Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập

A/Phần mở đầu:

 I/Lý do chọn đề tài: .Trang 1

 II/Mục đích nghiên cứu : .Trang 2

B/Phần nội dung:

 Chương I: 1.Cơ sở lý luận: .Trang 3

 2/Nguyên tắc thiết kế trò chơi: .Trang 4

 3/Cơ sở thực tế : Trang 5

 4/Quy trình tổ chức trò chơi : .Trang 6

 Chương II: Thiết kế trò chơi môn chính tả lớp 3 : Trang 7

• Trò chơi phần bài tập :

 2/Trò chơi 2:Kết bạn : .Trang 8

 3/Trò chơi 3:Giành cờ chiến thắng : Trang 9

 4/Trò chơi 4:Giải đáp nhanh: .Trang 11

Chương III:Hướng dẫn cách làm đồ dùng cho các trò chơi : Trang 13

C/Phần kết luận : .Trang 14

2/Kết quả: .Trang 15

 

doc 13 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 597Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Theo đổi mới phương pháp dạy học và dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng là : “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học . Là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn chính tả ở bậc tiểu học . Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin ,niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi chính tả hấp dẫn , phù hợp với trình độ nhận thức , đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học chính tả, đặc biệt là ở học sinh lớp 3. 
 Suốt quá trình dạy học, tôi đã được nhà trường phân công dạy lớp 3 được 8 năm .Bản thân tôi cứ trăn trở mãi, đây là vùng nông thôn , phần đông là học sinh dân tộc thiểu số ( dân tộc chăm) : 
Nên việc tiếp thu trong học và sinh hoạt có phần hạn chế : "Làm thế nào để học sinh của mình năng động, sáng tạo , hứng thú trong học tập nhất là môn chính tả, để giờ học bớt căng thẳng ,bớt áp lực ,học sinh được học mà chơi chơi mà học" . Vì vậy tôi suy nghĩ và thiết kế các trò chơi trong giờ học chính tả nhất là phần bài tập giúp các em hứng thú học tập để ngày càng tiến bộ hơn, kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên . Đến giờ học chính tả các em không còn cảm thấy căng thẳng trong phần bài tập nữa mà kết quả học tập đạt cao hơn.Tôi xin được trình bày kinh nghiệm trong thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học và chuẩn kiến thức kĩ nâng của môn chính tả lớp 3.Tôi mong hội đồng khoa học của Trường tiểu học Như Bình và tổ khối 2+3 , cùng với quý thầy cô trong trường đóng góp ý kiến cho đề tài này được hoàn thiện hơn.
II/NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
 Học sinh tiểu học có đặc điểm tâm sinh lí : là luôn luôn hiếu động , ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán . Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới , kích thích sự tò mò , muốn tìm hiểu , khám phá . Vậy quan điểm “ Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập .” là phù hợp với HS tiểu học ,Trò chơi chính tả nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức của một số từ ngữ trong phần viết chính tả. Để phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi học sinh nắm được một số lỗi của phần viết chính tả một cách nhẹ nhàng. 
 Trong giờ học chính tả ở tiểu học , sử dụng trò chơi chính tảcó nhiều tác dụng như :
 + Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học , làm cho giờ học bớt căng thẳng , tạo cảm giác thoải mái , dễ chịu, gây hứng thú học tập 
 + Kích thính sự tìm tòi , tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình .
 + Qua trò chơi , học sinh vận dụng kiến thức năng nổ , hoạt bát , kích thích trí tưởng tượng , trí nhớ . Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, thông minh trong những phần bài tập khó để tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để học tốt môn tiếng việt nhất là phân môn chính tả.
1. Trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức , dễ thực hiện :
 - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung của phần bài mới .
 -Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ,phát huy trí tuệ ,óc phân tích ,tư duy sáng tạo.
 - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng từ 5 - 10 phút ), thích hợp với môi trường học tập.
 -Trò chơi có sức hấp dẫn ,thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái .
 - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3 . Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp .
 2. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ , phứt tạp, để đảm bảo yêu cầu này
- GV cần phải :
 - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện , đồ dùng của giáo viên, học sinh co ùvở bài tập ,bảng con.).
 - Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh ( Bảng phụ ,những bông hoa bằng giấy màu ,phấn màu ,bảng con.) Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
 * Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập ở đơn vị trường tôi,là thuộc dạng trường vùng sâu nơi tôi đang dạy để thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học chính tả lớp 3 cho sôi nổi hơn.
3.Quy trình tổ chức trò chơi:
 * Trò chơi chính tả thông qua 5 bước :
 - Giới thiệu tên trò chơi 
 -Phổ biến luật chơi 
 - Tiến hành chơi 
 - Thảo luận rút ra kiến thức 
 - Đánh giá kết luận .
*THIẾT KẾ TRÒ CHƠI CHÍNH TẢ LỚP 3
A. TRÒ CHƠI PHẦN TÌM TỪ KHÓ
1/ TRÒ CHƠI THỨ 1: THI TÌM TỪ KHÓ
 a/ Mục tiêu chơi : Giúp học sinh mạnh dạn tìm từ khó của phần nghe- viết.
 b/ Thời gian chơi : 5- 7 phút 
c/ Chuẩn bị chơi : 
+ Giáo viên : 1 bảng phụ + 1bút lông.
+ Học sinh : mỗi em 1 bảng con và phấn. 
 d/ Ví dụ : Bài : Chiếc áo len .trang 20 ,21 trong SGK .
 e/ Cách chơi: Mỗi em đều chuẩn bị bảng con , phấn để trước mặt và SGK đọc thầm bài chính tả trước (từ 1 – 2 phút )
 g/ Quy ước : GV canh thời gian 1 – 2 phút .GV gõ bàn 1 tiếng thì HS tự tìm từ khó ,viết vào bảng con ,GV gõ 2 tiếng thì các em giơ bảng con lên .GV gọi những em tìm ra nhiều từ khó đứng tại chỗ và đọc lại những từ khó đó ,rồi GV ghi lên bảng phụ và phân tích từ vừa ghi lên bảng .
 -GV nhận xét : em nào viết ra nhiều từ và đúng chính tả thì cho 10 điểm ,cứ tương tự ,tùy mức HS viết được mà ghi điểm.
* Trò chơi :có thể sử dụng trong các bài chính tả, sử dụng trong phần tìm từ khó
B. TRÒ CHƠI PHẦN BÀI TẬP:
2 / TRÒ CHƠI THỨ 2 : KẾT BẠN
 I/ Mục tiêu chơi: 
 - Rèn luyện cho HS biết tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng có sẵn cho đúng nghĩa .
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt và mạnh dạn trong giờ học.
 II/ Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 12 tấm bìa cứng hình chữ nhật kích thước 10 x20 cm ; có dây đeo . Mỗi tấm đều ghi từng tiếng của bài tập 3 b trang 61.
 III/ Ví dụ : Môn : chính tả ( nghe –viết ) .
 Bài :Bận (BT 3a hoặc b trang 61).
 Mỗi tấm thẻ ghi những tiếng như sau :
 Trung
 Chung
 Trống
 Chai
 Kiêng
 Trai
 Tiến
 Miến
 Miếng
 Chống
 Kiên
 Tiếng
 IV/ Thời gian: từ 5 đến 10 phút.
 V/ Cách chơi : 6 em lên bảng tự rút thẻ của mình ,rút trúng thẻ nào thì đeo vào trước ngực .Rồi sau đó về nhóm mình thảo luận ,mỗi thành viên trong nhóm đều có bảng con và phấn để viết những tiếng cần tìm được ghép vào tiếng cho trước . Sau đó GV gọi 6 em có tấm bảng đeo trước ngực lên đứng trước lớp .Mỗi em tự quan sát bảng con của mình để xếp vào đúng nhóm của bạn mình.
 -Quy ước : Khi GV hô 1- 2- 3 thì các em chạy về đứng sau bạn nào có đeo thẻ trước ngực có từ đã rút trúng lúc đầu.Em nào tìm đúng ,tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi 10 điểm ,bạn nào tìm sai GV cho các em đó coi lại bảng con của mình để tìm lại cho đúng .Sau một lượt GV đổi thẻ cho 6 bạn lẫn lộn ,sau đó cho các em tiếp tục chơi .
 -Nhắc nhở các em trong khi chạy không nên xô đẩy nhau.Cần giữ trật tự.
 *Trò chơi có thể sử dụng cho bài :Vàm Cỏ Đông(BT3 trang 110) .Nhà rông ở Tây Nguyên (BT3 trang 128).Cô giáo tí hon (BT2 trang 18).
3/TRÒ CHƠI THỨ 3 : Thảo luận khăn trải bàn
 I/ Mục đích chơi :
 -Giúp HS điền được phụ âm tr hay ch vào chỗ chấm và đặt trên chữ in nghiên dấu hỏi hay dấu ngã cho đúng chính tả.
 II/ Chuẩn bị chơi : 4 lá cờ đủ màu ( màu đỏ là thứ 1;màu vàng là thứ 2 ;màu xanh là thứ 3 ;màu tím là thứ 4 ).
GV chuẩn bị 4 bảng phụ có thể có nội dung như sau :
+ Bảng phụ tổ 1 + 2: Điền vào chỗ trống tr hay ch?
 -Cuộn....òn ,...ân thật ,chậm ...ễ.
+Bảng phụ tổ 3+ 4: Đặt trên chữ in nghiên dấu ? hay ~ ? Giải câu đố .
 - Vừa dài mà lại vừa vuông
 Giúp nhau ke chỉ ,vạch đường thăng băng.
 (Là cái gì ? )
 -Tên nghe nặng trịch
 Lòng dạ thăng băng
 Vành tai thợ mộc nằm ngang
 Anh đi học ve ,săn sàng đi theo.
 (Là cái gì? )
 III/ Ví dụ : Bài : Chiếc áo len ( BT 2a/b trang 22 TV3 tập 1).
 IV/ Thời gian : (5 đến 7 phút) 
 V/ Cách chơi : GV phát cho mỗi nhóm nhỏ 1 bảng phụ và bút lông .Bắt đầu diền phụ âm tr hay ch hoặc dấu ? hay ~ vào chỗ chấm và chữ in nghiên.Sau đó chuyển ngay cho bạn thứ 2 ,cứ như thế cho đến hết chỗ trống hoặc chữ in nghiên.
 -Nếu nhóm nào về đích trước (nhanh và đúng ) thì thắng cuộc giành được cờ chiến thắng ,nhận được phần thưởng là điểm 10 và 1 tràng vỗ tay của cả lớp.
 -Trong trường hợp các nhóm cùng làm xong 1 lúc thì nhóm nào có kết quả đúng trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc.
 *Trò chơi có thể sử dụng trong các bài : Trận bóng dưới lòng đường(BT 2a hoặc b trang 56 TV3 tập 1) ;Về quê ngoại (BT 2 a hoặc b trang 137 ,138 TV3 tập 1) ; Ông tổ nghề thêu(BT 2 a hoặc b trang 28 TV3 tập 2) ; Bàn tay cô giáo ( BT 2a hoặc b trang 29 TV3 tập 2);Ê –đi –xơn ( BT 2 a hoặc b trang 33, 34 TV3 tập 2 ) ;Hội đưa voi ở Tây Nguyên ( BT2a hoặc b trang 64 TV3 tập 2 ); Một mái nhà chung ( BT 2 a hoặc b trang 104 ,105 TV3 tập 2); Dòng suối thức ( BT 3 a hoặc b trang 138 TV3 tập 2).
4 - TRÒ CHƠI THỨ 4: GIẢI ĐÁP NHANH.
 I/ Mục đích chơi:
 -Luyện HS kỹ năng hiểu câu để giải đáp nhanh ( các câu có phụ âm ,vần ).
 -Rèn kỹ năng tư duy nhanh nhẹn và thông minh trong giải đáp.
 II/ Chuẩn bị chơi:
 + Học sinh: Một HS lấy 1 quyển SGK để trước mặt.
 + Giáo viên: Chuẩn bị đáp án cho ban giám khảo.
 -Chọn 2 đội chơi ,mỗi đội tự đặt tên cho tổ mình ( chẳng hạn Hoa Huệ – Hoa Hồng).
 - Bầu ban giám khảo – thứ kí –các em còn lại cổ vũ cho đội mình.
 III/ Thời gian : 7-9 phút 
 IV/ Ví dụ : Bài :Chị em ( BT3a/b trang 27,28 TV3 Tập 1 SGK)
 V/ Cách chơi: Chơi thi đua giữa hai đội .Đại diện hai đội lên bốc thăm (1 phút)ở giáo viên.Nhóm nào bốc thăm trúng số 1 thì đọc câu gợi ý trong SGK có chứa tiếng bắt đầu bằng phụ âm tr hay ch ; thanh hỏi hay tnanh ngã đã cho .Nhóm thứ 2 suy nghĩ trả lời ( GV canh thời gian trong vòng 1 phút ) .Tương tự ngược lại nhóm 2 lại đọc câu hỏi cho nhóm 1 trả lời lại ,cho đến hết các câu trong SGK ,các nhóm chơi trong vòng 5 phút .Nếu nhóm nào trả lời sai thì khán giả (các bạn còn lại) có quyền trả lời ,các bạn trả lời đúng có phần thưởng .
 -Ban giám khảo và thư kí tổng hợp xem hai đội ,đội nào trả lời đúng nhiều câu thì mỗi câu ghi được 10 điểm ,nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.Và được phần thưởng của GV.
 *Trò chơi này được sử dụng ở bài: Chơi chuyền ( BT3a/b trang 10,11 TV3 tập 1) ;
 Người mẹ (BT3a/b trang 31 TV3 tập 1) ; Ôâng ngoại (BT3a/b trang 35 TV3 tập 1 );Mùa thu của em (BT3a/b trang 45 TV3 tập 1) ;Nhớ lại buổi đầu đi học (BT3a/b trang 52 TV3 tập 1) ;Các em nhỏ và cụ già (BT2a/b trang 64 TV3 tập 1 ) ;Tiếng ru (BT2a/b trang 68 TV3 tập 1) ;Cảnh đẹp non sông (BT2a/b trang 101 TV3 tập 1) ;Hũ bạc của người cha (BT3a/b trang 124 TV3 tập 1 ) ;Âm thanh thành phố (BT3a/b trang 147 TV3 tập 1) ; Một nhà thông thái (BT2a/b trang 38 TV3 tập 2 ) ;Đối đáp với vua (BT2a/b trang 51 ,52 TV3 tập 2 );Cùng vui chơi (BT2a/b trang 88 TV3 tập 2 ) ;Hội vật (BT2a/b trang 60 TV3 tập 2 ) ;Hạt mưa (BT2a/b trang 120 TV3 tập 2) ; Quà của đồng nội (BT3a/b trang 129 TV3 tập 2) ; Dòng sông thức (BT2a/b trang 137 TV3 tập2 )
 C. CÁCH LÀM ĐỒ DÙNG CHO CÁC TRÒ CHƠI .
1/ Các trò chơi có sử dụng bìa giấy:
 -Giáo viên sưu tầm các vỏ đồ hộp bánh kẹo va øhộp thuốc lá , những tấm lịch cũ , sau đó cắt theo kích thước phù hợp ( ví dụ : 10 x 15 cm ) rồi dán giấy trắng hoặc giấy màu để ghi tiếng . Có thể sử dụng lâu dài mà chỉ cần thay lượt giấy đã tiếng.
2/ Trò chơi thứ 2: 
 -Giáo viên có thể tạo nên những tấm bìa nhỏ (như đã trình bày ở phần chuẩn bị ở trò chơi thứ 2 ) bằng cách sau : 
 -Trên tấm bìa to hình chữ nhật , giáo viên kẻ thành các ô và viết các tiếng , như hình vẽ dưới đây . Sau đó cắt thành 12 hình chữ nhật nhỏ. 
 * Hình vẽ :
chống
chai
chung
kiêng
miến
tiến
trống
tiếng
kiên
trung
trai
miếng
 III/ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN:
1/ Kết quả: 
a. Áp dụng sáng kiến ở lớp:
Qua thời gian thực hiện sáng kiến này trong những năm vừa qua về nội dung phương pháp và hình thức lên lớp, trên lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng dạy học môn chính tả ở lớp 3D, tỉ lệ cũng đạt rất khả quan : tỉ lệ thích thú học môn chính tả 100%. Từ đó đã áp dụng sáng kiến này vào trong từng lớp của khối 2+3. Kết quả như sau
Năm học
HS thích học môn chính tả
Học sinh thích trò chơi
HS viết đúng chính tả và nắm được kiến thức bài học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2008-2009
17/25
100%
14/22
88%
16/23
92%
2009-2010
14/27
100%
13/25
93%
11/20
96%
2010-2011
11/20
100%
10/19
95%
13/20
100%
2011-2012
10/28
100%
8/19
97%
10/28
100%
2012-2013
8/28
100%
9/26
98%
8/28
100%
b. Áp dụng sáng kiến tại tổ:
Tổ 2+3 Trường Tiểu học Như Bình đã thống nhất đưa sáng kiến này áp dụng trong từng lớp học , các em thích thú và có chuyển biến rõ rệt. Chất lượng môn chính tả đạt tỷ lệ 100%. Từ đó Nhà trường đồng ý áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy dụng trong tổ. Kết quả đạt được như sau:
Năm học
HS thích học môn chính tả
Học sinh thích trò chơi
HS viết đúng chính tả và nắm được kiến thức bài học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2008-2009
56/110
100%
50/100
90%
52/106
96.4%
2009-2010
55/111
100%
52/100
93%
54/110
99,1%
2010-2011
66/113
100%
60/100
97.3%
64/111
98.2%
2011-2012
31/94
100%
25/100
98.5%
30/94
100%
2012-2013
30/90
100%
20/100
99.5%
30/20
100%
2/Ý kiến đề xuất: 
 Qua kết quả đạt được trong việc sử dụng trò chơi trong tiết học chính tả ngoài những mục tiêu chung của bài dạy GV cần đến những vấn đề sau: a/Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học , từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp .
b/ Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin ,chưa có tính mạnh dạn trong giờ học .
 c/ Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất , sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi .
IV. Kết luận:
 Quá trình áp dụng sáng kiến " Giúp học sinh học tốt bài tập của phân môn chính tả lớp 3" bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi vào giờ học chính tả ở tiểu học nói chung và giờ học chính tả lớp 3 nói riêng là rất cần thiết . Bởi vì sử dụng trò chơi trong học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được nội dung kiến thức chính tả một cách nhẹ nhàng, mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc . Nhất là tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh . Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ ,tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới .Mặc dù đã cố gắng nhưng thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều điểm thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi ngày càng tiến bộ hơn.
 Nhật xét của Như Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Hội đồng sáng kiến KN Trường TH Như Bình Người viết .
 Nại Thị Kim Biến
MỤC LỤC
 A/Phần mở đầu:
 I/Lý do chọn đề tài:..Trang 1
 II/Mục đích nghiên cứu :.Trang 2
B/Phần nội dung:
 Chương I: 1.Cơ sở lý luận:.Trang 3
 2/Nguyên tắc thiết kế trò chơi:.Trang 4
 3/Cơ sở thực tế :Trang 5
 4/Quy trình tổ chức trò chơi :...Trang 6
 Chương II: Thiết kế trò chơi môn chính tả lớp 3 : Trang 7
Trò chơi phần bài tập :
 2/Trò chơi 2:Kết bạn : ..Trang 8
 3/Trò chơi 3:Giành cờ chiến thắng :Trang 9
 4/Trò chơi 4:Giải đáp nhanh: ..Trang 11
Chương III:Hướng dẫn cách làm đồ dùng cho các trò chơi : Trang 13
C/Phần kết luận :..Trang 14
2/Kết quả: .Trang 15
 Như Bình :ngày 30 tháng 3 năm 2011
 Người viết 
 Nại Thị Kim Biến

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thong_qua_hoat_dong_vui_choi_de_tien_h.doc