Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đỡ học sinh yếu giải toán có lời văn lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đỡ học sinh yếu giải toán có lời văn lớp 3

* NỘI DUNG

a/ Dẫn nhập

 - Giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học. Đồng thời góp phần rèn luyện tư duy, tính sáng tạo, khả năng phân tích, phán đoán và tính cẩn thận, chính xác trong mọi công việc. Điều này phải nói đến chương trình nội dung toán lớp 3, trong đó phần giải toán có lời văn chiếm số lượng lớn trong các bài tập. Song dạng bài toán có lời văn rất đa dạng, vì vậy học sinh dễ nhầm lẫn trong quá trình giải toán. Do đó giáo viên phải linh hoạt phương pháp giảng dạy để giúp học sinh từng bước nhận dạng và nắm vững cách giải toán ở những dạng toán khác nhau. Khi các em giải tốt các bài toán có lời văn lớp 3,thì đây là nền tảng giúp các em giải tốt các bài toán có lời văn ở lớp trên.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1008Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đỡ học sinh yếu giải toán có lời văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN 1
* LÝ LỊCH
	- Họ và tên: Phan Văn Út
	- Chức vụ: Giáo viên
	- Đơn vị công tác: trường tiểu học Hòa Thuận 2
	- Tên đề tài: Giúp đỡ học sinh yếu giải toán có lời văn lớp 3
PHẦN 2
* NỘI DUNG
a/ Dẫn nhập
	- Giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học. Đồng thời góp phần rèn luyện tư duy, tính sáng tạo, khả năng phân tích, phán đoán và tính cẩn thận, chính xác trong mọi công việc. Điều này phải nói đến chương trình nội dung toán lớp 3, trong đó phần giải toán có lời văn chiếm số lượng lớn trong các bài tập. Song dạng bài toán có lời văn rất đa dạng, vì vậy học sinh dễ nhầm lẫn trong quá trình giải toán. Do đó giáo viên phải linh hoạt phương pháp giảng dạy để giúp học sinh từng bước nhận dạng và nắm vững cách giải toán ở những dạng toán khác nhau. Khi các em giải tốt các bài toán có lời văn lớp 3,thì đây là nền tảng giúp các em giải tốt các bài toán có lời văn ở lớp trên. 
 	Chính vì thế tôi chọn đề tài: “ Giúp đỡ học sinh yếu giải toán có lời văn lớp 3” để chia sẻ một vài kinh nghiệm trong công tác giảng dạy với đồng nghiệp nhằm giúp đỡ học sinh yếu giải đúng các bài toán giải bằng hai phép tính trong chương trình toán lớp 3.
b/ Những khó khăn
 	Qua nhiều năm dạy lớp 3, tôi nhận thấy: Trình độ giải toán có lời văn của các em không đồng đều, có em chỉ cần đọc bài toán một lần hoặc hai lần là đã biết yêu cầu của bài toán tìm gì? và tìm ra ngay cách giải. Có những em biết yêu cầu chính của bài toán nhưng không biết cách giải để giải đáp yêu cầu đó. Song có những em không hiểu bài toán cho biết gì? Và bài toán yêu cầu tìm gì? Lại có một số em diễn đạt câu trả lời sai hoặc tính sai kết quả, cũng có em tính kết quả đúng nhưng lại ghi sai đơn vị kèm theo.
	Chẳng hạn:
1
 	Bài toán: Thùng thứ nhất đựng 22 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 7 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng tất cả bao nhiêu lít dầu?
 	Trường hợp 1: 
	 Tóm tắt	 Bài giải
	22 lít dầu	Số lít dầu thùng thứ 2đựng là:
Thùng thứ nhất:	22 – 7 = 15 (lít dầu)
 	 7 lít dầu ? lít dầu Số lít dầu cả 2 thùng đựng là:
Thùng thứ hai: 15 + 22 = 37 (lít dầu) 
	Đáp số: 37 lít dầu
Trường hợp sai này do các em chưa nắm được dữ kiện của bài tốn cho là dạng nào nên chọn sai phép tính ở bước 1.
	Trường hợp 2:
Cũng bài tốn trên nhưng cĩ một số học sinh giải như sau:
	 Tóm tắt	 Bài giải
	22 lít dầu	Số thùng đựng là:
Thùng thứ nhất:	22 + 7 = 29 (thùng)
 	 7 lít dầu ? lít dầu Số cả 2 thùng đựng là:
Thùng thứ hai: 15 + 22 = 37 (thùng) 
	Đáp số: 37 thùng
Trường hợp này các em không hiểu đơn vị kèm theo dữ kiện là gì. Nên dẫn đến nội dung câu lời giải chưa chính xác và đơn vị kèm theo sai.
	Trường hợp 3: Các em không hiểu nội dung bài toán và không giải được.
	Nói chung học sinh yếu về giải toán thì rất sợ những bài toán có lời văn. Do khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và kĩ năng suy luận, phán đoán của các em còn nhiều hạn chế. Nói đúng hơn các em chưa nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng nào. Mặc khác, các em rất ngại việc tóm tắt bài toán, nếu có tóm tắt thì chỉ cho có chứ thật ra các em chưa thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt là thu gọn nội dung bài toán, làm nổi bật dữ kiện đã cho và yêu cầu chính của bài toán.
	Vì vậy đối với việc dạy giải toán có lời văn trong từng tiết học để học sinh yếu có thể làm đúng trọn vẹn cả bài giải ở những bài toán giải bằng hai phép tính là một vấn đề khó khăn. Đây chính là điều mà mỗi giáo viên cần quan tâm, tháo gỡ trong quá trình dạy học toán lớp 3.
c/ Những giải pháp khắc phục khó khăn trên:
2
	Vào đầu năm học, tôi tiến hành phân loại khả năng giải toán có lời văn của học sinh ở những bài toán đơn mà các em đã được học ở lớp 2 như dạng “Bài toán nhiều hơn, ít hơn”, để xác định em nào giải đúng, em nào giải sai và không giải được. Từ đó tôi tiến hành lập kế hoạch giúp đỡ các em yếu về giải toán có lời văn theo trình tự sau:
1/ Giúp học sinh nắm chắc được dạng của từng dữ kiện bài toán mà chọn phép tính đúng và cách trình bày bài giải từ bài toán đơn đến bài toán hợp.
	Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác nội dung, yêu cầu và các bước giải một bài toán có lời văn rất quan trọng. Vì vậy đòi hỏi ở học sinh phải tập trung cao độ, tuyệt đối lớp học giữ trật tự để theo dõi, lắng nghe bạn trả lời để có nhận xét đúng. Tôi thường gọi những em yếu trả lời để theo dõi sự hiểu nội dung bài toán của các em ở mức độ nào mà linh hoạt phương pháp dạy cho phù hợp với các em.
	Đối với bài toán có lời văn ở lớp 3 có những dạng cơ bản sau:
	- Nhiều hơn, ít hơn ( đã học ở lớp 2)
	- Gấp một số lên nhiều lần
	- Giảm một số đi nhiều lần
	- Tìm một phần mấy của một số
	- Bài toán giải bằng hai phép tính
	- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
	Thông qua những bài toán đơn đến dạng nào tôi hướng dẫn thật kĩ để các em nắm chắc từng dạng dữ kiện của bài toán mà chọn đúng phép tính, tên đơn vị kèm theo, yêu cầu của bài toán, câu lời giải và cách trình bày bài giải. Đây là cơ sở để các em giải đúng những bài toán giải bằng hai phép tính. Vì hai loại bài toán này có liên quan chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn:
	Bài toán 1: 
	Con hái được 18 quả cam, mẹ hái được nhiều hơn con 7 quả cam. Hỏi mẹ hái được mấy quả cam?
	- Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán
	- Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán, có thể bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng lời văn.
Tóm tắt
 Con hái: 18 quả cam
 Mẹ hái nhiều hơn: 7 quả cam
	Mẹ hái:?.... quả cam
 - Tìm hiểu nội dung và yêu cầu chính của bài toán.
	 Yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt bài toán cho biết:
	+ Bài toán cho biết gì? ( Con hái 18 quả cam, mẹ hái nhiều hơn con 7 quả cam)
3
	+ Bài toán hỏi gì? ( Hỏi mẹ hái được mấy quả cam?)
	Giáo viên kết luận: Vậy yêu cầu chính của bài toán này là tìm số quả cam mẹ hái và đây cũng chính là đáp số của bài toán.
	- Xác định dạng dữ kiện bài toán để chọn phép tính cho phù hợp. 
	+ Yêu cầu học sinh chú ý vào từ “ nhiều hơn” ở phần tóm tắt để nhận ra được dạng “bài toán nhiều hơn” mà các em đã học ở lớp 2. Giáo viên yêu cầu các em chọn phép tính để tính số quả cam của mẹ hái được. Gọi những học sinh khá nêu, sau đó giáo viên chốt lại: Ta chọn phép cộng để tính số quả cam của mẹ hái, đơn vị kèm theo kết quả tính là quả cam. Vậy với dạng “Bài toán nhiều hơn” các em phải chọn phép cộng để tính.
	- Cách trình bày bài giải:
	+ Chia trang vở ra làm hai phần: Phần bên trái trình bày tóm tắt bài toán; phần bên phải ghi nội dung bài giải.
 Tóm tắt 	Bài giải
Con hái: 18 quả cam	Số quả cam mẹ hái được là:
Mẹ hái nhiều hơn: 7 quả cam	18 + 9 = 27 (quả cam)
Mẹ hái:?.... quả cam	Đáp số: 27 quả cam
	Như vậy khi học sinh nắm chắc dạng dữ liệu của bài toán đơn để chọn phép tính, câu lời giải đúng và cách trình bày bài giải thì khi chuyển qua những bài toán giải bằng hai phép tính các em sẽ làm tốt hơn.
	Ví dụ như dữ liệu một bài toán có dạng sau:
	Bài toán 2: Em câu được 8 con cá, anh câu được gấp 3 lần số cá của em. Hỏi cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá?
	- Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán.
	- Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
	 Tóm tắt
 	 8 con cá
	 Em:
	 ? con cá
	 Anh:
Dựa vào tóm tắt tìm hiểu nội dung và yêu cầu bài toán:
- Bài toán cho biết gì ? ( Em câu 8 con cá, anh câu gấp 3 lần số cá của em)
- Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ?)
4
Giáo viên nhận xét và chốt lại: Hỏi cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá đây là yêu cầu chính của bài toán mà các em phải tìm. Vậy muốn tìm số cá của cả hai anh em thì ta phải biết số cá của anh và số cá của em. Theo bài toán số cá của ai câu ta đã biết (em câu 8 con), số cá của ai câu ta chưa biết? (của anh)
Bước 1:
Yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ tóm tắt tìm số cá của anh. Giáo viên gợi ý học sinh nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng biểu thị số cá của em thì chỉ có một đoạn thẳng tương đương với 8 con cá, còn sơ đồ đoạn thẳng biểu thị số cá của anh thì gồm 3 đoạn thẳng như vậy là số cá của anh gấp 3 lần số cá của em. Từ đây học sinh sẽ xác định được dạng của dữ liệu bài toán là gấp 1 số lên nhiều lần và chọn phép tính nhân để tìm số cá của anh. Tức là lấy số có của em (8) nhân với số lần (3 lần ).
Giáo viên nhấn mạnh: Gấp một số lên nhiều lần thì chọn phép nhân để tính.
Bước 2: Giải quyết yêu cầu chính của bài toán
Biết được số cá của em và số cá của anh, học sinh sẽ tìm được tổng số cá của cả hai anh em. Dựa vào “Dấu gộp” ở phần tóm tắt bài toán các em sẽ chọn ngay phép cộng để tìm. Bày giải được trình bày như sau;
 Tóm tắt	Bài giải
 	 8 con cá Số cá của anh câu được là:
 Em:	8 x 3 = 24 (con)
	 ? con cá Số con cá cả hai anh em câu được là:
Anh:	24 + 8 = 32 (con)
	Đáp số: 32 con cá
Như vậy để giải được bài toán hợp trên và tìm được đáp số đúng thì bước 1 là rất quan trọng, bước này có liên quan đến một số dạng toán mà học sinh đã học và đã làm ở những bài toán đơn. Còn bước 2 là yêu cầu chính của bài toán giáo viên cần định hướng cho các em hiểu trong mỗi câu hỏi của bài toán thường có một trong các từ:
+ “ Còn lại” thì chọn phép trừ
+ “ Tất cả” thì chọn phép cộng.
5
hoặc ở dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị để chọn phép tính “ chia hay nhân” thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích số liệu ở phần tóm tắt mà chọn phép tính. Chẳng hạn hai bài toán sau thì bước 1 đều thực hiện phép chia để tìm giá trị một phần, còn bước 2 đối với bài toán 1 thực hiện phép nhân để tìm giá trị nhiều phần, ở bước 2 của bài toán 2 thì thực hiện phép chia để tìm giá trị đã cho có bao nhiêu phần.
Bài toán 1: Có 30 kg gạo đựng đều trong 6 túi. Hỏi 3 túi như thế thì đựng bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
 Tóm tắt	 Bài giải
	6 túi : 30 kg	Số kg gạo trong mỗi túi là:
	3 túi :..?..kg	30 : 6 = 5 (kg)
	Số kg gạo đựng trong 3 túi là:
	5x 3 =15 (kg)
	Đáp số: 15 kg gạo
Bài toán 2: Có 28 cái bánh xếp đều vào 4 cái đĩa. Hỏi 16 cái bánh thì được xếp đều vào mấy đĩa ?
	 Tóm tắt	Bài giải
28 cái bánh : 4 cái đĩa	Số cái bánh được xếp vào mỗi cái đĩa là:
14 cái bánh : ?...cái đĩa	28 : 4 = 7 (cái bánh)
	Số cái đĩa cần để xếp 14 cái bánh là:
	14 : 7 = 2 (cái đĩa)
	Đáp số: 2 cái đĩa
Trong quá trình giải toán tôi luôn gợi ý học sinh tóm tắt bài toán theo sơ đồ hoặc lời văn ( tùy thuộc vào nội dung của bài toán) nhất là những học sinh yếu. Vì tóm tắt bài toán là cô đọng lại nội dung cần thiết nhất của bài toán. Mặc khác, thông qua tóm tắt giúp học sinh dễ tím ra cách giải, biết được đâu là dữ kiện bài toán đã cho, yêu cầu chính mà bài toán cần tìm (đáp số) và tên đơn vị kèm theo kết quả phép tính. Tránh sự nhầm lẫn của học sinh ở câu trả lời, dễ nhận ra dạng dữ kiện bài toán để chọn phép tính cũng như tên đơn vị kèm theo kết quả ở mỗi bước tính và đáp số. Tóm lại tóm tắt gần như một cánh cửa hé mở dẫn đến cách giải bài toán.
Đồng thời thông qua tóm tắt cũng giúp học sinh chọn phép tính ngược lại cho trường hợp bài toán có dạng dữ liệu là “Nhiều hơn” nhưng lại làm phép trừ.
Bài toán 3: Lan có 24 que tính, Lan nhiều hơn Hồng 5 que tính. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu que tính?
 	Tóm tắt	Bài giải
 24 que tính	Số que tính của Hồng là:
 Lan :	 24 – 5 = 19 (que tính)
 ? que tính	Số que tính của cả 2 bạn là:
 5que tính	24 + 19 = 43 (que tính)
 Hồng: 	 	 	Đáp số: 43 que tính
6
2/ Rèn luyện cách thực hiện bài giải
	- Rèn luyện cho các em diễn đạt nội dung câu lời giải. Đây là việc làm không kém phần quan trọng trong bài giải. Nếu không khéo phần này sẽ dẫn đến kết quả đi tìm dữ kiện chưa biết nhưng lại trả lời cho dữ kiện đã biết. Vì vậy giáo viên cần rèn luyện các em nên suy xét cho thật kĩ câu lời giải phù hợp với kết quả phép tính và cần ngắn gọn, rõ ràng.
	- Khi giúp các em chọn được phép tính đúng rồi thì giáo viên cần định hướng cho các em cách thực hiện phép tính để tránh tình trạng tính sai kết quả.
	Trong khi giải toán yêu cầu các em phải làm giấy nháp trước, tính toán phải cẩn thận, phép tính nào khó nhẩm thì phải đặt tính cụ thể để có kết quả đúng. Muốn tính đúng phép tính nhân, chia phải thuộc lòng bảng nhân và bảng chia. Khi học sinh làm bài tôi thường theo dõi những em yếu để quan sát cách làm và có thể gợi ý thêm cho các em, tạo điều kiện từng bước nâng dần khả năng giải toán cho các em.
	- Lưu ý các em ghi tên đơn vị kèm theo kết quả- đáp số cho chính xác.
3/ Khâu chữa bài là việc làm rất cần thiết trong giải toán có lời văn
	Khi chữa bài, tôi thường chọn 2 học sinh ở 2 trình độ khác nhau. Mỗi em làm trên bảng nhóm. Làm xong mỗi em tự trình bày lại bài giải của mình. Cả lớp tập trung theo dõi, nhận xét theo thứ tự từ tóm tắt- lời giải- phép tính- kết quả và đơn vị kèm theo kết quả- đáp số. Làm như thế, tạo cho các em có ý thức tập trung vào bài giải của bạn để nhận xét và đề xuất ý tưởng riêng của mình nếu có cách giải khác hoặc nội dung câu lời giải hay. Cuối cùng giáo viên chốt lại kết quả bài giải, cho điểm 2 bài giải trên và nhắc lại những nội dung cần nhớ khi giải toán. Yêu cầu những học sinh làm sai phải ghi lại cách trình bày bài giải đã chữa một cách cẩn thận.
4/ Khảo sát cuối tiết học
	Thường vào thời gian cuối tiết học, tôi ra một bài toán ở mức độ trung bình cho các em giải để chấm điểm. Khi chấm, tôi chấm cả lớp và chấm theo sự tiến bộ của các em, tức là đúng câu nào trong bài giải thì cho điểm câu đó, chứ không phải đúng trọn vẹn bài giải mới cho điểm. Với cách làm này tôi thấy có những ưu điểm sau:
	- Khuyến khích học sinh giải toán, nhất là những học sinh ngại giải toán có lời văn.
	- Tạo thêm động lực cho học sinh thi đua học toán.
	- Kiểm tra được xác xuất hiểu bài của học sinh trong tiết học để có kế hoạch cho tiết học sau.
7
d/ Kết quả đạt được:
 Tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên để giúp học sinh yếu về giải toán có lời văn ở lớp tôi đang dạy, hiện nay có nhiều tiến bộ rõ rệt. Từ chỗ các em ngại giải toán có lời văn đến nay các em thích giải toán hơn và trình độ giải toán cũng nâng dần. Cụ thể, tổng số học sinh lớp là 25 em, đầu năm học có 10 em yếu về giải toán có lời văn kể cả bài toán đơn và bài toán hợp thì gần về cuối năm học thì khả năng phân tích, tổng hợp để tìm ra cách giải và trình bày bài giải của các em có nhiều tiến bộ đáng kể. Kết quả đó được phản ánh ở bảng tổng hợp sau:
Tổng số 25
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
2
5
8
10
Cuối HKI
5
7
7
6
Cuối HKII
6
10
9
0
	Kết quả trên là thể hiện sự tiến bộ dần của học sinh trong thời gian áp dụng đề tài của tôi về việc giúp đỡ học sinh yếu giải toán có lời văn.
e/ Kết luận:
	Tóm lại chương trình giải toán có lời văn lớp 3 rất quan trọng vì nó kế thừa cách giải những bài toán đơn ở lớp 2, tiếp tục nâng lên một bước nữa là giải những bài toán hợp bằng hai phép tính và đây là nền tảng để các em tiếp tục giải những bài toán hợp bằng ba hoặc bốn phép tính ở lớp 4 và lớp 5. Vì vậy chúng ta cần giúp những học sinh yếu nắm chắc cách giải những bài toán hợp ở lớp 3 bằng nhiều biện pháp nhằm từng bước rèn luyện các em có khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp và suy luận nội dung bài toán để tìm kết quả đúng theo yêu cầu của bài toán. Qua thời gian áp dụng đề tài tôi rút ra một số điểm cần lưu ý sau:
	- Cần giúp học sinh nắm chắc các dạng toán.
	- Khi giải một bài toán cần yêu cầu các em đọc kĩ đầu bài vài lần.
	- Từng bước hướng dẫn các em phải lập được tóm tắt bài toán.
	- Gợi ý các em nhận biết được yêu cầu chính của bài toán ( đáp số ).
8
- Trong quá trình giúp đỡ học sinh yếu cần tiến hành từng bước và theo một lộ trình dài không thể nói là một ngày, một tuần, một tháng hoặc một kì học mà có thể là cả năm học và có thể linh hoạt nhiều bằng nhiều hình thức khác nhau theo từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy mà giáo viên không nên nóng vội. Đối với những học sinh đã yếu lại có tính xúc cảm mạnh thì tránh tình trạng lớn tiếng quát nạt vì những em này dễ xúc cảm dẫn đến tâm lí sợ hãi thì rất khó tiếp thu bài. Vì vậy tùy cá tính của từng em và tùy trường hợp mà giáo viên xử lí cho phù hợp. Tóm lại giáo viên phải hiểu tâm lí của học sinh nhất là học sinh yếu.
- Người giáo viên phải nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, tận tụy và linh hoạt trong công tác giảng dạy. Có như thế thì việc giúp đỡ học sinh yếu về giải toán có lời văn mới đạt kết quả theo ý muốn.
Với những nội dung được nêu trong đề tài và đã áp dụng thực tế trong những năm học qua, nhất là năm học này đã mang lại kết quả đáng phấn khởi nhưng chắc cũng chưa đầy đủ lắm. Rất mong Hội đồng xét duyệt đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện hơn./.
	Hòa Thuận, ngày 2 tháng 05 năm 2010
	Người viết
	 Phan Văn Út
9

Tài liệu đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm.doc