SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả nghe viết ở lớp 4, trường Tiểu học Mỹ Phước D

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả nghe viết ở lớp 4, trường Tiểu học Mỹ Phước D

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. Tầm quan trọng của vấn đề:

Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng, vì nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hằng ngày, ngoài giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, chúng ta còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng trong tiếng nói của các quốc gia nói chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các qui tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. hay nói cách khác. Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết giúp cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết.Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.

 

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả nghe viết ở lớp 4, trường Tiểu học Mỹ Phước D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHÍNH TẢ NGHE VIẾT Ở LỚP 4, TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ PHƯỚC D.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Tầm quan trọng của vấn đề:
Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng, vì nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hằng ngày, ngoài giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, chúng ta còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng trong tiếng nói của các quốc gia nói chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các qui tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. hay nói cách khác. Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết giúp cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết.Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.
Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp của trường tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. Ở các lớp tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em.
Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các qui tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu trí thức qua các môn học ở tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.
Chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học bao gồm nhiều phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các qui tắc và các thói quen viết đúng với chuẩn chính tả tiếng việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trao dồi kiến thức và nhân cách làm người. ngay từ đầu ở bậc tiểu học trẻ cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời.
Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải được coi trọng ở các trường tiểu học. nhưng trên thực tế ở vùng sâu, hiện tượng học sinh viết sai chính tả là khá phổ biến. Cụ thể trên địa bàn trường tiểu học Mỹ Phước D nơi tôi đang giảng dạy, hiện tượng học sinh viết sai chính tả nhất là những âm dễ lẫn lộn như: v- d –gi; s-x; tr- ch các vần như: an/ang; en/ eng; ân/ âng; uôn/ uông, . . . và dấu hỏi, dấu ngã. Vấn đề này có thể do học sinh phát âm sai dẫn đến hỉểu sai và viết sai chính tả. Bên cạnh đó, hệ thống sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa xây dựng theo vùng miền. Nên việc dạy và học chính tả còn gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình như vậy, việc nhìn nhận lại thực trạng về việc dạy chính tả để từ đó tìm ra một số biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng học chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là hết sức cần thiết. Đặc biệt là việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho khoa học, cho hiệu quả hơn. Coi trọng phương pháp dạy chính tả có ý thức để việc viết đúng chímh tả trở thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp.
Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân lại là một giáo viên dạy học ở vùng sâu có nhiều đối tượng học sinh viết sai chính tả, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả nghe viết ở lớp 4 trường tiểu học Mỹ phước D” để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học phân môn này.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn chính tả hiện nay.
Đề ra một số biện pháp để khắc phục.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh lớp 4 trường tiểu học Mỹ Phước D viết đúng chính tả mà tôi ra sức nghiên cứu.
IV. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
Khách thể: học sinh lớp 4A trường tiểu học Mỹ Phước D, có tổng số học sinh là 18 trong đó có 6 em là nữ.
Phạm vi nghiên cứu: Viết đúng chính tả các bài chính tả nghe viết trong chương trình lớp 4
V. Các phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp thực hành
Phương pháp quan sát
Phương pháp đọc sách, xem từ điển tiếng việt
Trao đổi với giáo viên khác
PHẦN II: NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
 * Cơ sở về ngữ âm học.
Chữ viết của Tiếng việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ yếu của tiếng việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở viết đúng. Để phát huy một cách có ý thức, đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải theo sát nguyên tắc này nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết.
Ở tiếng việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra chính tả tiếng việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt, . . . . chữ viết tiếng việt là một chữ viết ghi âm tương đối hợp lí. Ở cấp độ âm tiết, nói chung có sự đối ứng, một đối một giữa âm và chữ, phát âm thế nào thì viết thế ấy. Vì vậy, đối với người Việt Nam, có một số lớn âm tiết ai cũng viết đúng chính tả dễ dàng. Tuy nhiên nó lại khó khăn trong một số trường hợp như:
- Chữ viết phân biệt cách viết hai âm tiết mà cách phát âm theo phương ngữ không phân biệt.
Ví dụ: các tiếng có phụ âm đầu là ch hay tr; s hay x.. . . các tiếng có phụ âm cuối là t hay c hoặc những tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã, . . . .do đó gặp khó khăn khi phải viết các tiếng này.
Trường hợp chữ viết phân biệt hai âm tiết mà phát âm tiếng việt ngày nay không còn phân biệt. đó là trường hợp viết phụ âm đầu d hay gi
Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.
Ví dụ: d- dải lụa; gi- giải thích.
Hay đều là i nhưng lại viết; lí luận; Lý Thường Kiệt
Hoặc các tiếng có ng hay ngh; g hay gh rất dễ sai. Cách nhận biết tốt nhất về “ ng” và “ngh” là dựa vào khả năng kết hợp chung với nguyên âm.
Việc xác định những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải hiểu nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh cụ thể để ghi nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả.
Do vậy nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc dạy học chính tả có ý thức là tôn trọng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực, phải chú ý cách phát âm của địa phương.
* Cơ sở thực tế.
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học. Khi dạy chính tả cho học sinh tiểu học cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này.
Ví dụ: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng. Quan sát cách viết đúng để viết đúng, dần dần học sinh sẽ tích lũy được những kinh nghiệm làm giàu thêm tri thức chính tả cho bản thân. Kết quả là các em nhận thức được những vốn kinh nghiệm một cách có ý thức, tạo nên những kỹ năng kỹ xảo cho các em. Từ đó giúp các em dễ dàng trong việc tiếp thu các tri thức của các môn học, nhất là trong phân môn tập làm văn.
Trên thực tế, với mỗi người chúng ta, số âm tiết có vấn đề chính tả lại giảm đi rất nhiều vì có một loạt những từ ngữ cụ thể thường gặp, thường dùng nên đã quen viết đúng chính tả. nếu có một phương pháp dạy học thích hợp và chịu khó rèn luyện thì có thể viết đúng chính tả nhanh chóng, dễ dàng.
YÊU CẦU VỀ CHUẨN KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Rèn luyện kỹ năng viết chính tả, kỹ năng nghe cho học sinh:
Viết đúng chính tả, viết rõ ràng, viết hoa đúng qui định. Nghe- viết, một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm. có khả năng tự phát hiện và sửa lỗi chính tả. biết hệ thống hóa các qui tắc chính tả đã học.
Không mắc quá 5 lỗi/bài có độ dài khỏang 80-90 chữ.
Tốc độ viết trung bình khoảng 90 chữ/ 15 phút
Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trao dồi về ngữ pháp, góp phần phát trỉển một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ. . . .
Mở rộng hiểu biết về cuộc sống và con người. bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, . . . .
II. Thực trạng chung
Qua nhiều năm dạy học ở tiểu học, đặc biệt tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp 4. tổng kết hàng năm, học sinh trường tôi nói chung, lớp 4 do tôi phụ trách nói riêng, chất lượng học lực ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng viết chính tả của học sinh còn hạn chế những học sinh, học toán giỏi, làm văn khá nhưng khi viết chính tả thì sai nhiều lỗi. Đây là vấn đề tôi luôn quan tâm. Vì thể sau khi tiếp nhận lớp được hai tuần, tôi khảo sát chất lượng lớp tôi như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2
5
6
5
Tôi cho rằng chất lượng học sinh viết chính tả yếu như thế là do các nguyên nhân:
* Về phía giáo viên:
Thực tế về chất lượng dạy chính tả của giáo viên trước hết phải nói đến trình độ đã được đào tạo của giáo viên không đồng đều và việc tổ chức dạy và học môn chính tả chưa được khoa học, phương pháp dạy chính tả còn coi nhẹ.
Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học vì càng đổi mới phương pháp dạy thì càng tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. chưa tổ chức được nhiều hình thức dạy học, chưa sử dụng đồ dùng dạy học và chưa bao giờ làm quen đồ dùng nào, chỉ dạy chay, làm cho tiết dạy trở nên khô khan nhàm chán. Còn xem nhẹ môn chính tả, thường đi sâu vào việc dạy chữ nghĩa, toán. . . mà quên rằng chính tả là một môn học rất quan trọng. do đó nhiều giáo viên còn gặp nhiều lúng túng về nội dung phương pháp và cách rèn kỹ năng cho học sinh. N ... 
+ Các đồ vật trong nhà phần lớn viết: chăn, chiếu, chai, chậu, chày, chén . . . .
+ Tên một số con vật, tên loại cây hoặc từ chỉ thiên nhiên viết s: cây sim, cây bông súng, cây sen, cây sung, cây si, cây sả, . . . ( trừ cây xoan, cây xoài); sóc, sên, sếu, chim sẻ, sáu sậu, con sò. . . .ngôi sao, giọt sương, buổi sáng.. .
+ Các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn thì viết là “x”. Ví dụ: Xôi, xào, xoong. . . .
Ngoài ra còn có một số mẹo phân biệt “ch” với “ tr”, “s” với “ x” do vậy giáo viên cần nắm được để hướng dẫn cho các em như: “ tr” không bao giờ láy với “ch” như: chằng chịt, chan chát, trùng trùng, trân trân, . . . .
Tuy nhiên tất cả những mẹo luật trên chỉ ở mức độ tương đối cần phải biết áp dụng linh hoạt để giảng dạy cho các em.
- Ngoài ra khi lên lớp, tôi sử dụng nhiều phương pháp như: đàm thoại, trực quan. . . 
ví dụ: Dạy bài chính tả nghe-viết: Chiếc áo búp bê(SGK tiếng việt tập 1 trang 135)
+ Đàm thoại: Tôi đặt câu hỏi: Tác giả tả chiếc váy của búp bê như thế nào?
+ Trực quan: Cho học sinh xem cô búp bê mặc chiếc áo xinh xắn ( do giáo viên mang đến)
Để tiết dạy chính tả dạt hiệu quả cao, gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi như tìm nhanh các cặp từ so sánh đối lặp, tìm trong những bài hát ở lớp 4 những tiếng có âm tr / ch; s/x . . . .
- Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp học sinh viết đúng chính tả đó là: cách đọc của giáo viên, khi đọc tôi luôn yêu cầu mình phải đọc chuẩn xác, thong thả, diễn cảm toàn bộ bài viết, để giúp học sinh có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung của nội dung bài viết, làm cơ sở cho việc viết chính tả của học sinh. Khi đọc cho học sinh viết, tôi đọc rõ ràng từng câu ngắn hay từng cụm từ để các em viết và mỗi câu ngắn hay một cụm từ tôi đọc ba lần cho học sinh kịp viết theo tốc độ qui định ở lớp 4.
- Trước khi viết tôi luôn nhắc nhở học sinh viết hoa chữ cái đầu câu, danh từ riêng, tên người, tên nước ngoài. . .
Ví dụ:
Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết, tôi cho học sinh viết tên một vài bạn trong lớp ( Tâm;Hoa. . . ) Tên một số nhân vật lịch sử của nước ta( Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát. . . ) Tên một dòng sông( Sông Hồng, sông Cửu Long. . . ) Tên nước ngoài ( Ga-li-lê, Cuốc-phây-rắc. . .)
- Sau khi các em làm xong, tôi hỏi các em về qui tắc viết hoa mà các en đã được học: khi viết tên người tên địa lí Việt Nam ta viết như thế nào? Tên người tên địa lí nước ngoài, ta viết như thế nào?
+ Khi viết tên người tên địa lí Việt Nam: viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
+ Khi viết tên người tên địa lí nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối.
- Khi viết chính tả các em thường viết sai những tiếng có phụ âm đầu là tr/ ch; hay r, d, gi hoặc những tiếng hay sai vần. Để giúp các em viết đúng tôi cho các em làm bài tập điền vào chỗ trống:
Ví dụ:
a) Tìm những tiếng bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch:
Con người là một sinh vật có . . . . . .tuệ vượt lên trên mọi loài, chó phẩm . . . . kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu . . . . . .lòng đất, . . . . . ngự được đại dương, . . . . . phục được khỏang không vũ . . . . . . bao la. Họ là những. . . . . nhân xứng đáng của thế giới này.
( tiếng việt 4, tập 1, trang 67)
b) Điền vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi
Đánh dấu mạn thuyền
Xưa có người đi thuyền, kiếm . . . . .bên hông, chẳng may làm kiếm . . . . . xuống nước. Anh ta liền đánh . . . . . . .vào mạn thuyền chỗ kiếm. . . . . . .người trên thuyền thấy lạ bề hỏi:
- Bác làm . . . . . . lạ thế?
- Tôi đánh . . . . . . . .chỗ kiếm . . . . . . khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đánh. . . . . . . .mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.
( Truyện cười dân gian tiếng việt 4, trang 77)
Hoặc tôi tiến hành cho học sinh làm bài tập nối các tiếng cột bên trái với tiếng thích hợp với cột bên phải để tạo thành từ ngữ đúng.
A
B
ra
da
gia
vị
dẻ
vào
ngõ
công
trắng
 Để giúp các em làm dạng bài tập này đạt kết quả tốt thì phải dựa vào nghĩa của các tiếng ở cột A. Một tiếng ở cột A có thể kết hợp với nhiều tiếng ở cột B để tạo ra nhiều từ ngữ khác nhau. Mà muốn hiểu nghĩa các từ thì phải dựa vào từ điển Tiếng Việt ( tôi cho các em tra nghĩa các từ cột A). Chẳng hạn: ra là động từ chỉ phương hướng nên két hợp được với vào, ngõ để tạo thành ra ngõ, ra vào. Da là danh từ chỉ bộ phận trên cơ thể nên kết hợp với dẻ, trắng để tạo thành da dẻ, da trắng. Gia là yếu tố Hán Việt có nghĩa “ thêm vào một ít” nên kết hợp được với vị, công để tạo thành gia vị, gia công. Như vậy để viết đúng chính tả thì việc hiểu đúng nghĩa của từ, hiểu đúng nội dung văn cảnh cũng rất quan trọng.
Điền những tiếng có vần iên, yên, hay iêng vào chỗ trống:
Chú dế sau lò sưởi
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật . . . . . . tĩnh, Cậu thiu thiu ngũ trên ghế bành. Bỗng . . . . . . . . . . . . . có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc . . . . . . . đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu. . . . . . . .với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buộc. . . . . . . . kêu lên:
- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Rồi ít lâu sau, . . . . . . . . . đàn Mô-da đã chinh phục được cả thành viên.
( Tiếng việt 4, tập1 trang78)
Mục đích cuối cùng của bài chính tả là phải ghi nhớ các trường hợp viết đúng một cách có ý thức, giúp học sinh nắm được nội dung ngữ, nghĩa của từ gắn với chữ viết. Giáo viên so sánh để phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn cho các em. Mặt khác giáo viên cần năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Chọn và soạn ra những bài luyện tập phù hợp với các em ở địa phương mình. Cho học sinh đặt câu với nhứng từ dễ mắc lỗi hoặc có thể đưa ra những đoạn văn, đọan thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
Ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh, tôi luôn tạo sự gần gũi, yêu thương tôn trọng học sinh, gạt bỏ mọi lo lắng ưu tư, tạo không khí toải mái khi lên lớp.
* Tóm lại: Chính tả là môn học rất quan trọng, nó là công cụ giúp học sinh học tập và giao tiếp. Muốn cho học sinh sau khi học xong bậc tiểu học, học sinh có vốn kiến thức và kỹ năng viết đúng chính tả, thì giáo viên phải quan tâm thường xuyên, nhắc nhở kiểm tra. Muốn viết đúng chính tả phải đọc đúng vì vậy phải thực hiện tốt phân môn tập đọc( nhất là các em yếu) để học tốt, phát âm chuẩn, nghe giáo viên phát âm chuẩn để viết đúng, môn luyện từ và câu giúp học sinh hiểu nghĩa từ và không xem nhẹ môn tập làm văn( trả bài viết), hầu vạch ra lỗi sai sót để các em nhanh chóng hình thành thói quen viết đúng.
Với những biện pháp trên trong quá trình thực hiện cho thấy nhiều học sinh tiến bộ so với đầu năm. Tạo được ý thức chăm lo học tập, không còn xem nhẹ môn chính tả. Khi học môn này, các em cũng tiến bộ luôn các môn học: tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn. . . . . .
Qua thời gian đứng trên lớp giảng dạy theo những cách làm trên đã đưa lớp tôi đến kết quả khả quan, chất lượng khảo sát giữa học kì I như sau:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
5
7
6
0
IV. Kết luận – Đề xuất:
1. Kết luận:
Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi địa phương. Là một giáo viên vùng sâu, tôi nhận thấy phải trang bị cho các em những kiến thức chuẩn mực để các em có đầy đủ nâng lực để học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp với xã hội một cách tự tin, chững chạc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được mà phải tiến hành liên tục trong một thời gian dài.
Muốn có chất lượng môn Tiếng Việt đòi hỏi học sinh phải viết đúng chính tả. qua việc thực hiện các biện pháp giáo dục trên có hiệu quả tôi rút ra bài học cho bản thân là:
- Đầu năm giáo viên cần kiểm tra chất lượng viết chính tả
- Phân loại và xếp chỗ ngồi hợp lí.
- Khi lên lớp kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Giáo viên phải là tấm gương cho học sinh nghĩa là: người giáo viên phải có đạo đức tốt. Phải có một kiến thức chuẩn về chính tả, để viết đúng trên bảng lớp và sửa lỗi cho học sinh.
- Giáo viên cần phải chuẩn bị bài kĩ trước khi lên lớp. giáo viên cũng cần phải có một số kiến thức về nghĩa của từ để giải nghĩa cho học sinh, học sinh hiểu đúng nghĩa để viết đúng chính tả.
- Quan tâm rèn luyện cho học sinh thường xuyên, không xem nhẹ môn chính tả.
- Lồng ghép vào các phân môn khác trong môn Tiếng việt
- Kết hợp với phụ huynh, giúp các em dành thời gian luyện viết ở nhà.
- Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp của lớp, tuyên dương những em làm tốt.
- Thường xuyên kiểm tra việc sửa lỗi của học sinh.
- Rèn luyệ cho học sinh tính cẩn thận, chính chính xác khi viết.
 Trong công tác giảng dạy, bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp, nên việc học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng môn chính tả là điều tôi quan tâm hơn hết. Vì thế tôi luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để làm cho chất lượng giảng dạy cao hơn. Đem hết nhiệt tâm của mình để dạy tốt với trách nhiệm của người làm công tác giáo dục.
2. Đề xuất:
 Để việc dạy và học môn Tiếng việt nói chung và môn Chính tả nói riêng được dễ dàng và có hiệu quả, tôi có một số đề xuất như sau:
- Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng gviáo dục của nhà trường.
- Các em học sinh phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và rèn luyện, thường xuyên đọc SGK, báo thiếu nhi, nhi đồng.
- Cần có kế hoạch từng bước xây dựng cơ sở vật chất, cần trang bị thêm một số thiết bị phục vụ giảng dạy cho phù hợp với điều kiện trường mình.
- Để tiếp cận được phương pháp mới, phòng giáo dục thường xuyên tổ chức chuyên đề cho giáo viên khối 4 dự, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Bộ giáo dục nghiên cứu, biên sọan sách giáo khoa riêng cho từng vùng miền để thuận tiện cho việc dạy và học.
Mỹ Phước D, ngày 09 tháng 11 năm 2010
 Người viết
 Nguyeãn Phöôùc Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_chinh_ta_nghe_v.doc