Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

THỦ CÔNG

Cắt, dán chữ H, U (T2)

I. Mục tiêu tiết dạy:

 - HS kẻ, cắt, dán được chữ H, U

 - Học sinh biết cộng tác chia sẻ để đưa ra những tình huống tốt nhất.

 - HS chăm chỉ thực hiện công việc của mình.

II.Chuẩn bị:

 - Tranh quy hình kẻ, cắt, dán chữ H, U

 - Giấy TC thứơc kẻ, bút chì, keo, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của HS

-Nhận xét sự chuẩn bị của HS

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động:

*HĐ3: HS thực hành cắt dán chữ U, H

- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước

HS nhắc lại

+ B1: Kẻ chữ H, U

+ B2: Cắt chữ H, U

+ B3: Dán chữ H, U

 

doc 26 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 03/07/2022 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Buổi sáng	Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2018
Tiết 1	 CHÀO CỜ
------------------------------------------------
Tiết 2, 3	TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được nội dung: Kim Đồng là một liên lạc viên rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
GDKNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; hợp tác.
- Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, yêu quý anh Kim Đồng.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng.
- Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
- GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Các hoạt động:
*HĐ 1: Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- Y/c đọc nối tiếp câu 
-Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- HD luyện đọc câu dài.
 Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.// 
- Luyện đọc đoạn.
- Yêu cầu HS nêu phần chú giải 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
*HĐ2: HD tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ?
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ?
- Gọi HS đọc to đoạn 2, 3
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối ? 
- Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ ?
- Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thông minh, nhanh trí, dùng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
- Gọi 1 HS đọc to đoạn 4
- Thái độ của giặc khi hai bác cháu đi ngang qua như thế nào?
- Hãy nêu những phẩm chất tốt của Kim Đồng ?
Kể chuyện
*HĐ 3. Luyện đọc lại bài: 
- GV đọc mẫu toàn bài:
- Gọi 1 HS khá đọc đoạn 3.
- Cho HS luyện đọc thể hiện theo nhóm đoạn 3.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay nhất.
HĐ 4: Kể chuyện:
* Xác định yêu cầu và kể mẫu
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Tranh 1 minh hoạ điều gì ?
- Hai bác cháu đi đường như thế nào?
- Hãy kể lại nội dung của tranh 2.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 3, và hỏi: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì ? Anh đã trả lời chúng ra sao ?
- Kết thúc của câu chuyện như thế nào ?
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu HS kể trước lớp.
- Tuyên dương HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài.
- Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc nối tiếp câu 
- Nêu và đọc từ khó: lững thững, thong manh, huýt sáo, Nùng, tráo trưng
- HS luyện đọc câu dài
- HS luyện đọc đoạn
- HS nêu chú giải.
- HS luyện đọc Nhóm 1
- Các nhóm thi đọc tiếp nối.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
- Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng. Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa
- Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ.
- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường.
- 1 HS đọc lại đoạn 2, 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
- Chúng kêu ầm lên.
- Khi gặp địch, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa.
- 1 HS đọc to
- Mắt tráo trưng mà hóa thông manh
- Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS luyện đoc thể hiện.
- Các nhóm cử đại diện đọc đoạn 3.
- Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
- Tranh 1 minh hoạ cảnh đi đường của hai bác cháu.
- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ đi sau. Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì người đi trước ra hiệu cho người đi sau nấp vào ven đường.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: - Tây đồn hỏi kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn.
- Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an toàn. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong manh nên không nhận ra bác cán bộ.
- Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.
- Các nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
-----------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu tiết dạy:
 - Biết so sánh các khối lượng 
 - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
 - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một một vài đồ dùng học tập.
 - GDKNS: Hợp tác. Tự nhận thức.
II. Chuẩn bị:
 - Cân đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 3/66
- Nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Các hoạt động:
Bài 1
- 1 HS nêu y/c của bài
- Viết lên bảng 744g  474g và y/c HS so sánh
- Vì sao 744g > 474g ?
- Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại
(riêng em Khánh luyện so sánh các số trong phạm vi 10)
- Chữa bài HS
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- y/c HS khá, giỏi giải vào vở nháp
 (GV hướng dẫn thêm cho HS yếu)
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu g kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
- Số gam kẹo đã biết chưa?
- Y/c HS làm bài vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
Bài 3
- Gọi 1HS đọc đề bài 
- Cô Lan có bao nhiêu đường?
- Cô đã dùng hết bao nhiêu gam đường 
- Cô làm gì với số đường còn lại?
- Bài toán y/c gì?
- Y/c HS làm bài
- Gọi vài HS nhận xét bài bạn.
Bài 4
- GV phát cân cho các tổ và y/c các em thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi lại số cân.
- Gv theo dõi, gúp đỡ
3. Củng cố, dặn dò :
- Về nhà thực hành cân.
- Nhận xét tiết học
 - 1 HS lên bảng làm( Thưởng)
163g + 28g = 191g 42g - 25g = 17g
50g x 2 = 100g	 96g : 3 = 32g
-1 HS đọc yêu cầu.
- 744 g > 474 g
- Vì : 744 > 474
- Làm bài, sau đó 2 HS cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
400g + 8g < 408g 450g < 500g - 40g
1kg > 900g = 5g 760g + 240g = 1kg
- 1HS đọc bài toán.
- Mẹ Hà đã mua bao nhiêu gam kẹo và bánh
- Lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh 
- Chưa biết, phải đi tìm
Bài giải:
Số gam kẹo mẹ Hà mua là:
130 x 4 = 520 (g)
Số gam bánh và kẹo mẹ Hà đã mua là:
175 + 520 = 695 (g)
Đáp số: 695 g
-1HS đọc bài toán.
- 1kg đường
- 400 g đường 
- Chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ 
- Tìm số kg đường trong mỗi túi. 
- HS cả lớp vào vở, 1HS lên bảng làm bài 
 Bài giải:
 1kg = 1000g
Sau khi làm bánh cô Lan còn lại số gam đường là:
 1000 – 400 = 600 (g)
Số gam đường trong mỗi túi nhỏ là 
 600 : 3 = 200 (g)
 Đáp số: 200 g
- Thực hành cân và cho biết kết quả.
Buổi sáng	 Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2018
Tiết 1	CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Nghe viết - viết đúng bài chính tả; trình bày hình thức đúng bài văn xuôi
- Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần ay/ây. Làm đúng bài tập (3) a/b.
* GKNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Các hoạt động:
*HĐ 1: Hướng dẫn viết 
- Giáo viên đọc đoạn văn lần 1
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
* Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ hoa nào phải viết hoa? Vì sao?
- Lời của nhân vật phải viết như thế nào?
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
- GV đọc bài
- GV đọc soát lỗi
-GV thu vở chấm bài
*HĐ 2: làm bài tập chính tả
Bài 2:(GV treo bảng phụ)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 2
- GV chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Nhớ Việt Bắc
-HS nghe.
- Theo dõi sau đó 2 học sinh đọc lại
- Có nhân vật anh Đức Thanh, Kim Đồng và ông ké.
- Đoạn văn có 6 câu
- Tên riêng phải viết hoa: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng , Hà Quảng. Các chữ đầu câu: Sáng, Một, Ông, Nào, Trông phải viết hoa.
- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
- chờ sẵn, ông ké, gậy trúc, lững thững,
- 3 học sinh lên bảng viết học sinh dưới lớp viết vở nháp.
- HS viết vào vở 
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm vào vở VBT.
- Lời giải
a. Trưa nay - nằm - nấu cơm - nát - mọi lần.
b. Tìm nước - dìm chết - chim gáy - thoát hiểm
- HS làm vào VBT, HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau
- HS nêu miệng bài làm
------------------------------------------------------------
Tiết 2	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiết 1)
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế....ở địa phương.
- Nói được về một số danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
BĐKH, KNS: tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ, ý tưởng 
- GDHS có ý thức gắn bó yêu quê hương.
II. Chuẩn bị: 
- Hình SGK, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nên chơi các trò chơi thế nào để đảm bảo an toàn?
- GV nhận xét
- H ... 
M : a- Hoa cọ vàng như hoa cau .
 b- Bụng con ong tròn , thon , óng ánh xanh như hạt ngọc .
 c- Sư tử oai vệ như một vị chúa tể rừng xanh .
