Tập đọc - kể truyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy toàn bài ,ngăt nghỉ hơI đúng dấu câu và các cụm từ.
- - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật( cậu bé, nhà vua).
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Đọc thầm nhanh hơn lớp hai.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn câu truyện.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi lời kể phù hợp với nội dung.
Tuần 1 Thứ hai ngày 23 tháng 8năm 2010 Tập đọc - kể truyện Cậu bé thông minh I. Mục tiêu A. Tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy toàn bài ,ngăt nghỉ hơI đúng dấu câu và các cụm từ. - - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật( cậu bé, nhà vua). 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Đọc thầm nhanh hơn lớp hai. - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài. - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. B. Kể chuyện 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn câu truyện. - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi lời kể phù hợp với nội dung. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi lời bạn kể. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK.bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học Tập đọc A. Mở đầu - GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK.hs theo dõi B. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài - HS quan sát tranh minh họa và chủ điểm măng non, tranh minh họa truyện đọc mở đầu chủ điểm Cậu bé thông minh. Sau đó, GV giới thiệu: HĐ1: Luyện đọc a) GV đọc mẫu toàn bài - Giọng người dẫn truyện chậm dãi ở những dòng mở đầu giới thiệu câu chuyện; thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu oái ăm của vua; khoan thai thoải mái sau mỗi lần cậu bé tài trí qua được thử thách của vua. - Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin. - Giọng nhà vua oai nghiêm. b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu. - HS nối tiếp đọc từng câu, GV kết hợp hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS dễ phát âm sai. + Đọc từng đoạn trước lớp. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài. GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp. - GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ ở cuối bài. + Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS đọc cho nhau nghe và nhận xét giúp bạn đọc đúng. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV hướng dẫn HS đọc và trả lời các câu hỏi trong bài + HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: - Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? ( Lệnh cho mỗi người trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.) - Cả lớp và GV nhận xét. + Vì sao dân chúng lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua? ( Vì gà trống không đẻ trứng được.) + HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận và trả lời câu hỏi: - Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của mình là vô lí? ( Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí- bố đẻ em bé- từ đó làm cho vua phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lí.) + HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: - Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? ( Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.) - Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? ( Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua.) - Cả lớp và GV nhận xét. + HS đọc thầm cả bài, thảo luận và trả lời câu hỏi: - Câu chuyện này nói lên điều gì? ( Ca ngợi tài trí của cậu bé.) HĐ3: Luyện đọc lại - GV chọn đoạn 2 và đọc mẫu cho cả lớp nghe. - HS trong nhóm tự phân vai để đọc. - Cả lớp và GV nhận xét, khen cá nhân, nhóm đọc hay. Kể chuyện HĐ4: GV giao nhiệm vụ - HS quan sát các tranh minh họa trong SGK và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện. HĐ5: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh a) HS quan sát lần lượt 3 tranh minh họa 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện. b) GV mời 3 HS nối tiếp nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện. - GV giúp HS kể còn lúng túng theo các câu hỏi sau: VD: Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này? c) Cả lớp và GV nhận xét theo các yêu cầu sau: - Về nội dung: Kể có đủ ý, đúng trình tự không? - Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có thích hợp không ? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? - Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? + GV khuyến khích HS có lời kể sáng tạo. HĐ6: Củng cố, dặn dò - GV nêu câu hỏi: Trong câu chuyện em thích nhân vật ? Vì sao? - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ----------------------------------------------------------------------- Toán Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số I. Mục tiêu - Giúp HS: ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. II. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng viết số có ba chữ số sau đó đọc số. - GV đọc số có ba chữ số bất kì cho HS viết vào vở nháp. - GV nhận xét. B. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung Bài 1: Viết (theo mẫu) - GV hướng dẫn HS ghi theo mẫu, GV quan sát và giúp HS còn lúng túng. - HS đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống - HS tự điền số thích hợp vào ô trống. HS đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: Điền >, < , = - HS tự điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. VD: 303 < 330 30 + 100 < 131 615 > 516 410 - 10 > 401 - HS nêu kết quả và trình bày cách làm. - GV nhận xét. Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất - HS khoanh vào số lớn, bé nhất và giải thích cách làm. - GV nhận xét. Bài 5 : HS tự làm bài vào vở - GV quan sát và giúp HS còn lúng túng. - HS nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS về nhà học kĩ bài. - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------------------ Thể dục Giới thiệu chương trình Trò chơi " Nhanh lên bạn ơi" I. Mục tiêu - GV phổ biến một số nội dung khi luyện tập. Yêu cầu HS hiểu và thực hiện đúng. - GV giới thiệu nội dung môn học. Yêu cầu HS biết được điểm cơ bản của chương trình, có thái độ đúng và tinh thần học tập tích cực. - Chơi trò chơi " Nhanh lên bạn ơi ". Yêu cầu HS chủ động tham gia chơi. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm : Ngoài sân bãi. - Phương tiện : Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - GV tập trung lớp theo 4 hàng dọc. - GV phổ biến nội dung và yêu cầu học tập ( 3 phút ). - GV nhắc lại những nội cơ bản đã học ở lớp dưới. - HS giậm tại chỗ tay theo nhịp và hát ( 2phút ). - HS tập lại bài tập thể dục phát triển chung của lớp 2, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 2 . Phần cơ bản HĐ1: Phân công tổ nhóm luyện tập, chọn cán sự môn học : 2 - 3 phút. - GV phân công cán sự lớp làm cán sự môn học. HĐ2 : Nhắc lại nội dung luyện tập và yêu cầu môn học: 6 - 7 phút. - GV yêu cầu HS nhắc lại những yêu cầu HS đã thực hiện ở lớp dưới. - GV nhận xét và bổ sung. HĐ3 : Chỉnh đốn trang phục và vệ sinh tập luyện : 2 - 3 phút. - GV cho HS sửa lại trang phục, để giày dép đúng nơi quy định. HĐ4 : Chơi trò chơi " Nhanh lên bạn ơi ": 5 - 7 phút. - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS. - HS tham gia chủ động, tích cực tham gia chơi. HĐ5 : Ôn lại một số động tác đội hình, đội ngũ đã học ở lớp 1, 2 : 6 - 7 phút. - GV cho HS ôn : + Tâp hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. + Quay trái, quay phải, đứng nhiêm, nhỉ, dàn hàng, dồn hàng... - HS thực hành, GV quan sát và giúp HS thực hiện đúng kĩ thuật. 3. Phần kết thúc - HS đi thường theo nhịp 1 - 2, 1 - 2 và hát ( 1 - 2 ) phút. - GV cùng HS hệ thống bài học ( 2 phút ). - GV nhận xét giờ học. - GV kết thúc giờ học bằng cách hô : "Giải tán!", HS hô đồng thanh "Khỏe!". Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010 Chính tả Tập chép: Cậu bé thông minh I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng viết chính tả: - Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh. - Từ đoạn chép mẫu trên bảng, củng cố cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu đoạn văn viết hoa và lùi vào 1 ô, kết thúc câu ghi dấu chấm; lời nói của nhân vật đặt sau dấu 2 chấm, xuống dòng gạch đầu dòng. 2. Ôn bảng chữ cái - Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. - Thuộc lòng 10 chữ đầu trong bảng. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép, bài tập2. - Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài 3. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học A. Mở đầu - GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của bài học Chính tả. B. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài - GV đọc bài viết. - HS lắng nghe. b) Nội dung HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép a) Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn chép mẫu trên bảng một lần. - Một HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS nhận xét: + Đoạn này chép từ bài nào? ( Cậu bé thông minh ) + Tên bài viết ở vị trí nào ? ( Viết giữa trang vở) + Đoạn chép có mấy câu ? ( 3 câu ) + Chữ đầu câu viết như thế nào ? ( Viết hoa ) ( GV giúp các em các em cách trình bày bài.) - GV đọc cho các em viết vào vở nháp các chữ dễ viết sai. ( kim khâu, xẻ thịt, ...) b) HS viết bài - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc bài cho HS soát lại. (HS đổi vở để soát) c) Chấm, chữa bài - GV chấm 7 bài và nhận xét cụ thể về từng bài để HS rút kinh nghiệm. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2 - GV nêu yêu cầu của bài tập.( Điền vào chỗ chấm l hay n? an hay ang?) - GV mở bảng phụ và gọi 4 HS lên thi điền nhanh vần cần điền. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - GV quan sát và giúp HS. - HS nêu kết quả.GV chốt lại lời giải đúng ( hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ/ đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng) Bài 3 - 1 HS nêu yêu cầu của bài.( Điền chữ và tên chữ còn thiếu) - Cả lớp làm bài vào vở - GV quan sát HS làm bài. - HS nêu kết quả. - HS thi đọc thuộc 10 tên chữ trong bảng. - Cả lớp và GV nhận xét. HĐ3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------- Toán Cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ) I. Mục tiêu Giúp HS : - Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số. - Củng cố về giải toán (có lời văn ) về nhiều hơn, ít hơn. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng viết và đọc 4 số có ba chữ số. - GV đọc cho cả lớp vào vở nháp các số sau: 321, 765, 789, 406 . - GV quan sát và nhận xét. B. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu ( Tính nhẩm ) - HS tính nhẩm và ghi kết quả vào chỗ chấm. - GV quan sát và giúp HS. - HS nêu kết quả. VD: 400 + 300 = 700 500 + 40 = 540 700 - 300 = 400 540 - 40 = 500 - ... thầm theo. - 1 HS làm bài trên bảng lớp. - Cả lớp làm vào vở. - HS nêu kết quả và nhận xét bài trên bảng. Bài 5: HS tự làm bài và nêu kết quả. - GV nhận xét. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - GV nhắc HS học kĩ bài. ------------------------------------------------------------------------ Tự nhiên và xã hội Nên thở như thế nào ? I. Mục tiêu Giúp HS : - Hiểu được tai sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. - Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở khộng khí có nhiều khí các- bô - níc, nhiều khói, bụi đối với sức khỏe con người. II. Đồ dùng dạy - học - Các hình trong SGK. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra - GV nêu câu hỏi: Phổi có chức năng gì? Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và ghi điểm. B. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung HĐ1: Hoạt động nhóm * Mục tiêu: Giải thich được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. * Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát phía trong lỗ mũi của bạn và cho biết : Các em nhìn thấy gì bên trong lỗ mũi? - Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ trong lỗ mũi? - Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía tronng lỗ mũi em thấy trên khăn có gì? - Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ? - HS trả lời. - GV kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. HĐ2: Làm việc với SGK * Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có bụi bẩn. * Cách tiến hành Bước 1: làm việc theo cặp - GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình 3, 4, 5 và thảo luận theo gợi ý sau: - Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói, bụi ? - Khi được thở không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào? - Nêu cảm giác khi bạn thở phải không khí có nhiều khói, bụi ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đai diện báo cáo kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV yêu cầu cả lớp cùng trả lời câu hỏi sau: + Thở không khí trong lành có lợi gì ? + Thở không khí có nhiều khó, bụi có hại gì ? - HS trả lời . - GV nhận xét và kết luận. HĐ3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS học kĩ bài, làm bài tập. -------------------------------------------------------------------------------- Thể dục Ôn một số kĩ năng Đội hình đội ngũ Trò chơi " Nhóm ba nhóm bảy " I. Mục tiêu - Ôn tập một số kĩ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1, 2. Yêu cầu HS thực hiện nhanh chong và đúng kĩ thuật. - Chơi trò chơi " Nhóm ba nhom bảy ". Yêu cầu HS chủ động tham gia chơi. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm : Ngoài sân bãi. - Phương tiện : Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - GV tập trung lớp theo 4 hàng dọc. - GV phổ biến nội dung và yêu cầu học tập ( 3 phút ). - HS giậm tại chỗ và đếm theo nhịp. ( 1phút ). - HS chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên ( 40 - 50 m ). - Chơi trò chơi " Làm theo hiệu lệnh "(1 phút). 2 . Phần cơ bản HĐ1: Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm , đứng nhỉ, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp ( 8 - 10 ). - GV nêu tên động sau đó vừa làm mẫu vừa nhắc lại để HS nhớ. - GV dùng hiệu lệnh hô cho HS tập. - GV quan sát và giúp HS thực hiện đúng. HĐ2 : GV chia nhóm - Các nhóm thi nhau thực hiện tập (5 - 6 phút).. - GV khen những nhóm làm tốt. - GV nhận xét và bổ sung. HĐ3 : Chơi trò chơi " Nhóm ba nhóm bảy ": 5 - 7 phút. - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS. - HS tham gia chủ động, tích cực tham gia chơi. 3. Phần kết thúc - GV cùng HS hệ thống bài học ( 2 phút ). - GV nhận xét giờ học. - GV nhắc HS về ôn lại động tác đi hai tay chống hông ( dang ngang ). --------------------------------------------------------------------------- Âm nhạc (GV bộ môn) Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2009 Chính tả Nghe - viết : Chơi chuyền I. Mục tiêu Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe- viết chính xác bài thơ Chơi chuyền - Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ: chữ đầu các dòng thơ viết hoa, viết bài thơ ở giữa trang vở. - Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n (hoặc vần ang/ an) theo nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên bảng viết các từ sau: siêng năng, dân làng, tiếng đàn, đàng hoàng. - Cả lớp viết vào vở nháp. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài - GV đọc bài viết. - HS lắng nghe. b) Nội dung HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết a) Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài thơ một lần. - Một HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. - GV giúp HS nắm nội dung bài thơ: + Khổ thơ 1 nói lên điều gì? ( ...tả các bạn đang chơi chuyền: miệng nói " chuyền chuyền một...", mắt sáng ngời nhìn theo hòn cuội, tay mềm mại vơ que chuyền.) - GV giúp HS nhận xét: + Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? ( Viết hoa ) + Những câu thơ nào đặt trong dấu ngoặc kép ? Vì sao ? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? ( GV giúp các em các em cách trình bày bài.) - GV đọc cho các em viết vào vở nháp các chữ dễ viết sai. ( chuyền, hòn cuội...) b) HS viết bài - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - HS viết bài vào. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc bài cho HS soát lại. ( HS đổi vở để soát) c) Chấm, chữ bài - GV chấm 7 bài và nhận xét cụ thể về từng bài để HS rút kinh nghiệm. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2 - GV nêu yêu cầu của bài tập. - GV mở bảng phụ và gọi 4 HS lên thi điền nhanh vần cần điền. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - GV quan sát và giúp HS. - HS nêu kết quả.GV chốt lại lời giải đúng ( ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán) Bài 3 - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở - GV quan sát HS làm bài. - HS nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng ( lành- nổi - liền/ ngang - hạn - đàn) HĐ3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------- Tập làm văn nói về đội tntp - điền vào tờ giấy in sẵn I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. Đồ dùng dạy - học - Vở bài tập. III.Các hoạt động dạy - học A. Mở đầu - GV nêu yêu cầu và cách học tiết Tập làm văn để củng cố nền nếp học tập cho HS. B. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: 2 HS đọc yêu cầu của bài ( Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Cả lớp đọc thầm theo. - Gv : Tổ chức Đôị Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp các em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( 5 đến 9 tuổi ), lẫn thiếu niên ( 9 đến 14 tuổi ). - HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn những bạn am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên. Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. - GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - GV hướng dẫn HS viết đơn theo mẫu trong VBT. - HS làm bài, GV quan sát và giúp HS. - HS đọc bài viết. - Cả lớp và GV nhận xét. HĐ2: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS nhớ mẫu viết đơn. ------------------------------------------------------------------------ Toán Luyện tâp I. Mục tiêu Giúp HS : Củng cố cách cộng , trừ các số ó ba chữ số( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàn trăm). II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra - HS làm lại bài tập 2. - GV quan sát và nhận xét. B. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu ( Tính ). - HS làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra. - HS nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: Đặt tính rồi tính - 4 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV quan sát và giúp HS còn lúng túng. Bài 3: HS nhìn vào tóm tắt và nêu đề bài toán. - HS dựa vào tóm tắt để làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - HS nêu kết quả,. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 4: 1HS nêu yêu cầu ( Tính nhẩm ) - GV yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả vào vở. VD: 310 + 40 = 350,... 515 - 415 = 100 Bài 5: GV yêu cầu HS vẽ theo mẫu sau đó tô màu. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS học kĩ bài. Hoạt động tập thể sinh hoạt lớp I-Mục tiêu: -Khuyến khích học sinh có ý thức tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp. -Nhắc nhở học sinh những quy định của trường, của lớp. -Tuyên dương học sinh tích cực, nhắc nhở học sinh còn hạn chế về các mặt. II-Nội dung: -Công bố danh sách những học sinh được nhiều điểm 10, điểm 9 và những học sinh có nhiều tiến bộ trong tuần để tuyên dương, danh sách những học sinh bị nhiều điểm xấu và học sinh chậm tiến bộ để nhắc nhở cần cố gắng trong tuần sau để được tuyên dương. +Học sinh tuyên dương: ............................................................................... +Học sinh cần nhắc nhở: .............................................................................. -Nhắc nhở học sinh về vệ sinh cá nhân, trang phục tới trường và các quy định khác của nhà trường như dọn vệ sinh chuyên vào sáng thứ 2 và thứ 6 hàng tuần; các khoản thu ... -Nhắc nhở học sinh về các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của nhà trường, nề nếp ra vào lớp, nề nếp tự quản. -Nhắc nhở học sinh yếu tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo vào chiều thứ 2 và thứ 4 hàng tuần. -Hướng dẫn, quy định cho học sinh về thời gian, cách thức học bài ở nhà như luyện đọc, luyện viết và luôn luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp; về ứng xử lễ phép với người trên ... Thời gian học ở nhà: +Buổi chiều: Từ 14 giờ đến 16 giờ +Buổi tối: Từ 19 giờ đến 21 giờ. -Hướng dẫn và khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến tham gia xây dựng lớp tiến tiến, lớp xuất sắc; phát biểu nêu gương tốt gương xấu trong lớp để học sinh noi theo gương tốt, tránh gương xấu. *Giáo viên tổng hợp kết luận lại các nội dung mà học sinh đã thảo luận ở trên để thống nhất thực hiện.
Tài liệu đính kèm: