Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Luyện từ và câu lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Luyện từ và câu lớp 3

1. Lý do chọn đề tài

 Ngôn ngữ nhân loại ngay từ buổi đầu sơ khai của xã hội loài người, đã hình thành và phát triển. Nó là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày mà con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Chúng ta phải công nhận rằng Tiếng Việt rất giàu và đẹp, lời hay ý đẹp có sẵn trong tiếng việt và ngày càng phát triển. Chúng ta không thể thỏa mãn mà cần có ý thức trau dồi giữ gìn và làm bộc lộ, khơi dậy sự trong sáng vô giá vốn từ Tiếng Việt.

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Luyện từ và câu lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3.
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Ngôn ngữ nhân loại ngay từ buổi đầu sơ khai của xã hội loài người, đã hình thành và phát triển. Nó là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày mà con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Chúng ta phải công nhận rằng Tiếng Việt rất giàu và đẹp, lời hay ý đẹp có sẵn trong tiếng việt và ngày càng phát triển. Chúng ta không thể thỏa mãn mà cần có ý thức trau dồi giữ gìn và làm bộc lộ, khơi dậy sự trong sáng vô giá vốn từ Tiếng Việt.
 	Bởi vậy để học tốt môn Tiếng Việt nói chung phân môn luyện từ và câu nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng: Phân môn luyện từ và câu không những dạy cho học sinh biết học mà còn giúp học sinh khám phá nhận biếtCái hay cái đẹp của việc giao tiếp hằng ngày.
Phân môn luyện từ và câu được cấu trúc theo quan điểm tích hợp của tất cả phân môn như: tập đọc, chính tả, tập làm văn kể chuyện  đặc biệt học tốt môn này thì ngôn ngữ của các em cũng lớn lên rất nhiều.
 	2. Cơ sở thực tiễn 
Vị trí vai trò phân môn là vậy song sự nhận thức của học sinh tiểu học còn non nớt việc tiếp nhận lĩnh hội tri thưc cần phải được cụ thể hóa qua các việc làm. Để làm được điều đó cần có sự giúp đỡ nhiệt tình, tỉ mỉ của thầy cô giáo, bạn bè như hướng dẫn kiểm tra. Các mạch kiến thức cần có thời gian khám phá ghi nhận và lặp lại nhiều lần. 
Khi đó học sinh mới hiểu sâu, hiểu rõ bản chất của vấn đề vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt đưa lại hiệu quả cao. Hiện nay việc cung cấp vốn từ cho học sinh không còn theo dạng bài học từ ngữ như chương trinh cũ, mà sau mỗi bài học là bài tập thực hành không những giúp các em tiếp nhận vốn từ mới mà còn định hướng cho các em thông qua các bài tập thực hành nhằm mở rộng, bổ sung phong phú hơn vốn từ đã học; các thành ngữ tục ngữ ca dao theo từng chủ đề mà học sinh đã được khám phá đây chính là cơ hội để học sinh sáng tạo trong việc tìm tòi tích lũy hiểu rộng hơn vốn từ cho mình. 
 Muốn viết đúng câu dùng từ chính xác yêu cầu đặt ra trước tiên học sinh nắm vững bài mới để đạt được mục tiêu đó giáo viên cần khai thác bài thật tốt nên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khám phá, thâm nhập kiến thức mới một cách có hiệu quả. Hiểu được bản chất của vấn đề các em có vốn từ mới.Trong giao tiếp, các hoạt động khác. Từ ngữ khoa học là nền tảng trong quá trình học tập ứng xử giao tiếp hằng ngày. Một số biện pháp tu từ như nhân hóa so sánh ;một số kiến thức cơ bản về mẫu câu: (Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? Ở đâu? Vì sao) sẽ giúp các em vận dụng một cách linh hoạt vào phân môn tập làm văn.
Song song với các vấn đề trên thì nội dung dạy học điền dấu chấm, dấu phẩy để tách các thành phần trong câu cũng là một trong những nội dung khó. Việc điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào câu văn đoạn văn là vấn đè vô cùng quan trong đói với học sinh tiểu học. Từ những điều tai nghe mắt thấy trong quá trình dạy học tôi suy nghĩ cần có những định hướng giải pháp để góp phần giúp học sinh tiểu học thực hiện các vấn dề nêu trên.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng 
Từ thực tế dạy học của bản thân cũng như việc dự giờ thăm lớp của bạn bè đồng nghiệp và qua các hội thi giáo viên giỏi. Tôi nhận thấy vấn đề hết sức rất quan trọng đó là hầu như giáo viên nhìn nhận giờ dạy luyện từ và câu ở tiểu học tuy không khó nhưng dạy thế nào cho phù hợp vối đối tượng học sinh hấp dẫn lôi cuốn học sinh học tập, mang lại hiệu quả cao thì là một điều khó.Vì một số giáo viên chưa thực sự hiểu sách và vận động tư duy, nghiên cứu bài học ở sách giáo khoa. Mỗi giờ dạy giáo viên thường chỉ nêu vấn đề như sách, đặt câu hỏi là câu hỏi có sẵn trong sách rồi đưa ra kết luận ..
Bài cứng nhắc khô khan, khó hiểu và trôi tuột ngay sau giờ học, không còn đọng lai bao nhiêu trong tâm trí học sinh. Vì thế việc làm bài tập đơn giản cũng trở nên quá khó. Bài học trước chưa thông hiểu bài học sau chưa rõ ràng.Bài nọ kế tiếp bài kia qua đi mà kiến thức không ở lại thì việc học sinh học, đọc yếu đâu phải là khó hiểu.
Ví dụ; Qua dự giờ đồng nghiệp khi dạy bài: So Sánh ,Dấu Chấm
( tuần 10 trang 79 SGK TV 3 tập 1) có những bài tập sau:
Bài 1:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
 	 	Đã có ai lắng nghe 
	Tiếng mưa trong rừng cọ
	Như tiếng thác dội về
	Như ào ào trận gió
	Nguyễn Viết Bình
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào ?
b) Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
Bài 2: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn dưới đây:
 Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.( Đoàn Giỏi).
Bài 3: Ngắt đoạn dưới đây thành năm câu và chép lại cho dúng chính tả:
 Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi, có lần chinh mắt tôi đã nhình thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên nhát nghiêng nhát thẳng nhanh đến mức không chỉ cảm thấy trước mắt ông phất phơ những sọi tơ mỏng ông là niềm tự hào của gia đình tôi.
 Giáo viên đã tiến hạnh bài dạy như sau:
 Cho học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Cho học sinh nêu câu hỏi gợi ý
- Học sinh nêu câu trả lờì .Vì vậy kết quả bài làm của học sinh chưa ca
Cụ thể:
SỐ HS
SỐ HS GIỎI
SỐ HS KHÁ
 SỐ HS TB
SỐ HS DƯỚI TB
23
5
7
9
2
 Từ thực tế trên,tôi băn khoăn và nghĩ rằng cần tìm phương hướng và giải pháp phù hợp với từng loại bài nhằm góp phần đưa lại hiệu quả cao trong dạy - học phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 3.
2. Giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1.Để học sinh nắm vững nội dung bài học trước hết   
-     Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy 
-     Tìm đọc các tài liệu có liên quan
-     Phân tích các dữ liệu có trong bài.Ví dụ:Phân tích dữ liệu – rút ra kết luận - áp dụng vào làm bài tập
-   Chọn đồ dùng dạy học phù hợp cho tiết dạy.
Giải pháp 2.Lập kế hoạch bài học phù hợp với đạc điểm của học sinh lớp mình dạy.
Ví dụ:-Tổ chức cho học sinh tìm hiểu,khai thác kiến thức bài mới (Đi từ ý tưởng đến phương pháp,biện pháp và hệ thống câu hỏii cụ thể).
a. Ý tưởng:Phân tích dữ liệu  đã cho dựa trên cơ sở tổng hợp các phân tích sau:
- Phân tích theo gợi ý cho sẵn trong sách giáo khoa
- Phân tích theo hướng các kết luận trong bài.
- Phân tích ở các khía cạnh khác nhau theo các dạng của nội dung bài tập vận dụng thực hành (Đây là cách thức khai thác bài quan trọng nhất,hiệu quả nhất).
Ví dụ cụ thể:Khi dạy bài:So sánh- dấu chấm(Tuần 10.Trang 79SGK TV3T1)
Tôi tiến hành như sau:
Bài 1:Giáo viên mời 2 -3 học sinh đọc yêu cầu bài
- Bài 1 yêu cầu làm gì ?
- Giáo viên mời học sinh đọc đoạn thơ (2-3 HS) Học sinh cả lớp đọc thầm.
 “Đã có ai lắng nghe
 Tiếng mưa trong rừng cọ
 Như tiếng thác dội vê 
 Như ào ào trận gió.
-Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi :
+ Tìm sự vật,âm thanh được nêu trong bài ?
+ Tiếng mưa được so sánh với am thanh nào ?
(Giáo viên yêu cầu nhiều nhóm trả lời. Sau đó giáo viên mới chốt lại ý đúng )
- Giáo viên nêu tiếp câu hỏi:
+Tiếng mưa trong rừng cọ thế nào?
(HS suy nghĩ trả lời.Yêu cầu nhiều HS trả lời.Sau đó giáo viên chốt lại ý đúng.Tiếng mưa trong rừng cọ rất to,vang động,chứ không phải như tiếng mưa bình thường khác.Nó tạo nên âm thanh lớn vang động trong rừng cọ, làm cho ai đi qua đó phải giật mình chú ý lắng nghe.)
- Giáo viên có thể mở rộng thêm:
+ Ngoài tiếng thác,tiếng ào ào của trận gió em có thể so sánh tiếng mưa với những tiếng gì nữa?
 + Học sinh có thể thảo luận nhóm 3 và trả lời.
(Giáo viên gợi ý:Tiếng mưa có thể so sánh với tiếng ào ào của gió bão; tiếng ầm ầm của sóng biển)
b.Xây dựng phương pháp ,biện pháp và hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài (Dựa theo ý tưởng đã có)
 - Mỗi bài học cần có sự lựa chọn phương phương pháp,biện pháp hệ thống câu hởi tìm hiểu bài sao cho phù hợp hiệu quả
 - Để lựa chọn được các phương pháp, biện pháp và hệ thống câu hỏi khai thác bài mới có hiệu quả và theo đúng ý tưởng đã xây dựng.Giáo viên cần tự đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Để làm tốt các bài tập luyện tập ,thực hành trong bài, học sinh cần đạt những kiến thức nào?(Các kiến thức này chính là các khía cạnh cần khai thác phát hiện từ bài học.)
+ Tìm hiểu dữ liệu bằng hệ thống câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh để học sinh tự hiểu tự rút ra bài học.
+ Cần khắc sâu cho học sinh bài học bằng cách cho học sinh rút ra ví dụ liên hệ thực tế .Nhằm phát triển vốn từ cho các em.
Giải pháp 3: Mở rộng kiến thức trong phần thực hành làm bài tập.
- Khi học sinh đã hiểu sâu nội dung bài mới,nắm vững nội dung bài học thì giáo viên cần gợi ý, giới thiệu giúp học sinh mở rộng hiểu biết ,khám phá các kiến thức có liên quan đến bài tập,phù hợp với nhận thức của học sinh.
Ví dụ: Khi học bài: Từ ngữ về các nước.(SGK TV3 Tập 2 Trang 110)
Yêu cầu bài này:Học sinh kể về một vài nước mà em biết. Viết được tên các nước vừa kể.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai kể đúng? Trong thời gian đó tổ nào kể được tên nhiều nước và đúng là tổ đó thắng cuộc. Sau đó giáo viên có thể mở rộng vốn từ về từ ngữ các nước bằng cách cho học sinh tìm hiểu đặc điểm địa lý, tự nhiên các nước qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
Ví dụ: 	Nước nào là xứ sở của hoa Anh Đào?
	Nước nào có tháp Ép – Phen?
	Nước nào có Vạn Lý Trường Thành?
	Nước nào có Kim Tự Tháp?
	Nước nào có xứ sở sương mù?
	Nước nào có Nữ Thần Tự Do?
	Nước nào có Vịnh Hạ Long?
 Qua một dạng bài tập như vậy, tôi tin tưởng rằng vốn từ của các em được mở rộng thêm. Và các em lại có kiến thức sâu rộng về đặc điểm địa lý tự nhiên của các nước trên.
* Bài tập về dấu câu là một nội dung khó trong môn luyện từ và câu. Trong bài viết:” Cách dạy các dạng bài tập sử dụng dấu câu ở lớp 2, 3 của Thạc sĩ Hoàng Tuyết đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập. Bài viết không những hỗ trợ chúng tôi dạy tốt dấu cuối câu mà còn làm đòn bẩy giúp chúng tôi sáng tạo trong quá trình dạy học. Vì thế trong dạy học tôi thường hướng dẫn cho học sinh các kiểu bài tập điền dấu câu đã cho vào ô trống thích hợp. Dấu câu cho sẵn là dấu phẩy. Chỗ cần điền dấu phẩy là chỗ ngăn cách các thành phần đồng chức.
* Mỗi bài tập về dấu câu tôi đưa ra ba cách thực hiện phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Ba cách đó là :
- Cách 1: Hệ thống các câu hỏi gợi mở.
- Cách 2: Phiếu học tập.
- Cách 3: Khai thác khái niệm ngữ cảm của của học sinh.
Ba cách này tôi luôn sử dung một cách linh hoạt. Một bài tập giáo viên có thể chia nhóm cùng trình độ để sử dụng cả ba cách. Với những bài khó có thể sử dụng cách 1, cách 2 để hướng dẫn khi các em còn lúng túng. Như vậy cả ba cách này được sử dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt vào nội dung bài tập và đối tượng học sinh.
Ví dụ: (Sách TV 3 tập 1 trang 135)
Đề bài: Hãy chép đoạn văn sau và điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
 Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh.: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia - rai hay Ê- đê Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ khổ cùng nhau no đói có nhau.
Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở:
+ Tìm cặp từ ngữ chỉ tên các dân tộc trong lời dạy của Hồ Chí Minh?
+ Các cặp câu hỏi đó trả lời cho câu hỏi gì
+ Bác đã khẳng định đồng bào các dân tộc trên đất nước ta là gì?
+ Các từ ngữ đó trả lời cho câu hỏi gì?
+ Dùng dấu phẩy tánh các từ ngữ cũng trả lời hỏi là gì?
+ Bác dạy chúng ta thế nào?
+ Các từ ngữ đó cũng trả lời cho câu hỏi gì ?
+ Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi thế nào?
Qua hệ thống câu hỏi đã giúp học sinh làm đúng bài tập và đạt kết quả khá cao
Nhân dân ta luôn gi sâu (lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao, Gia-Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba – Na đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cung nhau, no đói có nhau.)
Cách 2: Sơ đồ hỗ trợ
Ví dụ: Bài tập 3 trang 38
Hãy đặt dấu phẩy chỗ nào cho phù hợp trong mỗi câu sau 
a. Ở nhà em thường giúp bà xâu kim 
b. Ở trong lớp em luôn chăm chú nghe giảng.
c. Trên những cánh đồng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít .
Cách 1: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh biết cách dùng dấu phẩy tách các bộ phận câu trả lời của câu hỏi ở đâu? Và bộ phận trả lời cho câu hỏi ai? Làm gì? Như thế nào? 
Cách 2; phiếu học tập 
Ở đâu
Ai làm gì ?(Ai thế nào)
a.
b.
c.
* Tôi cũng có thể sử dụng trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm tâm lý của học simh tiểu học. Trò chơi có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức tạo hứng thú học tập cho học sinh.
VD1: Khi dạy bài ôn tập tiết 6 trong sách giáo khoa có nội dung như sau:
Em có thể điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a) Hàng năm vào đầu tháng 9 các trường chuẩn bị khai giảng năm học mới. 	 
b) Sau ba tháng hè tạm xa trường chúng em lại được gặp thầy gặp bạn.
Đối với bài này tôi tiến hành trò chơi ‘Đố bạn’ Các bạn có thể điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu trên.
Cách thực hiện:
Trước hết tôi cho các em đọc to (cả lớp đọc thầm nôi dung yêu cầu bài). Sau đó giáo viên nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh như sau:
+ Đề bài yêu cầu làm gì? 
(HS trả lời điền dấu phẩy vào trong các câu )
+ GV yêu cầu HS xác định từng câu được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
* Mẫu câu Ai? Cái gì ? Là gì ?
* Mẫu câu Ai ? Con gì? Thế nào?
Vị trí dấu phẩy trong câu xảy ra 3 trường hợp sau:
TH1: dấu phẩy xuất hiện khi bộ phận trả lời Ai ? cái gì? Con gì? Hoặc là gì? Hoặc làm gì? Thế nào? Gồm nhiều ý đặt cạnh nhau.
TH2: dấu phẩy xuất hiện khi các bộ phận trả lời câu hỏi (Khi nào ? Ở đâu ? Để làm gì? Vì sao?) đứng trước.
TH3: dấu phẩy xuất hiện khi các bộ phận trả lời câu hỏi (Khi nào ? Ở đâu ? Để làm gì? Vì sao?) gồm nhiều ý đặt cạnh nhau.
Tôi hướng dẫn học sinh cách chơi cho một nhóm ba học sinh lên chơi thử (để học sinh nhận ra cách chơi).
Tiến Hành cho HS chơi theo nhóm 3. Thời gian chơi là 3 phút mỗi học sinh trong nhóm chỉ được trình bày một câu. Mỗi câu trình bày rõ ràng đúng rõ nhanh được ghi 5 điểm. Trong vòng 3 phút HS đã có kết quả làm bài:
50% số nhóm làm đúng 2 câu
45% số nhóm làm đúng 1 câu
 5% (1 nhóm làm chưa thật chính xác)
Qua trò chơi tôi thấy HS hứng thú hơn giờ học sinh động vì em nào cũng được trình bày ý kiến phát huy được tính tích cực học tập của HS 
VD2: Khi dạy bài So sánh dấu chấm (SGK TV 3 tập 1 trang 80)
Bài tập 3 có nội dung như sau:
Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả:
Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già lặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. 
Đối với bài này tôi tổ chức cho học sinh chơi “trò chơi tiếp sức” 
GV nêu yêu cầu bài tập đoạn văn gồm 5 câu các em thi xem ai làm đúng làm nhanh. Nhớ phải viết hoa chữ đầu câu.
GV hướng dẫn HS thực hiện cách chơi nhóm 5 thời gian trong 2 phút.Mỗi nhóm có thể trình bày một câu.
GV theo dõi hướng dẫn học sinh chơi theo trình tự của trò chơi học sinh từng nhóm trình bày ý kiến của minh – nhóm khác bổ sung. GV kết hợp hỏi vì sao em lại đặt dấu chấm ở đó? HS trả lời HS khác bổ sung GV chốt lại như thế tiết học diễn ra hào hứng HS hiểu bài một cách chắc chắn. Qua khảo sat, sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu tên. Tôi thấy kết quả nâng lên rõ rệt cụ thể:
 SỐ HS
 HS ĐAT 
HS ĐẠT K- G
HS ĐẠT TB 
HS YẾU 
 23
23
19
4
0
	C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học như sau:
-Giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy các tài liệu có liên quan.
- Phân tích các dữ liệu trong bài.
-Chọn đồ dùng dạy học phù hợp cho tiết dạy.
-Lập kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy.
-Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học – hệ thống câu hỏi gợi mở, khai thác bài theo ý tưởng đã xây dựng.
-Cần khắc sâu kiến thức bằng cách cho học sinh tìm ra ví dụ lên hệ thực tế.
- Mở rộng kiến thức trong phần thực hành bài tập.
D, KẾT LUẬN
Để HS tích lũy được vốn từ, hiểu được một lượng kiến thức nhất định về ngôn ngữ Tiếng Việt, vận dụng vào bài tập thực hành cũng như hoạt động giao tiếp trong cuộc sống đòi hỏi các em luôn luôn không ngừng tăng cường sử dụng vốn từ tiếng việt, các kiến thức về câu trong quá trình vận dụng linh hoạt chặt chẽ các hình thức dạy học. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Để đưa lại hiệu quả dạy học cao mà người tổ chức dạy học cần vận dụng linh hoạt các phương phap dạy học cho phù hợp với đối tương học sinh, từng loại bài học. Đó là điều quan trọng nhất của quá trình dạy học. Trong quá trình tổ chức dạy học cần tạo ra một không gian mở kích thích sự sáng tạo hoạt động học của học sinh. Trong thực tế sử dụng hình thức và phương pháp dạy học nêu trên tôi nhận thấy đa số những tiết luyện từ và câu mà giáo viên hướng dẫn HS tỉ mỉ có hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS. HS được luyện tập các bài tập bằng nhiều hình thức:
Nhóm, trò chơi thì học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng tự nhiên và đạt hiệu quả cao.
Đa số HS hiểu bài nhớ sâu, kĩ. Hơn thế nữa trong phân môn luyện từ và câu nội dung dạy học: dấu chấm dấu phẩy là một trong những nội dung khó. Bởi thế GV cần chú ý quan tâm đến việc hướng dẫn HS làm bài đặc biệt HS yếu nếu không quan tâm hướng dẫn các em làm bài thì không những mục tiêu dạy học không đạt mà việc áp dung viết văn, giao tiếp hằng ngày của các em sẽ bị hạn chế. 
Thật vậy, rèn luyện học phân môn luyện từ và câu cho HS tiểu học nói chung HS lớp 3 nói riêng là cả một quá trình lâu dài, kiên trì. Bản thân tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc GV chuẩn bị bài và chú ý đến các đối tượng HS ; lựa chọn cách tổ chức dạy học thì giờ dạy không mất thời gian vào cá nhân nào cả , HS hiểu bài nhanh hứng thú học tập tham gia vào hoạt động dạy học một cách tích cực hiệu quả, không khí lớp học nhẹ nhàng thoải mái, năng lực giao tiếp hằng ngày của các em ngày càng tốt hơn. 
Việc học tập tốt phân môn luyện từ và câu còn nâng cao chất lượng học tập cho các phân môn Tiếng Việt.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến của bản thân tôi với mong muốn là khắc phục những vướng mắc trong quá trình giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 3. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp – hội đồng khoa học các cấp. Để kinh nghiệm của tôi được áp dụng thiết thực hơn trong quá trình dạy học.
	Xin chân thành cảm ơn,
 Hương Trà, ngày 20 tháng 3 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(2).doc