 d- Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh .
viết kết quả vào bảng sau :
3. Củng cố,dặn dò:
Chấm bài nhận xét 
– tuyên dương 
- học sinh làm vào vở bài tập.
b.Điền vần iu hay iêu 
Chiều về nhè nhẹ Cái nắng đến đậu 
Đứng trên lưng trâu Nhuộm đỏ cánh diều 
Bé thả cánh diều Gió nâng cao mãi 
Lên cao , cao nhé ! Dìu cả buổi chiều . 
Sự vật
Đặc điểm
Từ so sánh
Sự vật
a- Hoa cọ
Vàng 
Như 
Hoa cau 
b- Bụng con ong 
Tròn , thon , óng ánh xanh 
Như 
Hạt ngọc 
c- Sư tử 
Oai vệ 
Như 
Chúa tể rừng xanh 
d- Cánh buồm nâu 
Hồng rực lên 
Như 
Đàn bướm múa lượn 
Buổi sáng	Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2018
Tiết 1	TẬP LÀM VĂN
Giới thiệu hoạt động.
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Biết dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua 
- Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.
- HS có ý thức tốt trong học tập.
II.Chuẩn bị :
- Bảng phụ, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh đọc lại bức thư mà em viết cho bạn ở một miền khác để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt
 - GV nhận xét
- 2 HS đọc bài làm của mình
- HS nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Các hoạt động
- HS nhắc tựa bài
*HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 2. Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Bài tập yêu cầu em giới thiệu về điều gì?
Nội dung cần giới thiệu:
- Tổ em: giới thiệu về các thành viên trong tổ, nói những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc tốt các bạn đã làm.
- Hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua: gồm các mặt học tập, lao động, tham gia các phong trào thi đua, văn nghệ, thể thao
- Cho HS quan sát các hoạt động của tổ
+ Em giới thiệu những điều này với ai?
- GV hướng dẫn: đoàn khách có thể là các thầy cô, hoặc là hội phụ huynh của trường...vì vậy khi tiếp đón họ, em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. 
- Gọi 2 HS nói lời chào mở đầu: đoàn khách là các thầy cô
+ Đoàn khách là phụ huynh
- Trước khi giới thiệu, chúng ta cùng nhau trả lời các gợi ý.
- Mời HS đọc gợi ý
- Yêu cầu HS thảo luận theo tổ, trả lời các câu hỏi gợi ý 
- GV mời đại diện các nhóm trả lời
- GV nhận xét
- GV nhắc HS:
+ Phải tưởng tượng đang giới thiệu về các bạn trong tổ mình với một đoàn khách đến thăm lớp. Khi giới thiệu về tổ, cần dựa vào các gợi ý a, b, c vừa trả lời, nhưng cũng có thể bổ sung thêm nội dung. Ví dụ: Nhà bạn ở đâu, xa hay gần trường...
+ Nói năng đúng nghi thức với người trên, cần có lời chào hỏi: Ví dụ: Thưa các thầy cô (các chú, các bác...)
+ Cần giới thiệu về các bạn trong tổ đầy đủ theo các gợi ý. Giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, nói được điểm tốt và điểm riêng trong tính tình của mỗi bạn, những việc tốt các bạn đã làm được trong tháng vừa qua.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ: tập giới thiệu trong tổ. Khi giới thiệu có thể kèm theo điệu bộ, giới thiệu đến bạn nào thì chỉ bạn đó.
- Mời đại diện các tổ lên kể trước lớp, các thành viên của tổ khác sẽ đóng vai là đoàn khách đến thăm lớp.
- GV nhận xét
- HS đọc
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp
- HS lắng nghe
- 2 HS nói: thưa các thầy cô!
+ Thưa các chú, các cô, các bác..
- HS đọc gợi ý
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo tổ, tập giới thiệu
- Đại diện các nhóm lên kể, các thành viên nhóm khác đóng vai đoàn khách đến thăm lớp
- HS nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe 
---------------------------------------------------
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Tiết 1)
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng gềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*GDBVMT, KNS: lắng nghe ý kiến, thể hiện sự cảm thông; giao tiếp
- HS say mê học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Thẻ đúng sai
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ : Em đã làm những việc gì thể hiện sự tích cực tham gia việc lớp, trường?
- GV nhận xét
- HS nêu
- HS nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện "Chị Thủy của em”
- Kể chuyện "Chị Thủy của em"
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thủy?
+ Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn Thủy?
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- GV nhận xét kết luận.
* Hoạt động 2: Đặt tên tranh.
* Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về nội dung 1 tranh và đặt tên cho tranh.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 1, 3 và 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn ở tranh 2 là làm ồn ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Gọi HS nêu Yêu cầu BT3 - VBT.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, bày tỏ thái độ của mình đối với các quan niệm có liên quan đến bài học.
- Giải thích về ý nghĩa các câu tục ngữ.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- KL: Các ý a, c, d là đúng : ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
3. Củng cố, dặn dò:
 - GDBVMT: Chúng ta cần phải biết quan tâm và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, tránh làm ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như: đùa giỡ, nói to tiếng, hét lên,... 
- Nhận xét giờ học
* Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Quan sát tranh và nghe GV kể chuyện.
+ Có chị Thủy, bé Viên.
+ Vì mẹ đi vắng ...
+ Làm chong chóng, Thủy giả làm cô giáo dạy cho Viên học.
+ Vì Thủy đã giúp đỡ trông giữ bé Viên.
+ Cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
+ Vì ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- 2 em nêu cầu BT3.
- Thảo luận nhóm và làm BT.
- Đại diện từng nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình đối với các quan niệm liên quan đến bài học. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
----------------------------------------------------
Tiết 3	TOÁN
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông 
- HS yêu thích môn học
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi bài 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ. – Gọi hai học sinh lên bảng thực hiện tính chia: 91 : 7 89 : 2
- GV nhận xét
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con
- HS nhận xét
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1:Hướng dẫn thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số:
- GV viết bảng phép chia: 78 : 4 = ?
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính.
- Gọi HS lên bảng thực hiện tính và nêu cách tính.
- GV nhận xét và chốt lại cách thực hiện
*HĐ 2: Thực hành:
Bài 1.Tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bảng con dòng 1, làm vào vở dòng 2
- GV nhận xét
- HS theo dõi
- 1 HS tính và nêu cách thực hiện:
78
4
 4
 38 
 36
 2
39
* 7 chia 4 bằng 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3.
* Hạ 8, 38 chia 4 bằng 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2.
- HS làm bảng con dòng 1, dòng 2 làm vào vở:
- HS nhận xét
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tắt bài toán
+ Lớp học có bao nhiêu học sinh?
+ Loại bàn trong lớp là loại bàn như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm số bàn có hai học sinh ngồi
+ Vậy sau khi kê 16 bàn thì còn mấy bạn chưa có chỗ ngồi?
+ Vậy chúng ta phải kê thêm ít nhất một bàn nữa để học sinh này có chỗ ngồi. Lúc này trong lớp có tất cả bao nhiêu bàn?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
Bài 3.Cho 8 hình tam giác, hãy xếp thành hình vuông
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, gọi HS lên bảng xếp các hình tam giác thành hình vuông
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS nêu:
+ 33 học sinh
+ Loại bàn 2 chỗ ngồi
+ 33 : 2 = 16 (dư 1)
+ 1 bạn
+ 16 + 1 = 17 bàn
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ:
Bài giải
Ta có: 33 : 2 = 16 (dư 1)
 Số bàn cần ít nhất là : 
16 + 1 = 17( bàn )
 Đ/S: 17 bàn 
 - HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, 1 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Giao bài về nhà cho HS.
------------------------------------------------------------------
Tiết 4	SINH HOẠT
 Tuần 14
I. Mục tiêu tiết dạy:
GVCN giúp HS và tập thể lớp: 
-Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biết thảo luận tìm ra biện pháp, phương hướng khắc phục những hạn chế, khó khăn và tồn tại nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tự quản. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác.
II. Chuẩn bị:
- CTHĐTQ và các ban tổng hợp sơ kết tuần.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
§¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng tuÇn qua:
- Lớp trưởng lên nêu mục tiêu buổi sinh hoạt.
Nêu ưu điểm :
- Trong tuần các bạn đi học đều, đúng giờ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
 Làm bài tập về nhà đầy đủ như bạn :
-Hăng hái phát biểu như bạn : ..
Nêu tồn tại :
- Còn có bạn lười trực nhật lớp : ..
- Không làm bài, ôn bài : 
Trong lớp chưa chú ý nghe giảng : ..
2) Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh.
Tuyên dương..............................................................................................................
Phê bình.....................................................................................................................
 BGH duyệt
 Tổ CM duyệt ngày / / 2018

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc