1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất nước ta đang dần tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phát triển mọi mặt. Trong đó, ngành giáo dục là một trong những ngành chủ chốt, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ của đất nước vừa có tri thức và có phẩm chất đạo đức tốt. Do đó việc đầu tư vào ngành giáo dục là quốc sách hàng đầu không thể thiếu được, qua mọi thời đại. Ở bậc tiểu học, tất cả các môn học thì môn nào cũng quan trọng, nhưng riêng đối với môn Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục ý chí những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức ( có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức ) Để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân Việt Nam. Tôi thấy nội dung giáo dục môn Đạo đức được lập đi, lập lại từ lớp dưới lên lớp trên, nhưng yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức ngày cần được nâng cao hơn.
MỤC LỤC ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ PHƯỚC D. A. MỞ ĐẦU Trang 2 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trang 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Trang 8 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 Trang 9 C. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT Trang 19 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ PHƯỚC D. A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đất nước ta đang dần tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phát triển mọi mặt. Trong đó, ngành giáo dục là một trong những ngành chủ chốt, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ của đất nước vừa có tri thức và có phẩm chất đạo đức tốt. Do đó việc đầu tư vào ngành giáo dục là quốc sách hàng đầu không thể thiếu được, qua mọi thời đại. Ở bậc tiểu học, tất cả các môn học thì môn nào cũng quan trọng, nhưng riêng đối với môn Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục ý chí những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức ( có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức ) Để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân Việt Nam. Tôi thấy nội dung giáo dục môn Đạo đức được lập đi, lập lại từ lớp dưới lên lớp trên, nhưng yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức ngày cần được nâng cao hơn. Mặc dù hiện nay đạo đức học sinh nói chung đã có phần sa sút về đạo đức, không ít học sinh thiếu tôn trọng và vô lễ đối với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ và mọi người xung quanh. Phần lớn là do tác động của cuộc sống ảnh hưởng từ môi trường xã hội, ảnh hưởng của sách báo và nhất là phim ảnh, nạn ma túy tràn lan vào học đường. Vì thế, nếu như người giáo viên chủ nhiệm không có kế hoạch và biện pháp tốt để giáo dục thì các em đó sẽ ra sao? Để khắc phục những thiếu yếu trên, tôi xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 5 mà tôi trực tiếp giảng dạy mấy năm qua. 2. Mục đích nghiên cứu: Môn Đạo đức ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. - Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 5A. Học sinh có thái độ chủ động sáng tạo các hoạt động trong lớp nói riêng và học sinh trong trường Tiểu học nói chung, tham gia các hoạt động của Đội để xứng đáng là Đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Khách thể: Tập thể học sinh lớp 5B gồm 20 học sinh được rải đều trên 2 ấp (Phước Thọ B và Phước Thọ A) , vài học sinh ở khác xã, nên môi trường tiếp xúc của các em rất rộng lớn. Từ đó các chuẩn mực hành vi đạo đức nói chung không đều. Đó là vấn đề giáo viên phải hết sức quan tâm để khắc phục những hành vi đạo đức không lành mạnh để làm hành trang cho các em bước vào đời. 4.2. Phạm vi: Nội dung giáo dục môn Đạo đức là để các em có một nếp sống lành mạnh, có hành vi ứng xử trong giao tiếp đối với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Giúp học sinh nhận thức được học môn Đạo đức là cần thiết để các em có thái độ học tập tốt, để vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tế, tạo thói quen thường xuyên trong giao tiếp. 5. Các phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp đọc sách và tài liệu: Đọc sách và tài liệu là một phương pháp không thể thiếu được của việc nghiên cứu, nó được sử dụng ngay từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu và trong suốt cả quá trình nghiên cứu. Thực chất phương pháp này là giúp ta tìm hiểu, tham khảo, nắm bắt những gì có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của ta, vấn đề đó được giải quyết đến đâu, giúp ta xác định được vị trí “ cái mới ” của đề tài mà chúng ta sẽ chọn. Nó giúp ta có tài liệu để viết phần tổng quát về vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản của đề tài, các phương pháp có liên quan đến nhiệm vụ của đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả, các ứng dụng của chúng, 5.2. Phương pháp trò chuyện: Là phương pháp thu thập các sự kiện về các hiện tượng được nghiên cứu trong quá trình giao tiếp cá nhân theo một chương trình đã được chuẩn bị đặc biệt, nghĩa là đặt ra những câu hỏi đã chuẩn bị từ trước cho người đối thoại và dựa vào câu trả lời của họ mà trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đề tài. 5.3. Phương pháp quan sát khách quan: Quan sát khách quan là phương pháp nghiên cứu có mục đích, dựa trên sự tri giác của các cử chỉ, hành động của người được nghiên cứu trong các tình huống tự nhiên khác nhau. 5.4. Phương pháp thăm dò: Là phương pháp nghiên cứu, trong đó người nghiên cứu dùng một số câu hỏi nhất loạt, đặt ra cho một số người nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về đối tượng cần nghiên cứu. 5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Là phương pháp nghiên cứu dùng lí luận để phân tích thực tiễn giáo dục, rồi từ phân tích thực tiển giáo dục mà rút ra lí luận thực tiễn. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Môn Đạo đức có tác dụng giúp học sinh phát triển những hành vi cơ bản như nội dung ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương đất nước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với hành vi việc làm của bản thân; với tài nguyên thiên nhiên. - Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày. - Biết yêu quê hương, đất nước; biết ơn tổ tiên; kính trọng người già, yêu thương em nhỏ, tôn trọng phụ nữ; đoàn kết hợp tác với bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vượt khó, vượt lên trong cuộc sống; có trách nhiệm về hành động của mình; yêu hòa bình, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, - Thông qua việc dạy - học môn Đạo đức các giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội được chuyển thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh; tạo cho học sinh được thực hành bài học trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của môn Đạo đức là hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh. Một phẩm chất đạo đức bao giờ cũng có 3 khía cạnh là: ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi, thói quen. Do đó, để đạt được mục đích đặt ra, day – học môn Đạo đức phải giải quyết 3 nhiệm vụ tương ứng: hình thành ý thức, hình thành thái độ, tình cảm và hình thành hành vi, thói quen. - Giáo dục ý thức đạo đức: Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đạo đức sơ đẳng, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình thành năng lực, định hướng các giá trị đạo đức cho học sinh tiểu học. Điều đó giúp các em phân biệt được đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác để từ đó theo cái đúng, cái tốt, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác. - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Giúp học sinh có thái độ rõ ràng đối với các chuẩn mực đạo đức nói riêng, hình thành và bồi dưỡng cho các em cảm xúc đạo đức, biến những chuẩn mực đạo đức sơ giản thành động cơ bên trong thôi thúc các em hành động theo những chuẩn mực đạo đức đã được quy định, trên cơ sở đó hình thành tình cảm đạo đức trong sáng. - Giáo dục hành vi, thói quen: Hình thành ở học sinh các hành vi tương ứng với ý thức thái độ tình cảm và từ đó giúp các em có thói quen đạo đức bền vững. Ba nhiệm vụ này của môn Đạo đức có mối quan hệ khăng khít với nhau. Giải quyết được ba nhiệm vụ này là đạt được mục đích của môn học đặt ra. Tóm lại, các em thực hiện các hành vi chuẩn mực của môn Đạo đức lớp 5 nói riêng và toàn bậc tiểu học nói chung được cô đọng trong 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên nhi đồng: - Học tập tốt, lao động tốt. - Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. - Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt. - Giữ gìn vệ sinh thật tốt. - Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. 1. Khái niệm về vị trí, yêu cầu của môn Đạo đức lớp 5: Môn đạo đức có tác dụng trao đổi hành vi đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn các em trong sáng về xúc cảm và tình cảm đạo đức, khắc sâu những hành vi chuẩn mực đạo đức Quan trọng nhất là học sinh cần đạt được những hành vi đạo đức tốt, biết cử xử trong quan hệ. Chẳng hạn như đầu năm học mối quan hệ giữa bạn bè còn chưa tốt, thường hay chửi thề, đánh nhau, nhưng từ khi các em học được các bài Đạo đức của chương trình lớp 5, có tác dụng giáo dục về hành vi giúp đỡ nhau trong học tập, biết vâng lời và biết ơn thầy cô giáoTừ đó, đã gây được cho các em những xúc cảm, thẫm mỹ trước những hành vi tốt của các nhân vật đã nêu gương. Các em biến những hành vi đẹp của các nhân vật thành xúc cảm đạo đức của bản thân. 2. Yêu cầu sau khi học xong chương trình Đạo đức lớp 5: Sau khi học xong chương trình môn Đạo đức lớp 5, học sinh cần biết thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi đạo đức, biết cách cư xử dùng lời lẽ đúng trong mọi tình huống đối với các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. 3. Nội dung chương trình môn Đạo đức và mối quan hệ giữa môn Đạo đức với các môn học khác: - Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cần thiết nhất, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, được trình bày theo 5 mối quan hệ từ lớp 1 đến lớp 5. Cụ thể ở lớp 5: 1 tiết / tuần 35 tuần = 35 tiết. * Quan hệ với bản thân: - Tự ý thức được về mình; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục nhữ ... ừa sức, tích cực, giúp các em hiểu rõ nhiều công việc cần làm và cách thực hiện, phối hợp với gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của các em. Đặc biệt là đối với những công việc điều tra sưu tầm, tham gia hoạt động ngoại khóa Ví dụ: Theo bài “ Nhớ ơn tổ tiên ”, học sinh có thể: - Tự trả lời những câu hỏi như: Các em cần làm làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên ? - Học sinh ghi lại những việc đã làm vào phiếu rèn luyện, thực hành. - Chuẩn bị những dụng cụ, đồ vật cho trò chơi sắm vai theo yêu cầu của giáo viên. 3.12. Trong dạy học môn Đạo đức có 3 tiết dành cho địa phương, giáo viên có thể tổ chức thành các hoạt động ngoại khóa: Để vận dụng được hình thức này, giáo viên cần lưu ý: Tính chất bài đạo đức phù hợp với hoạt động; hoạt động vừa sức với khả năng, hứng thú của học sinh. Ví dụ: Với những bài sau, có thể vận dụng hình thức này: Bài “ Tình bạn ” – Học sinh học giỏi giúp đỡ học sinh yếu, bênh vực bạn có sức khỏe yếu. Bài “ Tôn trọng phụ nữ ”, học sinh nam không lấn lướt, coi thường các bạn nữ trong lớp. Bài: “ Em yêu hòa bình ” học sinh biết giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ gặp khó khăn, quyên góp giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, tham gia phong trào “ Áo lụa tặng bà ” Sau khi hoạt động được tổ chức giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh báo cáo kết quả, đánh giá những việc mình làm 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: 4.1. Trong dạy học môn Đạo đức, có thể kiểm tra - đánh giá tri thức đạo đức ở học sinh bằng cách nào ? Việc kiểm tra – đánh giá tri thức đạo đức có thể thực hiện bằng cách sau: - Kiểm tra nói: Có thể yêu cầu học sinh nói lại phần ghi nhớ, bài học. Song tốt hơn là yêu cầu các em trả lời những câu hỏi về sự cần thiết và cách thực hiện hành vi. Ví dụ: Đối với bài “ Ủy ban nhân dân xã ( phường ) em ” giáo viên có thể nêu các câu hỏi để học sinh trả lời: - Ủy ban nhân dân xã ( phường ) làm những việc gì ? - Vậy chúng ta có thái độ như thế nào đối với Ủy ban nhân dân xã ( phường ) mình ? * Cách kiểm tra này được vận dụng chủ yếu sau bài đạo đức. + Kiểm tra viết: Học sinh cần trả lời câu hỏi dạng tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Tự luận là những câu hỏi về sự cần thiết, cách thực hiện các chuẩn mực hành vi như “ tại sao?”; “ như thế nào ?”; “ có lợi gì ”; “ có hại gì ?” Trắc nghiệm khách quan học sinh trả lời các câu hỏi dưới dạng sau: Câu hỏi “ đúngsai ”. Ví dụ: Bài “ Kính già yêu trẻ ”. Hãy ghi chữ Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ) cào các ô trống sau: o Chỉ cần giúp đỡ ông bà, em nhỏ trong gia đình là biết kính già yêu trẻ. o Kính yêu, lễ phép, giúp đỡ người già và thương yêu giúp đỡ em nhỏ ở bất cứ nơi nào là biết kính già yêu trẻ. Câu hỏi nhiều lựa chọn: Ví dụ: Bài “ Tình bạn ”. - Hãy đánh dấu + vào 1 ô mà em cho là đúng nhất. + Nếu bạn bè không quan tâm giúp đỡ nhau thì: o Cô giáo sẽ không hài lòng. o Bạn bè sẽ không cho mình quà. o Khó khăn không được chia sẻ, chậm tiến bộ, tình bạn không gắn bó. 4.2. Để kiểm tra thái độ, tình cảm đạo đức của học sinh thì giáo viên làm thế nào ? * Giáo viên kiểm tra, đánh giá thái độ tình cảm học sinh bằng những cách sau: + Kiểm tra nói: Giáo viên có thể đề nghị học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm của mình khi thực hiện những hành vi công việc theo chuẩn mực quy định qua việc giải thích động cơ việc mình làm. Ví dụ: Bài “ Nhớ ơn tổ tiên ” sau khi học sinh nêu một số việc mình đã làm để chăm sóc ông bà, cha mẹ trong thời gian qua, giáo viên có thể hỏi học sinh: Vì sao em làm những công việc đó ? Khi đó, học sinh sẽ nói lên động cơ là tình cảm của bản thân đối với những người trong gia đình, trong dòng họ. - Giáo viên có thể đưa ra một vài hành vi: “ Đôi bạn cùng nhau đi trong rừng, bổng xuất hiện trước mắt họ một con gấu. Một người lập tức bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp. Người kia đứng lại, anh liền ngã lăn ra đất giả vờ chết. Gấu chỉ ngưởi vào mặt anh rồi bỏ đi ”. Giáo viên hỏi: Các em có tán thành với thái độ của người bỏ chạy không ? Vì sao ? + Trong trường hợp này, học sinh bày tỏ thái độ của mình cần đối xử tốt với bạn bè gặp nguy hiểm, + Kiểm tra viết: Giáo viên đưa ra một số câu dẫn hay phát biểu và yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ với các mức như đồng ý ( tán thành ), phân vân, không đồng ý ( không tán thành ) Ví dụ: Bài “ Em yêu quê hương ”. - Hãy đánh dấu ( + ) vào những trường hợp thể hiện tình quê hương phù hợp với thái độ của em. STT Nội dung phát biểu Đồng ý Không đồng ý Phân vân 1 Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa. 2 Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương. 3 Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương. 4 Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê. 5 Không về thăm quê 6 Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm. 7 Chỉ có người giàu mới cẩn trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương. 4.3. Làm thế nào để kiểm tra đánh giá hành vi của học sinh? Giáo viên quan sát việc học sinh thể hiện hành vi, thực hiện công việc liên quan bài học đạo đức và tình cảm của mình. Những hành vi, công việc có thể được thực hiện một cách “ bình thường ” trong cuộc sống của mình ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ như vệ sinh trường, lớp học, vệ sinh cá nhân, Chào hỏi người lớn có thể là đứng nghiêm, cất mũ, nón, tươi cười, nói lời phù hợp Có thể thông qua các hoạt động thường ngày của học sinh mà giáo viên biết được hành vi của các em đối với thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp * Mặc dù hành vi của các em lại chưa bền vững. Người giáo viên cần phải kiên trì theo dõi, nhắc nhở thường xuyên, kịp thời. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá hành vi học sinh cũng có thể được thực hiện thông qua bạn bè, gia đình học sinh, các tổ chức xã hội Cần để đánh giá thêm khách quan công bằng. - Giáo viên nêu thêm một số hành vi đạo đức tốt có liên quan đến nội dung từng bài học cho học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân. - Thường xuyên lồng trong bài học gương các danh nhân nổi tiếng về lòng hiếu thảo, tính nhân hậu để học sinh có biểu tượng về hành vi đạo đức. - Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách Đội sinh hoạt giáo dục đạo đức học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Các em luôn liên hệ thực tế với nội dung bài học, để phân tích, phê phán cái xấu, cái sai Các sự việc xảy ra trong đời thường ở xung quanh mình. - Đối với học sinh có thái độ không thật thà trong học tập, mỗi tiết kiểm tra cho ngồi đối diện với giáo viên để nhắc nhở, động viên để các em học tập tốt hơn. - Nếu một học sinh chưa đủ những chứng cứ thì giáo viên tổ chức nhận xét đánh giá học sinh đó cho đủ chứng cứ qua tiết thực hành giữa kì I, cuối kì I; thực hành giữa kì II và cuối năm. C. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Qua thực hiện những kinh nghiệm trên, tôi thấy: - Học sinh hứng thú học tập khi học môn Đạo đức. - Học sinh thích tìm tòi sách báo, ở Thư viện trường để đọc những truyện kể áp dụng vào bài học đạo đức. - Học sinh thích tham gia thực hiện các hành vi chuẩn mực đạo đức tốt. - Học sinh thích nhận vai các nhân vật có hành vi đạo đức tốt khi liên hệ thực hành. - Đa số học sinh đã khắc phục được những hành vi sai trái mà đầu năm đã mắc phải. Đến nay các em đã thực hiện khá tốt các hành vi chuẩn mực theo nội dung các bài đã học thông qua các hoạt động mà tôi tổ chức cụ thể như: + Em Âu, em Đe thường hay mất trật tự, chửi thề, chưa có thái độ đúng với thầy cô, bạn bè, đến giờ đã giảm rất nhiều so với đầu năm. + Em Long Thạnh thường hay phá phách, đánh lộn với các bạn trong lớp, và các em nhỏ ở lớp khác. Đến nay đã giảm nhiều so với đầu năm. Giờ đây em biết tôn trọng tình bạn và yêu thương em nhỏ. Khi được giáo dục qua bài “ Tình bạn ” và bài “ Kính già, yêu trẻ”. + Em Đô hay trêu chọc các bạn gái. Từ khi học bài “ Tôn trọng phụ nữ ” thì các em không còn hành vi đó nữa. Giờ đây các em rất đoàn kết với nhau khi tổ chức học nhóm và các hoạt động ngoại khóa. Nhờ sự tích cực học tập của học sinh; giáo viên cũng thấy hứng thú hơn trong mỗi tiết dạy. Tiết học nào các em cũng đều phấn khởi, nên dẫn đến kết quả cao trong học tập. * Tóm lại: Tính cách con người của học sinh tiểu học dần dần được hình thành qua các cử chỉ, thái độ, hành vi đạo đức là không thể thiếu, để các em tiến lên lớp trên. Giúp các em có thói quen sử dụng tốt những hành vi chuẩn mực có hiệu quả trong giao tiếp. Tôi nghĩ rằng việc giúp học sinh học tốt môn Đạo đức lớp 5, ngoài việc phát triển các hành vi đạo đức cho các em cần có yêu cầu cao hơn, là để học sinh trở thành các công dân tốt cho xã hội, là thành viên tốt trong gia đình. Vì vậy không chỉ một mình giáo viên mà thực hiện tốt được mà người giáo viên cần chủ động phối hợp tốt với bạn bè học sinh, thầy cô giáo trong trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức xa hội. Mặc dù, số học sinh đã đạt ở mức hoàn thành, nhưng tôi nhận thấy mình cần duy trì và phát huy hơn nữa. Bằng cách học hỏi ở đồng nghiệp, tìm tòi ở sách báo để học hỏi những biện pháp giáo dục tích cực, nhằm phục vụ cho việc dạy đạo đức có sức thuyết phục hơn nữa. Để cuối năm học sinh đạt ở mức độ hoàn thành tốt 100%. Đó là ước mơ chân thành của tôi. 2. Đề xuất: - Nhà trường cần giúp đỡ nhiều đến số học sinh nghèo, thiếu sách vở, đồ dùng học tập bằng cách rà soát kỹ, cấp sách kịp thời, để các em yên tâm học tập. - Hội khuyến học cần quan tâm đúng mức đến những học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn bằng vật chất để động viên các em tích cực học tập. - Hội chữ thập đỏ trường học tận tình giúp đỡ các em trong và ngoài hội lúc các em gặp khó khăn. - Gia đình cần tạo điều kiện cho các em thực hiện tốt giờ học ở nhà cũng như ở lớp. Dự họp phụ huynh đầy đủ khi có thư mời. Đảm bảo thông tin liên lạc giữa gia đình và nhà trường. - Các tổ chức xã hội kiểm tra các băng đĩa có nội dung không lành mạnh, quy định giờ giấc kinh doanh của các quán, tiệm, để học sinh không la cà, lêu lỏng, ảnh hưởng đến nhân cách đạo đức của các em. Tôi mong rằng những đề xuất thiết thực này sẽ được nhà trường, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội đáp ứng kịp thời, nhằm phục vụ tích cực, để giáo dục học sinh thành những con người hoàn thiện về tri thức và đạo đức trong tương lai của đất nước. Mỹ Phước D, ngày 19 tháng 11 năm 2009 Duyệt Người viết Hiệu trưởng Ngô Văn Liêm
Tài liệu đính kèm: