i) Thực trạng trờng lớp.
1) Thuận lợi.
a) Về trờng: Là một trờng vùng sâu của huyện, nhng truyền thống và phong trào rèn luyện chữ viết cho học sinh và giáo viên rất đợc quan tâm. cơ sở vật chất tơng đối đầy đủ, phòng học đủ ánh sáng, bảng từ chống loá đủ cho mỗi lớp.
b) Về đội ngũ giáo viên: Trẻ, nhiệt tình ham học hỏi, gần gũi yêu thơng học sinh, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy.
c) Về học sinh: Phần lớn các em đều đã đợc học qua Mầm non với chất lợng trung bình, khá.
Về cơ bản phần lớn các em đã viết đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần , tiếng, từ và đảm bào đúng chữ quy định.
A - đặt vấn đề. Môn Tiếng Việt ở chương trình Tiểu học nói chung và chương trình lớp 2 nói riêng là một môn học giữ vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ chương trình các môn ở Tiểu học. Thông qua việc học môn Tiếng Việt, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy, được cung cấp những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội, con người về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp và bản sắc dân tộc của Tiếng Việt, “chữ Việt”. Từ đó, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nhằm hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọng, viết để học tập và giao tiếp trong môI trường hoạt động của từng lứa tuổi. Trong bốn kỹ năng đó, kỹ năng viết chữ giữ một vị trí rất quan trọng. Bởi chữ viết có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập cũng như sức khoẻ của các em học sinh mà tôi đưa ra nguyên nhân này: Ví dụ: Một em học sinh học giỏi toán, giỏi văn nhưng chữ viết xấu làm cho người chấm nhìn số không rõ, chữ viết không đọc được thì không thể đạt được điểm tối đa trong mỗi bài thi. Chắc hẳn trong chúng ta ai vẫn còn nhớ, biết câu chuyện về ông Cao Bá Quát, một người nổi tiếng văn hay chữ tốt. Trước khi trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt ông là một người học giỏi nhưng chữ xấu, vì chữ xấu mà khi ông viết hộ lá đơn cho một bà cụ, bà cụ mang trình quan, quan đọc không được đã cho lính đánh đuổi bà cụ. Thế rồi ông rất hối hận vì điều đó, nên ông quyết tâm luyện viết chữ. để rồi sau này ông không chỉ là người học giỏi mà còn viết chữ đẹp nổi tiếng. Đọc lại chuyện ông Cao Bá Quát đã để lại trong ta và khẳng định một điều: Chữ viết đệp không phải do có nhiều “hoa tay” mà đó là do sự cố gắng tự rèn luyện của mỗi người. Trong những năm gần đây, phong trào rèn chữ viết ở giáo viên và học sinh rất được quan tâm. Hầu như hàng năm ngành giáo dục đã và đang tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp “chữ Việt đẹp”, vở sạch chữ đẹp để thúc đẩy phong trào rèn chữ trong giáo viên và học sinh. Càng ngày, càng có nhiều em viết chữ đẹp, cách trình bày hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó vẫn có không ít em còn viết chữ rất xấu, tư thế ngồi viết vẹo vỏ, cầm bút sát ngòi, đưa bút không thoát, cầm một cách cực nhọc.. Có trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất trong các hiện trạng nói trên là những người dạy các em cầm bút, cũng như tập viết, cách trình bày vẫn là mỗi người giáo viên. Mặc dầu các em đã biết viết, mà không được sự hướng dẫn uốn nắn kịp thời thì càng về sau càng khó sửa sẽ đi đến viết sai, viết xấu. Chính vì những suy nghĩ, lo lắng ấy mà tôi chọn đề tài này. Qua đợt thay sách tôI đã dạy nhiều năm lớp 2 cũng như năm nay tô đã đúc rút được một số kinh nghiệm và biện pháp góp phần nâng cao chất lượng viết chữ cho học sinh như sau: b- giải quyết vấn đề. i) Thực trạng trường lớp. 1) Thuận lợi. a) Về trường: Là một trường vùng sâu của huyện, nhưng truyền thống và phong trào rèn luyện chữ viết cho học sinh và giáo viên rất được quan tâm. cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phòng học đủ ánh sáng, bảng từ chống loá đủ cho mỗi lớp. b) Về đội ngũ giáo viên: Trẻ, nhiệt tình ham học hỏi, gần gũi yêu thương học sinh, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. c) Về học sinh: Phần lớn các em đều đã được học qua Mầm non với chất lượng trung bình, khá. Về cơ bản phần lớn các em đã viết đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần , tiếng, từ và đảm bào đúng chữ quy định. 2) Khó khăn. Bên cạnh một số thuận lợi như đã nêu trên tôi thấy vẫn còn một số khó khăn như sau: Cơ sở vật chất của trường bàn ghế chưa đạt chuẩn đối với học sinh Tiểu học. Bộ chữ viết hoa, viết thường kiểu 2 của các từ chưa có. ý thức học tập của học sinh chưa cao. Một số em nhà quá nghèo, hầu hết là con em dân tộc ít người nên tính chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong mọi lĩnh vực. Gia đình sống nhờ vào lô, rãy, nương. Lúc học mầm non cũng không ở lại bán trú ,lên lớp một học 6 buổi /tuần .Sự tiếp xúc lại hạn chế và bố mẹ lại không mấy quan tâm ,sách giáo khoa còn phó thác cho nhà trường cho mượn vì theo lốp trước đây, đồ dùng của các em không sấm đầy đủ, việc học ỷ lại cho thầy cô giáo được chăng hay chớ. 3. Cơ Sở Thực Tiễn: Để có được cơ sở trên ,tộ đã nấm bất được nguyên nhân và tìm ra hướng giảỉ quyết những giải pháp khắc phục sau : Tôi đã chủ động tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của lớp và có kết quả dưới đây. a.Viết đẹp , đúng mẫu chữ ,đúng tốc độ :1em - 4 %. b. Viết đúng mẫu chữ ,đúng tốc độ :4 em - 14 %. c.Viết đúng mẫu chữ song chưa đạt tốc độ viết : 2em - 8 %. d. Viết sai mẫu chữ ,chưa đúng tốc độ : 20 em - 74 %. Từ kết quả khảo sát, tôi thấy nhóm học sinhviết đẹp, đạt tốc độ viết còn thấp .Tôi đã tìm hiểu ra một số nguyên nhân như: II: Nguyên nhân : 1) Về giáo viên + Giáo viên chưa coi trọng môn Tập viết, chính tả. Vì thế chưa tạo được sự hứng thú khi dạy các phân môn này, thay vào đó là sự nhàm chán, đơn điệu, cẩu thả tuỳ tiện.. + Trong giờ Tập viết, Chính tả giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỷ mỷ. Có đôi lúc cũng chưa đến nơi, đến chốn vì dồn thời gian vào Tập đọc và Toán cùng với chưa thật sự nhiêm khắc với học sinh nên khi viết các em ngồi chưa đúng tư thế, cách để vở để tay, cách câm bú còn tuỳ tiện, ngồi học còn tự do buông thả theo ý mình . + Khi viết mẫu từ ,học sinh viết sai hoặc trong chấm nhận xét bài có lúc cón viết tuỳ tiện chưa đúng mẫu và cỡ chữ 2) Về học sinh: Một số em đi học rất xa như xóm 2, xóm 14, Làng Tra có hôm hoc cả ngày em đó chỉ ăn 1 gói mỳ tôm sông .đây là sự thiếu sót lớn của phụ huynh .Từ việc ăn nghỉ đến việc đồ dùng của các em vv .Chính vì thế sự tiếp thu và rèn luyện càng hạn chế vả lại so với những em lưu ban 2 đến 3 năm như em Thanh, Thắng . Từ chất lượng học cũng không đều là tất yếu . Tuổi các em ham chơi nhiều hơn học chưa có ý thức trau dồi chữ viết sách cũng như đồ dùng học tập của mình, thậm chí lớp 2 mà phải viết bút chì viết bằng ruột ngòi chứ không có vỏ. Các chữ đầu các em còn nắn nót càng về sau của bài đó chữ lại quá tohay quá nhỏ nét viết đứt chưa nố liền nhau, khoảng cách của chữ khi dày quá, khi sưa quá không hợp lý. Một số em viết một lúc trong lòng bàn tay có nhiều mồ hộ nên nhoè chữ càng về sau càng bẩn và xấu dần, thậm chí còn nằm nghiêng trên bàn để viết như em Nhung, ánh trông thật mệt mỏi. + Một số em tiếp thu chậm nếu giáo viên không để ý hướng dẫn sớm sẽ chẳng biết đánh dấu thanh đúng vị trí của âm,vân,dòng thứ 3 dưới lên thành ra sai cỡ chữ nhiều, quy vào đó nét khuyết,nét móc của chữ lại không viết, mà viết thẳng luôn. + Thêm một nguyên nhân nữa đó là do khi giáo viên hướng dẫn các quy trình viết có nhiều em không thèm để ý, mà chú ý việc riêng của mình. Nên dẫn đến khi viết sai, sót mà các em không hay biết là chuyện thường tình . + Một số em do phát âm không chuẩn nên lẫn lộn giữa s/ x; ch/tr ; r/d/gi. 3) Về phụ huynh: Phần lớn đã có ý thức chăm lo cho con ,nhưng không nắm được quy trình viết nên có lúc hướng dẫn sai cho con. Bên cạnh đó tôi còn băn khoăn nhất là một số phụ huynh chưa chú ý đến việc học của con mình. Nên lúc con đi học không có vở, có bút cũng chẳng hay, phó thác cho giáo viên. Được chăng hay chớ . - Còn một số nguyên nhân nữa như;phấn viết cứng ,bàn ghế ngồi học ở nhà không có sách vở ,đồ dùng không đủ ,để lộn xộn, không khoa học, đến giờ học lại tìm hết thời gian, tiếp theo đó là xem phim vì ti vi và bàn học trong một gian . III:Biện pháp khắc phục : Từ việc tìm ra nguyên nhân ,tôi đã có biện pháp khắc phục góp phần giảm bớt số học sinh viết chữ xấu, cách trình bày vở ô ly chưa khoa học. Lại tăng số học sinh trên như sau : 1.Thứ nhất về giáo viên : Phải có ý thức cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và gây hứng thú cho học sinh. Để không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Tập viết, Chính tả . Muốn học sinh viết đúng, đẹp trước hết và chủ yếu phải có sự dạy dỗ công phu, của các thầy cô giáo theo một phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc rút cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của thầy cùng với lời nói cách hướng dẫn phảI rõ ràng, nhẹ nhàng ân cần với các em nhưng phải nghiêm khắc. Mỗi giáo viên phải tự rèn luyện để viết chữ đúng và đẹp. Từ đó làm gương cho các em, giáo viên cần viết chữ mẫu mực, khi chấm chữ số cũng như ghi lời nhận xét vào bài làm kiểm tra của các em, khi ghi sổ liên lạc và đặc biệt là lớp đầu cấp. Trong lúc viết bảng nhất là cách trình bày vở ô ly thế nào là khoa học. Mục đích quan trọng của việc dạy viết là: Học sinh viết đúng mẫu chữ quy định, có kỹ năng viết nhanh (đạt và vượt tốc độ yêu cầu đề ra ở mỗi lớp) và biết trình bày một bài viết sạch đẹp, khoa học. Do vậy khi dạy và luyện chữ viết cho các em. Giáo viên cần chú ý phương pháp thực hành luyện tập, giúp học sinh hìmh thành và trau dồi kỹ năng viết chữ . - Học sinh khi viết ở nhà không đươc viết tuỳ tiện qua loa mà phải đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn ở trên lớp. Vì vậy mỗi giờ tập viêt giáo viên phải giới thiệu mẫu chữ học sinh viết cùng với sự phát huy nỗ lực tính cẩn thận của mình . Vậy khi dạy một giờ tập viết phải tuân thủ đúng đủ các bước như: 1. Kiểm tra bài cũ . - Cho học sinh viết trên bảng con một ,hai từ của bài trước . Giáo viên nhận xét,chữa lỗi. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài - Cho học sinh đọc các từ có trong bài viết. b. Hướng dẫn học sinh quan sát ,nhận xét Ví dụ : Với bài chỉ viết từ , phải cho học sinh nhận xết : Bài viết có mấy từ ;các từ đó có những chữ nào em thường viết sai ;khó viết ? Để ở bước sau cho học sinh tập viết ở bảng con : từ , tiếng , chữ đó . Tiếp theo là cho học sinh nhận xét số lượng nét ,chiều cao,chữ nào cao một ly, một ly rưỡi, hai ly, ba ly, năm ly, chiều rộng của chữ đó, khoảng cách của từ, tiếng. c- Hướng dẫn viết ; Giáo viên phải kẻ bảng nêu quy trình và viết mẫu từng từ một . Chú ý :Giáo viên phải đứng nghiêng người để mọi học sinh trong lớp đều nhìn thấy từng nét phấn cô giáo viết . - Còn với bài viết chữ hoa :giáo viên phải nêu quy trình viết từng nét một để học sinh xác định nét đưa, nét lượn điểm đặt bút, dừngbút rồi sau dó mới viết ở bảng lớn. Giáo viên cần nói hai lần : - Lần một đưa thước chỉ lên chữ mẫu để nói - Lần hai vừa nói vừa viết . Sau k ... ết thì giáo viên phải xuống lớp giúp những em viết yếu, nhắc các em ngồi đúng tư thế cách cầm bút ,ddeer tay cũng như vở đã hướng dẫn . d. Thu bài chấm nhận xét một số bài 3. Tổng kết tiết học Để quy vào một mói trong các thao tác cũg như rèn luyện học sinh bằng các tiết chính tả cáh trình bày vừa là khoa học và tự mình yêu chuộng cái đẹp đó,mọi người có thẩm mỹ quan tôi đã hướng dẫn tiết chính tả nghe viết như sau: Đối với trong lòng bảng không kể phần lề, tôi vẫn chia ra ba phần để tiện cách hướng và các em quan sát, tiếp thu một cách dễ dàng và trình bày bằng cách sau: ở bài viết này là một bài thơ thuộc thể thơ lục bát nên các em viết câu 6 thụt vào 2 ô và câu 8 thụt vào 1 ô trong vở ô li. Từ đó, các em sẽ trình bày đẹp, khoa học ở bài viết.. Còn phần ngồi thì những em nào viết xấu và trình bày kém cho các em ngồi ở hai bên dãy giữa, để thuận tiện cho việc giáo viên quan sát, chỉ dẫn. Nếu khi các em chưa hiểu cách trình bày theo yêu cầu thì buộc giáo viên phải lấy bút chì ấn định viết ở đó. Còn đối với những em nghe được lời giáo viên đọc nhưng hay nhầm ở chỗ tiếng “nghiệp” như các em lại viết là “ngiệp” lúc đó giáo viên phải nói rằng nghiệp là ngờ ghép vì học sinh ngay ở lớp 1 các em đã nắm được âm, vần, tiếng, từ, câu. Càng lên lớp trên các em biết thêm về cụm từ, câu, đoạn, bài.. Không phụ nhận rằng điều các em chưa hiểu ở vấn đề sau: đối với học sinh lớp hai phần đông là các em đọc cũng chưa thông, viết chưa thạo lắm.tôi đang băn khoăn và lo lắng nhất là phát âm không chuẩn như em Hậu, Mạnh, Nhị, Đỗ Oanh ở Làng Tra.Với bài chính tả này “trâu”các em đọc châu viết vẫn châu. Mặc dù tôi cố gắng sửa cả phát âm cùng đánh vần trực quan để phân tích tiếng cho các em hiểu thêm về từ. Nhưng các em viết vẫn sai còn khi cô giảng thì lại hiểu . Ngoài bài chính tả nghe viết này các em còn nhầm ở “x/s”; “ n/l” kể cả từ Chính tả các em lại viết “Chính tạ” vv. Vì vậy, khi dạy một giờ chính tả “nghe viết” nào cũng như giờ chính tả nghe - viết này thì giáo viên cần tuân thủ đúng đủ các bước mà tôI đã thê hiện có hiệu quả sau: 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đọc cho học sinh viết những từ của bài trước có liên quan (hoặc ) viết một số từ khó tương tự ở phần bài mới. Giáo viên nhận xét, chữa lỗi . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : - Gọi 2 học sinh khá đọc to ở bài viết trong sgk. - Cả lớp đọc thầm bằng mắt một lượt . b. Hướng dẫn trả lời câu hỏi, nhận xét . - H:Bài viết có mấy dòng thơ? H:mỗi dòng có mấy tiếng ? H:Câu 6 tiếng viết như thế nào ? H:Câu 8 tiếng viết ra sao ? H:Đầu mỗi dòng thơ được viết bằng chữ gì ?Trong bài thơ ,sau bài thơ có dấu gì ? Giáo viên nêu những câu hỏi có liên quan trong bài đẻ các em nắm chắc mạch kiến thức bài thơ. Tiếp theo là học sinh viết từ mà các em hay sai vào bảng con : ví dụ :trâu , nghiệp, ruộng , gia ,quản . Đây là những tiếng ở phương ngữ thực tại trong lơp tôi đang mắc sai lầm này . c.Hướng dẫn viết vở ô ly : Bước này khá quan trọng nên giáo viên phải quan sát lại một lượt xem các em đã trình bày theo yêu cầu chưa ở chỗ : + nếu Chính tả :nghe viết thì đối với vở các em phải biết chỉ thụt vào 3ô cho cân trang vở . + Còn mục đề bài thì xuống dòng dưới lại thụt vào 4 ô cho cân đối bầi thơ. + Khi giáo viên đọc cho các em viết chỉ cần đọc một đến hai lần trong mỗi dòng thơ ,nên đọc chậm rõ ràng ,không đọc quá to ,không đọc quá nhỏ ,đủ cả lớp nghe là được . + Khi học sinh đang viết bài giáo viên nên đi xuống lớp kèm cặp giúp đỡ những học sinh viết yếu . + Cần nghiêm khắc yêu cầu học sinh ngồi viết đúng tư thế ,cách cầm bút ,để tay để vở đúng kiểu nhưng tạo cách ngồi không gò bó . Sau khi viết xong giáo viên đọc để học sinh khảo bài . +Kiểm tra bài viết của các em có 2 cách . Cách 1: Học sinh đổ vở kiểm tra bài viết của bạn đọc xem bạn mình mắc mấy lỗi, lấy bút chì gạch ghi số lỗi ra lề giúp giáo viên chấm nhanh mà bạn mình được xem chữ, số lỗi mắc của bạn giúp bạn phát hiện thấy được cái sai cần phải tránh khi đổi chéo hai bài chỉ ra sai mà bạn lầm tưởng. Cách 2: Giáo viên đọc luôn, học sinh cá nhân tự thấy lỗi và gạch chân để giáo viên chấm bài tự đếm và kiểm tra lại số lỗi, học sinh công nhận lỗi hay không? Phát hiện mà lại bảo vệ lối đó là đúng. Khi chấm tuỳ vào số lỗi và nhiều lần mắc lỗi đó của các em để giáo viên cho điểm một cách hợp lý nhưng lại công bằng. d. Thu bài – nhận xét một số bài. 3) Tổng kết tiết học. Với lớp 2: Phần luyện viết không chỉ có ở phân môn tập viết, tập chép (nhìn bảng). Chính tả: nghe viết mà còn lấy một phần, đoạn trong mỗi bài tập đọc 2 tiết, tập đọc một tiết, bài thơ v.v. Với phần luyện viết trong các tiết này. Đối với học sinh viết yếu giáo viên không nên yêu cầu các em viết đầy đủ cả quy định, mà chỉ cần em đó nhìn sách viết là được có thể khi gặp 12 dòng thơ ở bài “Thư Trung thu” thì học sinh chỉ viết 8 dòng là được. * Đối với phân môn chính tả: Bước đầu ở lớp 2 là tập chép, hầu như chính tả nghe viết ở một đoạn của bài tập đọc bước này cũng không kém quan trọng vì: + Giáo viên phải hướng dẫn kĩ cách viết mục bài ( Tuỳ vào mục ngắn hay dài để bố trí cho xứng cách trình bày bổ dọc, bổ ngang). + Khi viết gặp dấu chấm, dấu phẩy, danh từ riêng, địa danh đẻ cá em áp dụng nghe viết cho đúng như yêu cầu của giáo viên vì học sinh tiểu học coi cô giáo là thần tượng. + Sau khi học sinh viết bài xong giáop viên phải đọc chậm lại cho học sinh soát lỗi. Khi học sinh mắc lỗi giáo viên phải chữa những lỗi cơ bản trước, lỗi phổ biến kể cả lỗi phương ngữ của các em lầm tưởng. Giáo viên đưa lên bảng lớp. Trên đây là một số biện pháp đối với giáo viên. Còn đối với học sinh thì như thế nào? Qua thực tế ở các giờ học ra sao tôI thu thập được như sau: 3.1) Học sinh phải có đủ vở tập viết in sẵn kể cả vở luyện viết chữ đep (đúng mẫu) quy định vở kẻ ô li rõ ràng, giấy tốt viết không nhoè, bút chì, bút máy. Tối thiểu nhất cũng phải bút mực Thiên Long tốt. 3.2) Có thước kẻ phân chia vạch rõ ràng loại dày của nhà máy không gãy. 3.3) Bảng mic, phấn mềm không bụi, khăn ẩm lau bảng. 3.4) Phải thực sự quan sát quy trình viết của giáo viên. 3.4) Cấm triệt để không sử dụng phấn mềm, bảng loại xấu bút bi nét nhỏ. 3.5) Chú ý quan sát quy trình viết của giáo viên. - Còn đối với những em viết yếu giáo viên cần cho ngồi phía ngoài đểdễ kèm cặp, hướng dẫn kỹ hơn : - Với những em hay viết sai do nhầm lẫn giữa phụ âm này với phụ âm kia ,vần này với vần khác dẫn đến tiếng sai và ngữ nghĩa cũng sai thì giáo viên cần nhắc các em đánh vần nhẩm khi viết tiếng từ có âm vần đó. - Cần ngồi viết đúng tư thế , cầm bút , để tay đưa bút đúng kiểu , - Ngoài ra để giúp học sinh viết được chữ đẹp thì phòng học phải đủ ánh sáng ,bàn ghế đảm bảo đúng độ tuổi . VI. Kết quả Bằng một số biện pháp cụ thể như trên cùng với sự tận tâm của giáo viên đối với các em học sinh của mình lần khảo sát này tôi đã có kết quả như sau : 1 Số em viết đẹp ,đúng mẫu chữ ,đúng tốc độ, biết trình bày một đoạn văn ngắn, bài thơ : 3 em - 12%. 2.Số em viết đúng mẫu chữ ,đạt tốc độ : 7 em - 26,5%. 3.Số em viết đúng mẫu chữ nhưng tốc độ chưa đạt : 4 em - 14%. 4. Số em còn viết sai, chậm tiến : 13 em - 47,5%. C. bài học kinh nghiệm Từ kết quả thu được như trên ở giai đoạn cuối kỳ I tôi đã thấy rõ .Để dạy tốt phân môn Tập viết. Chính tả ở lớp 2 nói riêng, cũng như ở các lớp tiểu học nói chung và cũng là điều mong ước các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước không chỉ học giỏi toán, giỏi văn mà chữ phải đẹp thì cần các điều kiện sau: 1. Phòng học phải đủ ánh sáng. Bàn ghế vừa tâm học sinh. Bảng cố định ở vị trí để em cuối lớp cũng thấy được .Không gồ ghề, không sáng bóng quá. Đồ dùng học tập và việc dạy học phải đầy đủ . 2. Giáo viên không được coi nhẹ, dạy qua loa hai phân môn này .Cần phải theo dõi chữ viết của các em từng ngày. Phải nghiêm khắc yêu cầu học sinh chú ý quan sát quy trình giáo viên viết mẫu cũng như bắt buộc các em phải ngồi đúng tư thế. Khi viết cầm bút xuôi theo chiều ngồi, bút nghiêng so với mặt giấy khoảng 450. Khi viết phải đưa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh ngòi bút và mặt giấy Mỗi giáo viên phải có tính kiên trì, tỉ mỉ cẩn thận ,nhắc nhở thường xuyên trong khi rèn học sinh luyện viết . Chữ viết của giáo viên phải mẫu mực, rõ ràng, đẹp . 3. Mỗi tháng trong khối, mỗi tháng lớp/2 lần nên có các tiết thi viết chữ đẹp; bình chọn khen thưởng cho những em viết chữ đẹp, giữ vở sạch để thúc đẩy nhiều em cố gắng rèn luyện chữ viết. Mỗi học kỳ nhà trường cần tổ chức các cuộc thi: Viết chữ đẹp, vở sạch chữ đẹp như hiện hành 2009-2010. 4. Một lớp học không nên gộp quá nhiều học sinh yếu và không nên có qúa đông học sinh nhất là các lớp đầu cấp . 5. Lựa chọn phân nhóm đối tượng học sinh. 6. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu của từng dạng bài . 7. Phải có kế hoạch sao cho những em học yếu,cần động viên, khích lệ kịp thời. Phát huy được tính tích cực của các em, để các em ngày càng mạnh dạn, tự tin trong rèn luyện nhất là tuần, tháng đầu của năm học thì sẽ gặt hái sự thành công của người đươc giáo dục và người giáo dục. Chính vì thế đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành giáo dục trong những năm gần đây rất được Đảng và nhà nước quan tâm, đại hội Đảng khoá VIII đã nói “giáo dục là quốc sách hàng đầu” ngành giáo dục đang có nhiêu điểm mới về mục tiêu nội dung như thi sát hạch giáơ viên, phương pháp dạy học ở các cấp, và đặc biệt là các em cuối cấp đang luyện thi “văn hay chữ đẹp” tạo ra năng lực cho các em tiếp theo đi lên từng bước văn hay chữ đep mà còn nói lời hay, điều tốt (học gói học mở ) cách ứng xử trong cuộc sống cũng như trong học tập của các em như hẳn chúng ta ai cũng nghe và hiểu được “văn ôn võ luyện” sẽ thành công lớn . “Hãy tạo ra niềm tin yêu từ chính bản thân mình nhé”. Từ đáy lòng ở mỗi thần tượng của các em, nhìn xa trông rộng . “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em là hạt nhân tương lai của đất nước. Trên đây là một số số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc rút qua ba năm giảng dạy lớp 2. Với phạm vi là một sáng kiến không thể tránh khỏi những hạn chế, xin được góp ý của hội đồng khoa học và các đồng nghiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn Nghĩa Lâm, ngày 25 tháng 4 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Thanh Tâm
Tài liệu đính kèm: