Thiết kế bài dạy Lớp 3 môn Âm nhạc + Mỹ thuật + Đạo đức - Tuần 8 - Trần Minh Hưng

Thiết kế bài dạy Lớp 3 môn Âm nhạc + Mỹ thuật + Đạo đức - Tuần 8 - Trần Minh Hưng

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.

b) Kỹ năng:

- Tập hát kết hợp vận động phụ họa.

c) Thái độ:

Giáo dục lòng yêu quý đối với dân ca.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Thuộc bài hát.

 Băng nhạc, máy nghe, các nhạc cụ gõ. Động tác phụ họa.

 * HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ:Bài Gà gáy.

- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Gà gáy.

- Gv nhận xét.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề:

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

 4. Phát triển các hoạt động.

 

doc 6 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 03/07/2022 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 3 môn Âm nhạc + Mỹ thuật + Đạo đức - Tuần 8 - Trần Minh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng năm 2004
Hát nhạc.
Tiết 8
Ôn tập : Bài Gà gáy.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui..
Kỹ năng: 
Tập hát kết hợp vận động phụ họa.
Thái độ: 
Giáo dục lòng yêu quý đối với dân ca.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
 Băng nhạc, máy nghe, các nhạc cụ gõ. Động tác phụ họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Bài Gà gáy.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Gà gáy.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn tập, củng cố lại bài hát
- Gv cho Hs nghe băng bài hát Gà gáy.
- Sau đó Gv cho Hs hát với sắc thái vui tươi, vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2/4.
 Con gà gáy té le sáng rồi ai ơi !
 x x x 
* Hoạt động 2: Tập vận động phụ họa và biểu diễn bài hát.
- Mục tiêu: Giúp Hs vừ hát vừa kèm theo các động tác phụ họa.
- Gv hướng dẫn Hs làm.
+ Động tác 1: Gà gáy sáng ( phụ họa cho 2 câu hát 1, 2). Đưa 2 tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng.
+ Động tác 2 : Đi lên nương ( phu ïhọa cho 2 câu hát 3 và 4). Đưa 2 tay lên cao rồi thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng.
- Sau đó Gv cho một hoặc 2 nhóm biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét.
- Gv cho hai nhóm thi với nhau vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét, công bố nhómhát hay múa đẹp.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nghe băng.
Hs quan sát.
Hs vừa hát vừa gõ đệm.
Hs đọc lời ca.
PP: Luyện tập, thực hành.
 Hs quan sát .
Hs hai nhóm biễu diễn.
Hai nhóm thi đua với nhau
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập 3 bài : Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy.
Nhận xét bài học.
Thứ , ngày tháng năm 2004
Mĩ thuật
Tiết 8
Bài 8: Vẽ tranh.
Vẽ chân dung.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs biết quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người.
Kỹ năng: 
Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Thái độ: 
 - Yêu quý người thân và bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.
 Hình gợi ý cách vẽ .
 Một số bài chân dung của Hs lớp trước.
	* HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vẽ cái chai.
- Gv gọi 2 Hs lên vẽ lại cái chai. 
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhận xét một số tranh chân dung của các họa sĩ và của thiếu nhi.
- Gv giới thiệu một số vài bức tranh . Gv hỏi:
+ Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay toàn thân?
+ Tranh chân dung vẽ những gì?
+ Ngoài khuôn mặt còn có vẽ gì nữa?
+ Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của các chi tiết?
+ Nét mặt trong tranh như thế nào?
- Gv yêu cầu Hs lựa chọn và phát biểu về bức tranh mà em thích. 
* Hoạt động 2: Cách chân dung.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhận biết từng bước để hình thành một bức vẽ chân dung.
- Gv giới thiệu hình, gợi ý cách vẽ trên bảng.
+ Quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ.
+ Dự định vẽ khuôn mặt, nữa người hay toàn thân.
+ Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng.
+ Vẽ khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ vai sau.
+ Sau đó vẽ các chi tiết: mắt, mũi, tai 
- Sau đó Gv gợi ý cho Hs cách vẽ màu thích hợp.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự vẽ một bức chân dung.
- Gv gợi ý cho Hs chọn vẽ những người thân trong gia đình như : ông bà, cha mẹ, anh chị em 
- Gv gợi ý thêm giúp cho bức tranh thêm sinh động.
- Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ.
- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ chân dung của Hs.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ quả.
- Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
Hs quan sát tranh.
Vẽ khuôn mặt, nửa người là chủ yêú.
Hình dáng khuôn mặt, tóc, tai, mũi miệng.
Cổ vai thân.
Hs trả lời.
PP: Quan sát, lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs chọn người để vẽ.
Hs chọn cách vẽ.
Hs thực hành vẽ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hai nhóm thi với nhau.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình có sẵn.
Nhận xét bài học.
Thứ , ngày tháng năm 2004
Đạo đức 
Tiết 8
Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha, mẹ, anh chị em (tiết 2).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
- Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
- Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.
Kỹ năng: 
Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
Thái độ: 
- Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung trò chơi “ Phản ứng nhanh”. 
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình (tiết 1)
- Gọi 2 Hs lên làm bài tập 2 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Giúp biết cách xử lí các tình huống.
- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
Tình huống 1: Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị bệnh. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn đến rủ Ngâm đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2: Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra toán. Bố mẹ bảo Nam giúp em ôn tập. Nhưng Nam cùng lúc ấy trên ti vi chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào?
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
=> Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
* Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- Mục tiêu: Giúp Hs liên hệ những việc làm của bản thân mình qua bài học.
- Gv yêu cầu Hs liên hệ bản thân. Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
+ Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị.
+ kể một lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau em làm gì để quan tâm giúp đỡ họ.
- Gv nhận xét tuyên dương nhưng Hs biết quan tâm chăm sóc người thân. Nhắc nhở những Hs chưa biết quan tâm đến người thân trong gia đình.
* Hoạt động 3: Trò chơi phản ứng nhanh.
- Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học qua trò chơi.
- Gv phát cho mỗi Hs 1 thẻ đỏ và 1 thẻ xanh.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm.
- Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
- Với câu trả lời sai không ghi điểm.
- Gv đọc câu hỏi. Hs trả lời bằng cách giơ thẻ.
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs lắng nghe tình huống.
Hs thảo luận nhóm.
Hs đóng vai theo các tình huống.
Hs đưa ra cách giải quyết.
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
1 - 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
Hs phát biểu theo suy nghĩ của bản thân mình.
Cả lớp bổ sung.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs hai đội chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về nhà làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Chia sẽ buồn vui cùng bạn (tiết 1).
Nhận xét bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_3_mon_am_nhac_my_thuat_dao_duc_tuan_8_t.doc