Sáng kiến kinh nghiệm Học tập theo nhóm ở lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Học tập theo nhóm ở lớp 3

PHẦN MỞ ĐẦU

I/Lý do chọn đề tài :

Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rõ mỗi môn học ở trường tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, trên cơ sở cung cấp cho các em những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển năng lực nhận thức của các em. Ngoài ra nó còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận và giải quyết vấn đề có căn cứ, có cơ sở khoa học Vì vậy vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy và truyền đạt tri thức cho các em. Người giáo viên phải lựa chọn phương pháp làm sao cho mỗi giờ học phải phát huy tối đa sự tích cực học tập của mỗi cá nhân học sinh.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Học tập theo nhóm ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I/Lý do chọn đề tài : 
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rõ mỗi môn học ở trường tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, trên cơ sở cung cấp cho các em những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển năng lực nhận thức của các em. Ngoài ra nó còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận và giải quyết vấn đề có căn cứ, có cơ sở khoa họcVì vậy vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy và truyền đạt tri thức cho các em. Người giáo viên phải lựa chọn phương pháp làm sao cho mỗi giờ học phải phát huy tối đa sự tích cực học tập của mỗi cá nhân học sinh.
Trong quá trình giảng dạy có rất nhiều phương pháp dạy học. Nhưng phương pháp tổ chức cho học sinh tập theo nhóm là đem lại hiệu quả cao nhất. Vì qua hoạt động nhóm các em tự tìm tòi học hỏi, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức. Đồng thời cũng qua hoạt động nhóm các em được trao đổi, học hỏi lẫn nhau, động viên khuyến khích lẫn nhau để các em có cơ hội bộc lộ hết khả năng của mình, rồi khả năng tự học một mình. Rất cần thiết để các em tiếp tục học ở các bậc học sau này.Từ những lý do trên tôi nhận thấy dạy học theo nhóm là rất cần thiết đối với học sinh. Nhất là học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng.
II/ Mục đích nghiên cứu :
 -Thông qua đề tài nhằm giúp các em bộc lộ hết khả năng của mình trong quá trình hoạt động nhóm.
 -Tạo cho giờ học có không khí sôi nổi nhằm giúp các em say mê trong học tập.
 - Giúp cho giờ học đem lại hiệu quả cao nhất.
 III/ Phương pháp nghiên cứu:
 - Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài, các phương pháp nhằm giúp học sinh họat động nhóm có hiệu quả, qua sự tổng kết kinh nghiệm bản thân, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp
 -Phương pháp thực nghiệm : Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
IV/ Phạm vi nghiên cứu :
Phương pháp giúp học sinh lớp 3 hoạt động nhóm có hiệu quả 
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/Tìm hiểu về nhóm và các kỹ năng tổ chức nhóm
 * Tại sao giáo viên nên tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm?
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng:
-Nếu giáo viên liên tục thuyết giảng thì học sinh học tập một cách rất thụ động và học sinh nhớ bài chỉ đạt 10% những gì các em nghe được.
-Nếu giáo viên dạy học có sử dụng hình ảnh minh họa thì học sinh cũng học tập một cách rất thụ động và học sinh nhớ bài chỉ đạt 30% những gì các em nhìn thấy được.
-Nếu giáo viên dạy theo kiểu trao đổi trực tiếp với bạn bè trong lớp thì học sinh tiếp thu có phần tiến bộ hơn (đây chỉ là bước đầu của sự năng động) với kiểu dạy này thì học sinh nhớ bài đạt 50% những gì các em theo dõi, lắng nghe và nhìn thấy.
-Nếu giáo viên dạy theo kiểu tập trung học trong phòng thí nghiệm thì học sinh tiếp thu một cách năng động và học sinh nhớ bài đạt được 70% những gì các em suy nghĩ và làm việc với nó.
-Nếu giáo viên dạy theo kiểu tổ chức cho học sinh phối hợp hoạt động trong nhóm thì học sinh tiếp thu một cách rất năng động và học sinh nhớ bài đạt 90% những gì các em đầu tư suy nghĩ và trình bày những suy nghĩ đó.
*Qua những thực trạng trên ta đã thấy rõ khi dạy theo kiểu tổ chức cho học sinh phối hợp hoạt động trong nhóm là đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy trong quá trình giảng dạy của mình, tôi luôn tìm hiểu xem học sinh đang ở mức độ hiểu biết nào để đưa ra những nội dung hoạt động nhóm phù hợp. Nếu những tiết dạy nào có thể tổ chức hoạt động nhóm được thì tôi không ngần ngại đưa ra những nội dung phù hợp để các nhóm thảo luận.
Ví dụ : Trong tiết dạy môn tập đọc
Nếu giáo viên không cho học sinh thảo luận nhóm mà chỉ gọi học sinh đọc và sửa sai thì trong thời gian 1 tiết học giáo viên không sửa hết những lỗi các em phát âm sai trong bài. Nhưng khi tổ chức cho các em đọc theo nhóm thì hiệu quả hơn nhiều vì : Trong nhóm mỗi em đọc một đoạn các bạn trong nhóm lắng nghe,học cách đọc đúng. Đồng thời nếu bạn đọc sai thì bạn trong nhóm sửa sai, các em khác nghe và rút kinh ghiệm cho mình để mình đừng sai. 
Các nhóm khác cũng tiến hành tương tự vì làm như vậy thì trong nhóm sẽ phát hiện ra những bạn phát âm sai và kịp thời sửa chữa. Giáo viên chỉ là người theo dõi và giúp đỡ khi có trường hợp đặc biệt.
II/Các yêu tố căn bản trong tổ chức nhóm 
 1.Tạo tính phụ thuộc tích cực lẫn nhau:
Yếu tố này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải hiểu rằng. “Một cá nhân trong nhóm thành công khi và chỉ khi mọi người trong nhóm thành công”. Vì vậy giáo viên là người giúp học sinh hiểu rằng những gì các em cố gắng làm trong các hoạt động nhóm thì sẽ đem lại lợi ích không những cho chính bản thân các em mà còn cho tất cả các thành viên trong nhóm.
Ví Dụ : Trong giờ học toán Giáo viên tổ chức cho các em hoạt động nhóm sau đó lên điền kết quả vào phiếu học tập. Mỗi nhóm 4 em sẽ điền một phiếu. Vì vậy muốn thành công thì đòi hỏi các thành viên trong nhóm đều hoàn thành tốt phần việc của mình.
 2.Hoàn thành trách nhiệm của cá nhân và của nhóm
-Trách nhiệm của nhóm : Là phần công việc giáo viên giao cho nhóm ( giáo viên có trách nhiệm cho biết rõ mục đích của bài tập, và cách đánh giá của giáo viên đối với thành quả chung của nhóm)
-Trách nhiệm của cá nhân : Được đánh giá qua những gì các em đóng góp cho nhóm và quá trình các em tham gia công việc của nhóm. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình trong bài làm chung của nhóm.
* Lưu ý : Mục đích của vịêc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm là để làm cho từng thành viên trong nhóm trở nên hoàn thiện hơn, hiểu rõ được khả năng hiện có của chính bản thân học sinh. Đặc biệt hơn là qua học trong nhóm giáo viên sẽ tập cho các em có khả năng tự học một mình.
 3.Kích thích tính tích cực trong hoạt động nhóm
-Qua hoạt động nhóm học sinh sẽ được bạn cùng nhóm hỗ trợ để hiểu sâu và hiểu rộng hơn.
-Học sinh sẽ có bạn luôn động viên khuyến khích, chia sẽ, giúp đỡ trong các hoạt động học tập.
-Sự khuyến khích lẫn nhau giữa các thành viên để cùng tham gia các hoạt động tích cực hơn. Mối quan hệ bạn bè xây dựng bền vững hơn. Tạo cho các em niềm tin trong cuộc sống.
 4.Trang bị kỹ năng hoạt động nhóm có hiệu quả
Học sinh cần trang bị những kỹ năng hoạt động nhóm có hiệu qủa như : 
-Phong cách làm trưởng nhóm.
-Cách giải quyết vấn đề trong thảo luận.
-Cách diễn đạt để người khác hiểu vấn đề.
-Kỹ năng giải quyết những mâu thuẫn trong hoạt động nhóm
Ví dụ : Trong khi thảo luận thì bạn hiểu vấn đề sẽ giải thích cho bạn chưa hiểu để cùng nhau hiểu rõ hơn.
 5.Xem xét lại quá trình hoạt động nhóm
-Khi hoạt động xong cả nhóm cần phải chỉ ra hành động nào của các thành viên là có ích hay không có ích. Sau đó cùng đưa ra quyết định nhóm sẽ làm gì để tiếp tục thực hiện tốt công việc của nhóm hay thay đổi để lần sau được tốt hơn.
Tóm lại : Trên đây là 5 yếu tố căn bản mà khi giảng dạy giáo viên cần quan tâm trong quá trình tổ chức nhóm. Năm yếu tố này khi tổ chức cần được áp dụng một cách kiên quyết, bền bỉ, lâu dài cùng với sự phối của giáo viên trong khối. Khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Người giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn cho học sinh tự khám phá tri thức cùng các bạn trong nhóm.
III/Hình thức phân nhóm:
Khi phân nhóm người giáo viên cần chú ý tổ chức phân nhóm như sau : 
-Phân nhóm không chính thức (nhóm tạm thời) vì hình thức tổ chức này sẽ tổ chức trong thời gian ngắn 3-5phút. Học sinh tập hợp lại với nhau để giải quyết những công việc nhỏ hoặc giáo viên tổ chức họp nhóm theo kiểu phối hợp căn bản. Vì trong lớp học giáo viên cũng nên phân nhóm theo dõi giúp đỡ các thành viên trong lớp, nhóm này được tổ chức trong thời gian dài, một học kỳ hay cả năm học.
-Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên vận dụng 2 hình thức phân nhóm này vì vừa ít tốn thời gian mà giáo viên sẽ nắm bắt được sự tiếp thu bài học của học sinh đến mức nào sau một vài phút đó. Chẳng hạn : Khi cho học sinh hoạt động nhóm trong vòng 3 đến 5 phút rồi thì gọi đại diện của nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét - bổ sung. Nếu các em trình bày đúng thì các em đã hiểu bài hoặc các em trình bày sai chỗ nào thì giáo viên cũng kịp thời sửa sai và khắc sâu cho các em.
IV/Một số lưu ý của giáo viên khi soạn giảng và tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
Về soạn giảng:
-Chuẩn bị tài tiệu, học cụ để học sinh hoàn thành bài học hay bài tập
-Giáo viên cần xác định rõ mục đích của bài học.
-Quyết định số lượng học sinh của mỗi nhóm.
-Chọn phương pháp để nhóm học sinh lại với nhau.
-Định ra nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.
Về cách tổ chức nhóm:
-Giáo viên cần giải thích rõ về phần việc được giao cho học sinh trong nhóm.
Giáo viên theo dõi giúp đỡ khi các nhóm gặp khó khăn.
-Giáo viên cần đánh giá về hiệu quả của công việc mà nhóm làm được.
-Sau đó xem xét cẩn thận và rút ra những kinh nghiệm sau mỗi lần hoạt động nhóm để làm sau tiến hành tốt hơn.
-Cuối cùng nhận xét và khen ngợi những học sinh có biểu hiện tích cực và đem lại thành tích cao trong học tập.
*Ngoài ra để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả thì giáo viên chỉ nên thành lập nhóm nhỏ( thành lập nhóm càng nhỏ càng tốt), vì thành lập nhóm nhỏ như vậy sẽ không tốn nhiều thời gian trong khâu tổ chức mà bắt đầu hoạt động nhanh. Đồng thời việc thành lập nhóm nhỏ như vậy mỗi thành viên của nhóm có cơ hội thể hiện hay khẳng định mình trong khoảng thời gian ngắn đó. Khi thành lập nhóm nhỏ học sinh không trốn tránh trách nhiệm, mà mỗi em phải cố gắng hoàn thành phần việc được giao. Như vậy thì sự đóng góp của mỗi cá nhân sẽ được thể hiện rõ hơn. Giáo viên nên căn cứ vào nội dung bài tập, dụng cụ học tập hiện có mà giáo viên phân số lượng học sinh trong mỗi nhóm cho phù hợp. Giáo viên cần chú ý rằng (nhóm càng ít học sinh giáo viên càng dễ phát hiện và giải quyết những khó khăn của nhóm).
 V/Cách phân nhóm
-Có nhiều cách phân nhóm nhưng giáo viên cần lựa chọn cách phân nhóm nào vừa ít tốn thời gian mà đem lại hiệu quả cao trong học tập.
Cách dễ nhất và hiệu quả nhất là giáo viên nên phân học sinh vào nhóm một cách ngẫu nhiên như : cho học sinh đếm số chẵn, lẻ họăc phân theo bàn. Vì cách này sẽ ít tốn thời gian mà trong nhóm có cả học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu như vậy thì các em giỏi, khá sẽ gi ... em lên đọc bài và trả lời câu hỏi
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Ghi tựa
b. Hướng dẫn luyện đọc
* Giáo viên đọc mẫu một lần toàn bài với giọng thong thả nhẹ nhàng.
- Hướng dẫn đọc từ câu và luyện phát âm từ khó, từ địa phương.
-Giáo viên theo dõi nghe xem các em phát âm sai chỗ nào giáo viên rút ra và luyện cho các em cách phát âm.
* Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
* Hướng dẫn học sinh chia đoạn : 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn
*Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp
 -Giáo viên rút ra những từ ngữ cần giải nghĩa
 - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Giáo viên gọi từng nhóm đọc trước lớp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc giữa các nhóm
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
- Gọi 1 em đọc đoạn 1
+ Cửa Tùng ở đâu ?
+ Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
-Giáo viên gọi 1 em đọc đoạn 2
 +Em hiểu thế nào là :”Bà Chúa của các bãi tắm”
+ Sắc màu nước biển có gì đẹp?
+ Người xưa so sánh Cửa Tùng với cái gì?
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về Cửa Tùng?
* Giáo viên kết hợp giáo dục môi trường : Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương và đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.
* Luyện đọc lại :
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 
- Giáo viên nhận xét
4. Củng cố-dặn dò:
-Gọi học sinh nêu lại nội dung bài.
-Giáo viên giáo dục : Phải yêu thiên nhiên của nước ta.
- Về luyện đọc lại bài – Xem trước bài sau.
Ba em lên bảng thực hiện yêu cầu
Học sinh nhắc lại tựa bài
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.
-Mỗi em đọc 1 câu tiếp nối nhau từ đầu cho đến hết bài (2 lượt)
-Học sinh phát âm.
-Học sinh đọc từng đoạn theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh dùng bút chì đánh dấu phân đoạn.
 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc mỗi đoạn, chú ý ngắt giọng ở các dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
Học sinh quan sát và đọc phần chú giải
Mỗi nhóm 3 em lần lượt đọc trong nhóm để sửa sai cho nhau.
Mỗi nhóm 3 em lần lượt đứng lên đọc.
Hai nhóm thi đọc tiếp nối
Học sinh nhóm khác theo dõi và nhận xét
Một em đọc cả bài lớp theo dõi
Một em đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải chảy ra biển.
-Thôn xóm mướt của màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
-Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. 
Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
Thay đổi 3 lần trong 1 ngày
- Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển.
- Cửa Tùng là một trong những danh lam thắng cảnh của nước ta.
-Vài học sinh thi đọc lại đoạn văn. Một em đọc cả bài.
-Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Một em nêu lại nội dung bài.
Môn: Tự nhiên và xã hôi
Tiết 45 (Tuần 23)
Bài: LÁ CÂY
I/ Yêu cầu cần đạt:
 Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
Biết được sự đa dạng về hình dáng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số lá cây thật.
Phiếu bài tập. 
III/ Các hoạt động chủ yếu:
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ: Rễ cây.
GV nêu câu hỏi	
Rễ cây có chức năng gì?
Gv gọi HS nhận xét
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-Gv giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu các bộ phận của lá cây:
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá.
* Cách tiến hành:
GV cho HS thảo luận nhóm đôi
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy lá cây mà mình mang đến quan sát và nói cho bạn cùng nhóm nghe:
+ Tên lá là lá gì?
+ Em hãy chỉ đâu là cuống lá, đâu là phiến lá và đâu là gân lá?
Bước 2: GV gọi đại diện của từng nhóm lên trình bày.
GV hỏi: qua phần trình bày của các bạn. Em nào cho cô biết lá cây gồm có các bộ phận nào?
GV chốt lại: Qua phần quan sát nhiều loại lá cây. Nhưng các em thấy mỗi lá cây đều có điểm giống nhau là: đều có cuống lá, phiến lá và trên phiến lá có gân lá.
Hoạt động 2: Sự đa dạng của lá.
* Mục tiêu: Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Quan sát tranh SGK.
GV yêu cầu HS quan sát trong SGK và hỏi
+ Lá cây thường có màu gì ?
+ Về hình dạng, màu sắc của cây có giống nhau không?.
 GV gọi HS khác nhận xét.
GV chốt lại: để các em hiểu kĩ hơn cô sẽ cho các em quan sát cụ thể các lá sau.
Bước 2: Quan sát vật thật.
GV chia lớp làm 6 nhóm.
- GV giao việc cho mỗi nhóm.
GV chọn 6 lá có hình dạng khác nhau phát cho mỗi nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận và điền vào phiếu.(GV đính sẵn băng keo hai mặt vào sau các lá).
Nhóm 1: quan sát lá bàng và cho biết:
Tên lá là gì? Màu sắc thế nào? Hình dạng ra sao? Độ lớn to hay nhỏ?.
*Khi lên trình bày các em dán lá nhóm mình quan sát vào phiếu.
Nhóm 2: Quan sát lá đu đủ và cho biết:
Tên lá là gì? Màu sắc thế nào? Hình dạng ra sao? Độ lớn to hay nhỏ?.
*Khi lên trình bày các em dán lá nhóm mình quan sát vào phiếu
Nhóm 3: Quan sát lá tía tô và cũng cho biết về tên lá, hình dạng, màu sắc, độ lớn của lá?
*Khi lên trình bày các em dán lá nhóm mình quan sát vào phiếu.
Nhóm 4: Quan sát lá tràm và cũng cho biết về tên lá là lá gì? Hình dạng thế nào? Màu sắc ra sao? Độ lớn to hay nhỏ ? 
*Khi lên trình bày các em dán lá nhóm mình quan sát vào phiếu
*Nhóm 5: Quan sát lá dương liễu và cũng cho biết về tên lá, hình dạng, màu sắc, độ lớn của lá? 
*Khi lên trình bày các em dán lá nhóm mình quan sát vào phiếu.
Nhóm 6: Quan sát lá phượng và cũng cho biết về tên lá, hình dạng, màu sắc, độ lớn của lá? 
*Khi lên trình bày các em dán lá nhóm mình quan sát vào phiếu.
Hoạt động chung cả lớp:
GV gọi đại diện từng nhóm lên trình bày.
GV gọi HS nhóm khác nhìn và nhận xét
GV nhận xét
* Qua phần trình bày của các nhóm em có nhận xét gì về màu sắc, hình dạng, độ lớn của các lá
GV chốt lại
GV đặt câu hỏi để rút ra bài học.
+ Qua bài lá cây em nào cho cô biết lá cây thường có màu gì?
+ Thế lá cây thường có các phần nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc, hình dạng, độ lớn của lá cây?
* GV rút ra bài học đưa lên bảng
GV giảng thêm để học sinh hiểu
B.Củng cố- dặn dò:
Mục tiêu: Nhằm củng cố lại bài học.
Cách tiến hành:
GV chuẩn bị hai rổ lá (ở phía sau có dán băng keo hai mặt).
Mời đại diện hai tổ lên yêu cầu các em chọn các lá cây có hình dạng, độ lớn tương tự nhau và dán vào giấy A0 
GV yêu cầu HS kiểm tra xem tổ nào đã sưu tầm đúng và nhiều lá nhất.
* Qua trò chơi, em nào cho cô biết lá cây có điểm nào giống và khác nhau.?.
GV GDTT-LHTT.
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: về nhà các em xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Khả năng kì diệu của lá cây.
HS trả lời
Rễ cây có chức năng hút nước và muối khóang hòa tan có trong đất để nuôi cây. Ngoài ra rễ cây còn giúp cây bám chặt vào đất và giữ cho cây không bị đổ
HS nhận xét câu trả lời của bạn
HS nghe GV giới thiệu 
HS nhắc lại tựa bài
HS ngồi tại chỗ lấy lá quan sát và nói ,chỉ cho bạn cùng nhóm nghe.
HS lên trình bày cầm theo lá
HS vừa chỉ vào lá vừa nêu các bộ phận của lá.
HS trả lời
HS ghi nhớ
HS quan sát tranh và trả lời
HS quan sát tranh và trả lời
HS ghi nhớ
HS quan sát lá, thảo luận và điền vào phiếu của nhóm mình
Nhóm 1:
Tên lá
Màu sắc
Hình dạng
Độ lớn
Lá bàng
Đỏ tím
Bầu dục
To
Nhóm 2:
Tên lá
Màu sắc
Hình dạng
Độ lớn
Lá đu đủ
Xanh
Phức tạp
To
Nhóm 3:
Tên lá
Màu sắc
Hình dạng
Độ lớn
Lá Tía Tô
Xanh,tím
Răng cưa
Nhỏ
Nhóm 4:
Tên lá
Màu sắc
Hình dạng
Độ lớn
Lá Tràm
Xanh
Thon dài
Nhỏ
Nhóm 5:
Tên lá
Màu sắc
Hình dạng
Độ lớn
Dương liễu
Xanh
Dạng kim
Nhỏ
Nhóm 6
Tên lá
Màu sắc
Hình dạng
Độ lớn
Xanh
Lông chim
To
HS lên trình bày( mỗi nhóm đều dán lá của nhóm mình quan sát vào phiếu)
HS nhóm khác quan sát và nhận xét
Lá cây thường có màu xanh, một số it có màu đỏ hoặc vàng.
Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá
Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau
HS đọc lại bài học
HS khá giỏi biết được quá trình quang hợp của lá diễn ra vào ban ngày dưới ánh nắng mặt trời . Còn quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày và đêm.
HS lên chọn lá có hình dạng, độ lớn tương tự nhau để đính vào giấy.
Giống nhau: Mỗi lá cây đều có cuống lá, phiến lá trên phiến lá có gân lá.
Khác nhau: về màu sắc, hình dạng, độ lớn.
4/Kết quả thực nghiệm:
Kết quả thực nghiệm Môn Toán
Tổng Số Học Sinh:30 em
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
6em/20%
8em/26.7%
14em/46.7%
2em/6.6%
Cuối HKI
10em/33.3%
12em/40%
8em/26.7%
0
Kết quả thực nghiệm Môn Tiếng Việt
Tổng Số Học Sinh:30 em
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
9em/30%
10em/33.3%
10em/33.3%
1em/3.4%
Cuối HKI
12em/40%
13em/43.3%
5em/16.7%
0
Kết quả thực nghiệm Môn Tự Nhiên &Xã Hội
Tổng Số Học Sinh:30 em
Kết quả
A+
A
B
Đầu năm
9em/30%
21em/70%
0
Cuối HKI
16em/53.3%
14em/46.7%
0
KẾT LUẬN
 *Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp qua quá trình thực hiện đề tài
 Là một giáo viên tiểu học thì trước hết phải yêu nghề mến trẻ.Có như vậy thì giáo viên mới cảm thông thấu hiểu từng học sinh,luôn có mối quan hệ với gia đình học sinh.Đối với mọi học sinh giáo viên luôn có một tình cảm ấm áp dễ chịu. Để sau khi tiếp xúc với thầy(cô) các em sẽ tăng thêm nghị lực.Từ đó các em sẽ vượt qua mọi khó khăn.Ngoài ra trong quá trình giảng dạy giáo viên muốn giờ dạy đạt kết quả tốt thì cần nắm rõ các phương pháp,nắm rõ nội dung bài dạy. Bên cạnh đó giáo viên phải nghiên cứu để lựa chọn và vận dụng phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong các tiết dạy với mục đích là để học sinh tiếp thu và nắm vững kiến thức một cách năng động nhất.Tạo cho lớp học thoải mái mà đem lại hiệu quả cao.
 Vĩnh Tân, ngày 18 tháng 01 năm 2010
 Người Viết
 Lê Thị Dinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docBien phap giup hoc sinh thao luan nhom.doc