Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập viết

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập viết

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

I./.LÍ DO VỀ TÍNH CẤP THIẾT:

 Nghị quyết Đại hội Đảng IX có nêu :

“ Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá là điều kiện phát triển nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1200Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 2 trong giờ Tập viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I - đặt vấn đề
I./.Lí do về tính cấp thiết:
 Nghị quyết Đại hội Đảng IX có nêu :
“ Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá là điều kiện phát triển nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
 Không nằm ngoài xu hướng đó, ngành Giáo dục & đào tạo phải không ngừng đổi mới. Bởi vì, giáo dục & đào tạo nói chung có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá có vai trò đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của mỗi con người và của toàn xã hội. Đối với bậc học Tiểu học nói riêng, đây là bậc học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông, mục tiêu của giáo dục phổ thông trong thế kỷ XXI là nâng cao mặt bằng dân trí của toàn xã hội, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH. Đây chính là bậc học đặt nền móng vững chắc cho quá trình học tập của học sinh, giúp các em có điều kiện để bước đầu định hướng cho việc học lên các bậc học tiếp theo. Trong những năm qua, giáo dục Tiểu học đã có những bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo. Đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục là vấn đề đặc biệt quan trọng là nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng là vấn đề đang 
được toàn xã hội quan tâm. 
 Trong 3 năm học gần đây Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai nhiều cuộc vận động lớn như chống bệnh thành tích trong thi cử, chống lại hiện 
tượng học sinh ngồi nhầm lớpĐối với Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng có 
những yêu cầu riêng đối với GV và HS đó là chống “Dạy học theo nối đọc chép”Riêng đối với vai trò của người Thầy ngoài những yêu cầu bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề Bộ GD&ĐT còn yêu cầu 
“ Không vi phạm đạo đức nhà giáo”. Đặc biệt, trong năm học 2009- 2010 thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Có thể nói: “ Đảng và Nhà nước và toàn xã hội tập trung được các nguồn lực và tạo ra các điều kiện cơ bản để đầu tư ưu tiên cho giáo dục thể hiện trong việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo đời sống ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ người thầy, cán bộ quản lý giáo dục”.
 Chúng ta đã biết, phân môn tập viết ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là một bộ môn gắn bó mật thiết với các môn học khác của học sinh. Việc dạy tốt phân môn tập viết sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học các môn học khác. Khi học sinh viết đúng , đẹp và nhanh thì đó là một điều kiện thuận lợi để học sinh ghi chép bài học của tất cả các môn học khác được tốt hơn.
 Mặt khác, khi dạy tập viết cũng chính là dạy cho học sinh tính kiên trì , nhẫn lại , óc sáng tạo và tính thẩm mĩ. “ Nét chữ” chính là “Nết người”. 
 Trên cơ sở xác định rõ nội dung kiến thức và yêu cầu kĩ năng của việc dạy môn Tập viết ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy phân môn tập viết sao cho đạt hiệu quả cao. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân nhiều năm dạy lớp 2,3 nên tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu việc dạy học môn Tập viết lớp 2. Với mong muốn nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, HS đóng vai trò tích cực trong quá trình Dạy- học.
II./. mục đích nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm: 
 Mỗi đề tài đều có nhiệm vụ riêng của nó, đề tài này có nhiệm vụ cụ thể sau: 
 + Tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh ở trường Tiểu học Thụy Hương- Kiến Thụy – Hải Phòng.
 + Nêu rõ những giải pháp giảng dạy phân môn tập viết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2 nói riêng , học sinh tiểu học nói chung .
III./ Kết quả cần đạt được:
 Sau khi nghiên cứu, tìm tòi đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết đẹp cho học sinh của lớp và áp dụng cho cả khối, trường....
iV./.Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 
 1- Đối tượng: Giáo viên, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
 2- Phạm vi nghiên cứu: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Dạy - học môn Tập viết cho học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Thụy Hương. Năm học 2009 - 2010.
phần II - Nội dung
 I./. Cơ sở lí luận:
 Cố vấn Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em đức tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình.”
 Thật vậy, rèn kĩ năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu chính của bậc Tiểu học. Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh được tập trung nhất ở môn Tập viết.
 Nếu môn Toán giúp các em tính toán tốt, môn Tập đọc giúp các em đọc thông thì môn Tập viết giúp các em viết thạo. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn tốt hơn.
 Ngoài ra Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn những phẩm chất đạo đức tốt: Tính cẩn thận, tính kỉ luật, óc thẩm mĩ....... và viết chữ chính là biểu hiện của nết người.
 II./ Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm:
 Nhiều thế hệ người Thầy đã bỏ công sức nghiên cứu kiểu chữ, nội dung và phương pháp giảng dạy Tập viết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Phong trào: “ Vở sạch – Chữ đẹp.” đã và đang mở rộng khắp nơi, chữ viết của học sinh nhìn chung có tiến bộ. Song qua thực tế giảng dạy tôi thấy chữ viết của học sinh còn một số hạn chế.
 + Viết các chữ cái viết hoa chưa chuẩn.
 + Viết chưa đúng đường nét, kích cỡ.
 + Khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ với nhau chưa đúng.
 + Đánh dấu thanh tùy tiện.
 Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập viết .” Nhằm trình bày các biện pháp rèn chữ cho học sinh của mình
III./ Mô tả các giải pháp:
 Mục đích chính của việc dạy Tập viết là rèn cho học sinh viết đúng và viết đẹp. Chữ viết đúng là chữ viết đúng mẫu. Để đạt được mục đích rèn chữ viết đúng cho học sinh tôi đã thực hiện một số vấn đề sau:
1. Dạy chữ cái viết hoa:
1.1. Dạy quan sát mẫu:
 Nói “ Viết đúng mẫu.” Nghe thì thấy đơn giản song lại rất khó bởi các em lớp 2 còn quá nhỏ, mà việc rèn viết đúng mẫu cần phải đúng về kích cỡ, độ cao, bề rộng...... của con chữ. Để rèn học sinh viết đúng mẫu, đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh quan sát mẫu thật kĩ để nắm được.
 + Độ cao của con chữ.
 + Bề rộng của con chữ.
 + Các nét viết của con chữ.
 Về độ cao, bề rộng của con chữ học sinh rất dễ quan sát và nhận ra, song về các nét của con chữ thì học sinh rất khó nắm bắt được. Mặt khác khi viết nét có tên gọi giống nhau cũng có cách viết khác nhau.
 Chẳng hạn chữ hoa: B
 Chữ hoa B có nét móc trái (trên) cao 2 li, rộng 2ô, nét móc trái (dưới) cao 2 li, rộng 2 li rưỡi, nét cong phải (trên) cao 2 li, rộng 1 li rưỡi, nét cong phải (dưới) cao 3 li, rộng 2 li.
 Vì vậy, muốn viết chữ cái viết hoa đúng mẫu cần phải quan sát thật kĩ. Mặt khác cần chia theo nhóm chữ để học sinh nhận biết được chi tiết. Tôi đã chia nhóm như sau:
Nhóm 1
A, M, N
Nhóm 5
I, K, H, V
Nhóm 2
B, P, R
Nhóm 6
O, Ô, Ơ, Q
Nhóm 3
C, G, L, S, E, Ê
Nhóm 7
U, Ư, Y
Nhóm 4
D, Đ
Nhóm 8
T, X
 Nếu bước quan sát được làm tốt, học sinh sẽ nhớ mẫu và viết đúng hơn.
 1.2. Dạy viết chữ cái viết hoa:
 Ngoài việc quan sát, học sinh cần phải luyện đôi tay để viết được đúng và đẹp. Tôi đã dạy học sinh rèn chữ theo các bước sau:
 Bước 1: Tập tô chữ.
 Học sinh tập tô chữ trên các khung chữ có sẵn nên tự tin vì các em không sợ mình sai. Việc này giúp các em làm quen cách viết con chữ và quen tay để viết được tốt hơn.
Bước 2: Tập viết trên bảng con.
 Bước này yêu cầu cao hơn bước 1 học sinh phải tự viết chữ, song lại có ưu điểm là học sinh có thể sửa sai nếu có và giúp giáo viên có thể kiểm tra kĩ năng viết chữ cái viết hoa của cả lớp trong một thời gian ngắn.
 Ví dụ: ở bài chữ A
Thông thường có em viết chữ nhọn đầu A
 + Có em lại viết từ đầu 
 + Có em nét ngang sai thành dấu ngã
 Qua việc sửa sai trên bảng, giáo viên chỉ cho các em chỗ sai và sửa, các em sẽ viết vở tốt hơn.
 Bước 3: Viết vở
 Viết vở là khó nhất bởi lẽ không xoá, không sửa được. Học sinh phải căn ke vào từng ô từng li để viết cho đúng.
 Ví dụ:
 Học sinh phải dựa vào li để viết đúng: Nét móc ngang cao 1 li rưỡi, rộng 2 li, độ rộng của mỗi nét khuyết là 1 li rưỡi, cao 5 li, hai nét khuyết cách nhau 1 li.
 Viết đúng các chữ cái viết hoa góp phần tạo cho chữ viết có nét đẹp 
chuẩn mực. Bên cạnh việc dạy viết các chữ cái viết hoa giáo viên cần rèn 
cho học sinh nhiều kĩ năng khác. 
 2. Rèn kĩ năng viết đúng khoảng cách:
 Học sinh cần nắm được khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một nửa thân con chữ O, khoảng cách giữa các chữ với nhau là một thân con chữ O.
 Học sinh thường viết sai khoảng cách trong các trường hợp sau:
 - Nét nối từ: O, Ô, Ơ sang n , nét nối từ O, Ô, Ơ sang C hay bị hẹp. (ví dụ: con, tôn, sơn, cóc,......). Các trường hợp này giáo viên luôn lưu ý học sinh điều chỉnh nét dôi để nối 2 con chữ.
 - Nét nối từ k sang h hay n sang h, p sang h....rất hay bị rộng ( ví dụ: khoảng, nhà, phà...). Với trường hợp này giáo viên luôn cần lưu ý học sinh điều chỉnh điểm dừng bút của con chữ trước.
 - Một trường hợp khác là khoảng cách khi viết 2 con chữ mà con chữ đằng trước không có nét hất sang. ( ví dụ: Ph, Ch, Sa.....)
 Trường hợp này giáo viên lưu ý học sinh để trống một khoảng rất nhỏ.
 Viết chữ đúng khoảng cách sẽ tạo cho chữ viết có độ đều đặn, mềm mại. Chính vì thế cách trình bày cũng đẹp lên.
 3. Rèn kĩ năng viết dấu thanh:
 Có rất nhiều học sinh đánh dấu sai. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài viết của các em. Khi dạy Tập viết tôi đã hướng dẫn học sinh cách ghi từng loaị dấu.
 - Các dấu thanh ghi ở trên hoặc dưới âm chính ( nhà sàn, cá, lọ, quýt....)
 - Các dấu râu của các con chữ Ơ, Ư cần đánh nhỏ, ngay ngắn ở bên trái chữ.
 - Các dấu mũ của các con chữ ô, â, ă cần đánh rõ nét, cân đối trên đầu con chữ
 - Các dấu chấm, dấu phẩy cần đánh rõ ràng ở giữa dòng kẻ 1
 Rèn kỹ năng đánh dấu thanh giáo viên phải rèn thường xuyên , trong các giờ tập viết
 4. Rèn kỹ năng trình bày theo mẫu:
 	 Để có một bài Tập viết đẹp thì ...  , câu đã được xác định rõ ràng bằng các dấu chấm ( điểm đặt bút bắt đầu viết ) . Chữ cái và từ có thể trình bày khoảng cách là 1 ô vuông . 
Tóm lại việc rèn chữ viết đúng mẫu là một quá trình dài . Đòi hỏi giáo viên phải thật sự tâm huyết , học sinh phải kiên trì trong suốt cả quá trình học tập chứ không phải chỉ ở trong một tiết học. 
 Sau đây là giáo án minh hoạ: 
4./. Giáo án minh hoạ
Môn : tập viết lớp 2
Tuần 16: chữ hoa O
I - Mục đích yêu cầu: 
Rèn kỹ năng viết chữ: 
 - Biết viết chữ cái O hoa theo cỡ vừa và cỡ nhỏ
 - Biết viết từ ứng dụng : “ Ong bay bướm lượn “ theo cỡ chữ nhỏ, viết đúng mẫu , đều nét và nối đúng quy định .
II - Đồ dùng dạy học 
- Mẫu chữ hoa O đặt trong khung chữ 
- Bảng lớp viết sẵn chữ mẫu, cụm từ ứng dụng 
III- Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ ( 3- 5’ )
Hỏi: Giờ tập viết trước học bài gì? 
Yêu cầu: Viết chữ N, Ng. 
Nhận xét
B.Dạy bài mới
1, Giới thiệu bài ( 1- 2’ )
- Giới thiệu chữ hoa O -> GV ghi bảng.
2, Luỵện viết bảng con (10-12)
a. Luyện viết chữ hoa O
* Giới thiệu chữ hoa O nhỡ trong khung chữ 
? Nêu độ cao, độ rộng của chữ hoa O?
? Chữ hoa O được viết bằng mấy nét ? 
- Hướng dẫn viết chữ O 
- ĐB ở ĐK ngang 6 lượn sang trái viết nét cong tròn khép kín, phần cuối đưa lượn vào trong bụng chữ chạm ĐK 4, DB ở giữa dòng li 4 ta được chữ hoa O.
- Khi viết ta chú ý viết liền nét->GV tô khan lại chữ mẫu.
- GV viết mẫu.
* Giới thiệu chữ hoa cỡ nhỏ
- Hỏi: Chữ hoa O cỡ nhỏ cao mấy li ?
- GV : cách viết tương tự cách viết chữ hoa cỡ vừa.Khi viết ta chú ý viết bằng nửa chữ hoa O cỡ vừa.
- Yêu cầu: Viết 1 dòng chữ hoa O cỡ vừa, một dòng chữ hoa O cỡ nhỏ.
- Nhận xét
b. Hướng dấn viết chữ ứng dụng
- Giới thiệu chữ Ong( cỡ vừa).
Hỏi: Chữ Ong được viết bằng mấy con chữ?
Hỏi: Nêu độ cao, khoảng cách giữa các con chữ?
- GV hướng dẫn viết: Đặt bút trên ĐK 6, viết chữ O DB ở giữa dòng 4. Đưa bút xuống ĐK 2 chạm đường cong của chữ O viết con chữ n dừng bút ở ĐK 2. Nhấc bút lên ĐK 3 viết con chữ g DB ở ĐK 2 ta được chữ Ong.
ƯKhi viết ta chú ý liền mạch ƯGV tô khan lại chữ Ong.
- Chữ Ong cỡ nhỏ cách viết tương tự chữ Ong cỡ vừa chú ý độ cao bằng 1/2 cỡ chữ vừa.
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: “ Ong bay bướm lượn”.
- Giảng: Ong bay bướm lượn ý tả cảnh ong bướm đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình.
Hỏi: Cụm từ” Ong bay bướm lượn” được viết bằng mấy chữ ?
Hỏi: Nêu độ cao khoảng cách giữa các con chữ ? Giữa các chữ ?
Hỏi: nêu vị trí của các dấu thanh trong cụm từ trên?
- GV hướng dẫn viết cụm từ.
- Yêu cầu: Viết 1 dòng chữ Ong cỡ vừa 1 dòng chữ Ong cỡ nhỏ.
3. HS viết vở( 15-17’ )
- Hỏi: Dòng 1 viết gì ?
- Hỏi: Chữ hoa O cỡ vừa viết trong mấy ô?
GV: Chữ hoa O cỡ nhỏ viết bằng 1/2 chữ hoa O cỡ vừa Ư Quan sát chữ mẫu.
- Yêu cầu: Đọc chữ ứng dụng: Ong
Hỏi: Chữ Ong cỡ vừa viết trong mấy ô?
GV: Chữ Ong cỡ nhỏ có độ cao bằng 1/2 chữ Ong cỡ vừa.
- Yêu cầu: Đọc cụm từ ứng dụng.
Hỏi: 1 dòng viết được mấy lần cụm từ
“ Ong bay bướm lượn”
4. Chấm- chữa (3-5’) 
- GV chấm 1 số vở của HS
- Nhận xét chung chữ viết của HS , chọn vở viết đẹp giới thiệu để HS quan sát.
Ư Tuyên dương những em chữ đẹp.
6, Củng cố dặn dò(1- 2’)
- Nhận xét giờ học
- Chữ hoa N
- Học sinh viết bảng con 
- HS nhắc lại 
- Chữ hoa O cao 5 li, rộng 4 ô li
- Chữ hoa O được viết bằng1 nét cong tròn đứng.
- HS đọc
- Cao 2,5 li
- HS viết bảng con.
- HS đọc
- Chữ Ong được viết bằng 3 con chữ
- Các con chữ O, g cao 5 li
- HS đọc to cụm từ
- Viết bằng 4 chữ
- HS nêu
- HS viết bảng con
- HS đọc nội dung bài viết 
- Chữ O cỡ vừa
- Viết trong 1 ô
- HS viết vở
- 1 HS đọc
...
- HS viết vở
- 1 HS đọc
-1 dòng viết được 2 lần cụm từ
- HS viết vở
V. Kết quả thực hiện
Từ biện pháp dạy học trên tôi thấy chữ viết của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt . Cụ thể đạt được như sau : 
* Chất lượng kiểm tra đầu năm : 
 Tổng số
 học sinh
Xếp loại
A
B
C
32
10 em = 31 %
20 em = 62,5 %
2 em = 6 ,5%
* Chất lượng kiểm tra học kỳ I : 
Tổng số 
học sinh
Xếp loại
A
B
C
32
22 em = 69 %
10 em = 31 %
0
phần III - Kết luận
i./. những đánh giá cơ bản nhất
 Qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm, qua tài liệu, bạn đồng nghiệp và thực tế đã nhiều năm giảng dạy ở lớp 2. Nhất là từ đầu năm học tôi đã kiên trì dạy học, tích cực áp dụng nhiều phương pháp dạy học trong thực tế của lớp tôi thu được kết quả như sau :
 - Tốc độ viết của học sinh có tiến bộ, chữ viết đúng mẫu và chữ viết có độ mềm mại (nhất là những chữ viết hoa ) 
 - Một số học sinh viết có thanh đậm .
 Do đó các em ghi chép bài tốt hơn , điều này làm cho chất lượng học
 tập của các em nâng cao hơn. 
 - Giờ học sôi nổi, hào hứng, giờ học nhẹ nhàng chất lượng hiệu quả.
 - Kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, chăm chỉ trong học tập. Giúp các em có bước khởi đầu quan trọng trong việc học các môn học khác.
ii./. Các khuyến nghị được đề xuất từ SKKN 
 	 Từ thực tế giảng dạy và quá trình nghiên cứu học tập, cải tiến, đổi mới, tôi đã rút ra được những vấn đề mà cá nhân tôi cho là bài học kinh ngiệm để dạy tốt môn Tập viết lớp 2 như sau:
 ú Đối với nhà trường:
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học sinh.
-Tạo điều kiện về đồ dùng dạy học, giúp các em học tập được tốt hơn.
- Bàn ghế đúng kích thước phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Ban giám hiệu kiểm tra chữ viết thường xuyên, định kì để đánh giá thi đua xếp loại chữ viết của từng lớp, từng học sinh.
 ú Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt từ khâu soạn bài, đồ dùng trực quan. Đặc biệt là giáo viên phải luyện viết sao cho chữ mẫu của giáo vên phải chuẩn, đẹp để làm mẫu cho học sinh. 
- Ngay từ đầu năm học giáo viên kiểm tra chữ viết cho học sinh và phân loại chữ viết học sinh theo từng nhóm đối tượng để có kế hoạch biện pháp rèn luyện phù hợp. 
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh phát hiện kịp thời những điểm yếu trong chữ viết của con em họ và hướng dẫn cho phụ huynh cách rèn chữ viết cho con em mình . 
- Giáo viên tăng cường chấm tay đôi với học sinh phát hiện kịp thời 
những điểm sai của học sinh nhắc nhở để các em sửa chữa . 
 - Thường xuyên tổ chức viết chữ đẹp giáo viên tuyên dương khen thưởng kịp thời.
- Giáo viên gần gũi, yêu thương các em. Kiểm tra, phát hiện kịp thời những học sinh có tiến bộ về chữ viết ,tuyên dương khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ và phát huy tính tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh . 
Để giúp học sinh khắc phục những nhược điểm , người giáo viên phải kiên trì nhẫn lại tận tình trong công việc . Sự nhiệt tình chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ dạy tập viết . 
 ú Đối với học sinh: 
 - Cần chuẩn bị bài tốt trước khi tới lớp , rèn cho mình thói quen ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút đúng cũng là biện pháp tốt giúp học sinh viết đúng và viết đẹp. 
 - Ngoài ra học sinh cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như : Bút mực, bảng con, phấn ......
 - Học sinh có ý thức tự rèn luyện một cách nghiêm túc, thường xuyên
* * *
 Trên đây là một số việc làm của tôi trong việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học thông qua môn Tập viết 
Tôi rất mong đồng nghiệp góp ý xây dựng để chất lượng chữ viết của lớp tôi ngày một tiến bộ hơn nữa. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Thụy Hương, ngày 16 tháng 12 năm 2009
 Người viết 
 Lưu Thị Nhuần 	 
nhận xét Đánh giá của BGH
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................ Đánh giá của hội đồng giám khảo
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM REN CHU VIET DEP LOP 2.doc