I – CƠ SỞ KHOA HỌC:
1 – CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin, nhiều nước đã thực hiện việc đổi mới giáo dục Tiểu học một cách toàn diện. Ở nước ta, bậc Tiểu học đang được Đảng và nhà nước quan tâm: Xác định bậc Tiểu học là nền tảng cho cả một hệ thống giáo dục quốc dân, đề ra mục tiêu của giáo dục là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn. Mỗi môn học ở Tiểu học đề góp phần vào sự hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn học khác môn Toán có vị trí rất quan trọng vì:
+ Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế hàng ngày, nó cần thiết cho người lao động, là cơ sở giúp học sinh những môn học khác.
+ Môn Toán giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng, không gian của thế giới hiện thực. Từ đó học sinh có nhận thức về thế giớ xung quanh, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề và hình thành nhân cách con người lao động mới.
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ. I – CƠ SỞ KHOA HỌC: 1 – CƠ SỞ LÍ LUẬN: Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin, nhiều nước đã thực hiện việc đổi mới giáo dục Tiểu học một cách toàn diện. Ở nước ta, bậc Tiểu học đang được Đảng và nhà nước quan tâm: Xác định bậc Tiểu học là nền tảng cho cả một hệ thống giáo dục quốc dân, đề ra mục tiêu của giáo dục là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn. Mỗi môn học ở Tiểu học đề góp phần vào sự hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn học khác môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: + Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế hàng ngày, nó cần thiết cho người lao động, là cơ sở giúp học sinh những môn học khác. + Môn Toán giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng, không gian của thế giới hiện thực. Từ đó học sinh có nhận thức về thế giớ xung quanh, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề và hình thành nhân cách con người lao động mới. Như chúng ta đã biết, bậc Tiểu học có vai trò quan trọng, là bậc học nền tảng. Đặc biệt, môn Toán 3 có vai trò đặc biệt vì nó vừa củng cố, vừa bổ sung, vừa hoàn thiện các kỹ năng cơ bản của môn Toán ở giai đoạn đầu cấp. Chuẩn bị cho việc học Toán ở giai đoạn cuối cấp Tiểu học ( lớp 4 – 5). Môn Toán là một trong những môn học giữ vai trò quan trộng trong chương trình Tiểu học. Học Toán không những học sinh được trang bị kiến thức toán học cơ bản vận dụng vào trong cuộc sống mà còn giúp các em phát triển tư duy logic, biết suy nghĩ có cơ sở khoa học. Bởi vậy việc giải toán có lời văn gpó phần bồi dưỡng củng cố kiến thức, kic năng toán học, rèn luyện phát triển trí óc, sáng tạo và các sản phẩm chất tư duy cho học sinh. Nhưng đây là một dạng toán tương đối khó so với các em. Ngay từ lớp 1, lớp 2 các em đã làm quen với dạng toán này nhưng còn đơn giản. Lên lớp 3 các em phải gặp những dạng toán phức tạp hơn, yêu cầu trình bày bài giải cũng cao hơn. Thực trạng của học sinh chúng ta hiện nay các em giải dạng toán này còn rất yếu. Trong khi đó của cải cách giáo dục ngày càng đòi hỏi các em phải đảm bảo tính chính xác của toán học. Nói đến toán có lời văn ta nghĩ ngay đến đầu bài và lời giải của nó. Toán lời văn được xem như là cầu nối giữa kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng kiến thức toán học trong đời sống xã hội. Thông qua dạy toán có lời văn rèn tư duy logic và cách diễn đạt của học sinh. Muốn vậy người giáo viên khi lên lớp phải thể hiện vai trò của mình giúp các em phân biệt đúng sai, biết chọn cách làm nhanh nhất và trình bày khoa học nhất. Quá trình dạy học Toán 3 phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, hpương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Cho nên, giáo viên cần tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phat hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết vấn đề, diễn đặt các bước đi trong cách giải, tự mình tìm ra cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Tuy nhiên, để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung toán học cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào? 2 / CƠ SỞ THỰC TIỄN. Qua thực tế giảng dạy ở khối lớp 3, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện phép tính để tìm ra đáp số. Việc đặt lời giải là một khó khăn đối với một số em học sinh. Các em mới chỉ đọc dược đề toán chứ không hiểu được đề, chưa trae lời được câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì?... Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chư đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giải. Nhũng nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh hoàn toàn mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của giáo viên. Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có lời văn” , mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói riêng và môn toán 3 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài tpán có lời văn khó và phức tạp ở lớp trên. II – MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN. Dựa trên thực trạng dạy và học môn toán ở lớp 3 nói chung, dạy học sinh giải toán có lời văn nói riêng, tôi muón đưa ra một số ý kiến đổi mới để giúp các em nắm chắc được cách giải toán này, tránh không bị nhầm lẫm, giúp các nắm vững bài và yêu thích môn toán hơn. Từ đó các em có vốn kĩ năng tính toán chính xác ở những lúc cần thiết trong cuộc sống, tránh được những sai sát có thể xả ra. Tạo cho các em ốc tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin đó là: - Tìm ra những điểm yếu củ học sinh khi giải các bài toán có lời văn. - Đưa ra được những phương pháp giải toán có lời văn hay nhất. - Hệ thống được kiến thức cơ bản để vận dụng vào giải toán. - Phát hiện học sinh có năng khiếu giải toán ở tiểu học. Nên tôi chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có lời văn” III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG 1 – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Học sinh Trường Tiểu học Thọ An – Đan Phượng – Hà Nội. 2 – THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Năm học 2010 – 2011. PHẦN II: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN. I – KHẢO SÁT THỰC TẾ: 1- TÌNH TRẠNG KHI CHƯA THỰC HIỆN: Năm học 2010 – 2011 tôi được phân công giải dạy lớp 3D Trường Tiểu học Thọ An – Đan Phượng – Hà Nội. Lớp 3D do tôi chủ nhiệm có 40 học sinh. Trong đó các em ở rải rác khắp cá thôn trong xã, có rất nhiều học sinhở xa trường nên việc đi lại của các en gặp rất nhiều khó khăn điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy: + Việc tóm tắt, tìm hiểu đề bài đang còn nhiều khó khăn đối với một số học sinh trung bình và yếu của lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp + Thực tế trong một tiết dạy 35 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều, phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán. Để nắm được thực trạng học sinh lớp 3 giải dạng toán này cụ thể như thế nào, tôi đã tiến hành ra hai bài toán, thuộc hai kiểu bài của dạng toán này như sau rồi nhờ giáo viên khối 3 cho các em làm bài trong thời gian là 20 phút để nắm được kết quả. *Bài toán 1: Mỗi thùng có 6 lít dầu. Hỏi 5 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu? * Bài toán 2: Một cửa hàng có 40m vải xanh và đã bán được 1/5 số vải đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu m vải xanh? 2- SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN. Tôi đã khảo sát kĩ năng giải toán của 40 học sinh lớp 3D và sau khi chấm bài, tôi nhận thấy kết quả các em làm bài như sau: Số lượng Giỏi (9-10) Khá (7-8) T.Bình (5-6) Yếu(1 -4) 40 Trước khi thực hiện 7 em = 17,5 % 10 em = 25,5 % 13 em = 32.5 % 10 em = 25,0% Nguyên nhân: + Qua tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy học sinh chưa đọc kĩ đề bài, các em chưa xác định rõ bài toán hỏi gì vì thế mà không biết minh cần phải đi tìm cái gì, mà không không biết mình cần đi tìm cái gì thì không làm đúng được bài toán; bởi vậy mà kết quả còn thấp. + Phụ huynh học sinh quan tâm đến học tập của các em ở nhà còn lơi lỏng, trình độ dân trí chưa cao nên việc hướng dẫn các em học tập ở nhà còn nhiều bất cập. Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy như sau: II-CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1- BIỆN PHÁP 1: GIÚP HỌC SINH HIỂU VÀ NẮM CHẮC ĐỀ BÀI: Muốn học sinh nắm chắc và hiểu được đề bài, thì giáo viên phải làm được như sau: + Học sinh phải đọc nhiều lần ( bằng nhiều hình thức : đọc nhẩm, đọc cá nhân trước lớp) + Học sinh nhắc lại được nội dung chính của bài không cần nhìn sách Đây là bước đầu tiên và hết sức quan trọng vì nếu học sinh không nắm vững thì không thể nào hướng đúng cách giải. Bởi vậy bước này yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài, nhớ những dữ kiện bài toán đã cho một cách chính xác và nắm vững yêu cầu của bài toán. Đề làm tốt điều này giáo viên cần gọi một số học sinh đọc to đề bài, các học sinh khác đọc thầm sau đó giáo viên hỏi: + Đề bài cho biết những gì và yêu cầu tìm gì? Sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài. + Giáo viên đặt câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? +Bài toán yêu cầu tìm gì? Khi học sinh trả lời tôi thường giúp học sinh ghi và gạch chân những từ quan trọng mà nhiều khi học sinh do không đọc kĩ đề nên đã bỏ sót dẫn tới làm bài sai. Trong quá trình này học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng nào? Từ đó giúp học sinh tóm tắt đề bài sao cho dễ hiểu nhất (đối với các bài toán hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị hoặc gấp, giảm bao nhiêu lần thì tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng). Trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng cách đàm thoại (Chú ý phân tích từ dưới lên) * Ví du 1: Khối lớp Một có 245 học sinh, khối lớp Hai có ít hơn lớp Một 32 học sinh. Hỏi hai khối lớp có bao nhiêu học sinh? - Giáo hướng dẫn phân tích đề bài để tìm cách giải. Bước này bao giờ cũng đi ngược từ đầu câu hỏi của bài toán. Dựa vào việc dạy bài toán ở bước 1, ở bước này tôi thường hướng dẫn học sinh: + Muốn giải đáp được những yêu cầu của đề bài thì cần phải biết những gì? + Những điều đó đề bài đã cho biết chưa? Nếu chưa biết thì tìm bằng cách nào? Dựa vào đâu để tìm? Cứ lần lượt như vậy cho đến khi nào học sinh có thể tìm được giải đáp từ những dữ kiện đã cho sẵn trong bài. Tóm tắt. K ... trong kho còn lại bao nhiêu ki- lô- gam muối? Một số học sinh đã trình bày bài giải như sau: Cả hai lần chuyển đi số muối là: 2000 + 1700 =3700 (muối) Số muối còn lại trong kho là: 4720 - 3700 = 1020 (muối) Đáp số: 1020 muối. Như vậy, rõ ràng các em không xác định được danh số phải ghi sau mỗi phép tính trên là gì. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần yêu cầu học sinh bám chắc vào các câu hỏi tổng hợp khi lập kế hoạch giải toán. Yêu cầu các em phải xác định được: “Phép tính thứ nhất ta tính số ki- lô- gam muối chuyển đi ở cả hai lần, phép tính thứ hai ta tính số ki- lô- gam muối còn lại”. Như vậy, danh số phải ghi sau mỗi phép tính là kg. Ví dụ: Bài tập 4- Tiết 126: Luyện tập Mẹ mua một hộp sữa hết 6700 đồng và một gói kẹo hết 2300 đồng. Mẹ đưa cô bán hàng 10.000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền? Một số học sinh trình bày như sau: Mẹ mua sữa và kẹo hết số tiền là: 6700 + 2300 = 9000 (tiền) Cô bán hàng phải trả lại mẹ số tiền là: 10.000 – 9000 = 1000 (tiền) Đáp số: 1000 tiền Trường hợp này, học sinh nhầm lẫn do câu hỏi của đề toán: “Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?”. Học sinh lầm tưởng tiền là danh số ghi sau các phép tính. Để giúp các em khắc phục sai lầm này, tôi giải thích để các em hiểu: Danh số ghi sau các phép tính thường là các đơn vị đo đại lượng như: ki – lô- gam, gam; mét, xăng –ti – mét, đề- xi- mét, ki – lô- mét; lít; xăng- ti- mét vuông; ngày, giờ; đồnghoặc là các từ chỉ sự vật có thể đếm được như: quyển sách, quả táo, học sinh Một số lỗi sai nữa mà các em thường gặp phải khi trình bày bài giải là ghi đáp số sai (thường là ghi thừa đáp số). Các em thường ghi kết quả của cả hai phép tính vào đáp số. Đối với trường hợp này, tôi phải nhấn mạnh để các em thấy rõ: Bài toán yêu cầu tìm cái gì thì ghi kết quả đó vào đáp số Nói tóm lại, trong quá trình thực hiện các bước giải bài toán có lời văn, học sinh đã mắc không ít những lỗi sai. Lỗi sai nào cũng có những nguyên nhân của nó. Điều quan trọng là giáo viên phải tìm ra đúng nguyên nhân mắc lỗi sai để từ đó có biện pháp cụ thể giúp các em khắc phục những lỗi sai đó. 6- BIỆN PHÁP 6: GIÚP HỌC SINH MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO KIẾN THỨC (nhằm phát hiện học sinh giỏi) Từ các biện pháp trên của giáo viên khi hướng dẫn học sinhđã giải được các bài toán và làm tốt. Nhưng giáo viên không nên dừng lại ở đó mà nên gợi mở thêm để học sinh tự nâng cao kiến thức và phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh. Từ đó học sinh khá giỏi sẽ được phát huy trí thông minh của mình mà giáo viên lại tạo được sự hứng thú, thôi thúc óc sáng tạo cho các em. Ví dụ 1: Vẫn với bài toán: Một của hàng buổi sáng bán được 432 lít dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và làm bài: Sáng: 432 lít ? lít dầu Chiều: Bài giải. Số lít dầu cửa hàng bán trong buổi chiều là: 432 x 2 = 864 (l) Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi là: 432 + 864 = 1296 ( l) Đáp số: 1296 lít. Đây là cách thông thường mà học sinh đều làm. Như vậy giáo cần khơi gọi sự thông minh của học sinh bằng câu hỏi gợi ý dựa vào sơ đồ để tìm cách làm khác. Từ đó phát hiện học sinh khá giỏi trong lớp: + Quan sát kĩ sơ đồ rồi nhận xét: Cả ngày bán gấp mấy lần buổi sáng? Hướng dẫn học sinh nêu cách làm. Số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần) Cả hai buổi bán được số lít dầu là: 432 x 3 = 1296 (lít) Đáp số: 1296 lít. Qua bài này ta thấy rằng bài toán có lời văn không chỉ giải bằng một cách mà ta còn có thể giải bằng rất nhiều cách khác nhau. Nhưng dù giải cách nào thì kết quả cũng phải giống nhau thì đó mới là cách làm đúng. Ví dụ 2: Một kho có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000 kg muối, lần sau chuyển đi 1700 kg muối . Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối? Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt. Có : 4720 kg. Chuyển lần 1 : 2000 kg. Chuyển lần 2 : 1700 kg. Còn lại : .. kg? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: Cách 1: Số muối còn lại sau lần 1 là: Cách 2: Số muối chuyển cả hai lần là 4720 – 2000 = 2720 ( kg) 2000 + 1700 = 3700 (kg) Số muối còn lại là: Còn lại số muối là: 2720 – 1700 = 1020 ( kg) 4720 – 3700 = 1020 ( kg) Đáp số: 1020 kg. Đáp số: 1020 kg. Vậy là qua cách này tôi đã giúp các em khá giỏi phát huy khả năng của mình tạo ra cho các em một hứng thú mới trong học tập. * Tóm lại: Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán: giải toán có lời văn, tôi tin rằng nếu chúng ta làm được như vậy thì các em nắm được phương pháp giải dạng toán này tốt hơn, chắc chắn hơn, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Các em sẽ có được tinh thần phấn khởi, tự tin khi giải toán. 7-BIỆN PHÁP 7: KHÍCH LỆ HỌC SINH HỨNG THÚ KHI HỌC TẬP Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện . Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới khen.Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp. Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp ba nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học :“ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 – 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học. Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập. III-KẾT QUẢ THỰC HIỆN, CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Trong suốt quá trình nghiên cứu, quan sát học sinh giải toán, tôi thấy các em rất thích giải toán khi các em đã có đủ vốn kiến thức, phương pháp giải toán. Các em giải toán đúng, chính xác hơn khi các em được thầy cô nhiệt tình hướng dẫn với phương pháp dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Với phương pháp này tôi đã trang thiết bị cho các em vốn kiến thức phương pháp cơ bản để các em giải dạng toán này không nhầm lẫn, sai sót đến chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. Điều này đã được chứng minh qua các bài thi định kỳ ngày một nâng cao chất lượng. Cụ thể, tôi ra một bài kiểm tra sau khi học dạng toán này để lấy kết quả đối chứng so sánh. Đề bài: Bài 1: Bao gạo nặng 27 kg. Bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai bao gạo và ngô nặng tất cả bao nhiêu ki - lô - gam? Bài 2: Một thùng đựng 24 lít mật ong, lấy ra 1/3 lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong? Bài 3: Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 27 kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được baio nhiêu kg cà chua? Từ đề bài trên tôi thu được kết quả như sau: Số lượng Giỏi (9-10) Khá (7-8) T.Bình (5-6) Yếu(1 -4) 40 Trước khi thực hiện 7 em = 17,5 % 10 em = 25,5 % 13 em = 32.5 % 10 em = 25,0% 40 Sau khi thực hiện 15 em = 35,7% 14 em = 35,0% 9 em = 22,5% 2 em = 5,0% So sánh đối chứng Tăng 18,2% Tăng 9,5% Giảm 10,0% Giảm 20,0% Nhìn vào bảng kết quả trên, tôi thấy đó là kết quả thực chất của các em. Kết quả đó cho chúng ta thấy được có phương pháp tốt thì học sinh làm bài tốt hơn. Chất lượng học của học sinh không tự dưng mà có được, mà đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta biết phương pháp truyền đạt tới từng đối tượng học sinh. Nhiều đồng chí cho rằng dạng toán này dễ. Song, không hẳn như vậy, nếu chúng ta truyền đạt kiến thức, phương pháp hời hợt thì các em dễ dàng nhầm lẫn, cũng có khi nhầm cả sang dạng toán khác. Cho nên dạy toán ở dạng toán này, chúng ta càng cẩn thận, chi tiết bao nhiêu thì chất lượng tiếp thu và làm bài càng tăng lên, các em học toán tự tin hơn. VI- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1- KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chất lượng môn toán ở bậc Tiểu học rất quan trọng đối với việc giáo dục hiện nay. Nó góp phần là nền tảng cho các bậc học sau này. Nên trong quá trình dạy học tôi đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Giáo viên giảng dạy phải cải tiến phương pháp dạy, vận dụng phối hợp các phương pháp để học sinh phát huy tính chủ động, tính tích cực. Từ đó, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và có chất lượng hơn. - Thêm vào đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách chính xác và hiệu quả. Để từ đó chất lượng môn Toán nói chung và việc giải Toán có lời văn nói riêng ngày càng được nâng cao. 2- ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ: Trên đây là vốn kinh nghiệm ít ỏi của tôi. Tôi đã mạnh dạn chuyển nó thành sáng kiến. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 25 tháng 3 năm 2011. Người viết. Nguyễn Thị Thu Hà. Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH CƠ SỞ. .. Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NGÀNH GD VÀ ĐT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
Tài liệu đính kèm: