SKKN Áp dụng dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Mỹ Phước D

SKKN Áp dụng dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Mỹ Phước D

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

1.1. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của dạy phép nhân trong việc dạy môn Toán trong tiểu học.

Việc dạy học ở các trường tiểu học nước ta có một quá trình phát triển lâu. Chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học gồm có 5 tuyến kiến thức chính là: Số đại số, các yếu tố hình học, đo các đại lượng, giải toán.Trong đó số lớn nhất trọng tâm đóng vai trò “cái trục chính” mà bốn mạch chuyển động chung quanh nó, phụ thuộc vào nó.Các biện pháp tính, của phép nhân và dãy tính.Trong ba mảng kiến thức này thì mảng các biện pháp tính là quan trọng nhất, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân , chia đóng vai trò hết sức chủ đạo, nó là trọng tâm của tuyến kiến thức số học, đại số và là hạt nhân của toàn bộ chương trình tiểu học.

Bắt đầu từ năm 2003-2004, bảng nhân 2, 3, 4, 5 chính thức được đưa vào chương tình Toán lớp hai ở bậc tiểu học.Nói như vậy thấy tầm quan trọng và vai trò của phép nhân trong môn Toán.Trong các kỳ thi môn Toán của lớp 2, 3, 4, 5 đặc biệt là thi học sinh giỏi bậc tiểu học luôn xuất hiện các bài toán có liên quan đến phép tính nhân.Vì vậy tính nhân, chính là “ chìa khoá “ và “ cầu nối” giữa toán học và thực tiễn đời sống.Nó chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình môn toán lớp 3 và môn toán tiểu học nói chung nhất là về mặt thực hành tính toán.

 

doc 37 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 692Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Mỹ Phước D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁP DỤNG DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÉP NHÂN CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở TRƯỜNG TIỂU 
 HỌC MỸ PHƯỚC D
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của dạy phép nhân trong việc dạy môn Toán trong tiểu học.
Việc dạy học ở các trường tiểu học nước ta có một quá trình phát triển lâu. Chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học gồm có 5 tuyến kiến thức chính là: Số đại số, các yếu tố hình học, đo các đại lượng, giải toán.Trong đó số lớn nhất trọng tâm đóng vai trò “cái trục chính” mà bốn mạch chuyển động chung quanh nó, phụ thuộc vào nó.Các biện pháp tính, của phép nhân và dãy tính.Trong ba mảng kiến thức này thì mảng các biện pháp tính là quan trọng nhất, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân , chia đóng vai trò hết sức chủ đạo, nó là trọng tâm của tuyến kiến thức số học, đại số và là hạt nhân của toàn bộ chương trình tiểu học.
Bắt đầu từ năm 2003-2004, bảng nhân 2, 3, 4, 5 chính thức được đưa vào chương tình Toán lớp hai ở bậc tiểu học.Nói như vậy thấy tầm quan trọng và vai trò của phép nhân trong môn Toán.Trong các kỳ thi môn Toán của lớp 2, 3, 4, 5 đặc biệt là thi học sinh giỏi bậc tiểu học luôn xuất hiện các bài toán có liên quan đến phép tính nhân.Vì vậy tính nhân, chính là “ chìa khoá “ và “ cầu nối” giữa toán học và thực tiễn đời sống.Nó chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình môn toán lớp 3 và môn toán tiểu học nói chung nhất là về mặt thực hành tính toán.
1.2. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy học môn toán ở tiểu học nói riêng.
Công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển.Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách hợp lý dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học.
Đặc điểm của phương pháp dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo dục và hoạt động của học sinh.Trong đó:
- Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên (hướng dẫn giảng dạy).Vì vậy giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
- Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng ghi nhớ rồi làm theo bài mẫu. Do đó học sinh ít có hứng thú học tập, nội dung các hoạt động học tập thường rất nghèo nàn, đơn điệu, các năng lực vốn có của học sinh ít có cơ hội phát triển.
- Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh ít khi được tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.Tiêu chuẩn đánh giá học sinh là kết quả ghi nhớ, tái hiện những điều giáo viên đã giảng.
- Cách dạy học như vậy đang cản trở việc đào tạo những người lao động năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng với những đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Do đó chúng ta phải có cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước trong thế kỷ XXI.
- Một trong những mục tiêu của môn Toán của bậc tiểu học là hình thành các kỹ năng thực hành tính toán. Bởi vậy, ngay từ lớp 2, học sinh đã được làm quen với bảng nhân với 2, 3, 4, 5 trong phạm vi 100.Sang lớp ba, học sinh học bảng nhân với 6, 7, 8, 9 và nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 100.000 (với số có một chữ số).Việc rèn luyện các kỹ năng thực hành phép nhân giúp cho học sinh nắm chắc một số tính chất cơ bản của các phép tính viết, thứ tự thực hiện các phép tính trong các biểu thức có nhiều phép tính , mối quan hệ giữa các phép tính (đặc biệt giữa phép cộng và phép nhân, phép nhân và phép chia). Đồng thời dạy học phép nhân , phép chia tên tập hợp số tự nhiên nhằm củng cố các kiến thức có liên quan đến môn toán như đại lượng và phép đi đại lượng các yếu tố hình học, giải toán. Ngoài ra rèn kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia con góp phần trọng yếu trong việc phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành, đặc biệt là khả năng phân tích, suy luận lôgíc và phẩm chất không thể thiếu được của người lao động mới.
- Xuất phát từ những lý do thực tế trên, qua nghiên cứu quá trình dạy học môn toán lớp 3 ở bậc tiểu học, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cần phải “áp dụng dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3” góp phần chất lượng nâng cao giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm:
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về đổi mới dạy học tích cực nói chung và dạy học tích cực trong môn Toán nói riêng.
- Vận dụng dạy học tích cực để thiết kế bài dạy để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng.
- Đề tài này biểu hiện kết quả tự học, tự rèn luyện nâng cao tay nghề của bản thân, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô của trường Đại học Sư phạm để đổi mới , nâng cao hiệu quả dạy học rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 “Áp dụng dạy học tích cực để rèn luyện kỉ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3”.
4. Khách thể, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Khách thể: 
Do dạy học trước đó là giáo viên làm nhiều học sinh làm theo nên học học sinh dễ nhàm chán. Do vậy tôi áp dụng dạy tích cực để học sinh hứng thú học tập như : Học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát vật thật, học tập hợp tác.v.v..
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 
Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu học sinh lớp 3 Trường Tiểu Học Mỹ Phước D.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc dạy phép nhân lớp 3 (chương trình Toán 2000).
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài và tác dụng của những ý kiến đề xuất về rèn kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lí luận về những vấn đề chung dạy học tích cực:
1. Dạy học tích cực là gì ?:
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Nhờ có tính tích cực mà con người đã lao động sản xuất sáng tạo ra nhiều của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá, cải tạo môi trường, chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội.
Bởi vậy hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Tính tích cực được xem là một điều kiện , đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục.
1.1.Tính tích cực của học sinh trong học tập:
Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Tuy nhiên, trong học tập, học sinh cũng phải khám phá ra những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Đó là chưa nói lên tới một trình độ nhất định sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học.
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ có đúng đắn tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh tư duy độc lập suy nghĩ, độc lập suy nghĩ là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ, không chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đã học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn.
Tính tích cực học tập đạt những cấp độ từ thấp lên cao như:
Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hoạt động của thầy, của bạn...
Tìm tòi: Độc lập giải quyết các vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề...
Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu.
2. Độc lập với tính tích cực là tính thụ động:
	Tính thụ động học tập của học sinh được biểu hiện ở chỗ:
Học sinh chủ yếu ít nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu.
Học sinh ít hứng thú học tập, không thích phát biểu ý kiến.
Trong lớp học sinh ít chú ý vào vấn đề đang học, không kiên trì nên không hoàn thành các bài tập. Khi gặp khó khăn học sinh dễ chán nản, buông xuôi. Học sinh không tự giác đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.
Do cách học như vậy nên học sinh thiếu năng động, tự tin , làm việc máy móc, không thể thích ứng được với những đổi mới đang diễn ra hàng ngày.
3. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
3.1. Dạy và học thông qua các tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
Trong phương pháp tích cực, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu nhưng tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri ... cạnh hình vuông ta lấy chu vi chia cho 4.
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy cạnh nhân với cạnh.
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng(cùng một đơn vị đo).
- Tính chiều dài hình chữ nhật bằng cách lấy diện tích chia cho chiều rộng.
- Tính chiều rộng hình chữ nhật bằng cách lấy diện tích chia cho chiều dài.
4.4.4. Các bài toán đơn có nội dung hình học:
* Ví dụ 1 : Bài 2 trang 152 – Toán 3
- Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài 14cm. Tính diện tích miếng bìa đó.
Tóm tắt
Chiều dài : 14 cm
Chiều rộng : 5 cm
	Diện tích : ? cm
	Giải 
	Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là:
	14 x 5 = 70 (cm2)
 	Đáp số : 70 cm2
* Ví dụ 2: Bài 3 trang 89 – Toán 3
Tính cạnh hình vuông, biết chu vi hình vuông là 24 cm
Tóm tắt	Giải
Chu vi: 24 cm	Cạnh hình vuông là:
Cạnh: ? cm	24 : 4 = 6 (cm)
	Đáp số: 6 cm
4.4.5. Các bài toán hợp có nội dung hình học:
Ví dụ 1: Bài 3 trang 154 – toán 3
Một hình vuông có chu vi 20 cm.Tính diện tích hình vuông đó.
Tóm tắt	Giải
Chu vi: 20 cm	Cạnh hình vuông là:
Diện tích: ? cm	20 : 4 = 5 (cm)
	Diện tích hình vuông là:
	5 x 5 = 25(cm2)
	Đáp số: 25 cm2
* Ví dụ 2: Bài 5 trang 179 – Toán 3
Hai tấm bài hình vuông, cạnh đều bằng 9cm. Ghép hai tấm bìa này lại thành một hình chữ nhật (xem hình vẽ). Tính diện tích hình chữ nhật đó bằng các cách khác nhau:
	 9cm
	9cm
	Giải
Cách 1:	Cách 2:
Chiều dài hình chữ nhật là	Diện tích tấm bìa hình vuông là
	9 x 2 = 18 (cm)	9 x 9 = 81 (cm2)
Diện tích chữ nhật là	Diện tích hình chữ nhật là
	18 x 9 = 162 (cm2)	81 x 2 = 162 (cm2)
	Đáp số : 162 cm2	Đáp số: 162 cm2
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Một số ý kiên đề xuất của cá nhâ:
1.1.Như trên đã nói, chương trình Tiểu học hiện nay đang có xu hướng giảm tải kiến thức, đó là điều hợp lý. Song trong bất kỳ một lớp học nào cũng có đầy đủ các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu, trong đó số học sinh khá giỏi là chủ yếu, nên chẳng sách giáo khoa cần tăng cường những bài toán có yêu cầu cao hơn đối với học sinh khá giỏi ?
1.2. Mỗi bài dạy của giáo viên trên lớp có một đặc điểm riêng, đặc trưng riêng: Bởi thế giáo viên phải chú ý đến những đặc trưng này thì mới có thể có những bài dạy tốt.
- Khi dạy các tiết lý thuyết, giáo viên cần đặt mình vào vị trí của những học sinh. Điều quen thuộc của thầy giáo có thể lại là điều hết sức mới mẻ đối với trò.Tuy nhiên không một kiến thức mới nào lại không khởi nguồn từ những điều các em đã biết, bởi cái mới luôn là sự kế thừa của cái đã có trước đó. Hãy dựa vào những gì đã có để xây dựng tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở học sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới. Không nên dạy theo cách truyền dạt kiến thức một chiều mà hãy suy nghĩ để có những gợi ý, những câu hỏi hợp lý lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học. Nên tăng cường những câu hỏi mà học sinh phải phán đoán, suy luận, lựa chọn và giải thích. Khi học sinh trả lời, đừng bỏ qua câu trả lời, nhiều khi chính những câu trả lời đó lại là một hướng để ta khai thác bài học.Nếu có thể hãy hướng dẫn cho mọi học sinh tranh luận với nhau mà thầy giáo là trọng tài. Mọi kiến thức đều sẽ bị lãng quên nếu chúng không được sử dụng.Vì vậy vừa giảng vừa luyện tập và cuối cùng đừng quên củng cố nội dung trước khi sang một phần mới.
- Sau bất cứ bài học lý thuyết nào cũng có bài học để học sinh luyện tập vận dụng kiến thức đã học. Một số giáo viên biến giờ luyện tập thành giờ chữa bài tập, đây là một sai lầm.Tiết luyện tập tốt là tiết dạy học sinh cách suy nghĩ giải toán. Khi dạy các tiết luyện tập chúng ta không nên đưa quá nhiều bài tập chỉ nên đưa ra khối lượng bài tập, chỉ nên đưa ra khối lượng vừa đủ để có điều kiện khắc sâu, củng cố các kiến thức được vận dụng và phát triển năng lực tư duy cần thiết trong giải toán. Hãy liên kết các bài tập thành từng nhóm bài có liên quan và giúp học sinh tìm ra đặc trưng của nhóm bài cũng như sự khác nhau giữa các nhóm. Đừng nóng vội mà hãy để thời gian cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi và giúp đỡ các em khai thác bài toán trên những phương diện khác nhau.
- Tiếp theo là với tiết ôn tập.Trong tiết này chúng ta hãy cố gắng tìm được sự liên kết các kiến thức ấy với nhau đồng thời chọn ra những bài tập có tính tổng hợp liên quan nhiều đến kiến thức để qua đó mà củng cố, khắc sâu mà nâng cao kiến thức cho học sinh.
- Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau để đánh giá tình hình học tập của học sinh.
1.3. Dạy học là một nghệ thuật, nghệ thuật ấy đạt đến đỉnh cao khi người thầy dạy cho học sinh biết cách học một cách sáng tạo. Muốn vậy phải khai thác tiềm năng học toán của các em. Hãy hướng dẫn các em nghiên cứu bài học bằng cách xem trước bài và ghi lại những thắc mắc, những điều chưa lý giải được để đến lớp với những câu hỏi có sẵn trong đầu.
- Toán học là một môn thể thao trí tuệ. Giáo viên hãy tổ chức cho các em “chơi” một cách sáng tạo, để tìm ra những điều lý thú trong đó. Như vậy có nghĩa là mỗi bài chúng ta không nên dừng lại ở việc tính ra kết quả, tìm ra đáp số mà còn yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm tòi các cách giải khác nhau.
* Ví dụ như bài toán sau:
- Tìm một số biết rằng số đó nhân với 4 được bao nhiêu đem cộng với 4 thì được kết quả cuối cùng là 7744.
Cách giải thứ nhất: Gọi số cần tìm là X
Theo đầu bài, ta có
X x 4 + 4 = 7744
X x 4 = 7744
X x 4 = 7740
X = 7740 : 4
X = 1935
- Cách giải thứ hai:
- Áp dụng phương pháp giải từ cuối ta có lời giải như sau:
- Trước hết ta lập hồ sơ diễn đạt bài toán dưới dạng
	x 4	 + 4
7744
	: 4	 - 4 
Số trước khi cộng với 4 là
	7744 – 4 = 7740
	Số cần tìm là
	7744 : 4 = 1935
	Vậy số cần tìm là 1935
Qua hai cách giải khác nhau giáo viên cho học sinh có thể so sánh để thấy được cách giải nào hay, dễ hiểu hơn. Học sinh dễ dàng thấy cách giải thứ hai là hay hơn với bài toán này.
- Như vậy chúng ta thấy rằng từ một bài toán, chúng ta đã giúp đỡ học sinh tìm ra nhiều điều lý thú, góp phần tích cực trong việc tạo hứng thú và phát triển tư duy cho học sinh.
THỰC NGHIỆM
1.Mục đích thực nghiệm:
- Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài là áp dụng dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 chương trình Toán xuất phát từ thực trạng dạy phép nhân và từ những đề xuất đã nêu ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, sự hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cũng như giúp học sinh tính nhân, chia chính xác, biết suy nghĩ tìm tòi phát triển trước những đề Toán gặp phải.
2.Nội dung thực nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành dạy 2 tiết thực nghiệm.
Tiết 1: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Tiết 113) 
Tiết 2: Luyện tập (Tiết 114)
3.Hình thức – Phương pháp tổ chức thực nghiệm
- Trong 2 giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp sau đây:
- Phương pháp vấn đáp – gợi mở.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
* Các hình thức tổ chức dạy học đã được sử dụng:
- Dạy học theo lớp.
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học bằng phiếu học tập.
- Tổ chức trò chơi học tập.
4.Thời gian và địa điểm thực nghiệm:
- Địa điểm: Lớp 3A Trường Tiểu Mỹ Phước D
- Thời gian dạy: 
Tiết 1: Từ 14 giờ cho đến 14 giờ 35 phút ngày 18-5-2006.
5. Kết quả thực nghiệm:
- Căn cứ vào tiến trình dạy, kết quả thu và chấm bài của học sinh cho thấy. Đa số học sinh đều tiếp thu tốt, hiểu bài và vận dụng nhanh, thực hiện phép tính tốt, trình bày khoa học, sạch đẹp.
Kết quả như sau:
Tổng số học sinh:	24	Học sinh
 Loại điểm
Tiết dạy 
Điểm 9- 10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
Tiết 1
10
41,7
8
33,3
6
25
/
/
Tiết 2
12
50
11
45,8
1
4,2
/
/
6. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân và cho đồng nghiệp trong quá trình làm đề tài:
- Trong quá trình làm đề tài: “Áp dụng dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3”, tôi đã học và tìm hiểu nội dung dạy học phép nhân cho học sinh lớp 3; các phương pháp dạy học tích cực để dạy nội dung này. Điều này rất có ích cho tôi trong công tác dạy học. Bản thân tôi rút ra được một kinh nghiệm như sau:
- Muốn dạy tốt môn Toán, giúp học sinh hiểu, làm tốt các bài tập, trước hết giáo viên phải hiểu và nắm chắc các kiến thức và kỹ năng dạy các biện pháp tính đồng thời phải biết hướng khai thác để giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo trong học Toán. Giáo viên không nắm vững nội dung dạy học khi lên lớp sẽ lúng túng, hướng dấn học sinh không mạch lạc làm cho hoạt động suy nghĩ của các em luẩn quẩn và gây mất niềm tin ở các em.
- Muốn có giờ dạy học tốt, giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề mến trẻ, không ngại khó, ngại khổ mà phải đào sâu suy nghĩ, tích cực sáng tạo, tìm tòi cái mới để dạy.Có được như vậy mới tất yếu bài giảng sẽ thành công.
- Để đảm bảo mục tiêu của giáo viên hiện đại, trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải dạy cho học sinh các kỹ năng quan sát, phân tích, đặt vấn đề và lập kế hoạch giải quyết vấn đề, rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, tinh thần say mê dưới sự gợi mở của thầy.
- Trong đánh giá, việc chấm tay đôi với học sinh hoặc để cho học sinh tự chấm bài mình, được chấm bài bạn là một điều hết sức quan trọng.
- Trong quá trình ấy người giáo viên sẽ trực tiếp chỉ ra cho học sinh được cái hay, cái được trong khi làm các bài tập toán. Đồng thời cũng là cơ hội để các em tự đánh giá nhận xét kết quả làm việc của mình, của bạn.Dùng điểm số để khuyến khích sáng tạo, tích cực của học sinh.
- Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Chính vì vậy, trong dạy học người giáo viên phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của trẻ, không được gây ức chế cho học sinh bởi nếu có thì sẽ không bao giờ phát triển hết khả năng và sức sáng tạo của các em. Hãy giữ gìn tâm sự để trở thành người bạn lớn mà các em có thể chia sẻ mọi vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
Do thời gian vá năng lực nghiên cứu có hạn, đề tài này chắc sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy để vệc dfayj học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phep nhân cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học Mỹ Phước D đạt hiệu quả thì người viết tiếp tục nghiên cứu nhiêu hơn nữa để bổ sung và hoàn chỉnh nội dung đã trình bày.
 Xin chân thành cảm ơn !
Mỹ phước D, ngày 8 tháng 4 năm 2009
 Người viết 
 Trần Văn Khanh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_day_hoc_tich_cuc_de_ren_ky_nang_thuc_hanh_phep.doc