Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết Lớp 3

 Trong chương trình tiểu học, phân môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng. Tiếng Việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các bộ môn khác. Đặc biệt những năm học gần đây môn Tiếng Việt lớp 3 sau khi chỉnh lí đã chú trọng hơn đến yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Viết chữ đẹp là nguyện vọng là mong muốn của tất cả giáo viên, học sinh và của tất cả mọi người. Nhưng muốn viết được chữ đẹp thì việc rèn chính tả cũng là một nhu cầu rất cần thiết hiện nay. Chính vì vậy việc rèn viết chính tả cũng không kém phần quan trọng.

 Ơ Bình Phước hiện nay nói chung và huyện Bù Đốp nói riêng về phong trào rèn chữ viết của học sinh ở các trường diễn ra sôi nổi hằng năm. Nhưng bên cạnh phong trào rèn chữ viết đó đang có xu hướng tích cực hoá thì còn đa số phụ huynh và nhất là giáo viên đang phàn nàn về việc các em viết sai lỗi chính tả quá nhiều.

 Thông thường tại lớp trong một bài chính tả có những em không thể đạt được điểm một nếu tính theo số lỗi – cứ hai lỗi trừ một điểm thì một bài viết có thể mắc lỗi đến 20 lần hoặc hơn thế nữa. Các kỳ trong năm học phần lớn môn Tiếng Việt các em bị điểm kém hoặc bị điểm khống chế do viết chính tả còn bị sai nhiều dẫn đến điểm kém. Đối với giáo viên khi chấm bài thì ai cũng ngán ngẫm nhất là về phân môn chính tả của môn Tiếng Việt. Có em viết chữ rất đẹp, chữ đúng mẫu rõ ràng trình bày sạch sẽ khi nhìn thấy là thích chấm điểm ngay. Nhưng khi chấm điểm thì thật đáng tiếc vì các em viết sai chính tả nhiều quá, điểm trình bày sạch đẹp không thể kéo điểm mắc lỗi chính tả lên được.

 

doc 13 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 8199Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
 Trang PHẦN I: Đặt vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
I. Lí do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 
II. Mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 
III. Giới hạn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 
IV. Khách thể, đối tương nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 
V. Giả thiết nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 
VII. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 
VIII. Kế hoạch nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4	 
 PHẦN II: Giải quyết vấn đề: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4	 
I. Giải quyết vấn đề 	. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4	 
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4	 
2. Đối với nhà trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5	 
3. Đối với phụ huynh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . 5	 
4. Đối với học sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
II. Biện pháp khắc phục	 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7	 
1. Luyện kĩ năng đọc đúng cho học sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7	 
2. Giáo dục và bồi dưỡng cho các em lòng say mê 	 
 và quyêùt tâm rèn luyện chính tả	 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7	 
3.Thực hành là trọng tâm đối với học sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 
4. Sự gương mẫu của giáo viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 
PHẦN III: Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 
1. Kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 
2. Bài học kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 
3. Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong chương trình tiểu học, phân môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng. Tiếng Việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các bộ môn khác. Đặc biệt những năm học gần đây môn Tiếng Việt lớp 3 sau khi chỉnh lí đã chú trọng hơn đến yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Viết chữ đẹp là nguyện vọng là mong muốn của tất cả giáo viên, học sinh và của tất cả mọi người. Nhưng muốn viết được chữ đẹp thì việc rèn chính tả cũng là một nhu cầu rất cần thiết hiện nay. Chính vì vậy việc rèn viết chính tả cũng không kém phần quan trọng.
 Ơû Bình Phước hiện nay nói chung và huyện Bù Đốp nói riêng về phong trào rèn chữ viết của học sinh ở các trường diễn ra sôi nổi hằng năm. Nhưng bên cạnh phong trào rèn chữ viết đó đang có xu hướng tích cực hoá thì còn đa số phụ huynh và nhất là giáo viên đang phàn nàn về việc các em viết sai lỗi chính tả quá nhiều. 
 Thông thường tại lớp trong một bài chính tả có những em không thể đạt được điểm một nếu tính theo số lỗi – cứ hai lỗi trừ một điểm thì một bài viết có thể mắc lỗi đến 20 lần hoặc hơn thế nữa. Các kỳ trong năm học phần lớn môn Tiếng Việt các em bị điểm kém hoặc bị điểm khống chế do viết chính tả còn bị sai nhiều dẫn đến điểm kém. Đối với giáo viên khi chấm bài thì ai cũng ngán ngẫm nhất là về phân môn chính tả của môn Tiếng Việt. Có em viết chữ rất đẹp, chữ đúng mẫu rõ ràng trình bày sạch sẽ khi nhìn thấy là thích chấm điểm ngay. Nhưng khi chấm điểm thì thật đáng tiếc vì các em viết sai chính tả nhiều quá, điểm trình bày sạch đẹp không thể kéo điểm mắc lỗi chính tả lên được.
 Vì vậy làm thế nào để hướng học sinh tới biện pháp rèn chính tả đúng, để không còn tình trạng các em bị mất điểm nhiều trong phân môn Chính tả của môn Tiếng Việt và cũng không để ảnh hưởng đến các phân môn học khác như: Tập làm văn, Luyện từ và câu hay các môn khác. Để các em không bị tụt hạng có em học giỏi các môn khác trong đó có Toán đều đạt điểm giỏi nhưng ngược lại môn Tiếng Việt không đạt được phần đa số là do viết sai lỗi chính tả, nên bị điểm thấp không đạt giỏi.
 Trong những năm công tác vừa qua nhận thấy vấn đề đó đã xảy ra thường xuyên, nên đã nghiên cứu các biện pháp rèn luyện và áp dụng vào thực tế. Tuy bước đầu thực hiện đạt được kết quả không nhỏ so với tình hình học sinh hiện nay như trong lớp sĩ số 17 học sinh mà chỉ có một học sinh đạt điểm giỏi. Với mong muốn là nêu ra “một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn chính tả ở lớp 3B trường Tiểu học Thiện Hưng B” năm học 2007-2008.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Tổng kết kinh nghiệm để rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 nhằm góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học Thiện Hưng B.
GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
 Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng với học sinh lớp 3B Trường tiểu học Thiện Hưng B năm học 2007-2008.
KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 -Khách thể nghiên cứu: chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 3
 -Đối tượng nghiên cứu: hệ thống các kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3
GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:
 Nếu chúng ta áp dụng thường xuyên các kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh thì chữ viết của các em ngày càng đẹp hơn góp phần nâng cao chất lượng học phân môn chính tả.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Để đạt được múc đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây:
 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
 - Các văn bản chỉ đạo về việc qui định mẫu, cỡ chữ cho học sinh lớp 3.
 - Mẫu chữ hiện hành và tham khảo.
 2. Tìm hiểu thực trạng chữ viết của các em học sinh lớp 3
 3. Tổng kết các kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cưú sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
 - Tham khảo các văn bản 
 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Quan sát
 - Điều tra viết
 - Phỏng vấn 
 VIII: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 - Tháng 9/ 2007 lập đề cương
 - Tháng 10/ 2007 điều tra thực trạng
 - Tháng 11/ 2007 thu thập số liệu điều tra xử lí
 - Tháng 12- 02/ 2008 thống kê phân tích các số liệu
 - Tháng 3 / 2008 viết đề tài ( báo cáo sơ bộ )
 - Tháng 4-5 / 2008 chỉnh sửa và hoàn thành đề tài
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong công tác giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Cũng như trong phân môn chính tả để đạt được chất lượng tốt, bản thân giáo viên không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, bạn bè, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ thông qua hoạt động thực tiễn kết hợp với tham khảo tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng để làm cơ sở cụ thể áp dụng vào nghiên cứu ở trường tiểu học Thiện Hưng B nói chung và lớp 3B nói riêng. Qua đó củng cố rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục, góp phần hạn chế tình trạng học sinh viết chữ sai lỗi chính tả ở địa phương.
Đối với nhà trường
 Trong những năm học vừa qua đã được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 3, nhận thấy việc giảng dạy ở lớp 3 đối với bản thân là một trách nhiệm hết sức quan trọng. Bởi vì trong năm học này các em học sinh phải chuẩn bị hành trang kiến thức để tiếp thu kiến thức mới ở lớp 4 cho những năm học tới do đó mà việc trang bị kiến thức cho học sinh là việc rất quan trọng. 
 Nhưng chính nhờ sự quan tâm hổ trợ nhiệt tình của ban giám hiệu, chuyên môn trường, sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp “ tất cả vì đàn em thân yêu” và lòng say mê dạy học của bản thân đã là nguồn động lực to lớn để cố gắng học hỏi, tìm tòi và ra sức phấn đấu rèn luyện sao cho ngày càng đem đến cho các em nhiều kiến thức mới, nhiều điều bổ ích giúp cho các em trang bị cho mình thật nhiều, thật nhiều kiến thức hình thành dần nhân cách một con người mới để bước vào cuộc sống mới sau này. Bên cạnh những thuận lợi được nêu ở trên thì trong quá trình dạy phân môn chính tả ở lớp cũng gặp những khó khăn sau: 
Đối với phụ huynh:
+ Phụ huynh của học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc rèn chính tả nên học sinh lười rèn chính tả ở nhà phụ huynh chưa quan tâm. Các buổi họp phụ huynh giáo viên trao đổi việc học của con em mình về vấn đề viết chính tả thì phụ huynh không có ý kiến gì thậm chí có một số phụ huynh không đá động đến về phân môn chính tả mà chỉ quan tâm đến môn Toán. Nhưng thực ra nó rất quan trọng, nếu viết không đúng chính tả thì ảnh hưởng rất nhiều đến các môn học khác.
+ Do trình độ nhiều phụ huynh chưa cao, vì vậy chưa nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết, nên chưa quan tâm đến việc rèn chính tả ở nhà cho con em mình.
+ Do công việc bận rộn của phụ huynh đa số là công nhân cao su, thời gian đi làm nhiều hơn ở nhà, nên việc quan tâm chăm sóc con cái chưa được nhiều dẫn đến việc học của học sinh chưa tiến bộ. 
Đối với học sinh
+ Do học sinh ở vùng nông thôn và các em đến từ nhiều vùng miền địa phương ...  em khác tuy viết chữ chưa đẹp lắm nhưng viết đúng chính tả thì vẫn đạt điểm tương đối. Cho nên trước hết các em phải coi trọng việc rèn chính tả cho mình. 
 Bên cạnh đó giáo viên cũng cho các em thấy được việc rèn chính tả của giáo viên qua các bài học trên lớp. Khi viết những dòng chữ trên bảng lớp giáo viên luôn suy nghĩ và trình bày như thế nào để vừa đúng mà đẹp để khắc sâu thêm vào tâm trí của các em . 
 Giáo viên đọc cho các em nghe một số bài chính tả các em viết sai lỗi, đọc xong giáo viên hỏi lại các em có hiểu gì không đa số các em cười mà không hiểu nội dung như thế nào. Qua đó giáo dục cho các em hiểu từ ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng, chữ viết là thể hiện của tiếng nói, nếu chúng ta không để ý viết sai thì sự thể hiện đó bị lệch lạc mất đi sự phong phú của Tiếng Việt. Vì vậy muốn người đọc hiểu được nội dung của bài viết thì các em phải viết đúng chính tả. Thấy rõ được tầm quan trọng của việc thể hiện chính tả trên và qua thực tế các em sẽ có ý thức, quyết tâm để rèn chính tả hơn. 
 3. Thực hành là trọng tâm đối với học sinh:
 Để các em viết đúng chính tả ngay thì thật khó đối với các em. Nên người giáo viên phải cho các em nắm được các nguyên tắc cơ bản của chính tả, giúp các em phân biệt được chính tả với chính âm : chữ viết là chữ ghi âm khi thể hiện cần phải ghi âm lại cho đúng. Các em cần phải nắm được khi viết chính tả đặc biệt là chính tả nghe viết các em phải trải qua ba kĩ năng: tai nghe, miệng đọc và tay viết. Vì vậy các em cần phải phát âm chuẩn để viết đúng.
 Học chính tả không phải là đánh đố mà các em phải làm quen với chữ viết đúng. Ngoài ra còn phải áp dụng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không nên để các em viết lại bài chính tả có quá nhiều chữ khó để mắc lỗi rồi mới rút kinh nghiệm. Nếu như vậy thì việc mắc lỗi sẽ xảy ra thường xuyên và cứ diễn ra liên tục. Vì vậy các em cần phải đọc đúng và phát âm chuẩn trước khi viết. Một bài chính tả thông thường lúc nào cũng có từ khó. Muốn viết đạt được bài chính tả đó chuẩn, yêu cầu các em phải tập đọc và phát âm chuẩn. Giáo viên cũng cần phải đọc , phải viết chính xác và rõ ràng, gọi các em đọc lại rồi sau đó cho viết bảng con để các em ghi nhớ bằng mắt nhìn, miệng đọc và tay các em viết lại, nếu các em viết sai giáo viên cho các em viết lại nhiều lần những chữ đó, nhắc các em ghi nhớ nắm kĩ cách viết để các em viết đúng hơn.
 Ngoài ra các em còn phải rèn luyện thể chất tốt trong khi viết đó là các tư thế ngồi viết: ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn mắt cách vở 25 đến 30cm, tay trái đè lên vở, tay phải cầm viết, vở để hơi nghiêng so với mặt bàn. Nắm được quy tắc chính tả, nắm được cách viết các từ mà không cần nhớ máy móc từng từ riêng lẻ dựa vào qui tắc các em sẽ so sánh, khái quát từ đó chọn cách viết đúng cho các trường hợp cụ thể. Không nên học thuộc lòng rồi viết lại phi quy tắc chính tả.
 4. Sự gương mẫu của giáo viên
 Đối với giáo viên là một người luôn luôn trực tiếp hướng dẫn cách rèn luyện chính tả cho học sinh, còn là một người phải gương mẫu về phát âm chuẩn để các em học hỏi theo. Giáo viên cần viết chữ rõ ràng, chính xác. Khi chấm bài, ghi nhận xét, ghi vào sổ liên lạc, học bạ, và nhất là khi viết bảng lớp đều có tác dụng nêu gương, chỉ bảo trực tiếp để học sinh học hỏi theo thì chữ viết đó không những phải đẹp mà còn phải đúng cỡ chữ, đúng chính tả. Vì những dòng chữ đó chứa đựng nhiều ý nghĩa bao hàm vừa dạy, vừa truyền đạt những kiến thức mà các em cần phải ghi nhớ cho đến mai sau.
 Cũng như học sinh thì người giáo viên cần phải nắm vững nguyên tắc chính tả và tự tạo cho mình một biện pháp rèn chính tả. Đối với bản thân luôn rèn luyện cho mình một thói quen khi viết bài, hoặc làm bất cứ việc gì có liên quan đến chữ viết, tự kiểm tra rất chặt chẽ bài viết của mình. Nhất là khi viết bảng phải tuyệt đối không để xảy ra sai sót đó. Có nhớ một lần đi dự giờ giáo viên ghi bảng gìn giử ( sai chính tả) vậy mà học sinh không em nào phát hiện ra cô mình đã viết sai cứ nghĩ đã là cô thì phải viết đúng. Tình trạng đó mà cứ diễn ra thì các em sẽ bị mất căn bản về chính tả hay kĩ năng vận dụng tiếng Việt kém đặc biệt làm mất đi tính chính xác, khoa học của tiếng Việt. 
 Ngoài việc rèn chính tả bản thân còn rèn cho mình tính cẩn thận khi viết bảng. Nếu không cẩn thận như viết ẩu, dấu thanh không rõ ràng sẽ làm cho các em hiểu nhầm là đúng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ sau này. Viết đúng chính tả là một phần, việc đọc đúng hay không là một phần quan trọng khác. Vì vậy giáo viên còn phải rèn đọc cho mình . Thầy đọc đúng thì trò mới viết đúng. Cho nên việc phát âm của giáo viên rất quan trọng. Hằng ngày ngay trong tất cả các tiết học, khi đọc giáo viên luôn đọc chuẩn và phát âm rõ từng chữ, từ :
 Ví dụ: Trong tiết tập đọc có liên quan đến bài chính tả, khi đọc phát âm nhiều lần những từ khó, để khi trực tiếp đọc cho học sinh viết thì sẽ giúp các em viết tốt hơn. Cố gắng đọc để học sinh tự phân biệt cách cấu tạo nên một chữ có vần giống nhau.
 Ví dụ: đàn – đàng
 Với cách làm như trên học sinh đã vận dụng được dễ dàng và có kết quả hơn.
 PHẦN III: KẾT LUẬN
 Với nhu cầu cấp thiết hiện nay là chữ viết của giáo viên và học sinh cần đúng chính tả, rõ ràng. Vì thế việc rèn chính tả để tạo nên chữ viết đẹp, đúng nghĩa là một sự cần thiết nên tất cả giáo viên , học sinh và phụ huynh ai cũng có ý thức rèn chính tả cho mình, thì sẽ không còn tình trạng học sinh bị khống chế bởi điểm chính tả của môn Tiếng Việt. 
 Từ đó môn Tiếng Việt sẽ được học sinh thích học hơn và giáo viên cũng không ngán ngẫm khi chấm môn Tiếng Việt ( viết) nữa.
 1. Kết quả:
 Từ ngày phát động phong trào rèn chính tả nhằm rèn chữ viết tốt. Học sinh ở lớp chăm chú và học tích cực hơn. Không còn tình trạng các em viết ẩu, trình bày cẩu thả, viết chữ không rỏ ràng sai nhiều lỗi chính tả nữa. Tính cẩn thận và sự cố gắng học hỏi của các em có nhiều tiến bộ, thể hiện rõ trên từng trang vở. Có em đã sửa được tính cẩu thả khi viết chính tả và đặt dấu thanh đúng hơn, không còn đánh dấu tuỳ tiện như trước đây. Phong trào rèn chính tả của lớp bước đầu kết quả tuy chưa tuyệt đối song có nhiều khả quan hơn. 
 Với cách thức tiến hành từng bước như trên áp dụng vào thực tế ở lớp thì kết quả đạt được
Kết quả kiểm tra học kì I:
LỚP
TSHS
Không sai
1-2 lỗi
3-4 lỗi
5-6 lỗi
Trên 6 lỗi
3B
17
3
4
3
3
4
 Kết quả kiểm tra giữa học kì II:
LỚP
TSHS
Không sai
1-2 lỗi
3-4 lỗi
5-6 lỗi
Trên 6 lỗi
3B
17
5
6
4
1
1
 Kết quả trên cho thấy sự rèn luyện và nổ lực của các em rất lớn. Các bậc phụ huynh tỏ ra rất vui và hài lòng khi nghe giáo viên thông báo kết quả rèn luyện của con em mình qua từng kỳ họp. Từ đó về nhà họ đã khích lệ con mình nổ lực hơn. 
 Qua nhiều lần dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ khối thì cả khối thống nhất cách tiến hành như trên và được áp dụng cho toàn khối 3 và đã đạt được kết quả khả quan.
 2. Bài học kinh nghiệm:
 Qua biện pháp áp dụng đối với học sinh ở lớp và kết quả đạt được như trên. Bản thân mong rằng để rèn chính tả cho các em ở những năm học tiếp theo giáo viên cần ghi nhớ bài học là: 
 Trong quá trình rèn chính tả cho các em là giáo viên phải phát âm chuẩn. Vì việc gì cũng bắt đầu từ người thầy hay có thể nói thầy là trung tâm điều khiển hoạt động của học sinh . Thầy điều khiển tốt thì chắc chắn học sinh sẽ hoạt động tốt và hiệu quả cao.
 Viết chính tả cũng vậy, giáo viên cần phát âm chuẩn, rõ ràng thì các em sẽ viết tốt hơn. Điều đáng chú ý là giáo viên và học sinh phải kiên trì, có kiên trì mới thành công.
 Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt cho các tiết dạy để có sự hướng dẫn thích hợp đối với từng đối tượng học sinh của lớp mình. Đồng thời tạo cho các em hứng thú trong học tập.
 Giáo viên giúp các em nắm vững các quy tắc chính tả, để việc viết chính tả của các em đạt được kết quả cao hơn.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1, 2.
Sách giáo viên Tiếng Việt 3 tập 1, 2.
Sách giáo khoa Tập Viết 1 tập 1. 
 Người thực hiện
 LÊ THỊ BÍCH THUỶ
*Nhận xét đánh giá của khối: 
*Nhận xét đánh giá của Ban giám hiệu trường: 
*Nhận xét đánh giá của phòng giáo dục: 
*Nhận xét đánh giá của sở: 
 Qua việc rèn luyện chính tả cho học sinh của lớp đã nêu trên mong các đồng nghiệp và cấp trên tham khảo và xem xét.
1. Thuận lợi: 
2. Khó khăn:. 
Học sinh lớp 3 đã kế thừa các mẫu chữ quy định từ lớp 1 và lớp 2 theo mẫu chữ hiện hành và tham khảo nhưng học sinh chưa nắm được các quy tắc và do phát âm sai dẫn đến chữ viết của các em cũng sai sót nhiều. Ví dụ: khi các em phát âm tiếng “hát” nhưng phát âm không chuẩn thành tiếng “hác” dẫn đến viết sai.
Học sinh đọc đúng phát âm chuẩn thì các em mới viết chính tả đúng.
- trường lớp khang trang bàn ghế tương đối đầy đủ phù hợp với lứa tuổi học sinh. Được sự quan tâm của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(5).doc