Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, việc xây dựng nền nếp “Vở sạch – Chữ đẹp” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì đây là những năm học đầu tiên đối với các em, nhà trường không chỉ giúp các em học viết và rèn luyện chữ viết: viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ nhằm tạo điều kiện cho các em ghi chép bài học của tất cả các môn học được tốt, mà còn thông qua rèn luyện chữ viết, giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ Rèn chữ viết cho học sinh còn là dịp để học sinh trau dồi các kỹ năng viết chữ, kỹ năng trình bày, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đồng thời có tác dụng thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên, động viên khích lệ các thày cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết và duy trì nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh. Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với người đọc bởi người xưa đã có câu: “ Nét chữ, nết người”. Mặc dù hiện nay, vào thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới đời sống mọi mặt của xã hội, có thể không cần viết chữ đẹp vì đã có máy tính. Nhưng với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu ở trên thì việc rèn chữ cho học sinh ngày càng trở nên cần thiết, nó đã góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.Chính vì vậy trong quyết định Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007 số 14/2007/QĐ-BGDĐT cũng đã nêu rất rõ yêu cầu giáo viên tiểu học phải viết chữ đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Nhận thức được vấn đề đó, cùng với thực tế chữ viết và vở viết của học sinh rất xấu, trình bày bẩn, Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoà Sơn A đã chú trọng xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh và đến nay, sau hai năm học (2006-2007; 2007-2008) kiên trì thực hiện phong trào đó chúng tôi đã đúc rút ra được một số biện pháp bước đầu có hiệu quả trong việc chỉ đạo xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh.
Giải pháp xây dựng nền nếp “vở sạch – chữ đẹp” cho học sinh Phần thứ nhất: Đặt vấn đề Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, việc xây dựng nền nếp “Vở sạch – Chữ đẹp” có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì đây là những năm học đầu tiên đối với các em, nhà trường không chỉ giúp các em học viết và rèn luyện chữ viết: viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ nhằm tạo điều kiện cho các em ghi chép bài học của tất cả các môn học được tốt, mà còn thông qua rèn luyện chữ viết, giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ Rèn chữ viết cho học sinh còn là dịp để học sinh trau dồi các kỹ năng viết chữ, kỹ năng trình bày, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đồng thời có tác dụng thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên, động viên khích lệ các thày cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết và duy trì nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh. Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với người đọc bởi người xưa đã có câu: “ Nét chữ, nết người”. Mặc dù hiện nay, vào thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới đời sống mọi mặt của xã hội, có thể không cần viết chữ đẹp vì đã có máy tính. Nhưng với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu ở trên thì việc rèn chữ cho học sinh ngày càng trở nên cần thiết, nó đã góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh.Chính vì vậy trong quyết định Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007 số 14/2007/QĐ-BGDĐT cũng đã nêu rất rõ yêu cầu giáo viên tiểu học phải viết chữ đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Nhận thức được vấn đề đó, cùng với thực tế chữ viết và vở viết của học sinh rất xấu, trình bày bẩn, Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoà Sơn A đã chú trọng xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh và đến nay, sau hai năm học (2006-2007; 2007-2008) kiên trì thực hiện phong trào đó chúng tôi đã đúc rút ra được một số biện pháp bước đầu có hiệu quả trong việc chỉ đạo xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh. Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi xin được trình bày nội dung giải pháp cụ thể như sau: Phần thứ hai: Nội dung I. Cơ sở khoa học. Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy cho học sinh (HS) biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu nói riêng của phân môn Tập viết ở các lớp 1,2,3 (giai đoạn đầu của cấp Tiểu học) được xác định trong SGK Tiếng Việt là rèn kĩ năng viết chữ cho HS theo đúng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học đã được ban hành ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng các nguyên tắc cơ bản: - Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống. - Có tính thẩm mỹ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ). - Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi HS tiểu học). - Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống đồng thời tính đến sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét; phù hợp điều kiện dạy và học ở Tiểu học). Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ môn học mà mục đích cuối cùng là giúp HS viết đẹp, viết đúng mẫu chữ điều đó theo tôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết và chủ yếu phải do việc dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo. Về gia đình, có sự kèm cặp sát sao của cha mẹ học sinh đồng thời bản thân các em phải thực sự nỗ lực trong học tập. Về phía Nhà trường cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất như: phòng học đảm bảo ánh sáng, bảng lớp, bàn ghế phù hợp với tầm vóc lứa tuổi, đặc điểm phát triển tâm sinh lý HS,... là điều kiện vô cùng quan trọng để rèn chữ viết cho học sinh. Song song với việc rèn chữ viết cho HS là vấn đ ề rèn giữ vở sạch cho HS có như vậy mới đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em những phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ cũng như quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Từ những mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở khoa học nêu trên mà chúng tôi đã tập trung nghiên cứu vạch ra kế hoạch một cách chi tiết cụ thể về công tác “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho HS, được triển khai trong toàn trường và chúng tôi coi đó là một trong những công việc trọng tâm của hoạt động chuyên môn được duy trì thường xuyên thành nền nếp thực hiện trong suốt năm học. II. Nội dung 1. Khảo sát thực trạng. Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu và áp dụng giải pháp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh của trường, chúng tôi trong Ban giám hiệu đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc giữ vở và chữ viết của học sinh toàn trường ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các em học sinh gặp rát nhiều khó khăn về kỹ năng chữ viết, giữ vở cụ thể là: - Mẫu chữ viết không thống nhất, có những em chưa biết viết, không xác định được dòng kẻ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mải chơi, nghịch ngợm - Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ. - Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ. - Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu. - Viết nét nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đúng, chưa đẹp. - Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết. - Khi viết sai các em gạch xóa, tẩy tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng quy định nên vở viết của các em rất bẩn nhầu nát, quăn mép - Giấy viết, loại bút, loại mực cũng không đồng nhất. Giáy, bút, mực kém chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều. - Vở ghi chép các môn học của học sinh lẫn lộn, trình bày không khoa học, tùy tiện 2. Nhận định nguyên nhân - Học sinh không cố nền nếp thói quen tốt trong khi viết, trình bày bài, vở. - Vở ghi, dụng cụ viết của học sinh còn chưa được gia đình xác định, đầu tư đúng mức. - Chữ viết của giáo viên chưa chuẩn mực, chưa thống nhất về kiếu dáng theo quy định. - Chưa có quy định chung cũng như kế hoạch thực hiện về nền nếp giữ vở sạch – viết chữ đẹp cụ thể đối với giáo viên và học sinh. 3. Giải pháp 3.1 Giải pháp thực hiện nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” năm học 2006-2007 a) Xây dựng kế hoạch: Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên chúng tôi thống nhất xây dựng Kế hoạch và một số biện pháp thực hiện của năm học 2006 - 2007 cụ thể như sau: (Trích kế hoạch năm học 2006-2007) I. Mục đích, yêu cầu: - Giáo viên và học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác “Rèn chữ - Giữ vở” đó là : + Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời và chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Cùng với tiếp thu kiến thức, các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp tức là các em đã có được đức tính cần cù, kiên trì, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình. + Bên cạnh việc rèn chữ, việc giữ gìn sách vở sao cho sạch sẽ, phẳng phiu, không quăn mép, không bị rách, không viết và vẽ bậy lên sách vở của mình là một việc làm thể hiện một trong những chuẩn mực hành vi, đạo đức của người học sinh. - Tạo phong trào thi đua “Rèn chữ - Giữ vở” sôi nổi trong toàn trường, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học. - Giúp cho học sinh luôn luôn có ý thức “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong quá trình học tập. II. Chỉ tiêu chung : - 70 % số lớp đạt tiêu chuẩn lớp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. - 70 % trên tổng số học sinh toàn trường đạt tiêu chuẩn “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. III. Kế hoạch thực hiện: Nội dung Thời gian thực hiện Người thực hiện 1. Xây dựng các tiêu chí “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. - Tháng 9 Tập thể Hội đồng Sư phạm 2. Phát động phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. - Tháng 9 - Ban giám hiệu và GV PT các lớp 3. Kiểm tra nền nếp rèn chữ - giữ vở của học sinh. - Tuần cuối của các tháng - Ban giám hiệu 4. Tổng kiểm tra kết quả thực hiện nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. - Tuần thứ 3 của tháng 11 và tuần thứ 3 của tháng 3/2007 - Ban giám hiệu và GVPT các lớp. 5. Thi “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. - Tuần thứ 3/11/2006 và Tuần thứ 2 tháng 4/2007 - Học sinh toàn trường. 6. Tổng kết đánh giá phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. - Tuần thứ 2 tháng 5/2007 - Hội đồng Sư phạm. IV. Biện pháp thực hiện: Hội đồng Sư phạm thống nhất xây dựng tiêu chí “Vở sạch - Chữ đẹp” ngay từ đầu năm học. Tổ chức cho học sinh và giáo viên học tập nắm vững tiêu chí “Vở sạch - Chữ đẹp”. Mở lớp bồi dưỡng về luyện chữ đẹp cho cán bộ, giáo viên trong tháng 9 và tháng 10. Tổ chức phát động phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong toàn trường, kể cả cán bộ giáo viên. Tổ chức triển lãm về “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường sau các đợt tổng kiểm tra “Vở sạch - Chữ đẹp” và Hội thi viết chữ đẹp. Tổ chức kiểm tra, chấm vở và chữ viết một cách nghiêm túc, đánh giá khách quan, công bằng. Kiểm tra vở Chính tả + Tập viết vào cuối các tháng. Khen thưởng kịp thời những học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Xếp loại hồ sơ giáo viên gắn với việc chữ viết và trình bày của các giáo viên. Coi đây là biện pháp giúp cho giáo viên làm gương cho học sinh noi theo. Kiểm tra thường xuyên công tác rèn cho học sinh có thói quen tốt trong khi viết bài. b) Tổ chức thực hiện. 1. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để học sinh rèn luyện chữ viết Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết (luyện chữ) cho học sinh là sự chuẩn bị về phòng học, bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh. a) Phòng học Nhân tố quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng mát, đủ ánh sáng. Nhà trường đã trang bị đầy đủ bóng điện và 5 chiếc quạt treo tường trong các lớp để phục vụ cho việc dạy và h ... h sẽ Trần Đăng Khoa Đề số 7: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Đẹp thay non nước Nha Trang Dừng chân nghỉ lại Nha Trang , Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời. Xanh xanh mặt biển da trời, Cảnh sao quyến rũ, lòng người khó quên. Sóng Hồng Đề số 8: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Hành trình của bầy ong Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất ủ làm say đất trời. Nguyễn Đức Mậu Đề số 9: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Quê em Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời. Trần Đăng Khoa Đề số 10: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Qua đèo Ngang Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Bà Huyện Thanh Quan Đề số 11: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Vàm Cỏ Đông ở tận sông Hồng, em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết Vàm Cỏ Đông ! ơi Vàm Cỏ Đông ! Hoài Vũ Đề số 12: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Tiếng hát mùa gặt Đồng chiêm phả nắng trên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. Nguyễn Duy Đề số 13: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Chú bé Kô-li-a Vui lắm nhé. ở đây rất thích Em yêu nhất trên đời : I-lích Người với em cất vó chiều chiều Và đêm đêm, Bác cháu ngủ chung lều. Tỗ Hữu Đề số 14: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Tre Việt Nam Tre xanh, Xanh tự bao giờ ? Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh. Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi ? Nguyễn Duy Đề số 15: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Giếng nước Bác Hồ Tình thương lòng Bác chở che Giếng khơi trong vắt bốn bề mọc lên Bác cho con gái mắt huyền Cụ già mắt sáng, trẻ con mắt tròn Phan Thị Thanh Nhàn Đề số 16: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Đất nước Mùa thu nay khác rồi, Tôi đứng vui giữa núi đồi, Gió thổi rừng tre phấp phới Mùa thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. Nguyễn Đình Thi Đề số 17: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Bóng mây Hôm nay trời nắng như nung, Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày. ước gì em hoá thành mây, Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Thanh Hào Đề số 18: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Trên hồ Ba Bể Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua sóng núi rung ring. Hoàng Trung Thông Đề số 19: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Ca dao Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần ! (Ca dao cũ) Đề số 20: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Nghe thầy đọc thơ Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà. Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa . Trần Đăng Khoa Đề số 21: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Tiếng ru Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng. Một người - đâu phải nhân gian ? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi ! Tỗ Hữu Đề số 22: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao cũ) Đề số 23: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Về thăm nhà Bác Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp, bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Nguyễn Đức Mậu Đề số 24: Viết và trình bày đoạn thơ sau: Viếng lăng Bác Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất tỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Viễn Phương 3/ Kết quả kiểm tra TT Họ và tên Đề số Tổng số điểm Điểm TB Xếp loại Ghi chú (GV đạt giải) 1 Lê Hồng Hoa 22 57,0 19,0 A Nhất 2 Trần Thị Hồng 13 28,0 9,3 C 3 Lê Thị Lý 24 39,5 13,2 B 4 Vũ Thị Hờng 18 53,5 17,8 A 5 Huỳnh Thị Nhất 1 48,0 16,0 A 6 Nguyễn Thị Xuân Lương 15 35,0 11,7 B 7 Trần Thị Thảo 26 43,5 14,5 B 8 Nguyễn Thị Bích Liên 5 40,0 13,3 B 9 Tạ Thị Bích Hồng 8 57,0 19,0 A Nhất 10 Nguyễn Thị Xuân 7 46,5 15,5 A 11 Phạm Thị Duyên 10 45,0 15,0 A 12 Nguyễn Thị Thuý 4 54,5 18,2 A 13 Dương Thị Bích Thuỷ 19 57,0 19,0 A Nhất 14 Trịnh Thị Thu Hà 6 44,0 14,7 B 15 Vũ Minh Phương 16 46,5 15,5 A 16 Nguyễn Thị Thuấn 14 51,0 17,0 A 17 Lương Bảo Thoa 11 54,0 18,0 A 18 Nguyễn Thị Mai Hoa 3 49,0 16,3 A 19 Trần Thị Hồng Vân 9 40,0 13,3 B 20 Nguyễn Thị Kim Hoa 2 28,0 9,3 C 21 Trương Thị Ân 20 40,5 13,5 B 22 Trần Thị Mai Hoa 21 45,5 15,2 A 23 Nguyễn Thị Ngà 25 39,0 13,0 B 24 Quách Thị Thiết 23 28,0 9,3 C b) Học sinh: Căn cứ vào tiêu chí chấm Vở sạch - Chữ đẹp đối với học sinh, cuối năm chúng tôi đã tổ chức kiểm tra vở viết và thi chữ viết của học sinh, kết quả cụ thể như sau:(Trích bảng tổng hợp đánh giá xếp loại Vở sạch - Chữ đẹp năm học 2006 - 2007)(đính kèm ở phụ lục) 3.2 Giải pháp thực hiện nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” năm học 2007-2008 a) Thực hiện Kế hoạch: Qua một năm thực hiện sáng kiến giải pháp chỉ đạo xây dựng nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” cho học sinh, chúng tôi nhận thấy việc học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời chúng tôi nhận được sự đồng tình ủng hộ của giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh, chính vì vậy năm học 2007- 2008 chúng tôi tiếp tục chỉ đạo giáo viên, học sinh của trường duy trì nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” theo kế hoạch và đẩy mạnh thành phong trào thi đua trong suốt năm học. b) Kết quả - Dựa trên những tiêu chí đánh giá, xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp” của học sinh năm học 2006 - 2007, năm học 2007 - 2008 chúng tôi đã đánh giá xếp loại“Vở sạch - Chữ đẹp” của học sinh và kết quả đạt được cụ thể như sau: (Trích bảng tổng hợp đánh giá xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp” năm học 2007 - 2008)(đính kèm ở phụ lục) So sánh kết quả đánh giá xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp”của hai năm học cho thấy chất lượng năm sau cao hơn năm học trước rất nhiều. - Kết quả học sinh của trường tham gia cuộc thi Viết chữ đẹp do Phòng GD&ĐT Lương Sơn tổ chức trong năm học này cụ thể: STT Họ và tờn Năm sinh Nữ DT Học lớp Kờ́t quả 1 Ngụ Hoàng Anh 2001 Kinh 1B Giải Ba 2 Bựi Thị Cẩm Tỳ 2001 x Mường 1B Giải Ba 3 Nguyễn Phương Thảo 2000 x Kinh 2B Giải Nhì 4 Hoàng Cụng Tuyền 2000 Mường 2B Giải Nhṍt 5 Nguyễn Thị Huyền Trang 1999 x Mường 3A Giải Ba 6 Nguyễn Thị Thơm 1999 x Kinh 3B Giải Nhiì 7 Vũ Thị Như Ngọc 1998 x Kinh 4A Giải Nhṍt 8 Trịnh Thị Hoài 1998 x Kinh 4B Giải Ba 9 Trần Thị Lan Anh 1997 x Kinh 5A Cụng nhọ̃n 10 Nguyễn Thị Thảo 1997 x Kinh 5A Giải Ba - Kết quả học sinh của trường tham gia cuộc thi Viết chữ đẹp do Sở GD&ĐT Hoà Bình tổ chức trong năm học này cụ thể: TT Họ và tên Năm sinh Nữ DT Học lớp Kết quả 1 Nguyễn Phương Thảo 2000 x Kinh 2B Giải Nhì 2 Hoàng Công Tuyền 2000 Mường 2B Giải Nhất 3 Nguyễn Thị Thơm 1999 x Kinh 3B Giải Nhì 4 Vũ Thị Như Ngọc 1998 x Kinh 4A Giải Nhì - Với những kết quả khả quan về chất lượng chữ viết, cũng như hưởng ứng cuộc thi “ Chữ Việt đẹp” do báo CAND tổ chức, trường chúng tôi đã phát động cuộc thi tới học sinh toàn trường. Sau khi chọn lọc chúng tôi đã gửi đi 60 bài viết của học sinh tham gia dự thi, hy vọng kết quả sẽ tốt đẹp. Phần thứ ba Kết luận chung và đề xuất ý kiến 1. Kết luận: Xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học tôi nhận thấy đây là một việc làm - một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực. Trong việc giúp học sinh, giáo viên nâng cao chất lượng chữ viết, tính cẩn thẩn, tính kỷ luật, tính thẩm mĩ, giúp học sinh có ý thức viết đúng mẫu chữ - ý thức điều chỉnh, trình bày bài viết sạch đẹp. Hơn nữa còn giúp giáo viên nâng cao được khả năng viết chữ của mình, tự tin hơn trong các giờ dạy Tập viết, chính tả. Chất lượng học tập của từng lớp được nâng cao qua đó giáo viên nhìn nhận rõ hơn khả năng của mình, cố gắng phấn đấu hơn nữa để hiệu quả công việc giáo dục học sinh ngày một cao hơn. Thúc đẩy phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong học sinh còn là dịp động viên, khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết, duy trì nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh. Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên. Huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đối với việc “ Luyện nét chữ - rèn nết người” cho học sinh góp phần giáo dục thái độ quý trọng và giữ gìn nét đẹp của Tiếng nói - Chữ viết dân tộc. 2. ý kiến đề xuất: + Tăng cường tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh tham dự. + Tổ chức khảo sát thẩm định thực tế các sáng kiến, giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm áp dụng phổ biến, nhân rộng. Trên đây là toàn bộ nội dung thực hiện giải pháp xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học (trong phạm vi áp dụng đối với trường Tiểu học Hoà Sơn A) mà chúng tôi vừa nghiên cứu và áp dụng trong hai học 2006-2007; 2007-2008, thực tế là những kết quả được cấp trên ghi nhận thông qua các cuộc thi viết chữ đẹp do Phòng GD&ĐT Lương Sơn; Sở GD&ĐT Hoà Bình tổ chức. Nhà trường chúng tôi vô cùng tự hào vì đã góp phần nhỏ bé làm nên thành tích chung của Ngành. Giải pháp xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh của chúng tôi được rút ra trong quá trình chỉ đạo học sinh, giáo viên thực hiện “ Rèn chữ - giữ vở”. Tuy kết quả bước đầu thật khả quan, song tôi không có tham vọngđưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ với suy nghĩ, trách nhiệm của người làm công tác quản lý, tôi mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của các nhà chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp để sáng kiến giải pháp của tôi được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tà Cạ, ngày tháng năm 20 Người thực hiện Lang Thị Khởi
Tài liệu đính kèm: