (tham khảo bảng đánh giá tiết tập dạy). Ngoài ra cần: - Nghiêm túc, khẩn trương. - Dự giờ có ghi chép đầy đủ nội dung, diễn tiến tiết dạy, nhận xét từng hoạt động. - Có thể chỉ thực hiện các bước + Giới thiệu bài. + Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét hoặc khai thác nội dung đề tài. + Hướng dẫn học sinh cách vẽ. + Hướng dẫn học sinh nhận xét, đáng giá kết quả học tập. Đối với bài thường thức mĩ thuật, cần tập giảng đủ thời gian cho 1 tiết. 37 V . ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONG TIỂU MÔ ĐUN 1. Bạn hãy nêu những hiểu biết của mình về nền mĩ thuật Việt Nam và thế giới? Nêu những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của Việt Nam và thế giới mà bạn biết? 2. Bạn hãy nêu làm thế nào để học sinh có hứng thú học môn mĩ thuật?
Tài liệu đính kèm: