Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc

Năm học 2008-2009 là năm học được bắt đầu với nhiệm vụ trọng tâm là năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực và đặc biệt là chủ đề năm học “ kỉ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao ” ngay từ tuần đầu tiên của năm học mọi giáo viên trong nhà trường đều hào hứng với tinh thần thi đua “ Dạy tốt, học tốt ” bồi dưỡng học sinh yếu của nhà trường góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động hai không của bộ giáo dục trong đó có một nội dung là không để học sinh ngồi nhầm lớp .Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn toán cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc ”

 

doc 10 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1191Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – tự do – Hạnh phúc
 ----- à à à -----
 @&?
Đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm 
Tác giả: Phạm Thị Thanh Hương
Môn: Toán lớp 3
Năm học 2008 – 2009
Trường Tiểu học Phú Túc
Tháng 5 năm 2009
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – tự do – Hạnh phúc
 ----- à à à -----
 @&?
Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm 
năm học 2008-2009
I .Sơ yếu lí lịch
1) Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hương
2) Ngày tháng năm sinh: 04 – 10 – 1973
3) Năm vào ngành: 1992
4) Chức vụ: Giáo viên
5) Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Túc
6) Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Tiểu học
II. Tên đề tài:
 Một số biện pháp rèn học sinh yếu môn toán cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc
III. Nội dung của đề tài:
 Lí do chọn đề tài:
Năm học 2008-2009 là năm học được bắt đầu với nhiệm vụ trọng tâm là năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực và đặc biệt là chủ đề năm học “ kỉ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao ” ngay từ tuần đầu tiên của năm học mọi giáo viên trong nhà trường đều hào hứng với tinh thần thi đua “ Dạy tốt, học tốt ” bồi dưỡng học sinh yếu của nhà trường góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động hai không của bộ giáo dục trong đó có một nội dung là không để học sinh ngồi nhầm lớp .Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn toán cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc ” 
 2) Phạm vi thực hiện đề tài:
 Dự kiến đề tài này sẽ thực hiện trong thời gian 1 năm học tại lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc 
Khảo sát thực tế khi chưa thực hiện đề tài:
 Đầu năm học 2008 - 2009 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3D. Ngay sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành điều tra tình hình học tập của học sinh và cho các em khảo sát chất lượng môn toán để có kế hoạch giảng dạy bồi dưỡng học sinh yếu của cả lớp 
 Kết quả thu được sau khi khảo sát là:
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
27
 1
3,7
2
7,4
14
51,8
10
37,1
Những biện pháp thực hiện:
 Sau khi điều tra khảo sát chất lượng học sinh của lớp mình tôi nhận thấy rằng :
 + Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều
 + Số lượng học sinh giỏi ít, số lượng học sinh yếu nhiều
 + Trình độ tính toán đối với các phép tính các em tính toán chậm, nhầm lẫn, sai sót nhiều chỗ
 + Đối với các yếu tố hình học nhận biết rất chậm 
 + Các bài toán có lời văn các em còn chưa biết cách giải.
 Đứng trước tình hình đó tôi rất băn khoăn và lo lắng về chất lượng môn toán của lớp mình phụ trách và đi sâu vào nghiên cứu đề ra một kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho cả lớp và chủ yếu là các em học sinh yếu .
 Đối với chương trình môn toán lớp 3 gồm các mảng kiến thức sau:
Kiến thức về số học
Kiến thức về Đại lượng và đo đại lượng
Kiến thức về các yếu tố hình học
Kiến thức về các yếu tố thống kê
Kiến thức về giải các bài toán có lời văn
 Trong quá trình giảng dạy đối với học sinh yếu thì 5 mảng kiến thức trên thì giúp các em tiếp thu được là cả một quá trình lâu dài, công phu, khó khăn và vất vả. Sau khi tiếp thu được rồi và vận dụng vào thực hành luyện tập lại càng khó khăn hơn. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì bền bỉ vừa dạy, vừa dỗ, vừa học vừa hành và phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Không để các em học sinh yếu sợ học, mà phải tạo cho các em tinh thần tự tin và hứng thú học tập tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Sử dụng thêm đồ dùng trực quan :
 Trong quá trình giảng dạy như khi dạy về kiến thức số học : Đối với các em học sinh từ trung bình trở lên ta có thể dạy bình thường và sử dụng một loại đồ dùng. Nhưng đối với các em học sinh yếu ta có thể sử dụng thêm nhiều loại đồ dùng để tạo hứng thú cho các em học sinh.
 - Sau khi dạy đại trà cả lớp giáo viên phải chú ý đến các em học sinh yếu để giúp các em nắm bài chắc hơn chẳng hạn bài“Bảng nhân 6 ” Ngoài những những băng giấy vẽ sẵn các chấm tròn như trong sách giáo khoa giáo viên có thể sử dụng thêm đồ dùng như que tính, vật mẫu 
 Để khi lập phép tính: 6 x 2 = 12
 Giáo viên cho các em lấy 2 lần mỗi lần 1 bó que tính , mỗi bó 6 que và đếm các em sẽ đếm được 12 que tính
 Hoặc khi lập phép tính : 6 x 3 = 18 
 Giáo viên dùng tranh vẽ mô hình: có 3 cành cây mỗi cành cây có 6 con chim đậu hỏi tất cả có mấy con chim cho các em học sinh yếu đếm và các em sẽ lập được phép tính : 6 x 3 = 18
 Khi cả lớp đã tiếp thu được bài mới cần chú ý đến phần luyện tập thực hành đối với các em học sinh yếu cần cho các em làm các dạng bài tập dễ hơn so với các em học trung bình trong lớp.
 VD: Đối với bài tập 2 trong sách giáo khoa : “ Mỗi thùng có 6 lít dầu. Hỏi 5 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu ” Giáo viên có thể cho các em học sinh yế làm dạng bài như sau: “ Mỗi thùng có 6 lít dầu. Hỏi 2 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu ”
 Bởi vì khi các em gặp khó khăn ở dạng bài sách giáo khoa là chuyển phép nhân: 6 x 5 = 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 30
 Sẽ khó hơn là: 6 x 2 = 6 + 6 = 12 
 Dần dần giáo viên cho các em nâng dần kiến thức để các em không sợ học và có hứng thú và tự tin khi thực hành luyện tập
 - Còn đối với bài tập1: trong sách giáo khoa là thực hiện tính nhẩm đối với học sinh yếu giáo viên cho các em sử dụng đồ dùng trực quan để thực hiện tìm ra kết quả của phép tính nhẩm nói trên: 
 Chẳng hạn: 6 x 4 = ? Giáo viên cho các em học sinh yếu sử dụng tranh vẽ hoặc que tính để làm mỗi lần lấy 6 que tính bó thành 1 bó, và các em lấy ra 4 lần như vậy sau đó đếm tổng số que tính lấy ra sẽ có kết quả là 24 que tính như vậy kết quả phép tính nhân: 6 x 4 = 24 . Làm như vậy các em yếu vừa được học vừa được làm và đỡ sợ học.
 Biện pháp 2: Phân nhóm đối tượng
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã phân nhóm đối tượng giữa các em học sinh trong lớp để các em học sinh khá giỏi có thể giúp đỡ các em học sinh yếu của lớp mình. bởi vì sách giáo khoa biên soạn cho các đối tượng học sinh khác nhau nên khi dạy bài mới hay dạy luyện tập các em học sinh khá giỏi của lớp tôi có thể giải quyết hết các bài tập trong một tiết học ngay trên lớp và vẫn còn thừa thới gian. Ngoài thời gian các em làm bài tập mở rộng nâng cao các em học sinh khá giỏi có thể giúp đỡ các bạn học sinh yếu làm các bài tập mà các bạn hoc sinh yếu chưa làm được.
 VD Khi dạy bài: Chu vi hình vuông
 Các em học sinh khá giỏi có thể hiểu bài và làm bài ngay trên lớp nhưng đối với bài tập 3 các em học sinh yếu thường gặp khó khăn, loay hoay không biết làm thế nào để giải bài toán. Lúc này các em học sinh yếu cần đến sự trợ giúp của các bạn học sinh khá giỏi trong quá trình học nhóm khi các bạn học sinh khá giỏi đã hiểu bài và giảng giải cho các bạn học sinh yếu thì các bạn học sinh yếu sẽ hiểu bài và làm bài được.
 Với bài tập này chiều rộng của hình chữ nhật sẽ là cạnh của viên gạch hình vuông còn chiều dài của hình chữ nhật sẽ là 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông cộng lại từ đó các em học sinh yếu sẽ tính được chu vi hình vuông ghép bởi 3 viên gạch hình vuông có cạnh 20 cm theo hướng sau:
 Chiều rộng hình chữ nhật chính là cạnh hình vuông 20cm
 Chiều dài hình chữ nhật là:
x 3 = 60 ( cm )
 Chu vi hình chữ nhật là:
 ( 60 + 20 ) x 2 = 160 ( cm )
 Biện pháp 3: Sử dụng thêm giờ hướng dẫn học để bồi dưỡng học sinh yếu.
 Năm học 2008 – 2009 với tinh thần công văn 299 của Sở GD & ĐT thành phố Hà Nội có các tiết hướng dận học vào buổi học thứ hai đây là một điều kiện thuận lợi để giáo viên có thời gian bỗi dưỡng thêm các em học sinh yếu giải quyết các bài tập mà các em học sinh yếu chưa là xong trong giờ học buối sáng và các em có thời gian để luyện tập thêm các dạng bài tương tự giúp các em có thể nhớ lâu và có kĩ năng thực hành sau khi học hết bài mới.
 Muốn giúp các em học sinh yếu trong giờ hướng dẫn học thì người giáo viên cần phải bỏ thời gian để nghiên cứu và biên soạn thêm các dạng bài tập để giúp các em học sinh yếu có thêm lượng bài tập vừa với sức học của mình tạo thêm hứng thú học tập và khả năng thực hành luyện tập.
 VD: Đối với tiết : “ nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ”
 ngoài các bài luyện tập thực hành phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số trong sách giáo khoa tôi đã đưa thêm một số bài tập vào giờ hướng dẫn học để các em học sinh yếu có thêm lượng bài tập để các em luyện tập như:
 1233 2141 1425 2213
 x 2 x 3 x 2 x 3 
 Học sinh yếuặc bài toán đố có các số đơn giản hơn bài trong sách giáo khoa như: “ Mỗi xe chở 1212 kg gạo . Hỏi có 3 xe như thế chở được bao nhiêu kg gạo ? ” Đối với bài toán này tôi đưa vào bài toán phép nhân không có nhớ để các em giảm phần tính toán tăng thêm phần củng cố về giải toán có lời văn. 
 Trong quá trình học tập cần thường xuyên động viên khích lệ, chấm điểm tạo cho các em hứng thú trong học tập. 
 Ngoài những biện pháp trên trong quá trình bồi dưỡng học sinh yếu cần chú ý đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục .
 Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh có con học yếu để giữa gia đình và nhà trường có một mối liên hệ mật thiết, duy trì thường xuyên liên tục trong năm học . Tôi đã đến từng gia đình các em học sinh yếu gặp gỡ trao đổi về tình hình học tập của con em họ để gia đình họ biết được tình hình học tập của con em mình từ đó kết hợp với nhà trường giáo dục các em tạo điều kiện cho các em học tập. Cứ như vậy công việc bồi dưỡng học sinh yếu của tôi diễn ra thường xuyên, liên tục kéo dài trong suốt năm học 2008-2009 và cuối năm học đã thu được kết quả tốt.
IV. Kết quả sau khi thực nghiệm đề tài
 Sau khi nghiên cứu và chuẩn bị những biện pháp để bồi dưỡng các em học sinh yếu tôi đẫ tiến hành áp dụng trong năm học 2008 – 2009 tôi nhận thấy rằng các em học sinh yếu của lớp tôi chủ nhiệm đẫ tiến bộ rõ rệt cùng với thời gian các em lớn lên là kiến thức của các em cũng được tích luỹ dần .
 Sau quá trình thực nghiệm đề tài một năm học. Tôi tiến hành khảo sát chất lượng của môn toán thì thấy rằng chất lượng môn toán so với đầu năm đã tăng lên rõ rệt
 Kết quả cụ thể đối chiếu với khi chưa thực hiện đề tài :
* Trước khi thực hiện đề tài :
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
27
 1
3,7
2
7,4
14
51,8
10
37,1
 * Sau khi thực hiện đề tài: 
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
27
4
14,8
6
22,2
17
63,0
0
V. Những kiến nghị và đề xuất
 Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm rất mong sự quan tâm giúp đỡ của ban Giám hiệu nhà trường, tổ văn thư kế toán tạo điều kiện giúp đỡ về đồ dùng dạy học, tranh ảnh, và các tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn, sách thiết kế, sách giáo khoa
 * Kết luận: 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh yếu môn toán cho học sinh lớp 3D trường Tiểu học Phú Túc trong năm học 2008 – 2009. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và hội đồng khoa học nhà trường để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được tốt hơn nữa.
 Xin chân thành cám ơn! 
 	 Phú Túc ngày 10 tháng 5 năm 2009
 Người viết đề tài
 Phạm Thị Thanh Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN VAN SKKN lop 3.doc