Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng về chữ viết của học sinh tiểu học; nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng về chữ viết của học sinh tiểu học; nguyên nhân và biện pháp khắc phục

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng của vấn đề.

 Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn tập viết trang bị cho các em bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái trong việc học tập và giao tiếp . Phân môn tập viết có mối quan hệ chặt chẽ tới chất lượng các môn học khác; nó góp phần rèn luyện một kỹ năng quan trọng trong việc học Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. Đó là kỹ năng viết chữ - một trong 4 kỹ năng quan trọng của người học ( nghe, nói, đọc và viết ). Ngoài ra phân môn tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật và óc thẩm mỹ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người”, nét chữ - nết người. Trong quá trình học tập nếu học sinh viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt hơn ở tất cả các môn học, nhờ vậy kết quả học tập của các em sẽ tốt hơn. Ngược lại nếu học sinh viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng về chữ viết của học sinh tiểu học; nguyên nhân và biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LẠC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thực trạng về chữ viết của học sinh tiểu học;
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Người thực hiện: LA THI HÒA
Tổ chuyên môn: 1
Năm thực hiện: 2011 - 2012
	Số điện thoại cơ quan: 0280 526 003
	Điện thoại cá nhân: 0972 194 344
 MỤC LỤC Trang
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Thực trạng của vấn đề 2
2. Tác dụng của vấn đề 2
3. Những mẫu thuẫn của vấn đề 2
4. Những đóng góp của SKKK 3
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Thực trạng của vấn đề 	 4
3. Nguyên nhân và các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề	 5
4. Hiệu quả của SKKN 8
 PHẦN III: KẾT LUẬN 11
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề.
	Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn tập viết trang bị cho các em bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái trong việc học tập và giao tiếp . Phân môn tập viết có mối quan hệ chặt chẽ tới chất lượng các môn học khác; nó góp phần rèn luyện một kỹ năng quan trọng trong việc học Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. Đó là kỹ năng viết chữ - một trong 4 kỹ năng quan trọng của người học ( nghe, nói, đọc và viết ). Ngoài ra phân môn tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật và óc thẩm mỹ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người”, nét chữ - nết người. Trong quá trình học tập nếu học sinh viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt hơn ở tất cả các môn học, nhờ vậy kết quả học tập của các em sẽ tốt hơn. Ngược lại nếu học sinh viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
	Với mục đích và tầm quan trọng của phân môn tập viết ở Tiểu học, tôi đã chọn đề tài: “ Thực trạng về chữ viết của học sinh Tiểu học; nguyên nhân và biện pháp khắc phục ”.
2. Ý nghĩa và tác dụng.
- Nâng cao hiệu quả giờ dạy tập viết ở Tiểu học.
- Biết vận dụng một số qui trình, biện pháp viết chữ sạch, đúng và đẹp.
- Rèn cho học sinh có một số đức tính cần thiết trong học tập.
- Về phía bản thân, đây cũng là cơ hội để bản thân trau dồi kiến thức, phương pháp dạy Tập viết, rèn chữ viết ở Tiểu học tốt hơn.
3. Những mâu thuẫn và hướng giải quyết
- Khảo sát chất lượng về chữ viết của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
- Phạm vi nhà trường.
- Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh ở tất cả các môn học.
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh viết xấu, viết đẹp; viết chưa đúng
- Đề xuất những biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh.
- Trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm rèn chữ viết cho học sinh đạt kết quả cao.
4. Những đóng góp của đề tài.
	Đề tài với tư cách là một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong quả trình giảng dạy. Nó góp phần trau dồi kiến thức, phương phấp rèn học sinh viết chữ đẹp cho bản thân. Bên cạnh đó, đề tài cũng được sự quan tâm đón nhận của đồng nghiệp.
Đề tài đã được triển khai trong mấy năm học gần đây, được đồng nghiệp nhà trường đón nhận, ứng dụng mạnh mẽ và đã có một số kết quả nhất định trong việc rèn học sinh Tiểu học viết chữ đẹp. Nó góp phần quan trọng vào phong trào “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp ” của nhà trường, của ngành đề gia; đồng thời cũng góp phần mạnh mẽ vào hội thi “Văn hay- chữ đẹp” các cấp và hội thi Chữ Việt đẹp do Báo Công An Nhân dân tổ chức.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
	Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học sinh học tập và giao tiếp. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn các kỹ năng trên cho học sinh thông qua các phân môn: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn và tập viết. Các phân môn được dạy theo nguyên tắc tích hợp, dạy thông qua giao tiếp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
	Với phân môn tập viết và việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học ở tất cả các môn học có một vai trò đặc biệt quan trọng như đã nói ở trên; nó còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân các tốt cho trẻ, hình thành thói quen, tính kiên trì, tính kỉ luật. Một trong những đức tính cần thiết cho các em sau này, để các em học tập và làm việc tốt hơn.
	Chữ Việt ra đời sau so với Tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ lại ra đời muộn hơn vì trước khi có chữ Quốc ngữ chữ Việt được ghi bằng văn tự “ Nôm”.
 Chữ Quốc ngữ ghi lại âm thanh Tiếng Việt bằng đường nét và hình dáng. Các âm trong Tiếng Việt được ghi bằng chữ cái hoặc nhiều chữ cái. Như vậy chữ viết cần phải ghi lại và phân biệt giữa các âm thanh của Tiếng Việt nguyên tắc chính tả cơ bản của chữ Việt là nguyên tắc ngữ âm học. Chính vì vậy, phân môn Tập viết ở Tiểu học truyền thụ cho học sinh những cơ bản về chữ viết và kỹ năng, kỹ thuật viết chữ. Trong các giờ tập viết, học sinh nắm được các tri thức cơ bản về câu tạo bộ chữ cái Tiếng Việt đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ, câu và đoạn văn Ngoài phân môn tập viết việc dạy, rèn học sinh viết chữ đúng, đẹp được thông qua tất cả các môn học ở Tiểu Học. Việc làm này được làm thường xuyên, liên tục thì mới có hiệu quả cao. Khi học sinh viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt hơn. Ngược lại khi học sinh viết không đúng mẫu, viết chậm thì việc học tập sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập các môn học khác.
 Vì vậy việc dạy, rèn cho học sinh có kỹ năng viết đúng, đẹp, sạch là một việc làm quan trọng đối với giáo viên Tiểu học. Nó là cơ sở, nền tảng để các em học tập, tu dưỡng phát triển toàn diện nhân cách. Cho nên việc chỉ ra thực trạng về chất lượng chữ viết của học sinh Tiểu học đồng thời tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
là một việc làm thường xuyên liên tục, từng bước nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinhTiểu học góp phần hưởng ứng mạnh mẽ phong trào “ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”. 
2. Thực trạng của vấn đề: 
 	Đại Từ là một huyện nghèo của tỉnh Thái Nguyên nhưng chất lượng giáo dục trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và tự hào. Trong những thành tựu đó thì chất lượng về chữ viết của thầy cũng như của trò cũng được nâng lên rõ rệt. Nó được thể hiện rõ qua các các cuộc thi trưng bày, thi chữ viết đẹp của giáo viên và học sinh hàng năm. Thành tích đó được đóng góp một phần không nhỏ của trường Tiểu học Phú Lạc. Song kĩ năng viết chữ, chất lượng chữ viết của học sinh Tiểu học hiện nay còn rất nhiều điều phải bàn. Mặc dù chất lượng chữ viết đã được nâng lên, song chất lượng đó chỉ được thể hiện qua vở tập viết, vở chính tả; còn chất lượng chữ viết ở các vở ghi còn lại còn xấu, sai chính tả nhiều, tốc độ viết còn chưa đảm bảo yêu cầuChữ viết không bề vững, không ổn định. Vậy thực trạng chữ viết của học sinh trường Tiểu học Phú Lạc nói riêng, của các trường trong huyện nói chung ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy; biện pháp khắc phục như thế nào? Tôi thấy rằng cần thiết phải xem xét vấn đề về chữ viết đối với học sinh Tiểu học vì nó rất thiết thực đối với học sinh “ Nét chữ, nết người ”, góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học khác của các em.
Qua những năm giảng dạy ở Tiểu học và qua việc thường xuyên quan tâm đến chất lượng chữ viết của học sinh, tôi nhận thấy học sinh Tiểu học đã nắm được qui trình viết, biết cách viết chữ ghi âm Tiếng Việt. Về cơ bản các em đã viết đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, viết tương đối đúng cỡ chữ theo qui định. Phần lớn học sinh nắm được luật chính tả và viết đúng chính tả. Trong quá trình viết nhiều em đã thể hiện được kĩ năng, óc thẩm mỹ của mình, biết cách trình bày một bài văn, bài thơ đẹp. Về tốc độ viết đã đảm bảo yêu cầu đối với từng khối lớp.
	Bên cạnh những ưu điểm như nói ở trên, chất lượng chữ viết còn có những tồn tại không nhỏ. Một số học sinh viết chữ không đúng mẫu, không đúng cỡ chữ( độ cao, rộng, khoảng cách chưa đúng ), ghi dấu thanh chưa đúng vị trí, viết còn xấu
Ví dụ: 
+ Học sinh thường viết sai chứ : h, l, b, k, vvà một số chữ hoa C, E, G, N, M, X.
+ Dấu thanh ghi không đúng vị trí( không đúng trọng âm) như thưở, phượng, quả, ngoài
+ Một số học sinh chưa nắm chắc luật chính tả nên còn viết sai chính tả n/ l, s/ x, ch/ tr, ngh/ ng, g/ gh, r/ gi/ d, k/ qu/ c
+ Học sinh còn viết thừa, thiếu nét, còn thiếu dấu thanh.
+ Các nét chữ, con chữ chưa đều, sự kết hợp giữa các con chữ chưa hài hòa, mềm mại; chữ viết lúc đứng, lúc nghiêng, lúc ngửa, lúc ngả ( kể cả các nét chữ trong một chữ ) một cách tùy tiện; độ cao, độ rộng, hẹp chưa đúng.
+ Một số học sinh chưa biết trình bày một bài viết, chưa biết cách trình bày một bài viết văn xuôi, bài thơ tự do, bài thơ thể lục bát
+ Không ít học sinh vở tập viết, vở chính tả chữ viết sạch đẹp nhưng các vở khác chữ viết còn cẩu thả, xấu, bẩn, còn sai nhiều lỗi chính tả
3. Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
a/ Nguyên nhân
- Do nhận thức của người dạy, người học, nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh chưa thấy được hết vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại giữa các môn học, thường xem nhẹ việc dạy và học Tiếng Việt nói chung, chữ viết nói riêng mà chỉ quan tâm đến môn toán mà thôi. Vì vậy chưa quan tâm, gây hứng thú cho học sinh rèn chữ viết đúng, đẹp.
- Trong các giờ học giáo viên chưa thực sự quan tâm đến chữ viết, có chăng chỉ quan tâm đến chữ viết ở tiết chính tả, tiết tập viết; chưa kết hợp việc dạy nghĩa của từ với dạy chữ
- Học sinh còn mắc lỗi chính tả nhiều:
+ Do phát âm không chuẩn, học sinh thường viết sai chính tả chủ yếu do nhầm lẫn giữa: l- n, s- x, tr- ch, r- d- gi
+ Do không lắm được nghĩa của từ.
+ Do nghe hiểu còn hạn chế nên còn viết sai, thiếu nét, thiếu dấu thanh...
+ Do chưa lắm chắc luật chính tả nên còn nhầm lẫn giữa ng- ngh, gh- g, r- d- gi, k- qu- c
+ Chưa lắm được luật viết hoa, cách viết hoa.
- Do khối lượng kiến thức bài học, bài tập ngày càng nhiều, các em phải viết nhanh, viết nhiều trong một tiết học nên chữ viết thường không được nắn nót, không đúng qui trình, kích cỡ, chữ viết không đều, nghiêng ngả, cẩu thả. Nhiều học sinh viết vội , viết láu nên thiếu nét, thếu dấu thanh, đánh dấu thanh không dúng trọng âm
- Việc hướng dẫn của giáo viên trong các giờ học nhất là giờ tập viết, chính tả đôi lúc còn chưa đến nơi đến chốn, chưa thực sự nghiêm khắc đối với học sinh nên khi viết các em ngồi chưa đúng tư thế, để vở, cầm bút chưa đúng, Các em còn tùy tiện dùng các loại bút khác nhau, các loại mực khác nhau ngay trong một tiết học. Một thực tế cho thấy càng lên lớp trên giáo viên ít chú ý đến rèn chữ viết cho học sinh nên chữ viết của các em xấu dần đi, viết cẩu thả, tùy tiện hơn. Ví dụ ở lớp 1,2,3 các em viết đúng, đẹp, lên đến lớp 4,5 các em viết xấu và cẩu thả hơn rất nhiều. 
- Về ánh sáng, bàn ghế phòng học chưa đủ và chưa đúng qui cách, kích cỡ nên còn một số học sinh phải đứng, nghển viết. Bút viết, mực viết chưa thực sự tốt; một số vở viết chưa đảm bảo chất lượng, còn quá trơn, nhòe
- Bố mẹ và gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến chữ viết của con em mình mà thường chỉ quan tâm đến điểm số môn Toán, môn Tiếng Việt; Giáo viên và phụ huynh chưa thường xuyên phối hợp trong việc rèn chữ viết cho các em.
- Phong trào thi đua Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp đôi lúc còn mờ nhạt, chưa trú trọng quan tâm, chưa thường xuyên liên tục; nó chỉ dấy lên khi chuẩn bị thi chữ viết đẹp cấp huyện, cấp tỉnh mà thôi; sau đó lại lắng xuống.
- Số giáo viên viết chữ đẹp, có kĩ năng bồi dưỡng, rèn học sinh viết chữ đẹp chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Bên cạnh đó chất lượng về chữ viết còn mang tính hình thức, thành tích, chưa ổn định, chưa bền vững.
b/ Các biện pháp khắc phục.
Từ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến chất lượng về chữ viết mấy năm học trước còn khiêm tốn như đã nói ở trên, tôi cùng đồng nghiệp, ban giám hiệu đã đưa ra nhưng biện pháp khắc phục như sau:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về phân môn Tập viết, Chính tả của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học; không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phương pháp dạy học gây hứng thú học tập cho các em.
- Muốn có học sinh có chữ viết đẹp phải có sự hướng dẫn công phu, tỉ mỉ, thường xuyên của giáo viên theo một phương pháp, một qui trình khoa học và những kinh nghiệm đã được đồng nghiệp đúc kết cùng với sự kèm cặp, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên, sâu sát của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên và của cha mẹ, gia đình học sinh. Giáo viên phải viết chữ trên bảng, viết lời phê trong vở học sinh, chấm chữa bài phải chuẩn, phải mẫu mực, cẩn thận và đúng qui định.
- Việc rèn chữ viết phải trở thành phong trào thi đua “ Giữ vở sach- Viết chữ đẹp ”; phát động và tổ chức tốt các cuộc thi viết chữ đúng, đẹp trong giáo viên và học sinh bằng nhiều hình thức, đa dạng phong phú như viết báo tường, thi viết chữ đẹp, thi hồ sơ giáo viên. Hàng tháng tổ chức chấm vở sạch, chữ đẹp đối với tất cả các loại vở trong lớp, trong khối. Tổng hợp phân tích các mặt còn tồn tại, các lỗi mà học sinh thường mắc. Thường xuyên theo dõi, đánh giá, đối chiếu chất lượng chữ viết giữa các tháng, các kì, các năm để thấy được sự tiến bộ ở mức độ nào của học sinh. Mặt khác để rèn học sinh viết chữ đẹp giáo viên cần phải phát âm chuẩn, đọc chuẩn, tâm huyết
- Thường xuyên tổ chức trao đổi về phương pháp dạy môn tập viết, chính tả trong nhà trường để giúp học sinh viết đúng và đẹp ngay từ lớp 1. Cần lựa chọn những giáo viên có kĩ năng viết chữ đẹp, có phương pháp rèn chữ viết cho học sinh tốt hơn ưu tiên cho dạy khối lớp 1- khối lớp nền móng của Tiểu học đặc biệt là chữ viết làm nền cho những lớp học sau.
- Trong các giờ tập viết, chính tả giáo viên cần cho học sinh thực hiện nghiêm ngặt các qui định về tư thế ngồi, cách để tay, cầm bút, để vở, cách cầm bút, cách viết và qui trình viết. Một số cách xửa cho học sinh viết sai:
 - Chữ ngã ngửa: Cho học sinh viết vào vở kẻ li nghiêng 15 độ, chữ quá nghiêng
( chữ nằm ) cho HS viết vở kẻ li vuông đứng. 
- Đối với học sinh yếu kém viết chính tả hay thiếu nét, thiếu dấu thanh; giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần thầm chữ cần viết trong đầu rồi viết. Khi viết xong đánh vần lại chữ vừa viết. 
- Đối với học sinh viết không đúng mẫu chữ, khoảng cách giữa các con chữ giáo viên cần quan tâm sát sao hơn đối với những đối tượng học sinh này. Thường xuyên nhắc nhở các em cầm chắc bút bằng 3 ngón tay( ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái ); khi viết thả lỏng cổ tay, viết lia bút nối các nét trong một chữ ghi tiếng rồi cách một con chữ o viết tiếp chữ sau.
- Đối với học sinh ghi dấu thanh không đúng trọng âm giáo viên cần cho các em nhận rõ đâu là trọng âm trong chữ ghi tiếng. Ví dụ: huệ, thuở trọng âm là ê và ơ chứ không phải u; trường hợp quả và của trọng âm trong quả là a, của trọng âm trong của là u
- Bàn ghế phải chuẩn, phù hợp với tầm vóc của học sinh; phòng học đủ ánh sáng, bảng không lóa
- Đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập phải đầy đủ, chất lượng.
4. Hiệu quả của SKKN
	Với những biện pháp trên, bước đầu bản thân tôi cũng như đồng nghiệp trong năm qua đã thu được những kết quả nhất định. Chữ viết của giáo viên cũng như chữ viết của học sinh trong mấy năm gần đây đã dần dần đạt đến độ chuẩn và đẹp.
	Chất lượng chữ viết của học sinh và của giáo viên trường.
* Năm học: 2011 – 2012
Lớp
- Xếp loại vở, chữ loại A: 12 đạt 67 %
- Xếp loại vở, chữ loại B: 6 đạt 33 %
- Loại C: không
Trường
- Học sinh giỏi “Văn hay - chữ đẹp” cấp huyện đạt 6 em trong đó:
Giải nhì: 2 em là em Thư ( lớp 5A), em Sơn ( lớp 2D)
Giải ba: 2 em là em Thùy( lớp 5A) em Trung( lớp 2B)
Giải KK: 2em là em Trúc ( lớp 2A) em Ngân( lớp 3A)
- Học sinh đạt giải “Văn hay - chữ đẹp” cấp tỉnh: 3 em.( chưa có kết quả)
- Có nhiều giáo viên viết chữ đẹp và có kinh nghiệm rèn học sinh viết đẹp như cô Phan Thị Hà, Nông Thị Liên , Nguyễn Thị Huệ 
+ Thi viết chữ đẹp của GV cấp huyện đạt 1 cô giáo đó là cô: Nguyễn Thị Huệ giải KK.
Kết quả: Chất lượng vở sạch chữ đẹp loại A, loại B được nâng lên, chất lượng chữ viết loại C giảm. Vở viết của học sinh “ Sạch - Đẹp ” đạt tỉ lệ tương đối cao.
	Kết quả chữ viết sau khi tìm ra các nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục trên được khẳng định trong các đợt tham gia chữ viết đẹp cấp huyện, cấp tỉnh và học sinh trường Tiểu học Phú Lạc do phòng Giáo dục, sở Giáo dục & Đào tạo, thể hiện trong các bài kiểm tra định kì và vở viết của học sinh hàng tháng, hàng năm.
Phần III: Kết luận
Với những biện pháp trên, bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp đã thu được những kết quả nhất định như đã nói ở trên. Song việc rèn luện học sinh viết đúng và viết đẹp là cả một quá trình và phải được làm thường xuyên liên tục, không thể một sớm một chiều mà có được kết quả như mong muốn.
	Qua những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định với nhau rằng việc dạy tốt phân môn Tập viết, Chính tả trong nhà trường Tiểu học giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó góp phần giúp các em học tốt các môn học khác, đồng thời rèn chữ viết đẹp còn góp phần qua trọng vào việc rèn cho học sinh đức tính cẩn thận, tính kỉ luật và óc thẩm mỹ. Để làm được điều đó, đối với mỗi chúng ta là giáo viên Tiểu học không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, nâng cao phương pháp giảng dạy; tích cực học tập rèn luyện chữ viết của mình trên giấy, trên bảng đúng, đẹp sứng đáng là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh học tập và noi theo. 
	Đề tài này chỉ với tư cách là một sáng kiến kinh nghiệm và với khả năng hiểu biết có thể còn hạn chế nên chắc chắn sáng kiến này không tránh khỏi những chủ quan, những hạn chế. Tôi rất mong được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhà quản lí giáo dục, của các bạn đồng nghiệp để người viết, người thực hiện có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn, khách quan hơn đối với sáng kiến kinh nghiệm này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Phú Lạc; tháng 4 năm 2012
	 Người viết
 LA THỊ HÒA

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kienkinhnghiem2012.doc