Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán Lớp 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LỜI MỞ ĐẦU:

 Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển.

 Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác.

 Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách dập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu tẻ nhạt và kết quả học tập không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 1221Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẦM DƠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỚI PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 5
Người viết :Tran Văn Tâm
Dạy lớp: 5
Đơn vị : Trường tiểu học Thới Phong
Năm học : 2010 – 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
 Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển.
 Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học khác.
 Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách dập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu tẻ nhạt và kết quả học tập không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
 Như chúng ta đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học nói chung, học sinh khối 5 nói riêng cơ thể các em còn đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong phòng học cũng như làm một việc gì đó trong thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học. “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em.
 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tịch cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được cũng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chấn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn.
 Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 5 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Thực trạng
a.Về học sinh:
 Trên thực tế, trong các giờ toán học, học sinh tiếp thu còn thụ động, nhất là những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Cuối tiết học, học sinh thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài vì đặc điểm của học sinh tiểu học là: “Dễ nhớ, mau quên, chóng chán”. Học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan.
 Đặc điểm về tư duy của học sinh tiểu học chủ yều là tư duy trực quan, vật thật hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kỷ năng.
 Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật, hiện tượng gây cảm xúc mạnh.
b.Về giáo viên: 
 Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do phòng giáo dục; Sở giáo dục - Đào tạo tổ chức. Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học sao cho mang lại hiệu quả như giáo viên mong muốn quả là một điều không đơn giản. Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị nguyên vật liệu....Mặt khác tổ chức trò chơi sao cho học sinh tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn và thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của người giáo viên.
2.Kết quả, hiệu quả của thực trạng ban đầu.
 Năm học 2009 – 2010 tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5. Tổng số học sinh của lớp là 16 em, có 8 em nữ. Các em phân bố rãi rác ở 02 ấp: Tân An A, Tân An B của xã Tạ An Khương Đông và một số học sinh ở xã Tân Đức. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay ngay vào khảo sát, tìm hiểu học sinh. Hết mỗi học kì, tôi đều tổng kết, đánh giá chất lượng.
 	Năm học 2009 – 2010 lớp 5 do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy đã có kết quả như sau:
Loại
Đầu năm học
Học kì I
Cuối năm học
Giỏi
2 em = 4,76%
3 em = 7,14%
Khá
5 em = 11,90%
7 em = 16,67%
8 em = 19,05%
TB
15 em = 35,72%
15 em = 35,72%
18 em = 42,85%
Yếu
22 em = 52,38%
18 em = 42,85%
13 em = 30,96%
 Qua kết quả trên, tôi nhận thấy: Sau một năm học, kết quả học tập của các em có tăng sau từng học kì tuy nhiên số lượng học sinh khá giỏi còn tăng quá ít, số học sinh yếu giảm chậm. Trong giờ học các em học còn uể oải, nắm kiến thức còn chậm khiến giáo viên phải mất nhiều công sức trong việc cũng cố kiến thức vào thời gian cuối tiết dạy.
 Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em cũng cố và khắc sâu các tri thức đó.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1/ Tổ chức trò chơi trong môn toán lớp 5
 Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
a/ Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán lớp 5
 * Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 5
nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi Phải nhằm mục đích cũng cố, khắc sâu nội dung bài học.
 + Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh lớp 5, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
 * Cấu trúc của trò chơi học tập:
 + Tên trò chơi
 + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế trong trò chơi.
 + Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
 + Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
 + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
 + Nêu lên cách chơi
b/ Cách tổ chức trò chơi:
 Thời gian tiến hành: thường từ 5 – 10 phút
 - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
 + Nêu tên trò chơi
 + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
 -Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
 -Thưởng – phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò....)
2/ Giới thiệu một số trò chơi gây hứng thú học tập ở lớp 5:
 Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 5.
a/ Những trò chơi cũng cố nội dung số học và đại số.
* Trò chơi 1: “ Đoàn kết”. 
 - Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm nhanh:
Thời gian chơi: 5- 7 phút
- Cách chơi: Giáo viên hô: “Đoàn kết, đoàn kết”
Giáo viên hô: “Kết 30 x 0,1” Hoặc “ 20 x 0,25”, “ 0,05 : 0,01”....
Học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu
Luật chơi: Ai nhanh được tuyên dương, Ai chậm phải bị phạt tùy theo yêu cầu của lớp.
 * Trò chơi này tôi áp dụng vào những tuần đầu khi vào học kiến thức mới của lớp 5 vì khi nhận lớp tôi thấy một số em khả năng tính nhẩm còn quá yếu. Khi tổ chức trò chơi này, tôi thấy giờ học có hiệu quả hơn, những em trước đây ngại học, không chú ý, để ý gì tới tiết học nay thành tích khá tốt. Như em Kha em Nhiệm,.....ngay cả giờ ra chơi cũng thường chơi một mình không gần gủi với bạn bè nay lại hăng hái tham gia, mạnh dạn ôm chầm kết thành nhóm khi có hiệu lệnh. Gần cuối tiết học tôi quan sát thấy các em mạnh dạn, tự tin hơn. Sự hứng thú của học sinh, sự hòa nhập của học sinh nhút nhát, sự chú ý học tập của các em trong giờ học toán đã kích thích tôi tìm tòi, nghiên cứu thêm một số trò chơi.
 *Trò chơi 2: Xì điện.
 Mục đích: Giúp học sinh biết chuyển từ nhân,chia số tự nhiên với số thập phân thành nhân chia hai số tự nhiên.
 Thời gian chơi: 7 – 10 phút
 Luật chơi: Lớp chia thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên, thầy đọc một phép tính chẳng hạn 15 x 0,25 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “Xì điện”một bạn thuộc đối phương. Em sẽ đọc bất kỳ phép tính nào, ví dụ 45 : 0,01 và chỉ một bạn (ở bên kia) bạn đó phải có kết quả ngay là 4500, rồi lại “Xì điện” trả lại đội ban đầu. Cứ như thế Giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn trả lời kết quả đúng thì thắng. 
 Chú ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không bật ngay ra được kết quả thì mất quyền trả lời và “Xì điện”, giáo viên sẽ chỉ định một bạn khác bắt đầu.
 *Trò chơi này tôi thường áp dụng khi dạy các tiết luyện tập, của mảng kiến thức nhân chia các số thập phân. Sau mỗi giờ học tôi nhận thấy các em nhớ rất nhanh về cách nhẩm khi thực hiện các phép tính nhân và chia các số thập phân. Một số em trước đây bố, mẹ thường hay than phiền với thầy cô là cháu rất ngại về tính nhẩm thì nay lại là những học sinh tích cực tính nhẩm và làm tính rất nhanh. Tôi quan sát thấy ngay cả trong giờ ra chơi các em thường chia nhóm đố nhau.
a/ Các trò chơi cũng cố nội dung hình học
 - Trò chơi 6: Về đúng nhà mình.
 Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các hình (toán 5). Thời gian chơi 5 – 7 phút.
 Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác.
Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
 Chu vi:
 a x 4
 Chu vi:
 ( a + b) x 2
 Diện tích:
(a x h) : 2
 Diện tích:
 a x b
 Diện tích:
 a x a
 Cách chơi:
 Mỗi lần cho 5 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về thôi” thì lập tức các “chú thỏ” phải về đúng nhà của mình (Tức ngôi nhà có hình mình đang đeo).
 Luật chơi: Ai nhanh được phòng tặng “chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm thì bị phạt phải biểu diễn một trò vui.
 *Ta thấy rằng: ở lớp 5 các em đã được học về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy do đặc điểm lứa tuổi của các em nên còn rất nhiều em quên hay nhầm lẫn công thức giữa các hình, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em nhất là sau này lên các lớp trên các em được tiếp xúc với nhiều công thức, nhiều dạng hình. Bởi vậy, khi dạy về hình tôi chú ý củng cố vững chắc kiến thức cho các em bằng cách tổ chức cho các em trò chơi học tập biến những công thức khô khan mà các em ngại học, ngại nhớ thành những trò chơi thú vị và kết quả vượt ngoài mong đợi của tôi. Sau bài học các em nhớ rất nhanh các công thức tính chu vi và diện tích của các hình đã học, không những thế các em về nhà còn sưu tầm các câu đố về tính chu vi, diện tích các hình lên lớp đố các bạn. 
Ví dụ như:
 Diện tích chữ nhật là gì?
 Lấy dàitức thì có ngay.
 Chu vi chữ nhật dễ thay!
 Lấy nhân 2 là thành.
 Thế còn diện tích hình vuông?
 Lấy cạnh.tức thì hiện ra.
	B. KẾT LUẬN
	I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 	 Ngoài những trò chơi đã giới thiệu ở trên, tôi còn tìm tòi, sáng tạo một số trò chơi phục vụ cho một số môn học khác. Công việc sáng tác và tổ chức các trò chơi tuy vất vả nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui ở trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn bởi vì thông qua các trò chơi, quan hệ thầy - Trò không còn khoảng cách (vì nhiều lúc thầy cũng tham gia cùng chơi với trò). Tình cảm bạn bè giữa học sinh với học sinh ngày càng gần gủi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu qủa ngày càng gia tăng. Chất lượng học tập của các em ngày được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay lơ mơ trong học tập. Không những thế mà còn giúp học sinnh nhút nhát, cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên.
 	- Năm 2009 -2010 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A2. Tổng số học sinh là 25 em. Có 14 em nữ. Đa số là học sinh cá biệt. Các em phân bố rãi rác ở các ấp. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trường, Phòng GD, sở GD ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra có kết quả nhất định. Năm học 2009 – 2010 lớp 5A2 do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy có kết quả như sau: 
Loại
Khảo sát đầu năm
Cuối học kì I
Giỏi
0
2 em = 8 %
Khá
4em = 16%
8 em = 32 %
TB
3em = 12 %
8 em = 32%
Yếu
18em = 72 %
9 em = 36%
 Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu đã giảm đáng kể, số học sinh khá giỏi tăng lên. So với năm học trước thì kết quả trên là kết quả đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng đổi mới trong phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần thanh tra trường khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm vững kiến thức đã học. Đó chính là động lực giúp tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
 	 Phải nói rằng, việc dạy học toán dưới dạng trò chơi toán học là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Thực tế đã cho thấy hình thức tổ chức trò chơi toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia. Dạy học theo hình thức này rất đúng với phương pháp đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục hiện nay. Quả thật, với hình thức dạy học này,người giáo vịên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, còn học sinh thực sự là người thực hiện thi công.
 Thế nhưng, để dạy học theo phương pháp này, ngoài việc sưu tầm các trò chơi, người giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra những trò chơi mới phù hợp với bài dạy và học sinh của mình.
 	Để sáng tác ra các trò chơi mới đơn giản, dễ chuẩn bị, dễ tổ chức mà mang lại hiệu quả cao thì cần chú ý những điểm sau:
 + Điều quan trọng hàng đầu của người giáo viên phải có lòng yêu nghề, tận tâm với học sinh và say mê với công việc
 + Giáo viên phải chịu khó tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo.
 + Sáng tác trò chơi phải xác định được rõ mục đích học tập của trò chơi mới mang lại hiệu quả đích thực.
 + Sáng tác trò chơi phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh lớp mình phụ trách.
 + Sáng tác trò chơi cần dựa vào điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, thiết bị của trường, địa phương thì mới dễ chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi.
 + Khi nghiên cứu, soạn giáo án, người giáo viên phải luôn nhìn bài giảng trên quan điểm động, tức là với bài giảng cụ thể thì nên chọn hình thức, phương pháp giảng dạy nào hợp lý. Việc đưa trò chơi vào bài học có nhiều ưu thế trong việc giúp học sinh tự mình hình thành kiến thức mới, kỹ năng mới.
 + Trò chơi cần có hình thức ngắn gọn, cách chơi dễ hiểu, dễ thực hiện. Luật chơi phải rõ ràng, phần thưởng là gì, hình phạt ra sao, mới kích thích được sự hứng thú của học sinh.
 + Ngoài những điều ở trên, ở lĩnh vực này nếu người giáo viên đứng lớp mới chỉ sáng tác trò chơi thì chưa đủ mà điều cần thiết nhất chính là việc tổ chức trò chơi thế nào cho hấp dẫn, sinh động, kích thích, lôi cuốn được tất cả các học sinh trong lớp (dù trực tiếp hay gián tiếp) tham gia trò chơi có như vậy kết quả học tập của các em mới được nâng cao, tuy nhiên điều đó đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải có năng lực tổ chức các trò chơi.
 	 Muốn vậy, người giáo viên phải biết nên tổ chức trò chơi vào lúc nào, chơi như thế nào, đánh giá ra sao, chơi bao lâu, ai là người chơi, ai là người cổ vũ, cần dừng lại lúc nào thì trò chơi mới hấp dẫn, sôi nổi, gây được sự hưng phấn học tập của học sinh.
 	Trên đây tôi đã giới thiệu một số trò chơi bản thân tự sáng tác và sưu tầm trong quá trình giảng dạy của mình. Ngoài các trò chơi toán học, tôi còn áp dụng tổ chức trò chơi cho các môn học khác như môn: Tiếng việt, Đạo đức, khoa học, lịch sử - địa lí, kĩ thuậtMặc dù chưa thật phong phú, chưa đáp ứng hết được nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới hiện nay, nhưng qua những kết quả mà học sinh đã đạt được trong quá trình học tập tôi cảm thấy vui khi mình góp phần mang lại niềm hăng say, sự sôi nổi trong học tập cho các em.
 	Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học nhà trường, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
 Thới Phong, ngày 10 tháng 02 năm 2011
 Người viết sáng kiến
 Phan Văn Tấn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_nham_nang_cao_hieu_qua.doc